80 CÂu hỏI ĐÁp những quy đỊnh mới của pháp luật về phòNG, chống tham nhũNG



tải về 382.57 Kb.
trang4/6
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích382.57 Kb.
#25943
1   2   3   4   5   6

Câu 46. Cuộc làm việc giữa người xác minh với người được xác minh, giữa người xác minh với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan có bắt buộc phải lập biên bản không? Nếu có thì biên bản gồm những nội dung gì?

Trả lời:

Các buổi làm việc giữa người xác minh với người được xác minh, giữa người xác minh với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan phải được lập biên bản.

Biên bản làm việc phải có các nội dung sau:

- Thời gian, địa điểm làm việc;

- Thành phần tham gia;

- Nội dung làm việc;

- Nội dung được thống nhất tại buổi làm việc;

- Ý kiến bảo lưu (nếu có).



Câu 47. Thời hạn và nội dung xây dựng báo cáo kết quản xác minh tài sản, thu nhập được quy định như thế nào?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 24, Nghị định số 78/2013/NĐ-CP thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc xác minh, người xác minh phải có báo cáo kết quả xác minh tài sản, thu nhập gửi người ban hành quyết định xác minh.

Báo cáo kết quả xác minh tài sản, thu nhập phải có các nội dung sau:

- Nội dung xác minh, hoạt động xác minh đã được tiến hành và kết quả xác minh;

- Nhận xét của người xác minh về việc kê khai tài sản, thu nhập;

- Kiến nghị việc xử lý đối với Người có nghĩa vụ kê khai không trung thực.



Câu 48. Pháp luật quy định như thế nào về kết luận sự minh bạch trong kê khai tài sản, thu nhập?

Trả lời:

Theo Điều 25, Nghị định số 78/2013/NĐ-CP thì kết luận về sự minh bạch trong kê khai tài sản, thu nhập được quy định như sau:

- Về thời hạn ra kết luận: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả xác minh, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quản lý người có nghĩa vụ kê khai phải kết luận về sự minh bạch trong kê khai tài sản, thu nhập.

- Về nội dung kết luận về sự minh bạch trong kê khai tài sản, thu nhập phải nêu rõ sự phù hợp hay không phù hợp giữa Bản kê khai và kết quả xác minh. Trường hợp có sự không phù hợp giữa kết quả xác minh và bản kê khai thì kết luận không trung thực và nêu rõ sự sai lệch về số lượng tài sản, thu nhập, thông tin mô tả về tài sản, thu nhập, biến động tài sản, thu nhập, nguồn gốc tài sản tăng thêm; quyết định hoặc kiến nghị người có thẩm quyền xử lý người có nghĩa vụ kê khai không trung thực.

Kết luận về sự minh bạch phải gửi cho người được xác minh.

Trường hợp người được xác minh tài sản, thu nhập đề nghị xem xét lại kết luận thì người có thẩm quyền kết luận có trách nhiệm xem xét và trả lời trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị. Trường hợp người được xác minh không đồng ý thì kiến nghị người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền kết luận xem xét giải quyết. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, người nhận được kiến nghị phải xem xét, và trả lời người được xác minh.



Câu 49. Theo quy định của pháp luật, kết luận về sự minh bạch trong kê khai tài sản, thu nhập đã ban hành được công khai khi nào và ở đâu?

Trả lời:

Điều 26 Nghị định số 78/2013/NĐ-CP quy định trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu công khai bản kết luận về sự minh bạch trong kê khai tài sản, thu nhập của cơ quan, tổ chức đã yêu cầu xác minh, người đã ban hành kết luận về sự minh bạch trong kê khai tài sản, thu nhập phải công khai bản kết luận đó.

Đối với việc xác minh tài sản, thu nhập phục vụ cho việc miễn nhiệm, bãi nhiệm, kỷ luật hoặc khi có hành vi tham nhũng thì người đã ban hành kết luận về sự minh bạch trong kê khai tài sản, thu nhập phải công khai ngay bản kết luận đó.

Bản kết luận về sự minh bạch trong kê khai tài sản, thu nhập được công khai tại các địa điểm sau đây:

- Trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người được xác minh tài sản, thu nhập làm việc;

- Tại hội nghị cử tri nơi người được xác minh tài sản, thu nhập ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân;

- Tại kỳ họp hoặc Đại hội, nơi người được xác minh tài sản, thu nhập được đề cử để Quốc hội, Hội đồng nhân dân hoặc Đại hội của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội bầu, phê chuẩn.

Câu 50. Hồ sơ xác minh tài sản, thu nhập gồm những nội dung gì?

Trả lời:

Việc xác minh tài sản, thu nhập phải được lập thành hồ sơ; hồ sơ xác minh tài sản, thu nhập được quản lý tại cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xác minh. Hồ sơ xác minh gồm có:

- Quyết định xác minh; biên bản làm việc; giải trình của người được xác minh; báo cáo kết quả xác minh;

- Kết luận về sự minh bạch trong kê khai tài sản, thu nhập;

- Văn bản yêu cầu, kiến nghị của người ban hành quyết định xác minh, người xác minh;

- Kết quả đánh giá, giám định trong quá trình xác minh (nếu có);

- Các tài liệu khác có liên quan đến việc xác minh.

Câu 51. Ngày 02 tháng 11 năm 2013, người đứng đầu cơ quan Y đã phê duyệt danh sách người có nghĩa vụ kê khai tài sản năm 2013. Trên cơ sở đó, ngày 03/11/2013, phòng tổ chức, cán bộ của cơ quan đã gửi mẫu kê khai cho các đối tượng có trong danh sách được phê duyệt. Tuy nhiên, đến ngày 30/11/2013, ông X vẫn chưa hoàn thành việc kê khai để nộp cho phòng tổ chưc, cán bộ mà không có lý do chính đáng. Vậy, xin hỏi hành vi của ông X có vi phạm pháp luật không? Pháp luật quy định về vấn đề này như thế nào?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 78/2013/NĐ-CP thì người có nghĩa vụ kê khai có trách nhiệm kê khai trung thực, đầy đủ, rõ ràng, đúng thời hạn các thông tin về số lượng, giá trị tài sản, thu nhập và những biến động về tài sản, thu nhập phải kê khai theo quy định của Luật phòng, chống tham nhũng và Nghị định này. Do đó, hành vi không nộp đúng thời hạn quy định (trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được mẫu kê khai) của ông X là vi phạm quy định của pháp luật. Tùy thuộc vào tính chất và mức độ của hành vi vi phạm mà ông X sẽ bị áp dụng hình thức xử phạt theo quy định tại Điều 28 Nghị định số 78/2013/NĐ-CP. Cụ thể, Điều luật này quy định, người tổ chức việc kê khai, việc công khai chậm; người kê khai, giải trình chậm; người tổng hợp, báo cáo kết quả về minh bạch tài sản, thu nhập chậm so với thời hạn quy định tại Nghị định này mà không có lý do chính đáng thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm phải bị xử lý kỷ luật như sau:

1. Áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách đối với người thực hiện chậm trên 15 ngày đến 30 ngày;

2. Áp dụng hình thức kỷ luật cảnh cáo đối với người thực hiện chậm trên 30 ngày đến 45 ngày;

3. Áp dụng hình thức kỷ luật nặng hơn một bậc so với hình thức kỷ luật cảnh cáo đối với người thực hiện chậm trên 45 ngày.

Câu 52. Ngày 12/8/2013, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện X đã ra quyết định xác minh tài sản, thu nhập của ông B, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện. Sau khi nhận được báo cáo kết quả xác minh tài sản, thu nhập của người xác minh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện X đã có kết luận về sự minh bạch trong kê khai tài sản, thu nhập. Theo Kết luận, việc kê khai nguồn gốc tài sản tăng thêm là quyền sử dụng 50m2 đất tại xã Y, huyện X của ông B là không trung thực. Vậy xin hỏi, hành vi kê khai nguồn gốc tài sản tăng thêm không trung thực của ông B sẽ bị xử lý như thế nào?

Trả lời:

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Nghị định số 78/2013/NĐ-CP thì một trong những hành vi bị pháp luật về phòng, chống tham nhũng nghiêm cấm là hành vi kê khai tài sản, thu nhập, giải trình nguồn gốc tài sản tăng thêm không trung thực.

Để xử lý người có hành vi kê khai tài sản, thu nhập, giải trình nguồn gốc tài sản tăng thêm không trung thực, Điều 29 Nghị định số 78/2013/NĐ-CP quy định, người kê khai tài sản, thu nhập, người giải trình nguồn gốc tài sản tăng thêm không trung thực thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm phải bị xử lý kỷ luật như sau:

a) Đối với cán bộ áp dụng một trong các hình thức kỷ luật: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức, bãi nhiệm;

b) Đối với công chức áp dụng một trong các hình thức kỷ luật: Khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức;

c) Đối với viên chức áp dụng một trong các hình thức kỷ luật: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức;

đ) Đối với người làm việc trong các doanh nghiệp nhà nước áp dụng một trong các hình thức kỷ luật: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức;

đ) Đối với người làm việc trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân, Công an nhân dân áp dụng theo quy định về xử lý kỷ luật trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân.

Theo đó, tùy vào tính chất và mức độ của hành vi vi phạm mà ông B sẽ bị xử lý theo quy định trên.

Câu 53. Ông A được giao tiến hành xác minh tài sản, thu nhập tăng thêm của công chức B. Tuy nhiên, trong quá trình tiến hành xác minh, ông A đã tiết lộ thông tin, tài liệu thu thập được cho người khác khi chưa được người có thẩm quyền cho phép gây phương hại đến công chức B. Xin hỏi, pháp luật quy định xử lý như thế nào đối với hành vi trên của ông A ?

Trả lời:

Theo quy định của pháp luật thì người xác minh có trách nhiệm giữ bí mật thông tin, tài liệu thu thập được trong quá trình xác minh Theo đó, hành vi tiết lộ thông tin, tài liệu thu thập được cho người khác khi chưa được người có thẩm quyền cho phép gây phương hại đến công chức B của ông A là vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng. Tùy thuộc vào tính chất và mức độ của hành vi vi phạm mà ông A sẽ bị xử lý theo quy định tại Điều 30 Nghị định số 78/2013/NĐ-CP. Cụ thể Điều 30 quy định xử lý trách nhiệm trong xác minh tài sản, thu nhập như sau:

1. Người yêu cầu xác minh, người ban hành quyết định xác minh, người xác minh, người có thẩm quyền kết luận về sự minh bạch trong kê khai tài sản, thu nhập có hành vi vi phạm các quy định về xác minh tài sản, thu nhập thì tùy theo tính chất, mức độ bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp làm phương hại đến người được xác minh thì có trách nhiệm khắc phục hậu quả và cải chính công khai bằng văn bản; văn bản phải được gửi cho người được xác minh, cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người đó làm việc.

2. Người đứng đầu, người được giao nhiệm vụ cung cấp thông tin, tài liệu trong các cơ quan, đơn vị liên quan đến quản lý về đất đai, nhà, công trình kiến trúc, thuế, tài chính, ngân hàng và các cơ quan, đơn vị có liên quan khác không thực hiện, thực hiện không đầy đủ, không kịp thời yêu cầu phục vụ xác minh thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

3. Người tiết lộ thông tin hồ sơ xác minh tài sản, thu nhập khi chưa được người có thẩm quyền cho phép thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Câu 54. Xin cho biết, pháp luật phòng, chống tham nhũng quy định như thế nào về thẩm quyền, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với hành vi vi phạm các quy định về minh bạch tài sản, thu nhập?

Trả lời:

Vấn đề anh/chị hỏi được quy định tại Điều 31 Nghị định số 78/2013/NĐ-CP như sau:

1. Đối với cán bộ, công chức, viên chức thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức.

2. Đối với người làm việc trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân thực hiện theo quy định về xử lý kỷ luật trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân.

3. Đối với người làm việc trong doanh nghiệp nhà nước được thực hiện theo quy định về xử lý kỷ luật trong doanh nghiệp nhà nước.

4. Đối với người làm việc trong các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thực hiện theo quy định về xử lý kỷ luật của tổ chức đó.



Câu 55. Trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, thanh tra và tổng hợp kết quả về minh bạch tài sản, thu nhập được pháp luật quy định như thế nào?

Trả lời:

Điều 32 Nghị định số 78/2013/NĐ-CP quy định về trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, thanh tra và tổng hợp kết quả về minh bạch tài sản, thu nhập như sau:

1. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra và tổng hợp kết quả kê khai, công khai, xác minh, kết luận và xử lý vi phạm về minh bạch tài sản, thu nhập, quản lý bản kê khai đối với người có nghĩa vụ kê khai thuộc diện quản lý của mình; định kỳ báo cáo kết quả về cơ quan thanh tra cùng cấp.

2. Ban Tổ chức đảng các cấp quản lý bản kê khai, tổng hợp kết quả kê khai đối với người có nghĩa vụ kê khai thuộc diện cấp ủy quản lý theo quy định về phân cấp cán bộ của Đảng; định kỳ gửi số liệu tổng hợp kết quả kê khai về cơ quan thanh tra cùng cấp.

3. Cơ quan Nội vụ các cấp hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, thanh tra, tổng hợp kết quả kê khai, xác minh, kết luận và xử lý vi phạm về minh bạch tài sản, thu nhập đối với người kê khai đang công tác tại cơ quan của tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và tổ chức, đơn vị khác có sử dụng ngân sách, tài sản nhà nước; định kỳ báo cáo kết quả về cơ quan thanh tra cùng cấp.

4. Cơ quan Kiểm tra đảng các cấp tổng hợp kết quả xác minh, kết luận, công khai, xử lý vi phạm về minh bạch tài sản, thu nhập đối với người có nghĩa vụ kê khai thuộc diện cấp ủy quản lý theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ của Đảng; định kỳ gửi số liệu tổng hợp về cơ quan thanh tra cùng cấp.

5. Cơ quan Thanh tra nhà nước các cấp hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, thanh tra và tổng hợp kết quả kê khai, công khai, xác minh, kết luận, xử lý vi phạm về minh bạch tài sản, thu nhập trong phạm vi bộ, ngành, địa phương mình; định kỳ báo cáo kết quả về cơ quan thanh tra nhà nước cấp trên.

Thanh tra Chính phủ hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, thanh tra và tổng hợp kết quả kê khai, công khai, xác minh, kết luận, xử lý vi phạm về minh bạch tài sản, thu nhập trong phạm vi cả nước.

6. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:

a) Tổ chức, chỉ đạo, tuyên truyền, phổ biến, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các quy định về minh bạch tài sản, thu nhập trong phạm vi bộ, ngành, địa phương, cơ quan mình.

b) Rà soát, bãi bỏ theo thẩm quyền; kiến nghị các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền bãi bỏ các quy định trái với các quy định về minh bạch tài sản, thu nhập tại Luật phòng, chống tham nhũng và Nghị định này.

c) Khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích, xử lý nghiêm minh người có hành vi vi phạm quy định về minh bạch tài sản, thu nhập.



Câu 56. Một trách nhiệm trong phòng, chống tham nhũng của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên được pháp luật quy định là giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng. Xin hỏi, việc giám sát này của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên được thể hiện như thế nào?

Trả lời:

Điều 33 Nghị định số 78/2013/NĐ-CP quy định về việc giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên như sau:

1. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm giám sát việc thực hiện pháp luật về minh bạch tài sản, thu nhập.

2. Khi cần thiết, cơ quan nhà nước có trách nhiệm mời đại diện Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên tham gia giám sát, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về minh bạch tài sản, thu nhập. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên có trách nhiệm cung cấp thông tin, cử người tham gia khi được yêu cầu.

3. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên tiếp nhận các ý kiến phản ánh của nhân dân, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về minh bạch tài sản, thu nhập.

4. Trường hợp phát hiện có dấu hiệu bất minh về tài sản, thu nhập thì Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên kiến nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét, giải quyết. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kiến nghị, cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm xem xét, giải quyết và thông báo kết quả giải quyết cho Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên.

5. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các thành viên của Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn có quyền phát hiện, kiến nghị xử lý hành vi vi phạm pháp luật về minh bạch tài sản, thu nhập của cá nhân cư trú ở cấp xã, khu dân cư nhưng công tác ở nơi khác.

III. NGHỊ ĐỊNH SỐ 61/2013/NĐ-CP NGÀY 25/6/2013 CỦA CHÍNH PHỦ BAN HÀNH QUY CHẾ GIÁM SÁT TÀI CHÍNH VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG VÀ CÔNG KHAI THÔNG TIN TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC LÀM CHỦ SỞ HỮU VÀ DOANH NGHIỆP CÓ VỐN NHÀ NƯỚC (Quy chế).

Câu 57. Xin cho biết, việc giám giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính nhằm mục đích gì?

Trả lời:

Giám sát tài chính là việc theo dõi, kiểm tra, thanh tra, đánh giá các vấn đề về tài chính, chấp hành chính sách pháp luật về tài chính của doanh nghiệp.

Theo quy định tại Điều 3 của Quy chế giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính đối với doanh nghiệp do nhà nước làm chủ sở hữu và doanh nghiệp có vốn nhà nước ban hành kèm theo Nghị định số 61/2013/NĐ-CP ngày 25 tháng 6 năm 2013 (gọi tắt là Quy chế) thì mục đích giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính nhằm:

1. Đánh giá đúng thực trạng, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, kịp thời giúp doanh nghiệp khắc phục tồn tại, hoàn thành mục tiêu, kế hoạch kinh doanh, nhiệm vụ công ích, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh và khả năng cạnh tranh.

2. Nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc chấp hành các quy định của pháp luật trong quản lý và sử dụng vốn, tài sản nhà nước.

3. Giúp nhà nước, chủ sở hữu vốn đầu tư vào doanh nghiệp khác, cơ quan quản lý nhà nước về tài chính doanh nghiệp kịp thời phát hiện các yếu kém trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp để có cảnh báo và đề ra biện pháp chấn chỉnh kịp thời.

4. Thực hiện việc công khai minh bạch hóa tình hình tài chính của doanh nghiệp do nhà nước làm chủ sở hữu và doanh nghiệp có vốn nhà nước.

Câu 58. Xin hỏi, pháp luật quy định như thế nào về chủ thể giám sát?

Trả lời:

Chủ thể giám sát được quy định tại Điều 5 của Quy chế như sau:

1. Bộ quản lý ngành với tư cách là chủ sở hữu chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính thực hiện giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp là công ty mẹ, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên độc lập do Bộ quản lý ngành quyết định thành lập hoặc được giao quản lý.

2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh với tư cách là chủ sở hữu thực hiện giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh đối với doanh nghiệp là công ty mẹ, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên độc lập do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập.

3. Cơ quan quản lý tài chính doanh nghiệp:

a) Bộ Tài chính phối hợp với cơ quan chủ sở hữu thực hiện giám sát tài chính đối với công ty mẹ, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên độc lập do Bộ quản lý ngành thành lập hoặc được giao quản lý; tổng hợp báo cáo kết quả giám sát tài chính của các Bộ quản lý ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Hội đồng thành viên tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước; tổng hợp, báo cáo Chính phủ về hiệu quả sản xuất kinh doanh và thực hiện nhiệm vụ công ích được giao, về tình hình tài chính của các doanh nghiệp do nhà nước làm chủ sở hữu theo định kỳ hàng năm.

b) Sở Tài chính các tỉnh, thành phố là đầu mối giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh, tổng hợp báo cáo kết quả giám sát tài chính đối với các doanh nghiệp do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập.

Câu 59. Xin hỏi, việc giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính đối với doanh nghiệp do nhà nước làm chủ sở hữu và doanh nghiệp có vốn nhà nước bao gồm những nội dung nào?

Trả lời:

Nội dung giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính đối với doanh nghiệp do nhà nước làm chủ sở hữu và doanh nghiệp có vốn nhà nước được quy định tại Điều 6 của Quy chế; cụ thể bao gồm:

1. Giám sát việc quản lý, sử dụng vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp theo các nội dung sau:

a) Hoạt động đầu tư tài sản tại doanh nghiệp (bao gồm danh mục dự án đầu tư, nguồn vốn huy động gắn với dự án đầu tư).

b) Việc huy động vốn và sử dụng vốn huy động; phát hành trái phiếu, cổ phiếu (nếu có).

c) Hoạt động đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp bao gồm đầu tư trong nước, đầu tư ra nước ngoài, đầu tư vào các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bất động sản, chứng khoán (nếu có); hiệu quả việc đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp.

d) Việc quản lý tài sản, công nợ phải thu, công nợ phải trả, khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp, hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu.

2. Giám sát bảo toàn và phát triển vốn của doanh nghiệp.

3. Giám sát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo các nội dung sau:

a) Hoạt động sản xuất, tiêu thụ, tồn kho sản phẩm; doanh thu hoạt động kinh doanh, dịch vụ; doanh thu hoạt động tài chính; thu nhập khác.

b) Kết quả hoạt động kinh doanh, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA).

c) Phân tích về lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp.

d) Việc thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước.

đ) Phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ.

4. Giám sát việc thực hiện các chính sách đối với người lao động trong doanh nghiệp, trong đó có các nội dung về chi phí tiền lương, thu nhập của người lao động, người quản lý điều hành doanh nghiệp.

5. Bộ Tài chính quy định các biểu mẫu để thực hiện nội dung giám sát nêu tại các Khoản 1, 2 và Khoản 3 Điều này.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định các biểu mẫu để thực hiện nội dung giám sát nêu tại Khoản 4 Điều này.

6. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, xổ số, chứng khoán thực hiện các quy định về giám sát tài chính tại Quy chế này và các quy định của pháp luật về tài chính, ngân hàng, tín dụng, bảo hiểm, xổ số, chứng khoán. Trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác với Quy chế này thì áp dụng theo pháp luật chuyên ngành.



Câu 60. Xin hỏi, việc giám sát tài chính được thực hiện dựa trên những căn cứ nào?

Trả lời:

Điều 7 của Quy chế quy định hoạt động giám sát tài chính doanh nghiệp được thực hiện theo các căn cứ sau:

1. Văn bản pháp luật về quản lý tài chính doanh nghiệp.

2. Điều lệ hoạt động và Quy chế quản lý tài chính của doanh nghiệp.

3. Kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển hàng năm, kế hoạch dài hạn (05 năm), tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp do cấp có thẩm quyền phê duyệt.

4. Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp đã được kiểm toán và được Hội đồng thành viên thông qua; báo cáo tài chính quý, báo cáo nghiệp vụ định kỳ và các báo cáo đột xuất khác theo yêu cầu của chủ sở hữu hoặc cơ quan quản lý nhà nước.

5. Kết quả thanh tra, kiểm tra, kiểm toán tại doanh nghiệp của các cơ quan chức năng.

6. Các thông tin, tài liệu có liên quan khác theo quy định của pháp luật.



Câu 61. Cơ quan quản lý thực hiện giám sát tài chính theo các phương thức nào?

Trả lời:

Theo Điều 8 của Quy chế giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả và công khai thông tin tài chính đối với doanh nghiệp do nhà nước làm chủ sở hữu và doanh nghiệp có vốn nhà nước thì cơ quan chủ sở hữu chủ trì, phối hợp với cơ quan quản lý tài chính doanh nghiệp thực hiện giám sát bằng việc kết hợp các phương thức sau:

- Giám sát gián tiếp: là việc theo dõi và kiểm tra tình hình của doanh nghiệp thông qua các báo cáo tài chính, thống kê và báo cáo khác theo quy định của pháp luật và của chủ sở hữu;

- Giám sát trực tiếp: là việc kiểm tra, thanh tra trực tiếp tại doanh nghiệp.

- Giám sát trước: là việc xem xét, kiểm tra tính khả thi các kế hoạch ngắn hạn, dài hạn, dự án đầu tư, phương án huy động vốn và các dự án phương án khác của doanh nghiệp.

- Giám sát trong: là việc theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các kế hoạch, dự án của doanh nghiệp, việc chấp hành các quy định của pháp luật của chủ sở hữu trong suốt quá trình triển khai kế hoạch, dự án.

- Giám sát sau: là việc kiểm tra kết quả hoạt động của doanh nghiệp trên cơ sở các báo cáo định kỳ, kết quả chấp hành pháp luật của chủ sở hữu hoặc điều lệ doanh nghiệp, việc tuân thủ các quy định của pháp luật.

Trong các phương thức giám sát thì đặc biệt coi trong việc giám sát trước và giám sát trong nhằm phát hiện kịp thời các yếu tố tích cực, tiêu cực, hạn chế về tài chính và quản lý tài chính của doanh nghiệp để khuyến nghị, chỉ đạo, cảnh báo kịp thời cho doanh nghiệp.



Каталог: Hnh%20nh%20bn%20tin -> 2015-7
Hnh%20nh%20bn%20tin -> Ủy ban nhân dân thành phố HỒ chí minh
Hnh%20nh%20bn%20tin -> SỞ TƯ pháp số: 2692 /stp-bttp v/v một số nội dung liên quan đến việc chuyển giao CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Hnh%20nh%20bn%20tin -> QUỐc hội nghị quyết số: 24/2008/QH12 CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Hnh%20nh%20bn%20tin -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam ðộc lập Tự do Hạnh phúc
Hnh%20nh%20bn%20tin -> Mẫu số 01. Đơn xin giao đất/cho thuê đất/cho phép chuyển mục đích sử dụng đất
Hnh%20nh%20bn%20tin -> Biểu số: 22a/btp/cn-tn
Hnh%20nh%20bn%20tin -> Ủy ban nhân dân thành phố HỒ chí minh cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Hnh%20nh%20bn%20tin -> Biểu số: 11a/btp/pbgdpl/hgcs
Hnh%20nh%20bn%20tin -> Biểu số: 09a/btp/pbgdpl
2015-7 -> Ủy ban nhân dân quậN 7

tải về 382.57 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương