80 CÂu hỏI ĐÁp những quy đỊnh mới của pháp luật về phòNG, chống tham nhũNG


Câu 30. Pháp luật quy định những loại tài sản, thu nhập nào phải kê khai?



tải về 382.57 Kb.
trang3/6
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích382.57 Kb.
#25943
1   2   3   4   5   6

Câu 30. Pháp luật quy định những loại tài sản, thu nhập nào phải kê khai?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 78/2013/NĐ-CP thì những tài sản, thu nhập sau phải kê khai:

- Các loại nhà, công trình xây dựng:

+ Nhà, công trình xây dựng khác đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu;

+ Nhà, công trình xây dựng khác chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc giấy chứng nhận quyền sở hữu đứng tên người khác;

+ Nhà, công trình xây dựng khác đang thuê hoặc đang sử dụng thuộc sở hữu của Nhà nước.

- Các quyền sử dụng đất:

+ Quyền sử dụng đất đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng;

+ Quyền sử dụng đất chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đứng tên người khác.

- Tiền mặt, tiền cho vay, tiền gửi các cá nhân, tổ chức trong nước, nước ngoài mà giá trị mỗi loại từ 50 triệu đồng trở lên.

- Tài sản ở nước ngoài.

- Ô tô, mô tô, xe máy, tầu, thuyền và những động sản khác mà Nhà nước quản lý (theo quy định của pháp luật phải đăng ký sử dụng và được cấp giấy đăng ký) có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên.

- Kim loại quý, đá quý, cổ phiếu, các loại giấy tờ có giá trị chuyển nhượng khác có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên.

- Các khoản nợ phải trả có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên.

- Tổng thu nhập trong năm.

Câu 31. Pháp luật quy định như thế nào về trình tự, thủ tục kê khai, tiếp nhận Bản kê khai tài sản, thu nhập?

Trả lời:

Điều 9 Nghị định số 78/2013/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục kê khai, tiếp nhận Bản kê khai tài sản, thu nhập như sau:

1. Hàng năm, chậm nhất là ngày 30 tháng 11, đơn vị, bộ phận phụ trách công tác tổ chức, cán bộ lập danh sách Người có nghĩa vụ kê khai trình người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phê duyệt; gửi mẫu Bản kê khai, hướng dẫn và yêu cầu Người có nghĩa vụ kê khai thực hiện việc kê khai tài sản, thu nhập.

2. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được mẫu Bản kê khai, việc kê khai phải được hoàn thành và nộp về cho đơn vị, bộ phận phụ trách công tác tổ chức, cán bộ.

3. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Bản kê khai, đơn vị, bộ phận phụ trách công tác tổ chức cán bộ kiểm tra tính đầy đủ các nội dung phải kê khai; trường hợp Bản kê khai chưa đúng quy định (theo mẫu) thì yêu cầu kê khai lại, thời hạn kê khai lại là 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu. Đơn vị, bộ phận phụ trách công tác tổ chức cán bộ lưu bản chính hoặc bản sao theo thẩm quyền, gửi 01 bản sao đến cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi sẽ công khai Bản kê khai để thực hiện việc công khai theo quy định.

4. Việc kê khai tài sản, thu nhập phải hoàn thành chậm nhất là ngày 31 tháng 12 hằng năm.



Câu 32. Việc quản lý, sử dụng Bản kê khai tài sản, thu nhập được pháp luật quy định như thế nào?

Trả lời:

Điều 10 Nghị định số 78/2013/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng Bản kê khai tài sản, thu nhập như sau:

1. Bản kê khai được lưu cùng hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức; Người có nghĩa vụ kê khai có trách nhiệm lưu giữ bản sao Bản kê khai của mình; đối với Người có nghĩa vụ kê khai thuộc diện cấp ủy quản lý (theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ) thì đơn vị phụ trách công tác tổ chức, cán bộ sao y 02 bản, nộp bản gốc cho ban tổ chức cấp ủy cùng cấp, lưu 01 bản sao tại đơn vị mình, gửi 01 bản sao cho cơ quan kiểm tra cấp ủy cùng cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ (để phục vụ công tác giám sát và xác minh theo quy định).

Khi Người có nghĩa vụ kê khai được điều động sang cơ quan, tổ chức, đơn vị khác thì Bản kê khai của người đó phải được chuyển giao cùng hồ sơ cán bộ cho cơ quan, tổ chức, đơn vị mới. Khi Người có nghĩa vụ kê khai nghỉ hưu, thôi việc thì Bản kê khai của người đó được lưu giữ theo quy định về quản lý hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức.

2. Bản kê khai được sử dụng trong các trường hợp sau:

a) Phục vụ cho việc bầu, phê chuẩn, bổ nhiệm, cách chức, miễn nhiệm, bãi nhiệm, kỷ luật đối với Người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập;

b) Phục vụ cho hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền trong việc công khai, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, xác minh, kết luận, xử lý về hành vi tham nhũng;

c) Phục vụ yêu cầu khác liên quan đến công tác tổ chức, cán bộ.



Câu 33. Công an Huyện T nhận được một số đơn, thư phản ánh ông M có hành vi tham nhũng tài sản của nhà nước. Mặc dù mới được bổ nhiệm vào vị trí lãnh đạo của địa phương nhưng chỉ trong một thời gian ngắn, ông M đã tạo dựng cho mình một cơ ngơi nhà đất đồ sộ. Vì vậy, Công an huyện đã cử cán bộ về cơ quan ông M để điều tra thu nhập của ông. Xin hỏi, trong trường hợp này, cán bộ công an khai thác, sử dụng Bản kê khai tài sản, thu nhập của ông M như thế nào để bảo đảm đúng quy định pháp luật?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 11 Nghị định số 78/2013/NĐ-CP thì để khai thác, sử dụng Bản kê khai đã lưu cùng hồ sơ cán bộ của ông M, Cán bộ công an được cử phải có giấy giới thiệu của cơ quan mình, trong đó ghi rõ họ, tên, chức vụ của cán bộ công an đó và mục đích của việc khai thác, sử dụng.

Ngoài ra, việc khai thác, sử dụng Bản kê khai được tiến hành tại cơ quan ông M; nếu cần thiết phải khai thác, sử dụng tại nơi khác thì phải được sự đồng ý của người có thẩm quyền quản lý ông M và phải có biên bản giao nhận Bản kê khai. Cần chú ý thêm là việc khai thác, sử dụng Bản kê khai phải phù hợp với quy định tại Khoản 2 Điều 10 của Nghị định.

Câu 34. Xin hỏi trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc kê khai, công khai, quản lý Bản kê khai tài sản, thu nhập?

Trả lời:

Điều 12 Nghị định số 78/2013/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc kê khai, công khai, quản lý bản kê khai tài sản, thu nhập như sau:



- Tổ chức, chỉ đạo việc kê khai, công khai kịp thời, đúng đối tượng, đúng trình tự, thủ tục theo quy định của Luật phòng, chống tham nhũng và Nghị định này.

- Chịu trách nhiệm đối với hành vi vi phạm quy định về kê khai, công khai Bản kê khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý theo quy định của pháp luật.

- Chỉ đạo việc quản lý, sử dụng, khai thác Bản kê khai theo quy định.

Câu 35. Pháp luật quy định như thế nào về hình thức, thời điểm công khai Bản kê khai tài sản, thu nhập?

Trả lời:

Điều 13 Nghị định số 78/2013/NĐ-CP quy định về hình thức, thời điểm công khai bản kê khai tài sản, thu nhập như sau:



- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị quyết định công khai Bản kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức bằng một trong hai hình thức sau: Niêm yết tại trụ sở cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc công bố tại cuộc họp với phạm vi như quy định tại Điều 14 Nghị định này vào thời điểm sau tổng kết hàng năm.

- Vị trí niêm yết phải đảm bảo an toàn, đủ điều kiện để mọi người trong cơ quan, tổ chức, đơn vị có thể xem các Bản kê khai; thời gian niêm yết tối thiểu là 30 ngày liên tục.

- Việc công khai Bản kê khai phải được thực hiện sau khi đơn vị, bộ phận phụ trách công tác tổ chức cán bộ hoàn thành việc kiểm tra Bản kê khai theo quy định tại Khoản 3 Điều 9 Nghị định này và phải hoàn thành trước ngày 31 tháng 3 năm sau.

Câu 36. Ông A được bổ nhiệm vào vị trí lãnh đạo cấp trưởng ở cơ quan Trung ương và thuộc đối tượng phải kê khai tài sản, thu nhập hàng năm. Được biết, việc công khai Bản kê khai tài sản, thu nhập có thể được thực hiện tại cuộc họp do cơ quan tổ chức. Vậy, các đối tượng có thể biết Bản kê khai này của ông A gồm những ai?

Trả lời:

Tùy theo chức vụ mà ông A đảm nhận thì sẽ có các đối tượng được biết Bản kê khai này. Theo Điều 14 Nghị định số 78/2013/NĐ-CP thì:

- Nếu ông A giữ chức vụ từ Bộ trưởng và tương đương trở lên thì công khai trước đối tượng ghi phiếu tín nhiệm để lấy phiếu tín nhiệm hàng năm.

- Nếu ông A giữ chức vụ Thứ trưởng, Tổng cục trưởng, Phó Tổng cục trưởng và tương đương trở lên công khai trước lãnh đạo từ cấp cục, vụ và tương đương trở lên của cơ quan mình.

- Nếu ông A giữ chức vụ Cục trưởng, Phó cục trưởng, Vụ trưởng, Phó vụ trưởng và tương đương công khai trước lãnh đạo cấp phòng và tương đương trở lên trong đơn vị mình; trường hợp không tổ chức cấp phòng thì công khai trước toàn thể công chức, viên chức trong đơn vị mình.

- Nếu ông A không thuộc các diện quy định như trên thì công khai trước toàn thể công chức, viên chức thuộc phòng, ban, đơn vị mình. Nếu biên chế của phòng, ban, đơn vị có từ 50 người trở lên và có tổ, đội, nhóm thì công khai trước tổ, đội, nhóm trực thuộc phòng, ban, đơn vị đó.



Câu 37. Phạm vi công khai Bản kê khai tài sản thu nhập tại cuộc họp ở địa phương được quy định như thế nào?

Trả lời:

Phạm vi công khai bản kê khai tài sản, thu nhập tại cuộc họp ở địa phương được quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định số 78/2013/NĐ-CP, cụ thể như sau:

1. Trường hợp người có nghĩa vụ kê khai là Bí thư, Phó bí thư, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy viên thường trực Hội đồng nhân dân, trưởng các ban của Hội đồng nhân dân, các thành viên khác của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì phải công khai Bản kê khai trước đối tượng ghi phiếu tín nhiệm để lấy phiếu tín nhiệm hàng năm, bao gồm lãnh đạo Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Giám đốc sở, ngành, trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc Hội đồng dân nhân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

2. Trường hợp người có nghĩa vụ kê khai là Giám đốc, Phó giám đốc sở, ngành và tương đương, trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì phải công khai Bản kê khai trước lãnh đạo cán bộ cấp phòng và tương đương trở lên trực thuộc sở, ngành, cơ quan, đơn vị đó.

3. Trường hợp người có nghĩa vụ kê khai là Bí thư, Phó bí thư, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã, Ủy viên thường trực Hội đồng nhân dân, trưởng các ban của Hội đồng nhân dân, các thành viên khác của Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã thì phải công khai
Bản kê khai trước đối tượng ghi phiếu tín nhiệm hàng năm, bao gồm lãnh đạo Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp xã, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp xã, trưởng phòng, ban, cơ quan, đơn vị trực thuộc Hội đồng dân nhân, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã.

4. Trường hợp người có nghĩa vụ kê khai nhưng không thuộc các trường hợp trên đây thì phải công khai trước toàn thể công chức, viên chức thuộc phòng, ban, đơn vị. Nếu biên chế của phòng, ban, đơn vị có từ 50 người trở lên và có tổ, đội, nhóm thì công khai trước tổ, đội, nhóm trực thuộc phòng, ban, đơn vị đó.



Câu 38. Phạm vi công khai Bản kê khai tài sản, thu nhập tại cuộc họp ở doanh nghiệp được quy định như thế nào

Trả lời:

Phạm vi công khai bản kê khai tài sản, thu nhập tại cuộc họp ở doanh nghiệp được quy định tại khoản 3 Điều 14 Nghị định số 78/2013/NĐ-CP như sau:

1. Trường hợp người có nghĩa vụ kê khai là Chủ tịch Hội đồng thành viên (quản trị), Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Trưởng ban kiểm soát, kiểm soát viên, Kế toán trưởng các Tập đoàn, Tổng công ty (công ty) nhà nước thì phải công khai Bản kê khai trước Ủy viên Hội đồng thành viên (quản trị), Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Trưởng ban kiểm soát, kiểm soát viên, Kế toán trưởng, Trưởng các đơn vị trực thuộc Tập đoàn, Tổng công ty, Chủ tịch Hội đồng thành viên (quản trị), Tổng giám đốc (giám đốc), các Tổng công ty (công ty) trực thuộc Tập đoàn, Tổng công ty, Trưởng các đoàn thể trong Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước.

2. Trường hợp người có nghĩa vụ kê khai là người đại diện phần vốn của Nhà nước, vốn của doanh nghiệp nhà nước và giữ chức danh từ Phó Trưởng phòng trở lên trong doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhà nước, vốn của doanh nghiệp nhà nước thì phải công khai Bản kê khai tại Tập đoàn, Tổng công ty (công ty) nơi cử mình làm đại diện phần vốn trước Ủy viên hội đồng thành viên (quản trị), Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, ban kiểm soát (kiểm soát viên), Kế toán trưởng. Trường hợp người đại diện phần vốn của Nhà nước là cán bộ, công chức, viên chức thì phạm vi công khai Bản kê khai theo các quy định như trong cuộc họp ở trung ương và ở địa phương tùy vào vị trí của họ.

3. Trường hợp người có nghĩa vụ kê khai nhưng không thuộc các trường hợp trên đây thì phải công khai Bản kê khai trước tập thể phòng, ban, đơn vị đó. Nếu biên chế của phòng, ban, đơn vị có từ 50 người trở lên và có tổ, đội, nhóm thì công khai ở tổ, đội, nhóm trực thuộc phòng, ban, đơn vị đó.

Câu 39. Ông M là hiệu trưởng Trường đại học công lập X. Trong một chuyến đi công tác sang Nhật Bản, ông M đã mua cho con gái mới 16 tuổi đang du học ở đó một chiếc máy tính trị giá 49.000.000đ. Sau khi về nước, có thông tin nói rằng số tiền ông M dùng mua món quà này không có nguồn gốc rõ ràng và cần phải giải trình để làm rõ. Vậy, trong trường hợp này ông M có nghĩa vụ giải trình về nguồn gốc của món quà này trong kỳ kê khai tiếp theo hay không?

Trả lời:

Căn cứ vào Điểm b Khoản 2 Điều 15 Nghị định số 78/2013/NĐ-CP ngày 17/7/2013 của Chính phủ về minh bạch tài sản, thu nhập trong trường hợp tài sản, thu nhập bao gồm: (i) Tiền mặt, tiền cho vay, tiền gửi các cá nhân, tổ chức trong nước, nước ngoài mà giá trị mỗi loại từ 50.000.000đ trở lên; (ii) Tài sản ở nước ngoài; (iii) Ô tô, mô tô, xe máy, tầu, thuyền và những động sản khác mà Nhà nước quản lý (theo quy định của pháp luật phải đăng ký sử dụng và được cấp giấy đăng ký) có giá trị từ 50.000.000đ trở lên; (iv) Kim loại quý, đá quý, cổ phiếu, các loại giấy tờ có giá trị chuyển nhượng khác có giá trị từ 50.000.000đ trở lên; mà có sự tăng thêm về số lượng hoặc thay đổi về chủng loại với mức giá trị tăng thêm từ 50.000.000đ trở lên so với kỳ kê khai trước đó, thì người có nghĩa vụ kê khai phải có trách nhiệm giải trình về nguồn gốc tài sản tăng thêm này.

Như vậy, trong trường hợp của ông M khi mua chiếc máy tính cho con gái đang du học ở nước ngoài trị giá 49.000.000đ, do giá trị của món quà dưới 50.000.000đ nên ông M không phải kê khai về tài sản này và không cần giải trình về nguồn gốc của món quà trong kỳ kê khai tiếp theo.

Câu 40. Ông M là một thẩm phán giỏi và có nhiều kinh nghiệm. Do có nhiều thành tích trong quá trình công tác nên ông M được dự kiến bổ nhiệm vào làm Chánh an Tòa án nhân dân. Tuy nhiên, trong quá trình chờ bổ nhiệm, Tòa án nhận được đơn thư gửi về tố cáo ông M có hành vi gian dối, không trung thực trong việc kê khai tài sản. Ông M cho rằng đơn tố cáo này là vu khống và không có căn cứ. Tuy nhiên, Tòa án nhận thấy cần xác minh lại tài sản và yêu cầu ông M giải trình về vấn đề này. Vậy, trong trường hợp này, ông M có phải giải trình hay không?

Trả lời:

Căn cứ vào khoản 1 Điều 16 Nghị định số 78/2013/NĐ-CP thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quản lý phải có văn bản yêu cầu người dự kiến được xác minh giải trình rõ việc kê khai tài sản, thu nhập của mình, khi có một trong những căn cứ sau đây:

- Khi có tố cáo về việc không trung thực trong kê khai tài sản của người có nghĩa vụ kê khai;

- Khi xét thấy cần có thêm thông tin phục vụ cho việc bầu cử, bổ nhiệm, cách chức, miễn nhiệm, bãi nhiệm hoặc kỷ luật đối với người có nghĩa vụ kê khai tài sản;

- Khi có căn cứ cho rằng việc giải trình về nguồn gốc tài sản tăng thêm không hợp lý;

- Khi có yêu cầu của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền quy định tại Điều 47a Luật Phòng, chống tham nhũng.

Như vậy, trong trường hợp của ông M, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu giải trình của Tòa án, ông M phải có văn bản giải trình. Nội dung giải trình phải làm rõ tính chính xác, trung thực, đầy đủ, kịp thời trong việc kê khai tài sản, thu nhập; giải trình rõ nguồn gốc tài sản, thu nhập tăng thêm và những thông tin khác và những thông tin có liên quan mà Tòa án có yêu cầu.

Trong trường hợp người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền xét thấy nội dung giải trình của ông M đã rõ thì không cần tiến hành xác minh mà ban hành ngay kết luận về sự minh bạch trong kê khai tài sản, thu nhập của ông M.



Câu 41. Quyết định xác minh tài sản, thu nhập được người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền ban hành bao gồm những nội dung gì?

=Trả lời:

Căn cứ Điều 17, Nghị định số 78/2013/NĐ-CP thì Quyết định xác minh tài sản, thu nhập được người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền ban hành gồm những nội dung sau:

- Căn cứ ban hành quyết định xác minh;

- Họ, tên, chức vụ, nơi công tác của người được xác minh;

- Họ, tên, chức vụ, nơi công tác của người xác minh;

Trường hợp thành lập đoàn xác minh thì phải ghi rõ họ, tên, chức vụ, nơi công tác của Trưởng đoàn, thành viên đoàn xác minh (gọi chung là người xác minh);

- Nội dung xác minh;

- Thời hạn xác minh; (Thời hạn xác minh là 15 ngày làm việc; trường hợp phức tạp thì thời hạn tối đa không quá 30 ngày làm việc)

- Nhiệm vụ, quyền hạn của người xác minh;

- Các cơ quan, tổ chức, đơn vị phối hợp (nếu có).



Câu 42. Những cơ quan, đơn vị nào có thẩm quyền xác minh tài sản, thu nhập?

Trả lời:

Theo quy định của Điều 18 Nghị định số 78/2013/NĐ-CP, cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xác minh tài sản, thu nhập được xác định như sau:

a) Trong trường hợp người được xác minh do cấp ủy đảng quản lý thì cơ quan có thẩm quyền xác minh là cơ quan Kiểm tra đảng cùng cấp, cụ thể như sau:

- Cơ quan Kiểm tra đảng cấp Trung ương có thẩm quyền xác minh đối với người được xác minh là cán bộ, công chức thuộc diện Trung ương quản lý; trường hợp cần thiết thì trưng tập cán bộ của Thanh tra Chính phủ tham gia xác minh;

- Cơ quan Kiểm tra đảng cấp tỉnh có thẩm quyền xác minh đối với người được xác minh là cán bộ, công chức thuộc diện ban thường vụ tỉnh ủy và cấp tương đương quản lý; trường hợp cần thiết thì trưng tập cán bộ của thanh tra tỉnh, thanh tra bộ tham gia xác minh;

- Cơ quan Kiểm tra đảng cấp huyện có thẩm quyền xác minh đối với người được xác minh là cán bộ, công chức thuộc diện Ban Thường vụ huyện ủy và cấp tương đương quản lý; trường hợp cần thiết thì trưng tập cán bộ của thanh tra huyện tham gia xác minh.

b) Trong trường hợp người được xác minh công tác tại các cơ quan của Đảng mà không thuộc diện cấp ủy quản lý thì đơn vị có thẩm quyền xác minh được xác định như sau:

- Đơn vị phụ trách công tác tổ chức, cán bộ của cơ quan Đảng ở cấp Trung ương, cấp tỉnh có thẩm quyền xác minh đối với người được xác minh đang công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị đó;

- Ban Tổ chức huyện ủy và tương đương có thẩm quyền xác minh đối với người được xác minh đang công tác tại cơ quan Đảng ở cấp huyện, cấp xã.

c) Trong trường hợp người được xác minh không thuộc diện cấp ủy quản lý, không công tác tại các cơ quan của Đảng thì cơ quan có thẩm quyền xác minh được xác định như sau:

- Cấp Trung ương: Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ, đơn vị phụ trách tổ chức, cán bộ của cơ quan thuộc Chính phủ có thẩm quyền xác minh đối với người được xác minh đang công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.

Trong trường hợp cần thiết thì cơ quan thanh tra chủ trì, phối hợp, huy động cán bộ của đơn vị phụ trách công tác tổ chức, cán bộ của cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc bộ, cơ quan ngang bộ tham gia xác minh.

- Cấp tỉnh: Thanh tra tỉnh có thẩm quyền xác minh đối với người được xác minh công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Trong trường hợp cần thiết thanh tra tỉnh chủ trì, phối hợp, huy động cán bộ của Sở Nội vụ, của thanh tra sở tham gia xác minh.

Thanh tra sở có thẩm quyền xác minh đối với người được xác minh công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc sở. Trong trường hợp cần thiết thanh tra sở chủ trì, phối hợp, huy động cán bộ của đơn vị phụ trách công tác tổ chức, cán bộ của cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc sở tham gia xác minh.

- Cấp huyện: Thanh tra huyện có thẩm quyền xác minh đối với người được xác minh công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, cán bộ, công chức cấp xã. Trong trường hợp cần thiết thanh tra huyện chủ trì, phối hợp, huy động cán bộ của phòng nội vụ, phòng, ban chuyên môn có liên quan thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện tham gia xác minh.

- Doanh nghiệp nhà nước: Đơn vị phụ trách công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ, tổ chức cán bộ có thẩm quyền xác minh đối với người được xác minh công tác tại tổ chức, đơn vị thuộc doanh nghiệp đó.

d) Cơ quan thanh tra, kiểm tra, đơn vị phụ trách công tác tổ chức, cán bộ thuộc các cơ quan khác của Nhà nước ở Trung ương, cơ quan Trung ương của các đoàn thể, cơ quan cấp tỉnh của tổ chức chính trị - xã hội có thẩm quyền xác minh đối với người được xác minh công tác tại cơ quan, tổ chức đó mà không thuộc diện cấp ủy quản lý.

Đơn vị phụ trách công tác tổ chức, cán bộ có thẩm quyền xác minh đối với người được xác minh công tác tại cơ quan cấp huyện của tổ chức chính trị - xã hội; trường hợp cần thiết thì có văn bản đề nghị Ủy ban kiểm tra cấp huyện phối hợp tiến hành xác minh.

Ngoài ra, khi phát hiện có vi phạm pháp luật trong trường hợp người được xác minh không thuộc diện cấp ủy quản lý, không công tác tại các cơ quan của Đảng thì Thanh tra Chính phủ có thẩm quyền xác minh lại việc xác minh tài sản, thu nhập của các cơ quan này.

Câu 43. A là người được phân công trách nhiệm xác minh tài sản, thu nhập trong một vụ việc theo quyết định của người đứng đầu cơ quan nơi A đang công tác. Vậy xin hỏi, A có thể tiến hành những hoạt động nào trong quá trình xác minh tài sản, thu nhập?

Trả lời:

Trong quá trình xác minh tài sản, thu nhập, người xác minh có thể tiến hành các hoạt động sau:

- Nghiên cứu hồ sơ, tài liệu có liên quan đến nội dung xác minh;

- Làm việc trực tiếp với người được xác minh;

- Xác minh tại chỗ đối với tài sản, thu nhập được xác minh;

- Làm việc với cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, lưu trữ hồ sơ, tài liệu về tài sản, thu nhập được xác minh;

- Làm việc với cơ quan, tổ chức, cá nhân có chuyên môn - kỹ thuật về tài sản, thu nhập được xác minh để đánh giá, giám định tài sản, thu nhập đó;

- Làm việc với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan khác để phục vụ cho việc xác minh tài sản, thu nhập;

- Hoạt động khác cần thiết cho việc xác minh tài sản, thu nhập.

Câu 44. Người xác minh tài sản, thu nhập có những quyền hạn và trách nhiệm gì?

Trả lời:

Người được giao xác minh tài sản, thu nhập trong một vụ việc theo quyết định của người có thẩm quyền trong cơ quan, đơn vị, tổ chức có những quyền hạn và trách nhiệm sau:

- Yêu cầu người được xác minh giải trình, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung xác minh.

- Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung xác minh cung cấp thông tin, tài liệu đó.

- Kiến nghị cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền áp dụng các biện pháp cần thiết ngăn chặn hành vi tẩu tán tài sản, thu nhập, hành vi cản trở, can thiệp trái pháp luật vào hoạt động xác minh.

- Bảo đảm tính khách quan, trung thực, chính xác, kịp thời, đúng nội dung, thời hạn ghi trong quyết định xác minh.

- Giữ bí mật thông tin, tài liệu thu thập được trong quá trình xác minh.

- Báo cáo kết quả xác minh với người thẩm quyền và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, khách quan của nội dung báo cáo.



Câu 45. Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan công an, cơ quan quản lý nhà, đất, cơ quan thuế, ngân hàng có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung xác minh tài sản, thu nhập hay không?

Trả lời:

Điều 22, Nghị định số 78/2013/NĐ-CP quy định Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan công an, cơ quan quản lý nhà, đất, cơ quan thuế, ngân hàng và các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung xác minh tài sản, thu nhập. Đồng thời, những tổ chức, cá nhân này phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, đầy đủ của thông tin, tài liệu đã cung cấp.

Mặt khác, Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan công an, cơ quan quản lý nhà, đất, cơ quan thuế, ngân hàng và các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan còn có trách nhiệm trong việc:

- Cử người làm việc với người xác minh để phục vụ hoạt động xác minh;

- Tiến hành các hoạt động thuộc phạm vi thẩm quyền, chuyên môn của mình để phục vụ cho việc xác minh, làm rõ các thông tin cần thiết trong quá trình xác minh hoặc ngăn chặn hành vi tẩu tán tài sản, thu nhập, hành vi cản trở hoạt động xác minh tài sản, thu nhập.


Каталог: Hnh%20nh%20bn%20tin -> 2015-7
Hnh%20nh%20bn%20tin -> Ủy ban nhân dân thành phố HỒ chí minh
Hnh%20nh%20bn%20tin -> SỞ TƯ pháp số: 2692 /stp-bttp v/v một số nội dung liên quan đến việc chuyển giao CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Hnh%20nh%20bn%20tin -> QUỐc hội nghị quyết số: 24/2008/QH12 CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
Hnh%20nh%20bn%20tin -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam ðộc lập Tự do Hạnh phúc
Hnh%20nh%20bn%20tin -> Mẫu số 01. Đơn xin giao đất/cho thuê đất/cho phép chuyển mục đích sử dụng đất
Hnh%20nh%20bn%20tin -> Biểu số: 22a/btp/cn-tn
Hnh%20nh%20bn%20tin -> Ủy ban nhân dân thành phố HỒ chí minh cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
Hnh%20nh%20bn%20tin -> Biểu số: 11a/btp/pbgdpl/hgcs
Hnh%20nh%20bn%20tin -> Biểu số: 09a/btp/pbgdpl
2015-7 -> Ủy ban nhân dân quậN 7

tải về 382.57 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương