4. 1 Chương trình khung đào tạo thạc sĩ


Chương 1: Sự kháng thuốc trừ sâu và trừ nhện



tải về 0.66 Mb.
trang4/6
Chuyển đổi dữ liệu12.09.2017
Kích0.66 Mb.
#33234
1   2   3   4   5   6
Chương 1: Sự kháng thuốc trừ sâu và trừ nhện

1.1. Sự gây hại của côn trùng và nhện gây hại trong sản xuất nông nghiệp

1.2. Các biện pháp phòng trị phổ biến

1.3. Biện pháp phòng trị hóa học

1.3.1. Các nhóm thuốc trừ sâu và cơ chế tác động

1.3.2. Tình hìinh sử dụng thuồc trừ sâu trong nông nghiệp

1.3.3. Hậu quả của việc sử dụng không đúng thuốc trừ sâu trong nông nghiệp

1.4. Vai trò của sự bộc phát tính kháng thuốc trong sự bộc phát côn trùng và nhện gây hại trong tự nhiên

1.5. Sự kháng thuốc của Côn trùng và nhện gây hại trên cây trồng

1.5.1. Tầm quan trọng của vấn đề kháng thuốc trong lớp côn trùng và nhện

1.5.2. Sự kháng chéo và đa kháng

1.5.3. Cơ chế của sự kháng thuốc (di truyền, sinh lý và sinh hóa của tính kháng thuốc)

1.5.4. Mức độ kháng và biện pháp đánh gía mức độ kháng thuốc của dịch hại

1.6. Các yếu tố tác động đến sự phát triển tính kháng thuốc của dịch hại

1.7. Chiến thuật ngăn ngừa và quản lý tính kháng thuốc trên côn trùng và nhện

1.8. Sự kháng thuốc của nhóm côn trùng ăn mồi và ký sinh. Triển vọng ứng dụng trong IPM

Chương 2: Sự kháng thuốc trừ nấm

2.1. Các nhóm thuốc trừ nấm và cách tác động

2.2. Cơ chế của sự kháng thuốc

2.2.1. Thuốc trừ nấm thông thường và thuốc trừ nấm lưu dẫn

2.2.2. Thuốc kháng sinh

2.2.3.Thuốc trừ nấm tổng hợp hữu cơ

2.3. Sự thiết lập các quần thể nấm kháng thuốc trong tự nhiên

2.4. Chiến lược ngăn ngừa và quản lý sự bộc phát tính kháng thuốc của các loại nấm gây bệnh trên cây trồng

Chương 3: Sự kháng thuốc trừ cỏ

3.1. Các nhóm thuốc trừ cỏ và cách tác động

3.2. Sự kháng thuốc trừ cỏ và cơ chế kháng của các nhóm thuốc trừ cỏ phổ biến

3.3. Cơ chế của sự kháng chéo và đa kháng

3.4. Sự thiết lập các quần thể cỏ kháng thuốc trong tự nhiên

3.5. Chiến lược quản lý sự bộc phát tính kháng thuốc trừ cỏ.

3.6. Quản lý tổng hợp cỏ

3.7. Cây trồng kháng thuốc trừ cỏ

Chương 4: Chiến lược quản lý dịch hại

4.1. Chiến lược qủan lý cỏ dại

4.1.1. Hợp chất trừ cỏ tổng hợp

4.1.2. Dạng thuốc và bao bì

4.1.3. Quản lý sự bộc phát tính kháng thuốc (WRH)

4.1.4. Cây trồng kháng thuốc trừ cỏ ( HRC s)

4.1.5.Allelopathy và Allelopathic

4.1.6.Quản lý tổng hợp cỏ dại

4.1.7.Phòng trị sinh học cỏ dại

4.1.8. Một số biện pháp khác để phòng trị cỏ dại

4.1.9. Công nghệ sinh học

4.2. Chiến lược quản lý bệnh cây trồng

4.2.1. Thuốc có cách tác động mới

4.2.2. Dạng thuốc, bao bì

4.2.3. Dịch vụ để chẩn đoán nhanh ... dự tính dự báo.. ..

4.2.4. Vấn đề quản lý sự bộc phát tính khángh thuốc

4.2.5. Kỹ thuật mới : chế phẩm sinh học, kích kháng, và những hợp chất tự nhiên khác.... công nghệ sinh học..

4.2.6. Những biện pháp khác

4.3. Chiến lược quản lý côn trùng

4.3.1. Vai trò của thuốc trừ sâu hóa học tổng hợp trong sự phát triển nông nghiệp

4.3.2. Thuốc trừ sâu và môi trường

4.3.3. Vai trò của các nhóm thuốc trừ sâu hiện có (ưu điểm và tồn tại)

4.3.4. Kiểm dịch ngăn ngừa sự xâm nhập của dịch hại mới

4.3.5. Quản lý sự bộc phát tính kháng

4.3.6 IPM

4.3.7. Thuốc trừ sâu an toàn

4.3.8. Phòng trừ sinh học

4.3.9. Cây trồng kháng côn trùng

4.3.10. Công nghệ sinh học


YÊU CẦU VÀ ĐÒI HỎI CỦA MÔN HỌC
Yêu cầu sinh viên cần nắm: cơ chế của sự kháng thuốc trừ sâu, thuốc trừ nhện, thuốc trừ nấm và thuốc trừ cỏ từ đó đưa ra được chiến lược quản lý các loại dịch hại có hiệu quả và bền vững và có thể ứng dụng trong nghiên cứu ở ĐBSCL.


PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ MÔN HỌC

- Seminar 40%,

- Thi cuối môn 60%.
KẾ HOẠCH TƯ VẤN MÔN HỌC

Học viên phải tham dự lý thuyết thường xuyên để có thể tiếp thu kiến thức tốt. Ngoài ra học viên có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu trong thư viện, trong đĩa CD và trên internet. Học viên có thể thảo luận với giảng viên qua email hoặc gặp trực tiếp để giải quyết khó khăn trong quá trình học môn học nầy. Học viên sẽ có bài thuyết trình theo chủ đề lựa chọn, thảo luận nhóm và viết báo cáo thuyết trình trước lớp.


TRANG THIẾT BỊ CẦN THIẾT CHO VIỆC DẠY VÀ HỌC MÔN HỌC

Máy chiếu overhead và LCD (Khoa Nông Nghiệp và Sinh học Ứng dụng) dùng để giảng dạy lý thuyết.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Altieri M. A., 1993. Crop protection strategies for subsistence farmer by, Westview Press Inc., USA, 172pp.

[2] Altman J., 1993. Pesticides interactions in crop production CRC Press, London, England, 565 pp .

[3] Barbosa P., 1990. Insect outbreaks, Jack C. Schultz

[4] Brent K.J. , R.K.Atkin,1987. Rational of pesticide use. Cambridge University Press, Great Britain, 345 pp.

[5] Brent K.J. 1993, Fungicide resistance in crops- Its practical significance and management. In “Rational of pesticide use. Cambridge University Press, Great Britain, p:138-150.

[6] Dan Hess F. 1993. Herbicide effects on plant structure, physiology and biochemistry. In “Pesticide interactions in crop production by Jack Altman , p:13-34.

[7] Dennis S.Hill, 1990. Agricultural of insect pest of the tropics and their control Golfrey C.R.A., 1995. Agrochemical from natural products, 232 pp, Marcel Dekker Inc., New York, USA.

[8] Fred W. Slife. 1986.In “Pesticide resistance:strategies and tactics for management”, National academies press, Washington D.C., 327-334

[9] Greaves J. H.,1986. Managing resistance to rodenticides. In “Pesticide resistance:strategies and tactics for management”, National academies press, Washington D.C., 236-243

[10] Haskell P.T., 1985, Pesticide application: principles and practice Clarendon Press, Oxford, U.K. , 449pp.

[11] Hayes W. J., Edward R. Laws, 1991. Handbook of pesticide toxicology Academic Press Inc. , San Diego, California, Vol 1 and Vol 2, 1578 pp.

[12] Joseph A.M. Holtrim, Lewis publishers , 1990. Herbicide resistance , CRC Press Inc.,USA, 335 pp.

[13] Johannes Keiding, 1986.In “Pesticide resistance:strategies and tactics for management , National academies press, Washington D.C., 279-297

[14] Kupatt Charles C., Albert B. Bassi, Jr and Don V.Allemann, 1993. Future methods for controlling weeds, plant diseases and insects. In “ Pesticide interactions in crop production by Jack Altman, p:534-564

[15] Hodgson E. and Ronald J.Kuhr, 1990, Safer insecticides: Development and use , Marcel Dekker Inc., New York, USA, 580pp.

[16] Melcalf Robert L. and William H.Luckmann, 1994, Introduction to insect pest management John Wiley and Sons Inc., USA., 650pp.

[17] Mink A.K., P. Gruys, 1980. Integrated control of insect pests in the Netherlands. Wageningen, Centre for agricultural publishing and documentation The Netherlands, 304pp.

[18] Richard T. Roush and Brian A. Croft, 1986.In “Pesticide resistance:strategies and tactics for management , National academies press, Washington D.C., 257-270.

[19] Wolfe M.S. and J.A. Barrett, 1986, In “Pesticide resistance:strategies and tactics for management , National academies press, Washington D.C., 245-256

[20] The future role of pesticides in US agriculture, 2003. National academies of Sciences, Washington D.C., 300p.

[21] Predicting invasions of nonindigenous plants and plant pests, 2003.National academies of Sciences, Washington D.C.,175p.

[22] National academies of Sciences, Washington D.C., 2003. Genetically modified

ÐỀ CƯƠNG CHI TIẾT MÔN HỌC

VIỄN THÁM VÀ HỆ THỐNG THÔNG TIN ÐỊA LÝ“



(REMOTE SENSING AND GEOGRAPHIC INFORMATION SYSTEM)

Mã số: BVVT517

Số đvht: 2 (1, 1)

Giảng viên môn học: PGS. Lê Quang Trí

Bộ môn phụ trách: Khoa học đất& Quản lý đất đai,

Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Đại học Cần Thơ


MÔ TẢ MÔN HỌC

Nội dung chương trình của học phần Viễn thám và GIS biên soạn cho cao học ngành Bảo vệt thực vật với nội dung cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản, nguyên lý, và các đặc điểm của ảnh viễn thám và các hệ thống chụp ảnh viễn thám, cùng với các phương pháp xử lý ảnh viễn thám và phương pháp xử lý ảnh số kết hợp với các khả năng của hệ thống thông tin địa lý và thống kê địa lý.

Với những kiến thức được trang bị trên, sẽ được vận dụng để xử lý, giải đoán các ảnh viễn thám và xử lý các bài toán ứng dụng của GIS trong nông nghiệp nghiệp, đặc biệt chú trọng trong bảo vệ thực vật. Trong phần thực tập, học viên cũng sẽ được trực tiếp xử lý và giải đoán các loại ảnh viễn thám và phương pháp xử lý ảnh số trên máy tính để xử lý và giải đoán cho các ứng dụng cụ thể như đánh giá hiện trạng dịch hại cây trồng, theo dõi đánh giá diễn biến các loại dịch hại, quản lý đánh giá hiện trạng sử dụng đất. Ðặc biệt trong phần ứng dụng cũng sẽ liên hệ cụ thể với điều kiện của vùng Ðồng Bằng Sông Cửu Long để đánh giá, theo dõi và cảnh báo sự phát triển của các loại dịch hại cây trồng phổ biến.

Vì đây là môn học đòi hỏi học viên phải có đầy đủ các kiến thức về cơ bản, cũng như chuyên ngành, đồng thời phải có kiến thức và khả năng tin học, để học viên có thể vận dụng toàn bộ các kiến thức đã học một cách có hiệu quả vào môn học này. Chính vì thế môn học được sắp vào cuối của chương trình học khi học viên đã được trang bị đầy đủ các kiến thức cơ bản và chuyên ngành.


MỤC TIÊU MÔN HỌC

- Giúp cho học viên nắm được các đặc điểm, nguyên lý và các khả năng của công nghệ Viễn thám, GIS, và thống kê địa lý.

- Giúp cho học viên nắm được nguyên lý các phương pháp, kỹ thuật xử lý ảnh viễn thám, bản đồ số, giải đáp các bài toán nhiều dạng khác nhau, đặc biệt ứng dụng trong bảo vệ thực vật.

- Giúp cho học viên đánh giá được vai trò, và hiệu quả của việc sử dụng công nghệ GIS, thống kê địa lý và viễn thám trong các lãnh vực, đặc biệt trong bão vệ thực vật

- Yêu cầu của môn học là sinh viên nắm vững về các đặc điểm, nguyên lý của công nghệ Viễn thám, GIS, và thống kê địa lý đặc biệt nguyên lý và phương pháp xử lý, giải đáp các bài toán dựa trên ảnh viễn thám và bản đồ số được ứng dụng trong nông nghiệp, đặc biệt trong bảo vệ thực vật.
NỘI DUNG CHI TIẾT MÔN HỌC

Phần I: Giới thiệu các kiến thức cơ bản vẽ ảnh viễn thám.

Phần II: Giới thiệu các hệ thống chụp ảnh viễn thám hiện nay.

Phần III: Các đặc điểm và cấu trúc cơ sở dử liệu của Hệ thống thông tin địa lý

Phần IV: Các nguyên lý, khả năng xử lý và quản lý cơ sở dử liệu của hệ thống thông tin địa lý ứng dụng trong Bảo vệ thực vật.

Phần V: Các nguyên lý về thồng kê địa lý (Geostatistic) ứng dụng trong Bảo Vệ Thực Vật.

Phần VI: Các phương pháp xử lý thông tin ảnh viễn thám ứng dụng trong Bảo vệ thực vật.

Phần VII: Các phương pháp xử lý ứng dụng GIS và thống kê địa lý trong bảo vệ thực vật.


YÊU CẦU VÀ ĐÒI HỎI CỦA MÔN HỌC

- Học viên phải hiểu trước cơ bản về thống kê, tin học.

- Học viên phải có chuyên ngành về bảo vệ thực vật
PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ MÔN HỌC

- Trắc nghiệm và xử lý các bài toán thực tế


KẾ HOẠCH TƯ VẤN MÔN HỌC

- Giảng dạy lý thuyết, kết hợp giải quyết xử lý các bài tập tình huống về ứng dụng GIS, viễn thám, thống kê địa lý trong bão vệ thực vật.



TRANG THIẾT BỊ CẦN THIẾT CHO VIỆC DẠY VÀ HỌC MÔN HỌC

Máy chiếu overhead và LCD (Khoa Nông Nghiệp và Sinh học Ứng dụng) dùng để giảng dạy lý thuyết.

- Steroscope

- Ảnh hàng không, ảnh đa phổ SPOT, ảnh Radar ERS

- Máy vi tính PIII, bộ nhớ trong tối thiểu 32 MB, tốc độ xử lý tối thiểu 500 MHZ, dung lượng ổ đĩa cứng tối thiểu 500 MB

- Máy in màu HP

- Phần mềm ERDAS, IDRISIW, SURFER, GS+, photoshop, Excel, Word.

- Transparency, Viết

- Mực in trăng đen, màu

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] D.R. Green, D. Rix, and J. Cadoux Hudson (eds). 1994. Geographic Information. The source book for GIS. Association for geographic information AGI. Taylor & Francis. 539 pp.

[2] David J. Maguire, Michael F Goodchild, and David W Rhind (eds). 1991. Geographic information systems : Principles and application. Volume 1 : Principle. Longman sciencetific & technical. John Wiley & Sons, Inc. Newyork. USA.

[3] J. Ronald Eastman. 1997. Idrisi for windows manual. Version 2.0. Clark labs for cartographic technology and geographuic analysis. Clark University. Worcester, MA. USA.

[4] Keith R McCloy. 1995. Resource management information systems : Process and practice. Taylor & Francis. 404 pp.

[5] M.A. Mulders and G.G. Epema (eds). 1992. Application of multispectral and multitemporal remote sensing in land cover and soil maping of tropical and temperate zones. Department of soil science and geology. Wageningen Agricultural University. The Netherlands.

[6] Mohan Sundara Rajan. 1991. Remote sensing and geographic information system. Asian Development Bank. Environmental paper 9/ Manila. Philippines. 199 pp.

[7] Nguyễn Ngọc Thạch, Nguyễn Ðinh Hòe, và CTV. 1997. Viễn Thám trong nghiên cứu tài nguyên và môi trường. NHÀ XUấT BảN Khoa Học và kỹ thuật. Hà nội. 214 trang.

[8] Nguyễn thê Thận - Nguyễn thạc Dũng. 1999. Trắc địa và bản đồ kỹ thuật số trong xây dựng. Nhà xuất bản Giáo dục.

[9] Phạm Trọng Mạnh, Phạm Vịnh Thành. 1999. Cơ sở hệ thống thông tin địa lý. Trường Ðại Học Kiến Trúc Hà Nội. Nhà Xuất Bản Xây Dựng. Hà Nội. 169 trang

[10] Thomas M. Lillesand, and Ralph W. Kiefer. 1994. Remote sensing and image interpretation. Third edition. John Wiley & Sons, Inc. Printed in USA. 737 pp.

[11] Trung tâm công nghệ thông tin. 1996. Tập bài giảng - Một số khái niệm cơ bản về GIS. Trường Ðại học mỏ và địa chất. Hà nội.

[12] Võ Quang Minh. 1998. Bài giảng môn học Hệ thống thông tin địa lý. Khoa Nông nghiệp. Ðại học Cần thơ.


ÐỀ CƯƠNG CHI TIẾT MÔN HỌC

GIỐNG CÂY KHÁNG CÔN TRÙNG”



(HOST PLANT RESISTANCE TO INSECTS)

Mã số: BVKC518

Số đvht: 2 (1,5;0,5)

Giảng viên môn học: PGS.TS. Nguyễn Văn Huỳnh

Bộ môn phụ trách: Bảo vệ Thực vật, Khoa Nông nghiệp và

Sinh học Ứng dụng, Đại học Cần Thơ



MÔ TẢ MÔN HỌC

Chuyên sâu về một lãnh vực của phòng trừ sâu hại mà ít phải dùng thuốc trừ sâu, bằng cách sử dụng khả năng tự tồn của cây trồng. Do đó, học viên phải học qua về đặc tính sinh học, sinh thái, cách gây hại của côn trùng và biện pháp phòng trừ tổng hợp.


MỤC TIÊU MÔN HỌC

Trang bị kiến thức về khả năng kháng côn trùng của giống cây trồng.

Vai trò của việc sử dụng giống kháng côn trùng trong quy trình phòng trừ tổng hợp IPM.

Có khả năng lai tạo và tuyển chọn giống cây kháng côn trùng, đặc biệt là về giống lúa kháng rầy nâu.

Môn học cao cấp của chuyên ngành côn trùng học, chưa được giảng dạy ở đại học. Do đó sinh viên bắt buộc phải học qua các môn Côn Trùng Học Nông Nghiệp, Di Truyền và Chọn Giống Cây Trồng, Sinh lý và Sinh thái Côn trùng.
NỘI DUNG CHI TIẾT MÔN HỌC

Bài giảng và thực tập

Chương 1. Sự đa dạng của cây trồng và côn trùng

Giới thiệu sự đa dạng của thực vật và côn trùng trong các hệ sinh thái trên toàn cầu.

Tài liệu tham khảo: Tài liệu 1, tài liệu 3.

Chương 2. Độc tố (allellochemicals) của cây trồng kháng côn trùng

a. Tính chất, họat động và việc tổng hợp.

b. Khả năng khống chế độc tố của côn trùng: tránh né, phân hủy.

Tài liệu tham khảo: Tài liệu 2, tài liệu 3.



Chương 3. Việc chọn lựa ký chủ của côn trùng

a. Các giả thuyết phổ biến.

b. Hệ thống thăm dò của côn trùng.

c. Quá trình sinh thái, tâm lý và sinh lý.

Tài liệu tham khảo: Tài liệu 1, tài liệu 2.

Chương 4. Cơ chế của tính kháng côn trùng

a. Không ưa thích

b. Kháng sinh

c. Chịu đựng hay phục hồi.

Tài liệu tham khảo: Tài liệu 2, tài liệu 3

Chương 5. Di truyền của tính kháng và tuyển chọn giống cây kháng côn trùng

a. Đặc diểm di truyền của tính kháng.

b. Phân lọai tính kháng.

c. Nuôi côn trùng.

d. Tuyển chọn trong nhà lưới và ngòai đồng.

e. Đánh giá.

Tài liệu tham khảo: Tài liệu 2, tài liệu 3.

Chương 6. Lai tạo giống cây kháng côn trùng

a. Phương pháp cổ điển và thông dụng.

b. Phương pháp hiện đại bằng công nghệ gen.

Tài liệu tham khảo: Tài liệu 1, tài liệu 2



Chương 7. Ứng dụng: Trường hợp Giống lúa kháng rầy nâu

Quy trình gồm có: chọn giống lúa để thanh lọc, nuôi rầy nâu, cách thử nghiệm, theo dõi và ghi nhận kết quả.

Tài liệu tham khảo: Tài liệu 1.

Báo cáo Seminar: Sinh viên chọn đề tài là các chuyên đề do giảng viên cung cấp để bổ sung kiến thức cơ bản học được:

1. Cây trồng và tính đa dạng của côn trùng.

2. Tác nhân ảnh hưởng đến tính kháng.

2.1. Vô sinh như pH, nhiệt độ, ánh sáng.

2.2. Hữu sinh: về phía cây trồng, côn trùng và biotype.

3. Sử dụng giống kháng trong quy trình phòng trừ tổng hợp IPM.

4. Tuyển chọn giống lúa kháng sâu đục thân.
YÊU CẦU VÀ ĐÒI HỎI CỦA MÔN HỌC

Học viên tự chọn đề tài và thuyết trình một seminar. Học viên thực hiện 2 thí nghiệm, 1 về trắc nghiệm giống kháng và 1 về lai tạo giống và viết báo cáo khoa học. Học viên cần biết được vai trò của các độc chất trong cây và tác động của nó trong việc kháng côn trùng của cây trồng; khả năng thăm dò cây ký chủ để đẻ trứng và phát triển của ấu trùng; khả năng di truyền của tính kháng và từ đó thực hành được thí nghiệm chọn giống cây kháng côn trùng; học viên hiểu và thực hành được các phương pháp lai tạo cơ bản, tham quan các phương pháp lai tạo hiệu đại; thực tập phương pháp tuyển chọn giống lúa kháng rầy nâu như một điển hình phổ biến, có thể thực hiện trong nhà lưới và cả ngoài đồng. Từ đó học viên có thể ứng dụng vào việc chọn giống cây kháng côn trùng và dự đoán khả năng của côn trùng sẽ kháng lại giống.


PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ MÔN HỌC

- Điểm thi lý thuyết: 50%

- Seminar: 30%

- Thực tập: 20%.


KẾ HOẠCH TƯ VẤN MÔN HỌC

Học viên phải tham dự lý thuyết thường xuyên để có thể tiếp thu kiến thức tốt. Ngoài các bài giảng và tài liệu tham khảo đã được giới thiệu, học viên có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu trong thư viện, trong đĩa CD và trên internet. Học viên có thể thảo luận với giảng viên qua email hoặc gặp trực tiếp để giải quyết khó khăn trong quá trình học môn học nầy.


TRANG THIẾT BỊ CẦN THIẾT CHO VIỆC DẠY VÀ HỌC MÔN HỌC

Máy chiếu overhead và LCD (Khoa Nông Nghiệp và Sinh học Ứng dụng) dùng để giảng dạy lý thuyết.

Phòng nuôi côn trùng (insectary)

Nhà lưới (Greenhouse)

Ruộng thí nghiệm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Heinrichs, E. A.; F. G. Madrano và H. R. Rapusas. 1985. Genetic evaluation for insect resistance in rice. International Rice Research Institute, Philippines. 356 tr. Nơi tham khảo: (1) Nguyễn Văn Hùynh, (2) Thư Viện ĐHCT

[2] Painter, R. H. 1951. Insect resistance in crop plants. The MacMillan Co., New York. 520 tr. Nơi tham khảo: Thư Viện ĐHCT

[3] Panda, N. và G. S. Khush. Host plant resistance to insects. 1995. International Rice Research Institute và CAB International. 431 tr. Nơi tham khảo: Thư Viện ĐHCT



ÐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

SỰ KHÁNG BỆNH TRÊN CÂY TRỒNG”



(DISEASE RESISTANCE)

Mã số: BVKB 519

Số đvht: 2 (1,5; 0,5)

Giảng viên môn học: TS. Trần Thị Thu Thủy, TS. Lê Thị Cẩm Loan.

Bộ môn phụ trách: Bộ môn Bảo Vệ Thực vật, Khoa Nông nghiệp và

Sinh học Ứng dụng, Đại học Cần Thơ.


MÔ TẢ MÔN HỌC

Môn học chưa được giảng dạy ở bậc đại học. Nội dung môn học nầy nhằm trang bị kiến thức cơ bản về di truyền trong tính kháng bệnh, sự tương tác giữa cây trồng và mầm bệnh trên khía cạnh mô học và sinh hoá, cơ chế của sự kích thích tính kháng bệnh trên cây trồng và cơ chế kháng bệnh trên khía cạnh mô học và sinh hóa.

Môn học nầy giữ vai trò quan trong trong toàn bộ chương trình, nhằm trang bị kiến thức rất cơ bản về cơ chế kháng bệnh để giúp cho học viên có thể hiểu sâu hơn khi học các môn học khác như quản lý dịch bệnh cây trồng.
MỤC TIÊU CỦA MÔN HỌC

Môn học nhằm trang bị cho học viên một số kiến thức mới về cơ chế kháng bệnh của cây trồng trên khía cạnh mô học, sinh hoá và phân tử.


NỘI DUNG CHI TIẾT MÔN HỌC

Chương 1: Mở đầu (2 tiết lý thuyết)

1.1. Thế nào là tính kháng bệnh trên cây trồng

1.2. Ý nghĩa của tính kháng bệnh trên cây trồng

Chương 2: Các hình thức kháng bệnh trên cây trồng (3 tiết lý thuyết)

2.1. Kháng bệnh chủ động

2.2. Kháng bệnh thụ động.

Chương 3: Cơ sở di truyền của tính kháng bệnh trên cây trồng (3 tiết lý thuyết)

3.1. Tính kháng bệnh được điều khiển bởi gen

3.2. Tính kháng bệnh được điều khiển bởi các yếu tố khác.

Chương 4: Phản ứng của cây trồng đối với mầm bệnh (3 tiết lý thuyết và 3 tiết thực hành)

4.1. Phản ứng siêu nhạy cảm trong tính kháng bệnh trên cây trồng

4.2. Phản ứng oxy hoá khử (Oxidative burnst)

4.3. Vai trò của các chất trung gian liên quan đến phản ứng siêu nhạy cảm



Chương 5: Sự tương tác giữa cây trồng và mầm bệnh trên khía cạnh mô học (3 tiết lý thuyết và 5 tiết thực hành)

5.1. Sự phát sáng của tế bào dưới kính hiển vi huỳnh quang.

5.2. Các hợp chất được tổng hợp trong cây trong trường hợp giống kháng bệnh và giống nhiễm bệnh.

5.3. Các hợp chất được tổng hợp trong cây trong trường hợp có kích thích tính kháng và không có kích thích tính kháng bệnh.



Chương 6: Sự tương tác giữa cây trồng và mầm bệnh trên khía cạnh sinh hoá (2 tiết lý thuyết và 4 tiết thực hành)

6.1. Các loại enzym do mầm bệnh và cây trồng tiết ra

6.2. Các protein liên quan đến tính gây bệnh của mầm bệnh (PR proteins)

Chương 7: Sự tương tác giữa cây trồng và mầm bệnh trên khía cạnh phân tử (3 tiết lý thuyết và 4 tiết thực hành)

7.1. Thuyết gene đối gene

7.2. Sự dẫn truyền tín hiệu trong cơ chế kháng bệnh trên cây trồng

Chương 8: Sự kích thích tính kháng bệnh trên cây trồng (Induced resistance) (3 tiết lý thuyết và 4 tiết thực hành)

8.1. Khái niệm về kích kháng

8.2. Các tác nhân kích kháng

8.3. Cơ sở di truyền của hiện tượng kích kháng

8.4. Thành tựu nghiên cứu kích kháng đối với bệnh do nấm, vi khuẩn và siêu vi khuẩn (Case study)
YÊU CẦU VÀ ĐÒI HỎI CỦA MÔN HỌC

Yêu cầu học viên cần phải có kiến thức nền về Di truyền học, Giải phẩu thực vật, Sinh lý Thực vật và Sinh hóa. Mỗi sinh viên sẽ được phân công 1 chuyên đề để viết báo cáo và trình bày trước lớp.

Môn học đòi hỏi sinh viên phải hiểu thật rõ ràng về cơ chế để có thể đọc và hiểu được những thông tin trên thế giới một cách dễ dàng, Từ đó giúp sinh viên có thể tự đề ra hướng nghiên cứu hoặc đề ra chiến lược quản lý bệnh hại đạt hiệu quả cao và bền vững. 
PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ MÔN HỌC

Thực hành môn học là điều kiện. Môn học sẽ được đánh gía dựa trên 2 cột điểm sau đây:

Seminar chiếm 40% tổng số điểm

Thi cuối môn chiếm 60% tổng số điểm



KẾ HOẠCH TƯ VẤN MÔN HỌC

Để có thể hiểu rõ môn học, học viên cần phải đọc thêm nhiều tài tài liệu được liệt kê sau đây. Học viên có thể thảo luận qua mail, điện thoại hoặc gặp trực tiếp.


TRANG THIẾT BỊ CẦN CHO VIỆC DẠY VÀ HỌC MÔN HỌC

Máy chiếu overhead và LCD cần cho giảng dạy lý thuyết. Máy PCR, kính hiển vi huỳnh quang, kính hiển vi thường và kính hiển vi điện tử nổi dùng để giảng dạy thực hành.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Agrios, G. N. 1988. Plant Pathology, Third Ed.

[2] Crute, I. R.; Holub, E. B. & Burdon, J. J. 1997. The Gene -for- Gene Relationship in Plant - Parasite Interactions. CABI, 427 pp.

[3] Giffin, D. H. 1994. Fungal Physiology. Second Ed. 458 pp.

[4] Goodman, R. N. & Novacky, A. J. 1994. The Hypersensitive Reaction in Plants to Pathogens A Resistance Phenomenon. The American phytopathological Society, 244 pp.

[5] Hammerschmidt, R. & Kúc, J. 1995. Induced Resistance to Disease in Plants. Kluwer Ecademic Publishers, 182 pp.

[6] Hartleb, H.; Heitefuss, R.; Hoppe,H. H. 1997. Resistance of Crop Plants against Fungi. Gustav Fischer Verlag Jena, pp.

[7] Kohmoto, K.; Singh, U. S. & Singh, R. P. 1995. Pathogenesis and Host Specificity in Plant Diseases - Histological, Biochemical, Genetic and Molecular Bases. Volume II. Eukaryotes. 407 pp.

[8] Lea, P. J. & Leegood, R. C. 1999. Plant Biochemistry and Molecular Biology. Second Ed. 364 pp.

[9] Mills, D.; Kunoh, H.; Keen, N. T. & Mayama, S. 1996. Molecular Aspects of Pathogenicity and Resistance: Requirement for Signal Transduction. APS press, St Paul, Minnesota, 294 pp.

[10] Nicole, M.; Gianinazzi - Pearson, V. 1996. Histology, Ultrastructure and Molecular Cytology of plant - Microorganism Interactions. Kluwer Academic Publishers. 261 pp.


tải về 0.66 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương