4. 1 Chương trình khung đào tạo thạc sĩ



tải về 0.66 Mb.
trang2/6
Chuyển đổi dữ liệu12.09.2017
Kích0.66 Mb.
#33234
1   2   3   4   5   6

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Belcher, J.C. and J.M. Jacobsen,1992. From idea to funded project - Grant proposals that work. Oryx Press.

[2] Caude R. Et. Moles A., 1964. Méthodologie vers une science de l’acation, Gauthier-Villars Eïditeur. Paris.

[3] Lê Tử Hành, 1993. Logic học và phương pháp nghiên cứu khoa học. Nhà xuất bản trẻ Tp. HCM.



ÐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

CÔNG NGHỆ SINH HỌC TRONG BẢO VỆ THỰC VẬT”



(BIOTECHNOLOGY IN PLANT PROTECTION)

Mã số: BVCN504

Số đvht: 3 (2;1)

Giảng viên môn học:TS. Trần Thị Cúc Hòa,

TS. Lê Đình Đôn, TS. Phạm Trung Nghĩa, TS.Lê Thị Kính

Bộ môn phụ trách: Viện nghiên cứu lúa đồng bằng sông Cửu Long


MÔ TẢ MÔN HỌC

Một phần trong nội dung môn học nầy cũng được giảng dạy ở bậc đại học nhưng với những khái niệm về công nghệ sinh học và những kiến thức cơ bản về công nghệ sinh học. Phần kiến thức được cung cấp trong môn học nầy có tính cách chuyên sâu hơn và có tính ứng dụng hơn như sử dụng công nghệ sinh học trong việc xác định sự biến động trong quần thể vi sinh vật, ứng dụng công nghệ sinh học trong việc tuyển chọn những dòng vi sinh vật có khả năng đối kháng cao với vi sinh vật gây bệnh cây trồng và làm tăng tính độc của vi sinh vật đối kháng. Các kỹ thuật chuyển gene và cloning cũng được giới thiệu và thực hành.

Môn học nầy đóng vai trò quan trọng trong chương trình đào tạo nhờ vào việc cung cấp những thông tin mới trong lĩnh vực công nghệ sinh học và giúp học viên có thể từng bước đi vào lĩnh vực công nghệ sinh học. Rất cần thiết và hổ trợ cho môn học phòng trừ sinh học dịch hại trên cây trồng.
MỤC TIÊU MÔN HỌC

- Cung cấp kiến thức cơ bản về cấu trúc và chức năng phân tử DNA

- Phương pháp chuyển nạp gene

- Thành tựu công nghệ sinh học trong Bảo vệ Thực vật.


NỘI DUNG CHI TIẾT MÔN HỌC

Chương 1. Mở đầu

- Cấu trúc gen

- Lịch sử phát triển lĩnh vực công nghệ sinh học.

Chương 2: Các phương pháp công nghệ sinh học đã được sử dụng nghiên cứu trong lĩnh vực Bảo vệ thực vật

- Các phương pháp công nghệ sinh học được sử dụng trong lĩnh vực bệnh cây

- Các phương pháp công nghệ sinh học được sử dụng trong lĩnh vực côn trùng.

Chương 3: Những vectơ thông dụng trong kỹ thuật di truyền

Chương 4: Genome học (genomics) và phân tích genome (genome analysis)

- Những marker di truyền (genetic markers): RFLP và markers trên cơ sở PCR

- Phân tích liên kết gene và marker (linkage analysis)

- Sắp xếp thứ tự của gene (gene ordering)

- Phân tích đa điểm (multipoint analysis)

- Phân tích bản đồ di truyền (genetic mapping)

- Phân tích bản đồ di truyền số lượng (QLT mapping)

- Thông tin học về genome (genome informatics)

- Phân tích chuỗi ký tự DNA (DNA sequence analysis)

- Genome học về chức năng (functional genomics)



Chương 5: Sự biểu hiện gene (gene expression)

Chương 6: Sự dẫn truyền tín hiệu (signal transduction)

Chương 7: Kỹ thuật nhân bản vô tính (cloning)

- Phương pháp cloning

- Thư viện DNA (DNA library) của genome và của cDNA

- Kỹ thuật :"chromosome walking", tạo ra các "contiq", và bản đồ vật lý



Chương 8: Xác định gene kháng sâu bệnh

- Xác định gene kháng sâu

- Xác định gene kháng bệnh 

Chương 9: Chuyển nạp gen kháng sâu bệnh (gene transformation)

- Chuyển nạp gen gián tiếp thông qua Agrobacterium

- Chuyển nạp gen trực tiếp (PEG, mở lỗ bằng điện, vi tiêm, bắn gen)

- Promoter, vectơ, hệ thống reporter

- Xét nghiệm sự thể hiện gen (Southern, Northern, Westhern)

- Ứng dụng chuyển nạp gen trong cải tiến giống cây trồng

- Hiệu ứng im lặng của gen (gene silencing)

- An toàn sinh học và vấn đề GMO



Thực hành

1. Bài tập về cDNA. phân lập các chuỗi mã của gen có vị trí di truyền rõ ràng nhưng chức năng chưa biết rõ, cắt DNA ở vị trí rất ít gặp, kỹ thuật "chromosome jumping"...

2. Bài tập về xác định gene construct, xác định promoter, marker chọn lọc, và hệ thống reporter.

3. Thực hành về chuyển nạp gen.


YÊU CẦU VÀ ĐÒI HỎI CỦA MÔN HỌC

Yêu cầu sinh viên cần nắm:Biết được các khái niệm về cấu trúc gen và lịch sử phát triển của ngành công nghệ sinh học; biết được các kỹ thuật công nghệ sinh học thường được sử dụng trong lĩnh vực bảo vệ Thực vật và có thể ứng dụng trong nghiên cứu ở ĐBSCL; hiểu được ý nghĩa và công dụng của vectơ trong kỹ thuật di truyền.


PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ MÔN HỌC

- Seminar 40%,

- Thi cuối môn 60%.
KẾ HOẠCH TƯ VẤN MÔN HỌC

Học viên phải tham dự lý thuyết thường xuyên để có thể tiếp thu kiến thức tốt. Ngoài ra học viên có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu trong thư viện, trong dĩa CD và trên internet. Học viên có thể thảo luận với giảng viên qua e-mail hoặc gặp trực tiếp để giải quyết khó khăn trong quá trình học môn học nầy.


TRANG THIẾT BỊ CẦN THIẾT CHO VIỆC DẠY VÀ HỌC MÔN HỌC

Máy chiếu overhead và LCD (Khoa Nông Nghiệp và Sinh học Ứng dụng) dùng để giảng dạy lý thuyết.



TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Gonick L, M Wheelis. 1991. The cartoon guide to genetics. Harper Collins Publisher, New York

[2] Griffiths AJF, JH Miller, DT Suzuki, RC Levotin, WN Gelbart. 1993. An introduction to genetic analysis. Fifth Edition, Freeman and Company, New York.

[3] Swanson CP, T Merz and WJ Young. 1981. Cytogenetics. The chromosome in division. Inheritance and Evolution. Second edition. Prentice-Hall, Englewood Cliff, NJ.

[4] Bùi Chí Bửu và Nguyễn Thị Lang. 1999. Di truyền phân tử. Quyển 1: Phân tích genome. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, TP Hồ Chí Minh.

[5] Bùi Chí Bửu và Nguyễn Thị Lang. 2000. Di truyền phân tử. Quyển 2: Chuyển nạp gen. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, TP Hồ Chí Minh.

[6] Darnell J, H Lodish, D Baltimore. 1986. Molecular cell biology. Scientific American Books, New York.

[7] Lewin B. 1997. Gene VI. Oxford University Press. Oxford.

[8] Li CC. 1995. Population Genetics. The University of Chicago Press, Chicago

[9] Weir B. 1996. Genetic Data Analysis II. Sinauer, Sunderland, MA. (thống kê sinh học ứng dụng di truyền phân tử)

[10] Mather K, JL Jink. 1982. Biometrical Methods in Quantitative Genetics. Kalyani Publishers, New Delhi, India, 318p.

[11] Bailey NTL. 1961. Introduction to the mathematical theory of genetic linkage. Oxford.

[12] Ott J. 1991. Analysis of human genetic linkage. Revised edition. The John Hopkins University Press. Baltimore.

[13] Neil M. 1987. Molecular evolutionary genetics. Columbia University Press. New York.

[14] Waterman MS. 1995. Introduction to computational biology. Chapman and Hall, London.

[15] Cook-Deegan R. 1995. The gene war: Science, Politics and Human Genome. W.W. Norton Company, New York.

[16] Shapiro R. 1992. The human blue print: The race to unlock the secrete of our genetics code. A Bantam Book/ St. Martin’s Press, New York.

[17] http://link.springer.de/alert/as-unsub.htm

[18] http://link.springer.de/link/service/journal/00122/bibs/1102004/11020463.htm

[19]http://link.springer.com/link/service/journal/00122/bibs/1102004/11020463.htm

[20] http://dx.doi.org/10.1007/s004380000422

ÐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

THỐNG KÊ SINH HỌC”



(BIO-METRICS)

Mã số: BVTK505

Số đvht: 3 (2,1)

Giảng viên môn học: TS. Đỗ Văn Xê, Đại học Cần Thơ

TS. Dương Ngọc Thành, Đại học Cần Thơ

Bộ môn phụ trách: Viện nghiên cứu và phát triển

Đồng bằng sông Cửu long, Đại học Cần Thơ.
MÔ TẢ MÔN HỌC

Thống kê học ứng dụng là môn học đóng vai trò như là một công cụ nghiên cứu khoa học, giúp học viên hiểu biết cả về phương diện lý thuyết lẫn thực hành về phương pháp lấy mẫu, bố trí thí nghiệm, thu thập số liệu, phân tích số liệu và lý giải kết quả nghiên cứu. Ngoài ra còn giúp học viên định hướng nghiên cứu và dự tính, dự báo các vấn đề khoa học một cách đúng đắn và hợp lý nhất. Môn thống kê phép thí nghiệm học viên đã được học ở đại học về phân tích tương quan và hồi qui, thiết lập các phương trình hồi qui đơn giản thường gặp và ứng dụng các phần mềm Excel, SPSS, MINITAB, SAS, IRRISTAT để xử lý số liệu nghiên cứu. Phần kiến thức được trang bị trong môn học nầy sẽ giúp sinh viên hiểu sâu hơn về các phương pháp phân tích, giải thích các số liệu khoa học đầy đủ hơn. Môn học được giảng dạy theo phương pháp lý thuyết xen kẻ với thực hành trên máy vi tính và làm các bài thực tập ứng dụng sau từng chương của môn học. Sau khi kết thúc môn học, học viên phải nộp tiểu luận theo yêu cầu của giáo viên.

Môn học nầy sẽ giúp sinh viên biết cách bố trí thí nghiệm, phân tích dữ liệu và giải thích số liệu khoa học thật chính xác khi thực hiện luận văn tốt nghiệp.
MỤC TIÊU CỦA MÔN HỌC

Môn học sẽ trang bị kiến thức về phương pháp bố trí thí nghiệm và phân tích dữ liệu và giải thích số liệu một cách khoa học và đúng đắn nhờ vậy sẽ giúp học viên thành thạo về phương pháp lấy mẫu, bố trí thí nghiệm, thu thập số liệu, phân tích số liệu và lý giải thích kết quả phân tích.


NỘI DUNG CHI TIẾT MÔN HỌC

Chương 1: Một số kiến thức và thuật ngữ căn bản trong thống kê (2 tiết lý thuyết, 2 tiết thực hành)

1.1. Giới thiệu tổng quát về môn học

1.2. Các thuật ngữ căn bản trong thống kê

1.3. Công dụng các thuật ngữ căn bản trong thống kê



Chương 2: Các đại lượng thống kê (2 lý thuyết, 2 thực hành)

2.1. Các đại lượng dùng trong thống kê

2.2. Ý nghĩa của các đại lượng dùng trong thống kê sinh học

Chương 3. Các phân phối trong thống kê học (5 tiết lý thuyết, 4 tiết thực hành)

3.1. Phân phối chuẩn

3.2. Phân phối 2 (Chi bình phương)

3.3. Phân phối t

3.4. Phân phối F

3.5. Phân phối nhị thức



Chương 4. Nguyên lý so sánh trung bình nghiệm thức, kiểm định giá thuyết (5 tiết lý thuyết, 4 tiết thực hành)

4.1. Các loại trung bình nghiệm thức

4.2. Phương pháp kiểm định t

4.3. Phương pháp kiểm định F

4.4. Phương pháp kiểm định 2

Chương 5: phương pháp nghiên cứu và thu thập số liệu (2 tiết lý thuyết, 3 tiết thực hành)

5.1. Các phương pháp thu thập dữ liệu.

5.2. Phương pháp nghiên cứu trong thống kê sinh học.

Chương 6. Phương pháp bố trí thí nghiệm trực giao (5 tiết lý thuyết, 5 tiết thực hành)

6.1. Bố trí thí nghiệm 1 nhân tố: bao gồm các loại bố trí như bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên, bố trí khối hoàn toàn ngẫu nhiên và bố trí hình vuông latin.

6.2. Bố trí thí nghiệm nhiều nhân tố: bao gồm các loại bố trí như bố trí thừa số nhiều nhân tố hoàn toàn ngẫu nhiên, bố trí thừa số nhiều nhân tố khối hoàn toàn ngẫu nhiên, bố trí lô phụ, bố trí dãy phụ, bố trí lô phụ trong lô phụ và bố trí lô phụ trong dãy phụ.

Chương 7. Bố trí thí nghiệm không trực giao (5 tiết lý thuyết, 5 tiết thực hành)

7.1. Các loại bố trí thí nghiệm không trực giao.

7.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm không trực giao

7.3. Ứng dụng của từng loại bố trí thí nghiệm dùng trong thống kê sinh học.



Chương 8: Tương quan, hồi qui và phương pháp thiết lập các mô hình toán học (4 tiết lý thuyết, 5 tiết thực hành)

8.1.Ý nghĩa của các loại tương quan, hồi qui.

8.2. Phương pháp thiết lập các mô hình toán học như tuyến tính, phi tuyến/đơn yếu tố và đa yếu tố.

8.3. Ứng dụng các dạng phân tích tương quan và hồi qui trong phân tích số liệu khoa học.


YÊU CẦU VÀ ĐÒI HỎI CỦA MÔN HỌC

Yêu cầu học viên cần nắm các dạng phân phối và ứng dụng của từng loại phân phối trong phân tích dữ liệu khoa học, các dạng kiểm định giả thuyết, phương pháp so sánh các trung bình nghiệm thức, ý nghĩa và ứng dụng của từng dạng kiểm định giả thuyết trong thống kê sinh học. Ngoài ra khi học, học viên phải biết cách thu thập dữ liệu và áp dụng phương pháp nghiên cứu đúng đắn và khoa học, biết cách bố trí thí nghiệm trực giao, không trực giao và cách ứng dụng của từng loại bố trí thí nghiệm dùng trong thống kê sinh học. Để học tốt môn học, học viên phải có kiến thức nền về xác suất thống kê và toán học cao cấp (Giải tích, Ðại số tuyến tính) ở bậc đại học và sinh viên phải đi học đầy đủ các buổi lý thuyết để hiểu rõ được từng chương để có thể hiểu được các chương tiếp theo.


PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ MÔN HỌC

Môn học được đánh giá dựa trên 3 cột điểm như sau:

Bài thi lý thuyết: 40%

Bài thi thực hành trên máy tính: 20%

Tiểu luận: 40% (thu thập số liệu, phân tích, giải thích kết quả,...).
KẾ HOẠCH TƯ VẤN MÔN HỌC

Môn học nhằm cung cấp cho sinh viên các kỹ năng nhằm khai thác các tư liệu trong thư viện, trên mạng internet, trong đĩa CDROM, cũng như cách thiết lập cơ sở dử liệu cho cá nhân trong quá trình làm công tác nghiên cứu khoa học cũng như trong giảng dạy đồng thời biết phương pháp viết, bảo vệ và đánh giá đề cương nghiên cứu, bài báo khoa học và bài chuyên khảo các bước cần chuẩn bị và báo cáo trước hội nghị bài báo cáo khoa học hoặc chuyên đề khoa học.

Để có thể học tập tốt, học viên phải tham khảo nhiều tài liệu trong thư viện, trong đĩa CD và trên internet. Học viên có thể thảo luận với giảng viên qua email hoặc gặp trực tiếp cán bộ giảng dạy để giải quyết khó khăn cho học viên trong quá trình viết và trình bày báo cáo.
TRANG THIẾT BỊ CẦN CHO VIỆC DẠY VÀ HỌC MÔN HỌC

Máy vi tính có nối mạng internet và có ổ đĩa CD, máy chiếu và LCD và các phần mềm để tính thống kê.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Đinh văn Gắng. 2000. Lý thuyết xác suất và thống kê. Nhà xuất bản Giáo Dục.

[2] Dương Ngọc Thành. 1997. Thống kê phép thí nghiệm. Đại Học Cần Thơ.

[3] Dương Ngọc Thành. 2003. Phương pháp nghiên cứu khoa học. Đại Học Cần Thơ.

[4] Gomez, K.A.; Gomez, A.A. 1984. Statistical Procedures for Agricultural Research. John Wiley & Sons, New York, Singapore.

[5] Nguyễn Ngọc Kiểng. 1992. Một số phương pháp cần thiết trong nghiên cứu khoa học. Nhà xuất bản Tp. Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh.

[6] Nguyễn Ngọc Kiểng. 2000. Thống kê học ứng dụng: Các kiểu mẫu thí nghiệm. Ðại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh.

[7] Nguyễn Ngọc Kiểng. 2000. Thống kê học ứng dụng: Thiết lập các mô hình toán học. Ðại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh.

[8] Nguyễn Ngọc Kiểng.1996. Thống kê học trong nghiên cứu khoa học. Nhà xuất Bản Giáo Dục, Tp. Hồ Chí Minh.

[9] Phan thị Thanh Thủy. 1995. Thống kê phép thí nghiệm. Trường Đại Học Cần Thơ.

[10] Snedecor, G.W.; Cochran, W.G. 1989. Statistical Methods. Iowa State University Press, Ames, Iowa.

[11] Zar, J.H. 1984. Biostatistical Analysis. Prentice - Hall, Inc., Englewood Cliffs, New Jersey.



ÐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

SINH LÝ VÀ SINH THÁI CỦA NẤM:



(ECOLOGY AND PHYSIOLOGY OF FUNGI)

Mã số: BVSN 506

Số đvht: 2 (1,5; 0,5)

Giảng viên môn học: PGS.TS. Phạm Văn Kim

Bộ môn phụ trách: Bộ môn Bảo vệ Thực vật, Khoa Nông Nghiệp và

Sinh học Ứng dụng, Trường Đại Học Cần Thơ


MÔ TẢ MÔN HỌC

Nội dung môn học nầy chưa được giảng dạy ở bậc đại học. Ở bậc đại học sinh viên chỉ biết phân loại nấm một cách tổng quát dựa vào đặc điểm hình thái của nấm, chưa tìm hiểu về đặc tính sinh lý và sinh thái của nấm. Do đó, môn học nầy nhằm cung cấp kiến thức về sinh lý và sinh thái nấm, cấu tạo tế bào của các nấm, đặc biệt là chú ý đến các nấm ký sinh và gây bệnh trên cây trồng. Kiến thức nầy rất cần thiết nhằm góp phần trong việc tìm hiểu sâu hơn về cách xâm nhiễm và các yếu tố có liên quan khác, từ đó đề xuất phương pháp phòng trị bệnh do nấm theo hướng tiên tiến hiện nay trên thế giới. Ngoài ra môn học còn giúp học viên tìm hiểu sự sinh trưởng, sinh sản của nấm và các tiến trình sinh lý xảy ra trong quá trình sống của nấm, tính đa dạng của nấm, ngoài khả năng ký sinh nấm còn sống hoại sinh, có khả năng cộng sinh với thực vật, động vật như côn trùng, động vật nhai lại cũng như đem lại nhiều lợi ích cho nhân loại. Môn học được giảng dạy theo phương pháp mới vừa kết hợp lý thuyết với nhiều hình ảnh minh họa và thảo luận trong lớp sau mỗi chương.

Đây là môn học quan trọng giúp học viên hiểu rõ về nấm, một tác nhân quan trọng gây hại 95% bệnh cho cây trồng. Biết rõ về sinh lý và sinh thái của nấm, sinh viên hiểu rõ hơn các giải pháp đối phó với bệnh sẽ học ở các môn khác trong chuyên ngành bệnh cây.
MỤC TIÊU CỦA MÔN HỌC

Môn học nhằm giúp học viên nắm rõ cách sống, sinh sản của nấm và các yếu tố ảnh hưởng lên đời sống của nấm. Từ đó làm nền tảng cho việc đề xuất chiến lược quản lý bệnh hại cây trồng do nấm gây ra.


NỘI DUNG CHI TIẾT MÔN HỌC

Chương 1. Cấu tạo và phân loại nấm (3 tiết Lý thuyết và 3 tiết thực hành)

1.1. Cấu tạo tế bào nấm.

1.2. Cấu tạo vách tế bào của sợi nấm.

1.3. Cơ quan sinh sản của nấm.

1.4. Vị trí của nấm trong bảng phân loại sinh vật.

1.5. Cách phân loại và định danh nấm.



Chương 2. Sinh lý của nấm (5 tiết Lý thuyết và 3 tiết thực hành)

2.1 Các tiến trình sinh lý trong tế bào nấm

2.2 Tiến trình chuyển hóa carbohydrat,

2.3 Tiến trình trao đổi năng lượng

2.4 Tiến trình chuyển hóa đạm

2.5 Tiến trình chuyển hóa lipid

2.6 Tiến trình thứ cấp.

2.7 Vai trò của các tiến trình trong đời sống của nấm.



Chương 3: Sinh lý trong sự tăng trưởng của nấm (3 tiết Lý thuyết và 5 tiết thực hành)

3.1. Cơ chế của sự tăng trưởng và nuôi cấy nấm trong phòng thí nghiệm

3.2. Phương pháp đo lường sự tăng trưởng của nấm

3.3. Nhu cầu về dinh dưỡng và nhu cầu về môi trường cho sự tăng trưởng của nấm



Chương 4: Sinh lý trong sự sinh bào tử của nấm (3 tiết Lý thuyết và 4 tiết thực hành)

4.1. Sinh lý trong sự sinh bào tử được điều khiển bởi kích thích tố

4.2. Sinh lý trong sự sinh bào tử được điều khiển bởi các yếu tố môi trường,

4.3. Ảnh hưởng của các yếu tố trong quá trình sinh bào tử của nấm

4.4. Quá trình sản sinh bào tử nấm trong điều kiện tự nhiên.

Chương 5. Sinh thái và vai trò của nấm trong thiên nhiên (3 tiết Lý thuyết và 3 tiết thực hành)

5.1. Đặc điểm của nấm hoại sinh trong môi trường đất

5.2. Vai trò của nấm trong sự phân hủy chất hữu cơ.

5.3. Vai trò của nấm trong sự phân hủy thuốc bảo vệ thực vật và hydratcarbon,



Chương 6: Mối tương tác của nấm với các nhóm khác (3 tiết Lý thuyết và 3 tiết thực hành)

6.1. Mối tương tác lẫn nhau giữa các vi sinh vật trong môi trường đất,

6.2. Công dụng của nấm đối với nhân loại

6.3. Khảo sát sự đối kháng và ký sinh giữa nấm và nấm


YÊU CẦU VÀ ĐÒI HỎI CỦA MÔN HỌC

Học viên phải có kiến thức nền về vi sinh đại cương và tham khảo nhiều tài liệu.

Học viên cần nắm được các tiến trình sinh lý trong tế bào nấm bao gồm tiến trình chuyển hóa carbohydrat, tiến trình trao đổi năng lượng, tiến trình chuyển hóa đạm, tiến trình chuyển hóa lipid, tiến trình thứ cấp. Vai trò của các tiến trình trên trong đời sống của nấm. Hiểu cơ chế của sự tăng trưởng, nuôi cấy nấm trong phòng thí nghiệm, đo lường sự tăng trưởng, nhu cầu về dinh dưỡng và nhu cầu về môi trường cho sự tăng trưởng. Học viên cần hiểu rõ về sinh lý trong sự sinh bào tử được điều khiển bởi kích thích tố, điều khiển bởi các yếu tố môi trường, tìm hiểu ảnh hưởng của dinh dưỡng, các yếu tố vật lý, sự thay đổi về sinh hóa và về mặt phân tử trong quá trình sinh ra bào tử, sự hài hòa, sự sản sinh bào tử trong điều kiện tự nhiên. Biết được đặc điểm của nấm hoại sinh, vai trò trong sự phân hủy, sự hoại sinh trong môi trường đất, vai trò của nấm trong sự phân hủy thuốc bảo vệ thực vật và hydratcarbon, tìm hiểu mối tương tác lẫn nhau giữa các vi sinh vật trong môi trường đất như nấm gây bệnh cho cây và các tương quan: virút ký sinh lên nấm, nấm ký sinh, nấm ký sinh trên nấm, trên cây trồng, trên tuyến trùng, trên côn trùng, sử dụng nấm trong biện pháp sinh học.
PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ MÔN HỌC

Kết quả môn học được đánh giá dựa trên 2 cột điểm như sau:

Lý thuyết: 60%

Thực hành: 40%


KẾ HOẠCH TƯ VẤN MÔN HỌC

Môn học nhằm cung cấp cho sinh viên các kỹ năng về sử dụng kính hiển vi để quan sát nấm bao gồm sợi nấm và bào tử nấm. Do đó để có thể học tốt môn học nầy sinh viên phải tham dự lý thuyết và thực hành thường xuyên. Ngoài ra học viên có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu trong thư viện, trong đĩa CD và trên internet. Học viên có thể thảo luận với giảng viên qua email hoặc gặp trực tiếp cán bộ giảng dạy để giải quyết khó khăn cho học viên trong quá trình học môn học nầy.


TRANG THIẾT BỊ CẦN CHO VIỆC DẠY VÀ HỌC MÔN HỌC

Máy chiếu overhead và LCD để giảng dạy lý thuyết. Kính hiển vi tương phản pha, kính hiển vi soi nổi, kính hiển vi hùynh quang (Bộ môn Bảo Vệ Thực Vật) và Kính hiển vi điện tử nổi (Phòng Thí nghiệm Trung Tâm của Trường) để giảng dạy thực hành môn học.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Agrios G.N. 2005. Plant Pathology, Fifth Ed.

[2] Ainsworth and Bisby’s. 1985. Dictionary of Fungi

[3] Alexander,M. 1967. Introduction to soil Microbiology.

[4] Alexopoulous, C. J., 1998. Introductory Mycology. John Willey & Son, Inc.

[5] Barnett, H.L. & F. L. Binder, 1973.- The Fungal Host-Parasite Relationship. Ann. Rev. of Phytopath., Vol.11: 273-292.

[6] Bracker, C.I., 1967.- Ultrastructure of Fungi. The Fungal Host-Parasite Relationship. Ann. Rev. of Phytopath., Vol. 5: 343-374.

[7] Bushnell, W.R., 1972.- Physiology of Fungal Haustoria. Ann. Rev. of Phytopath., Vol. 10: 151-176.

[8] CMI. 1983. Plant Pathologist’s pocket book. Second Ed.

[9] Coley-Smith, J.R. & R.C. Cooke, 1971.- Survival and Germination of Fungal Sclerotia. Ann. Rev. of Phytopath., Vol. 9: 65-92.

[10] Georgopoulos, I.E. & C. Zaracovitis, 1967.- Tolerance of Fungi to Organic Fungicides. Ann. Rev. of Phytopath Vol. 4: 109-130.

[11] Griffin, D.M., 1969.- Soil Water in the Ecology of Fungi. Ann. Rev. of Phytopath., Vol. 7: 289-310.

[12] Moore-Landecker, E., 1996.- Fundamentals of The Fungi. Prentice-Hall, Inc.

[13] YL Nene and PN Thaplital. 1987. Fungicides in Plant Disease Control

[14] Hendrix, J.W., 1970.- Sterols in Growth and Reproduction of Fungi. Ann. Rev. of Phytopath., Vol. 8: 111-130.

[15] Hendrix, F.F. & W.A. Campbell, 1973.- Pythium as Plant Pathogens. Ann. Rev. of Phytopath., Vol 11: 77-98.

[16] Madigan, M. T. , J. M. Martinko & J. Parker, 1997. Brock Biology of Microorganisms. Prentice Hall International, Inc. .

[17] Moose, B., 1973.-. Advanced in the Study of Vesicular-Abuscular. Ann. Rev. of Phytopath., Vol 11: 171

[18] Robertson, J.V.F., 1968.- The Growth Process in Fungi. Ann. Rev. of Phytopath., Vol. 6: 115-136.

[19] Tinline, R.D. & B.H. MacNeill,1969.- Parasexuality in Plant Pathogenic Fungi. Ann. Rev. of Phytopath. , Vol 7: 147-176.

[20] Tsao, P.H., 1970.- Selective Media for Isolation of Pathogenic Fungi. Ann. Rev. of Phytopath., Vol. 8: 157-186.

[21] Turian, G., 1974.- Sporogenesis in Fungi. Ann. Rev. of Phytopath Vol. 12: 129-222.

[22] Verhoeff, K., 1974.- Latent Infections by Fungi. Ann. Rev. of Phytopath., Vol. 12: 99-110.

ÐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

TUYẾN TRÙNG HỌC”



(NEMATOLOGY)

Mã số: BVTT 507

Số đvht: 3 (2, 1)

Giảng viên môn học : PGS. TS. Nguyễn Thị Thu Cúc

Bộ môn phụ trách: Bảo vệ Thực vật, Khoa Nông nghiệp và

Sinh học Ứng dụng, Đại học Cần Thơ


MÔ TẢ MÔN HỌC

Môn học nầy đã được dạy ở đại học nhưng chỉ là phần đại cương, học viên chỉ biết những khái niệm cơ bản về hình dạng tuyến trùng và vai trò của tuyến trùng trong lãnh vực nông nghiệp và đời sống con người. Các kiến thức trong môn học nầy sẽ trang bị cho học viên hiểu sâu hơn về tuyến trùng, phương pháp định danh và phân loại tuyến và các biện pháp phòng trừ nhóm tuyến trùng gây hại thực vật.

Môn học nầy rất cần thiết cho học viên khi học các môn học khác và giữ vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán chính xác thiệt hại do tuyến trùng và hổ trợ cho các môn học khác như biện pháp sinh học trong phòng trị bệnh cây hoặc chiến lược trong quản lý dịch hại cây trồng.


tải về 0.66 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương