4. 1 Chương trình khung đào tạo thạc sĩ



tải về 0.66 Mb.
trang5/6
Chuyển đổi dữ liệu12.09.2017
Kích0.66 Mb.
#33234
1   2   3   4   5   6

ÐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

BỆNH TRONG ĐẤT CỦA CÂY TRỒNG “



(SOIL BORNE DISEASE)

Mã số: BVBĐ 520

Số đvht: 2 (1,5; 0,5)

Giảng viên môn học: PGS. TS. Phạm Văn Kim, TS. Lưu Hồng Mẫn

Bộ môn phụ trách: Bộ môn Bảo vệ Thực vật, Khoa Nông nghiệp và

Sinh học ứng dụng, Đại học Cần Thơ


MÔ TẢ MÔN HỌC

Môn học nầy chưa được giảng dạy ở bậc đại học. Nội dung môn học nầy nhằm trang bị kiến thức về nguyên nhân bộc phát bệnh hại cây trồng có nguồn gốc từ đất, sự tương tác giữa mầm bệnh và các vi sinh vật trong đất với các yếu tố môi trường. Môn học nầy sẽ giúp học viên hiểu sâu hơn về nguyên nhân bộc phát của bệnh cây có nguồn gốc trong đất do nhiều nguyên nhân tác động trong đó có cả tác động của điều kiện môi trường. Nắm được các yếu tố liên quan sẽ giúp cho việc quản lý cây trồng đạt hiệu quả cao hơn.

Môn học nầy sẽ bổ sung kiến thức cho các môn học khác như chiến lược quản lý dịch hại cây trồng.
MỤC TIÊU CỦA MÔN HỌC

Môn học giúp sinh viên biết về đặc điểm sinh học, sinh lý, sinh thái và gây bệnh của các mầm bệnh trong đất và các biện pháp quản lý các bệnh trong đất.


NỘI DUNG CHI TIẾT MÔN HỌC

Chương 1: Đặc điểm về sinh học, sinh lý, sinh thái và cách gây hại của các mầm bệnh trong đất

1.1. Đặc điểm về sinh học, sinh lý, sinh thái và cách gây hại của nấm Fusarium

1.2. Đặc điểm về sinh học, sinh lý, sinh thái và cách gây hại của nấm Phytophthora

1.3. Đặc điểm về sinh học, sinh lý, sinh thái và cách gây hại của nấm Rhizoctonia

1.4. Đặc điểm về sinh học, sinh lý, sinh thái và cách gây hại của nấm Sclerotium

1.5. Đặc điểm về sinh học, sinh lý, sinh thái và cách gây hại của Pseudomonas.



Chương 2. Sự tương tác giữa mầm bệnh và các vi sinh vật trong đất

2.1. Sự tương tác giữa mầm bệnh và các vi sinh vật gây bệnh

2.2. Sự tương tác giữa mầm bệnh và các vi sinh vật đối kháng trong đất

2.3. Sự tương tác giữa mầm bệnh và các nhóm vi sinh vật khác



Chương 3. Phân hữu cơ với mầm bệnh trong đất

3.1. Nguồn gốc phân hữu cơ

3.2. Vai trò phân hữu cơ đối với các mầm bệnh trong đất.

Chương 4: Ảnh hưởng của yếu tố môi trường lên bệnh hại cây có nguồn gốc từ đất

4.1. Ảnh hưởng của dinh dưỡng đến mầm bệnh trong đất

4.2. Ảnh hưởng của pH môi trường đến mầm bệnh trong đất

Chương 5: Quản lý các bệnh trong đất

5.1. Biện pháp canh tác

5.2. Biện pháp sinh học
YÊU CẦU VÀ ĐÒI HỎI CỦA MÔN HỌC

Học viên phải có kiến thức cơ bản về bệnh cây trồng ở đại học và môn dịch bệnh học của cây trồng thuộc cao học. Để hiểu rõ nội dung môn học, học viên sẽ được đọc nhiều tài liệu có liên quan và học viên được phân công tìm hiểu tư liệu và báo cáo trước lớp. Học viên phải chủ động, năng nổ khi làm việc theo nhóm. Học viên sẽ được xem một đoạn phim thực tế về dịch bệnh cây trồng quan trọng trong đất, học viên sẽ vận dụng kiến thức đã được cung cấp để thảo luận nhóm, phân tích và tìm giải pháp.


PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ MÔN HỌC

Môn học sẽ được đánh giá theo 2 cột điểm:

Seminar chiếm 40% tổng số điểm

Thi cuối môn chiếm 60% tổng số điểm



KẾ HOẠCH TƯ VẤN MÔN HỌC

Học viên cần phải tham khảo nhiều tài liệu trong thư viện, trong các tạp chí, trong đĩa CD theo sự hướng dẫn của giảng viên. Học viên có thể trao đổi với giảng viên qua mail, điện thoại hoặc gặp trực tiếp.


TRANG THIẾT BỊ CẦN CHO VIỆC DẠY VÀ HỌC MÔN HỌC

Máy chiếu overhead và máy chiếu LCD. để giảng dạy lý thuyết. Tủ nuôi cấy vi sinh vật, tủ úm, máy lắc, kính hiển vi thường để thực hành môn học.



TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Agrios, G. N. 1988. Plant Pathology, Third Ed.

[2] Alexander,M. 1967. Introduction to soil Microbiology.

[3] Giffin, D. H. 1994. Fungal Physiology. Second Ed. 458 pp.

[4] Hendrix, F.F. & W.A. Campbell, 1973.- Pythium as Plant Pathogens. Ann. Rev. of Phytopath., Vol 11: 77-98

[5] Moose, B., 1973.-. Advanced in the Study of Vesicular-Abuscular. Ann. Rev. of Phytopath., Vol 11: 171



ÐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

KIỂM DỊCH THỰC VẬT”



(QUARANTINE)

Mã số: BVKD521

Số đvht: 2 (1,5;0,5)

Giảng viên môn học: PGS.TS. Trần Văn Hai

Bộ môn phụ trách: Bảo vệ Thực vật, Khoa Nông nghiệp và

Sinh học Ứng dụng, Đại học Cần Thơ


MÔ TẢ MÔN HỌC

Kiểm dịch thực vật giữ vai trò rất quan trọng trong việc phòng ngừa và gây hại của các loại dịch hại mới phát sinh từ việc nhập ngoại các giống cây trồng, vật nuôi. Môn học này trình bày những kiến thức cơ bản về KDTV như các qui định, qui trình về KDTV, hệ thống KDTV quốc gia và hiện trạng KDTV ở Việt Nam.

Môn học chưa được giảng dạy ở đại học, nhưng học viên phải học qua các môn Hóa bảo vệ thực vật, Luật bảo vệ môi trường và Bảo vệ thực vật, độc chất học nông nghiệp
MỤC TIÊU MÔN HỌC

Giúp học viên nắm được các qui định, nguyên tắc, phương thức kiểm dịch các loại đối tượng gây hại tài nguyên thực vật


NỘI DUNG CHI TIẾT MÔN HỌC

A. Phần lý thuyết (20 tiết)

Chương 1. Kiểm dịch Thực vật Xuất Nhập khẩu

1.1. Thực vật nhập vào

1.2. Thực vật xuất đi

Chương 2. Vấn Đề Du Khách nước ngoài đối với công tác KDTV

2.1. Du Khách vào

2.2. Du Khách đi

Chương 3. Hoạt động của hệ thống Kiểm dịch Thực vật Quốc gia

3.1. Kiểm dịch nhập khẩu

3.2. Kiểm dịch xuất khẩu

3.3. Kiểm dịch trước khi vận chuyển (kiểm tra tại gốc) tại nước sản xuất gốc

3.4. Kiểm dịch nội địa

3.5. Công tác Nghiên cứu

3.6. Công tác tập huấn

Chương 4. Công ước Quốc Tế về Bảo Vệ Thực vật (IPPPC )

Chương 5. Thỏa Thuận về áp dụng các biện pháp vệ sinh và vệ sinh thực vật (Thỏa thuận SPS )

Chương 6. Những sản phẩm thực vật chịu sự kiểm dịch thực vật tại nơi gieo trồng

Danh sách Thực vật phải chịu sự kiểm dịch tại nơi gieo trồng ở các quốc gia hoặc vùng xuất khẩu



Chương 7. Thực vật và các vùng bị cấm nhập khẩu

Danh sách Thực vật bị cấm nhập khẩu



Chương 8. Hiện trạng KDTV tại Việt Nam

8.1. Pháp lệnh BVTV và KDTV

8.2. Điều lệ KDTV

8.3. Danh mục đối tượng KDTV Việt Nam

8.4. Danh mục đối tượng theo hàng hoá của Việt Nam

B. Phần thực hành:(15 tiết)

Phần I: Định danh một số đối tượng KDTV của Việt nam (Trọng tâm đặt vào nhóm côn trùng trong kho là chính ): quan sát mẫu côn trùng hại kho tàng, phân loại đến giống hoặc loài

Phần II: Tham quan biện pháp Khử Trùng Xông Hơi: thăm các kho chứa nông sản, công-te-nơ và ở tàu biển nếu có điều kiện; và trên cả 2 loại hóa chất khử trùng bằng PH3 và CH3Br )

Phần III: Tham quan mô hình nhân nuôi ruồi và biện pháp xử lý ruồi bằng hơi nước nóng để xuất khẩu trái cây sang những thị trường khó tính: thăm phòng thí nghiệm nghiên cứu ruồi đục trái cây tại Chi Cục KDTV vùng 9, Tp. HCM.

Phần IV: Tham quan mô hình cấp giấy chứng nhận KDTV bằng máy vi tính, thủ tục KDTV xuất nhập khẩu và cơ sở dữ liệu KDTV ở Chi cục KDTV II và vùng IX.

Phần V: Tham quan qui trình kiểm dịch thực vật một lô gạo xuất khẩu (trong kho Cần Thơ và An Giang)

Phần VI: Tham quan qui trình kiểm dịch thực vật một lô lúa mì nhập khẩu (ngoài tầu cảng Cần thơ)
YÊU CẦU VÀ ĐÒI HỎI CỦA MÔN HỌC

Học cần nắm vững các kiến thức trong các bài giảng và tài liệu tham khảo đã được giới thiệu, sinh viên thảo luận theo nhóm về các chủ đề đặt ra để nắm vững các qui định và nguyên tắc của KDTV.Học viên tham quan thực tế các Chi cục Kiểm dịch thực vật, định danh một số đối tượng KDTV.


PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ MÔN HỌC

- Phần lý thuyết: 1 cột điểm thi viết

- Phần thực tập: 1 cột điểm trung bình của các bài thực tập
KẾ HOẠCH TƯ VẤN MÔN HỌC

Học viên phải tham dự lý thuyết thường xuyên để có thể tiếp thu kiến thức tốt. Ngoài các bài giảng và tài liệu tham khảo đã được giới thiệu, học viên có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu trong thư viện, trong đĩa CD và trên internet. Học viên có thể thảo luận với giảng viên qua email hoặc gặp trực tiếp để giải quyết khó khăn trong quá trình học môn học nầy.


TRANG THIẾT BỊ CẦN THIẾT CHO VIỆC DẠY VÀ HỌC MÔN HỌC

Máy chiếu overhead và LCD (Khoa Nông Nghiệp và Sinh học Ứng dụng) dùng để giảng dạy lý thuyết.

Kính hiển lúp.

Tủ sấy.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Charles R. Worthing, 1983. The pesticides manual, VII editor. The Bristish Crop Protection Council.

[2] Takanari Myrayama, 1987. Japanese pesticides guide.

[3] Trần Văn Hai và Kỹ Quang Vinh, 2003. Luật Bảo Vệ Thực Vật & Môi Trường. Giáo Trình, 76 trang.

[4] Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa 10, 2001. Pháp lệnh Bảo Vệ Thực Vật và Kiểm Dịch Thực Vật. Số 36/2001/PI-UBTVQH10.

ÐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

SỰ PHÁT SINH BỆNH”



(PATHOGENESIS)

Mã số: BVSB 522

Số đvht: 2 (1,5; 0,5)

Giảng viên môn học: TS. Trần Thị Thu Thủy

Bộ môn phụ trách: Bộ môn Bảo vệ Thực vật, Khoa Nông nghiệp và

Sinh học Ứng dụng, trường Đại Học Cần Thơ.


MÔ TẢ MÔN HỌC

Môn học nầy chưa được giảng dạy ở bậc đại học. Nội dung trong môn học nầy nhằm giới thiệu về đặc điểm của mầm bệnh, khả năng gây bệnh của mầm bệnh cũng như các điều kiện môi trường tác động lên tính gây bệnh của mầm bệnh. Từ những kiến thức nầy sẽ giúp sinh viên hiểu rõ hơn về mầm bệnh và sự tương tác giữa môi trường và mầm bệnh để quản lý bệnh đạt hiệu quả cao.

Môn học nầy sẽ bổ sung kiến thức khi học môn quản lý dịch bệnh cây trồng.
MỤC TIÊU CỦA MÔN HỌC

Nhằm giúp học viên hiểu rõ các đặc điểm của mầm bệnh và điều kiện làm phát sinh bệnh của mầm bệnh. Từ đó, sinh viên có thể vận dụng kiến thức nầy để tự giải quyết các bệnh gây hại trên cây trồng đạt hiệu quả cao.


NỘI DUNG CHI TIẾT MÔN HỌC

Chương 1: Giới thiệu môn học (2 tiết lý thuyết)

1.1. Vị trí của môn học

1.2. Các thuật ngữ thường được sử dụng trong bệnh cây

Chương 2: Phân nhóm mầm bệnh (3 tiết lý thuyết, 3 tiết thực hành)

2.1. Mầm bệnh có nguồn gốc từ hạt (Seed-borne pathogens)

2.2. Mầm bệnh lây lan qua không khí (air-borne pathogens)

2.3. Mầm bệnh có nguồn gốc trong đất (soil-borne pathogens)



Chương 3: Tính chuyên biệt về ký chủ của mầm bệnh (3 tiết lý thuyết và 5 tiết thực hành)

3.1. Đặc điểm gây bệnh của nấm

3.1.1.Trong hạt

3.1.2. Trong không khí

3.1.3. Trong đất

3.2. Đặc điểm gây bệnh của vi khuẩn

3.2.1. Trong không khí

3.2.2. Trong đất

3.3. Đặc điểm gây bệnh của virus

Chương 4: Khảo sát sự biến động về tính gây bệnh của một số mầm bệnh quan trọng (5 tiết lý thuyết và 5 tiết thực hành)

4.1. Mầm bệnh trong đất

4.2. Mầm bệnh trong hạt

4.3. Mầm bệnh trong không khí



Chương 5: Khảo sát ảnh hưởng của các yếu tố môi trường lên khả năng gây bệnh của mầm bệnh (3 tiết lý thuyết và 3 tiết thực hành)

5.1. Yếu tố dinh dưỡng

5.2. Yếu tố pH môi trường

Chương 6: Một số thành tựu nghiên cứu về sự sinh bệnh - Case study (4 tiết lý thuyết và 4 tiết thực hành)

6.1. Sự biến động về tính gây bệnh trong quần thể của mầm bệnh

6.2. Chiến lược quản lý sự thay đổi tính độc của mầm bệnh
YÊU CẦU VÀ ĐÒI HỎI CỦA MÔN HỌC

Học viên phải có kiến thức nền về vi sinh và bệnh cây đại cương. Học viên cần phải đọc thêm nhiều tài liệu để có thể viết báo cáo chuyên đề. Học viên cần phải nắm thật vửng chắc kiến thức về sự phát sinh bệnh và các yếu tố làm gia tăng sự gây hại của mầm bệnh.


PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ MÔN HỌC

Môn học được đánh giá dựa trên 2 cột điểm sau đây:

Seminar chiếm 40% tổng số điểm.

Thi cuối môn chiếm 60% tổng số điểm.


KẾ HOẠCH TƯ VẤN MÔN HỌC

Học viên cần phải thực tập nhiều do đó cần phải đọc thêm nhiều tài liệu về bệnh hại sau thu hoạch, tài liệu giám định bệnh. Học viên có thể liên hệ với giảng viên qua mail hoặc điện thoại hoặc gặp trực tiếp tại bộ môn Bảo vệ Thực vật.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Agrios, G. N. 1988. Plant Pathology, Third Ed.

[2] Kohmoto, K., U, S. Singh and R. P. Singh. 1995. Pathogenesis and Host specificity in Plant Diseases. Volume I

[3] Kohmoto, K., U, S. Singh and R. P. Singh. 1995. Pathogenesis and Host specificity in Plant Diseases. Volume II.

[4] Kohmoto, K., U, S. Singh and R. P. Singh. 1995. Pathogenesis and Host specificity in Plant Diseases. Volume III.

[5] Smith, I. M.; J. Dunez; R. A. Lelliott; D. H. Philips and S. A. Archer.1986. European Handbook of Plant Diseases. Blackwell scientific publication.




ÐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

BỆNH SAU THU HOẠCH”



(POST-HARVEST DISEASES)

Mã số: BVST523

Số đvht: 2 (1,5: 0,5)

Giảng viên môn học: TS. Lê Ðình Ðôn, TS. Trần Thị Thu Thủy

Bộ môn phụ trách: Bộ môn Bệnh cây, trường Đại học Nông Lâm,

TP Hồ Chí Minh và Bộ môn Bảo vệ Thực vật, Khoa Nông nghiệp

và Sinh học Ứng dụng, trường Đại học Cần Thơ.
MÔ TẢ MÔN HỌC

Môn học chưa được giảng dạy ở đại học. Nội dung môn học nhằm giới thiệu các phương pháp chính trong nghiên cứu bệnh sau thu hoạch, trong đó chú ý đến các bệnh chính trên các sản phẩm nông nghiệp. Bên cạnh quá trình bệnh lý sẽ được giới thiệu dựa trên những quan điểm sinh lý, sinh hoá và di truyền, Các biện pháp phòng trừ bệnh cũng được quan tâm, đặc biệt là phòng trừ bệnh bằng biện pháp sinh học, sẽ được giới thiệu và trao đổi giữa các sinh viên và giáo viên.


MỤC TIÊU CỦA MÔN HỌC

Học viên hiểu cơ bản các quan hệ hữu cơ giữa các thành phần: ký chủ, ký sinh, môi trường và con người (động vật, côn trùng) trong bệnh học thực vật.

Nhận diện và phân tích được các tác nhân gây bệnh quan trọng và hướng phòng trừ.
NỘI DUNG CHI TIẾT MÔN HỌC

Chương 1. Giới thiệu tổng quát (2 tiết lý thuyết)

1.1. Khái niệm và thuật ngữ sử dụng trong bệnh học cây trồng.

1.2. Tác hại của tác nhân gây bệnh trên hạt giống và sản phẩm nông nghiệp sau thu hoạch.

1.3. Dịch tể học của bệnh sau thu hoạch; vai trò của môi trường và các yếu tố sinh học trong tương quan với sự phát sinh và phát triển của bệnh.



Chương 2. Những hiểu biết cơ bản về quan hệ giữa ký sinh và ký chủ (4 tiết lý thuyết và 4 tiết thực hành)

2.1. Phản ứng của ký sinh trước sự phòng vệ của ký chủ.

2.2. Phản ứng của ký chủ đối với sự xâm nhiễm của ký sinh.

Chương 3. Phương pháp cơ bản chẩn đoán nguyên nhân gây hại trên sản phẩm nông nghiệp sau thu hoạch và tham khảo đặc tính của một vài tác nhân gây hại (6 tiết lý thuyết và 8 tiết thực hành)

3.1. Giới thiệu một số tác nhân gây bệnh trên các loại quả và hạt sau thu hoạch.

3.2. Phân lập các mẫu bệnh và định danh các tác nhân gây bệnh bằng phương pháp nuôi cấy trên môi trường chọn lọc và quan sát dưới kính hiển vi, phương pháp sinh hóa, phương pháp nhuộm màu, qui trình Koch.

3.3. Phân lập mẫu bệnh và định danh tác nhân gây bệnh bằng kỹ thuật sinh học.



Chương 4. Phương pháp cơ bản trong phòng trừ bệnh sau thu hoạch (8 tiết lý thuyết, 8 tiết thực hành)

4.1. Ứng dụng các nguyên lý dịch tể học trong phòng trừ bệnh sau thu hoạch.

4.2. Sử dụng biện pháp sinh học trong phòng trừ bệnh sau thu hoạch.

4.3. Sử dụng phương pháp hóa học trong phòng trừ bệnh sau thu hoạch.

4.4. Sử dụng kỹ thuật sinh học phân tử trong phòng trừ bệnh sau thu hoạch.
YÊU CẦU VÀ ĐÒI HỎI CỦA MÔN HỌC

Nắm vững lý thuyết về bệnh lý học, thực hành phân lập nuơi cấy được một số bệnh hại chính trên các sản phẩm sau thu hoạch. Học viên sẽ thu thập mẫu bệnh trên một số loại trái cây và hạt cây lương thực và thực phẩm. Sau đó, phân lập và định danh các tác nhân gây bệnh bằng các phương pháp trong phần lý thuyết. Trong điều kiện cho phép có thể xây dựng một qui trình phát hiện tác nhân gây bệnh bằng các kỹ thuật sinh học .Ðánh giá và chọn lựa các phương pháp phòng trừ bệnh sau thu hoạch. Mục đích của phương pháp phòng trừ bệnh sau thu hoạch được đánh giá chọn lựa dựa trên kiến thức đã học, nhấn mạnh phương pháp sinh học và hóa học, gợi ý phương pháp nghiên cứu và ứng dụng kỹ thuật sinh học. Mục đích của phần thực hành rất quan trọng cho cao học viên và giảng viên nhằm bổ sung các kiến thức đã học cũng như tăng hiểu biết về thành phần và tác hại của bệnh sau thu hoạch trong điều kiện thực tế.


PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ MÔN HỌC

Môn học được đánh giá dựa trên 2 cột điểm như sau:

Kiểm tra: 40% tổng số điểm,

Thi cuối môn: 60% tổng số điểm.


KẾ HOẠCH TƯ VẤN MÔN HỌC

Học viên cần phải thực tập nhiều do đó cần phải đọc thêm nhiều tài liệu về bệnh hại sau thu hoạch, tài liệu giám định bệnh. Học viên có thể liên hệ với giảng viên qua mail hoặc điện thoại hoặc gặp trực tiếp.


TRANG THIẾT BỊ CẦN CHO VIỆC DẠY VÀ HỌC MÔN HỌC

Máy chiếu overhead và LCD dùng giảng dạy lý thuyết. Kính hiển vi huỳnh quang, kính hiển vi tương phản pha, máy PCR, ....dùng để dạy thực hành môn học.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Eckert, J.W., Eaks, I.L. 1989. Postharvest disorders and disease of citurs fruits. In: The citrus industry, Vol.4. Reuther, W. et al. (eds). University of Florida Press, Berkeley, CA, pp: 179-260.

[2] Eckert, J.W., Ratnayake,M. 1983. Host-pathogen interactions in post-harvest disease. In: Posthavest physiology and crop preservation. Lieberman, M. (ed.). Plenuma Publishing Co., New York, pp: 247-264.

[3] Prsuky, D. 1996. Pathogen quiescence in postharvest diseases. Ann. Rev. Phytopatho. 34, 423-434.

[4] Wisniewski, M.E., Wilson,C.L. 1992. Biological control of postharvest diseases of fruits and vegetables recent advances. Hortscience 27, 94-98.
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

HỆ THỐNG CANH TÁC”



(FARMING SYSTEMS)

Mã số: BVHT524

Số đvht: 2 (1,5;0,5)

Giảng viên môn học:TS. Nguyễn Duy Cần

Bộ môn phụ trách:Viện nghiên cứu và phát triển ĐBSCL, Đại học Cần Thơ
MÔ TẢ MÔN HỌC

Hệ thống canh tác đại cương, nông học đại cương và xã hội học đại cương Môn học Nghiên cứu hệ thống canh tác đóng vai trò rất quan trọng trong nghiên cứu và phát triển nông nghiệp, nông thôn. Môn học cung cấp các kiến thức và khái niệm về phương pháp hệ thống, phân tích hệ thống, các khái niệm và lý thuyết về hệ thống canh tác và nghiên cứu hệ thống canh tác trong phát triển nông nghiệp bền vững. Môn học cũng cung cấp cho học viên các kỹ năng và định hướng trong nghiên cứu, phân tích hệ sinh thái nông nghiệp và hệ thống canh tác bền vững. Đặc biệt, môn học cũng sẽ thảo luận hệ thống canh tác bền vững và chiến lược quản lý dịch hại.



MỤC TIÊU MÔN HỌC

Cung cấp cho học viên kiến thức chuyên môn sâu về các khái niệm hệ thống và phương pháp nghiên cứu hệ thống canh tác. Giúp học viên có thể định hướng được nghiên cứu và vận dụng kiến thức về chuyên ngành nghiên cứu hệ thống canh tác trong phát triển nông nghiệp bền vững, chiến lược bảo vệ thực vật và an toàn sản phẩm nông nghiệp.


NỘI DUNG CHI TIẾT MÔN HỌC

Chương 1: Sơ lược lịch sử phát triển ngành hệ thống canh tác

Giới thiệu

Sự phát triển ngành nghiên cứu hệ thống canh tác ở Việt Nam và trên thế giới

Tầm quan trọng của nghiên cứu hệ thống canh tác



Chương 2: Các khái niệm về hệ thống

Giới thiệu

Các khái niệm về hệ thống

Phương pháp phân tích hệ thống

Phương pháp suy nghĩ hệ thống (Soft system thinking)

Chương 3: Các khái niệm nghiên cứu và phát triển hệ thống canh tác

Khái niệm về hệ thống canh tác

Khái niệm nông hộ và tài nguyên nông hộ

Phương pháp phân tích hệ sinh thái nông nghiệp



Chương 4: Nghiên cứu hệ thống canh tác

Tiến trình nghiên cứu hệ thống canh tác

Tiến trình nghiên cứu phát triển nông nghiệp (ARD - Agricultural research for development)

Chương 5: Hệ thống canh tác bền vững và xu hướng phát triển nông nghiệp ở ĐBSCL

Khái niệm về bền vững

Khung sinh kế bền vững

Chính sách và chiến lược phát triển bền vững

Hệ thống canh tác bền vững và xu hướng phát triển nông nghiệp ở ĐBSCL

Chiến lược bảo vệ thực vật trong hệ thống canh tác bền vững


YÊU CẦU VÀ ĐÒI HỎI CỦA MÔN HỌC

Học viên sử dụng máy vi tính thành thạo, sử dụng các phần mền thông dụng (Excel, Words, Powerpoint, sử dụng internet, v.v.) để xử lý số liệu, tra cứu thông tin, viết và trình bày tiểu luận, xây dựng chương trình nghiên cứu.


PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ MÔN HỌC

- Tiểu luận: 40% (nghiên cứu tài liệu, seminar)

- Thi lý thuyết: 60%
KẾ HOẠCH TƯ VẤN MÔN HỌC

Học viên phải tham dự lý thuyết thường xuyên để có thể tiếp thu kiến thức tốt. Ngoài các bài giảng và tài liệu tham khảo đã được giới thiệu, học viên có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu trong thư viện và trên internet. Học viên có thể thảo luận với giảng viên qua email hoặc gặp trực tiếp để giải quyết khó khăn trong quá trình học môn học nầy.


TRANG THIẾT BỊ CẦN THIẾT CHO VIỆC DẠY VÀ HỌC MÔN HỌC

Máy chiếu overhead và LCD (Khoa Nông Nghiệp và Sinh học Ứng dụng) dùng để giảng dạy lý thuyết.



TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Conway G.R., 1986. Agroecosystem analysis for research and development. Winrock International Institute for Agricultural Development.

[2] Koos Neefjes, 2003. Môi trường và sinh kế: Các chiến lược phát triển bền vững. Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003.

[3] NAREMNET. 2000. Final report on Community-based Natural Resources Management Network in Vietnam. Mekong Delta Farming Systems Research & Development Institute, Cantho University. (Un-published)

[4] Nguyễn Văn Sánh, 1997. Giáo trình nghiên cứu hệ thống canh tác (Tài liệu không xuất bản).

[5] Shaner W.W., P.F. Philipp, W.R. Schmehl, 1982. Farming systems research and development: Guidelines for development countries.Westview Press.

[6] Trần Thanh Bé, 1999. Giáo trình nghiên cứu hệ thống canh tác (Tài liệu không xuất bản).

[7] Xuan, V.T. and S. Matsui (Eds.), 1998. Development of farming systems in the Mekong Delta, Vietnam. HoChiMinh City publishing House, Saigon Times Group and Vietnam Asia Pacific Economic Center.



[8] Zandstra H.G., E.C. Price, J.A. Litsinger, and R.A. Morris, 1981. A Methodology for on-farm cropping systems research. IRRI, Los Banos, Laguna, Philippines.
4.3 Kế hoạch đào tạo
Học kỳ 1




MÔN HỌC

TS

LT

TH

BB

TC

CÁN BỘ GIẢNG DẠY

1

Triết học

6

5

1

X




Đại học sư phạm Tp.HCM

2

Tiếng Anh

10

8

2

X




Khoa sư phạm - ĐHCT




Tổng cộng:

16
















tải về 0.66 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương