4. 1 Chương trình khung đào tạo thạc sĩ



tải về 0.66 Mb.
trang3/6
Chuyển đổi dữ liệu12.09.2017
Kích0.66 Mb.
#33234
1   2   3   4   5   6

MỤC TIÊU MÔN HỌC

Cung cấp cho học viên kiến thức về phân loại, định danh tuyến trùng và xác định mối liên hệ ký sinh-ký chủ giữa tuyến trùng và cây trồng để đề xuất biện pháp phòng trừ thích hợp.


NỘI DUNG CHI TIẾT MÔN HỌC

Chương 1: Lịch sử phát triển của ngành Tuyến trùng học (Nematology) và vai trò cuả tuyến trùng trong nông nghiệp.

1.1. Lịch sử phát triển của ngành tuyến trùng học

1.2. Vai trò của ngành tuyến trùng học

Chương 2: Tuyến trùng gây hại cây trồng

2.1. Hình thái học.

2.2. Một số đặc tính sinh học và sinh thái của tuyến trùng

2.3. Khả năng gây hại của tuyến trùng



Chương 3: Phân loại tuyến trùng

3.1. Phân loại tuyến trùng dựa vào khoá phân loại

3.2. Phân loại tuyến trùng dựa vào kỹ thuật PCR

Chương 4 : Nhóm tuyến trùng bướu rễ (Meloidogyne spp.)

4.1. Đặc điểm của nhóm tuyến trùng gây bệnh bướu rễ trên cây trồng

4.2. Các dạng triệu chứng gây hại do tuyến trùng

4.3. Cách phát hiện và biện pháp phòng trị bệnh tuyến trùng



Chương 5 : Tuyến trùng gây hại trên lúa, rau màu, cây công nghiệp và một số loại cây khác.

5.1. Đặc điểm của các loại tuyến trùng gây hại trên lúa

5.2. Đặc điểm của các loại tuyến trùng gây hại trên rau màu

5.3. Đặc điểm của các loại tuyến trùng gây hại trên cây công nghiệp

5.4. Cách phát hiện và biện pháp phòng trị bệnh tuyến trùng.

Chương 6: Tác động tương hỗ giữa tuyến trùng và các nhóm vi sinh vật gây bệnh khác cho cây trồng.

6.1. Sự tương tác giữa tuyến trùng và nấm

6.2. Sự tương tác giữa tuyến trùng và siêu vi khuẩn

6.3. Sự tương tác giữa tuyến trùng và các nhóm vi sinh vật và động vật khác



Chương 7: Sự liên hệ giữa ký sinh và ký chủ.

7.1. Sự liên hệ giữa tuyến trùng và cây trồng

7.2. Sự liên hệ giữa tuyến trùng và các sinh vật khác

Chương 8: Vai trò thiên địch của thiên địch

8.1. Biết được tầm quan trọng của tuyến trùng thiên địch.

8.2. Triển vọng sử dụng trong công tác phòng trị sinh học.

Chương 9: Tuyến trùng truyền bệnh siêu vi khuẩn.

9.1. Nhóm tuyến trùng truyền bệnh siêu vi khuẩn trên cây trồng

9.2. Triệu chứng gây hại

Chương 10: Phương pháp ly trích tuyến trùng trong thực vật và trong đất

10.1. Phương pháp thu mẫu, ly trích tuyến trùng trong thực vật và trong đất.

10.2. Phương pháp định danh tuyến trùng

Chương 11: Quản lý tổng hợp bệnh Tuyến trùng trên cây trồng.
YÊU CẦU VÀ ĐÒI HỎI CỦA MÔN HỌC

Yêu cầu học viên phải lên lớp đầy đủ và phải có kiến thức nền về động vật. Môn học nhằm trang bị kiến thức cho học viên về đặc điểm của các loại tuyến trùng gây hại trên lúa, rau màu và cây công nghiệp, cách phát hiện và biện pháp phòng trị. Đặc điểm của nhóm tuyến trùng gây bệnh bướu rễ trên cây trồng và các triệu chứng, cách phát hiện và biện pháp phòng trị. Môn học cũng đòi hỏi học viên phải biết cách thu mẫu, ly trích tuyến trùng trong thực vật và trong đất. Biết được những nhóm tuyến trùng nào có thể truyền bệnh siêu vi khuẩn trên cây trồng. Học viên cũng biết vai trò của các tuyến trùng thiên địch trong đất.

Phần thực hành sẽ rèn luyện kỹ năng về phân loại tuyến trùng và phương pháp phân loại, các thông số thường được sử dụng trong phân loại tuyến trùng.
PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ MÔN HỌC

Môn học được đánh giá theo 3 cột điểm:

Kiểm tra định kỳ: 20%,

Thực hành: 40%

Thi cuối môn: 40%.
KẾ HOẠCH TƯ VẤN MÔN HỌC

Môn học nhằm cung cấp cho sinh viên các kỷ năng về phân loại tuyến trùng bằng phương pháp dựa vào đặc điểm sinh học và phương pháp công nghệ sinh học với phần thực hành và lý thuyết đều nhiều hơn các môn học khác. Do đó để có thể học tốt môn học nầy sinh viên phải tham dự lý thuyết thường xuyên để có thể thực hành tốt. Ngoài ra học viên có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu trong thư viện, trong đĩa CD và trên internet. Học viên có thể thảo luận với giảng viên qua email hoặc gặp trực tiếp cán bộ giảng dạy để giải quyết khó khăn cho học viên trong quá trình học môn học nầy.


TRANG THIẾT BỊ CẦN CHO VIỆC DẠY VÀ HỌC MÔN HỌC

Máy chiếu overhead và LCD dùng giảng dạy lý thuyết. Kính hiển vi sôi nổi và Kính hiển vi tương phản pha dùng để giảng dạy thực hành.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Barker, K.R. 1985. An advanced treatise on Meloidogyne, Vol.2. North Carolina State Univ. Graphics, 223 pp.

[2] Dropkin, V.H. 1988. Introduction to plant nemetology. John Wiley & Sons, 304pp. Ainsworth and Bisby’s. 1985. Dictionary of Fungi.

[3] Lamberti F; C.E. Taylor. 1979. Root-knot nematodes (Meloidogyne species) Systematics, Biology and Control. Academic Press (London, New York, San Francisco), 472 pp.

[4] Luc M.: R.A. Sikora and J. Bridge. 1990. Plant Parasitic Nematodes in Subtropical and Tropical Agriculture. CABI, 629 pp.

[5] Nick le W.R. 1984. Plant and Insectnematodes. Marcel Dekker, Inc. New York and Basel, 925 pp.

[6] Veech, J.A. & Dickson, A. W. 1986. Vistas on nematology. Florida E.O. Painter Printing Co., 509 pp.

ÐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

SINH LÝ VÀ SINH THÁI HỌC CÔN TRÙNG”



(ECOLOGY AND PHYSIOLOGY OF INSECTS)

Mã số: BVSC508

Số đvht: 3 (2, 1)

Giảng viên môn học: PGS.TS. Nguyễn Văn Huỳnh

Bộ môn phụ trách: Bảo vệ Thực vật, Khoa Nông nghiệp và

Sinh học Ứng dụng, Đại học Cần Thơ


MÔ TẢ MÔN HỌC

Môn học Sinh lý và sinh thái học côn trùng chưa được giảng dạy ở đại học, nhưng bắt buộc phải học qua các môn (1) Côn trùng học Đại cương và (2) Côn trùng học Nông nghiệp, nếu không phải ghi danh học bỗ sung mới đủ kiến thức cơ bản để theo học.

Môn học cơ bản cho chuyên ngành côn trùng học.
MỤC TIÊU CỦA MÔN HỌC

Yêu cầu học viên nắm được đặc điểm phát sinh và phát triển của côn trùng để có thể phòng trừ hữu hiệu; nhận thức được vai trò của côn trùng trong sự cân bằng sinh thái để có thể đề xuất chiến lược phòng trừ tổng hợp sâu hại (IPM) cây trồng.


NỘI DUNG CHI TIẾT MÔN HỌC

Phần A. SINH LÝ HỌC CÔN TRÙNG(15 tiết Lý thuyết + 15 tiết Thực hành)

Chương 1. Vỏ của côn trùng

1.1 Cấu tạo, thành phần hoá học và chức năng của vỏ

1.2 Các tuyến dưới da: cấu tạo và chức năng

1.3 Hiện tượng lột vỏ của côn trùng: tiến trình và chức năng của sự lột vỏ

1.4 Vai trò của da trong việc kháng thuốc trừ sâu.

Tài liệu tham khảo: Tài liệu 1, tài liệu 2



Chương 2. Sự tiêu hóa, dinh dưỡng, biến dưỡng và bài tiết

2.1 Cấu tạo và chức năng của bộ máy tiêu hoá

2.2 Sự tiêu hoá của côn trùng

2.3 Sự dinh dưỡng của côn trùng

2.4 Sự bài tiết ở côn trùng

2.5 Vai trò của màng ruột trong sư hấp thu dịch dinh dưỡng và tiết dịch tiêu hoá

2.6. Sự cộng sinh của vi sinh vật trong bộ máy tiêu hoá.

Tài liệu tham khảo: Tài liệu 1, tài liệu 5



Chương 3. Hệ thần kinh, các giác quan và tuyến nội tiết

3.1.Cấu tạo, chức năng của trung khu thần kinh, hạch thần kinh, các giác quan và tuyến thần kinh nội tiết

3.2. Sự dẫn truyền luồng thần kinh

Tài liệu tham khảo: Tài liệu 1, tài liệu 2



Chương 4. Sự hô hấp

4.1.Cấu tạo của hệ thống hô hấp và chức năng

4.2. Tác dụng của thuốc trừ sâu qua hệ thống hô hấp

Tài liệu tham khảo: Tài liệu 1. tài liệu 2



Chương 5: Sự tuần hoàn

5.1. Cấu tạo của hệ tuần hoàn và chức năng

5.2. Vai trò của máu côn trùng trong sự dinh dưỡng và lột da.

Tài liệu tham khảo: Tài liệu 2. tài liệu 7



Chương 6. Hệ cơ và sự bay

6.1 Cấu tạo và chức năng

6.2 Cấu tạo và chức năng ở côn trùng có khả năng bay xa

Tài liệu tham khảo: Tài liệu 7, tài liệu 2



Chương 7. Sự sinh sản

7.1. Cấu tạo của cơ quan sinh dục và chức năng

7.2. Sự thụ tinh của trứng

7.3. Cách quyến rũ con cái ở con đực

7.4. Các cách sinh sản ở côn trùng

Tài liệu tham khảo: Tài liệu 7, tài liệu 2



Chương 8. Pheromone và ứng dụng trong nông nghiệp

8.1 Cơ quan, thành phần hoá học, tính chất và chức năng

8.2 Cơ quan tiếp nhận pheromone

8.3 Áp dụng trong nông nghiệp.

Tài liệu tham khảo: Tài liệu 2, tài liệu 7

Phần B. SINH THÁI HỌC CÔN TRÙNG: (15 tiết Lý thuyết + 15 tiết Thực hành)

Chương 1. Vai trò của côn trùng trong hệ sinh thái

1.1 Cấu tạo và đặc điểm của hệ sinh thái

1.2 Tầm quan trọng của côn trùng trong hệ sinh thái

1.3 IPM và hệ sinh thái nông nghiệp

Tài liệu tham khảo: Tài liệu 5, tài liệu 6

Chương 2. Sự tương tác thực vật và sâu hại

2.1 Độc tố thực vật và sự kháng côn trùng của thực vật

2.2 Sự đồng tiến hóa giữa thực vật và côn trùng

2.3 Cơ chế của giống cây kháng côn trùng

Tài liệu tham khảo: Tài liệu 5, tài liệu 6

Chương 3. Sự tương tác của sâu hại và thiên địch

Đặc điểm, cách tấn công sâu hại và vai trò của thiên địch trong hệ sinh thái.

Tài liệu tham khảo: Tài liệu 5, tài liệu 6

Chương 4. Sự biến động quần thể của côn trùng

4.1 Các tác nhân tùy thuộc mật số và độc lập với mật số

4.2 Sự phát triển của quần thể, các mô hình phát triển, lịch sử đời sống và chiến lược sinh sản.

Tài liệu tham khảo: Tài liệu 5, tài liệu 6



Chương 5. Cộng đồng côn trùng và sự phát triển

Tìm hiểu sự phân chia lãnh thổ và nguồn tài nguyên, sự cạnh tranh trong cộng đồng, sự phát triển và cấu trúc của cộng đồng.

Tài liệu tham khảo: Tài liệu 5, tài liệu 6
YÊU CẦU VÀ ĐÒI HỎi CỦA MÔN HỌC

Để có kiểm tra và đánh giá quá trình học tập của học viên , sẽ có bài thuyết trình cho sinh viên chọn, học viên thực hiện 2 thí nghiệm, 1 về sinh lý học và 1 về sinh thái học và viết báo cáo khoa học.


PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ MÔN HỌC

- Điểm thi lý thuyết: 60%

- Thuyết trình: 20%

- Thực tập: 20%.


KẾ HOẠCH TƯ VẤN MÔN HỌC

Để có thể học tập tốt môn học, học viên có thể tìm hiểu cách, các tài liệu cần đọc thông qua Giảng viên phụ trách môn học.

Hàng tuần học viên có thể trao đổI nhữngthắc mắc với Giảng viên phụ trách môn học phòng làm việc.
TRANG THIẾT BỊ CẦN CHO VIỆC DẠY VÀ HỌC MÔN HỌC

Yêu cầu phòng học có trang thiết bị nghe nhìn như máy chiếu overhead projector, LCD. Tổ chức công tác dã ngoại để điều tra, lấy mẫu và thảo luận ngoài đồng. Máy tính có phần mềm về lập mô hình dự báo tình hình sâu hại cây trồng.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Gilmour, D. 1973. General anatomy and physiology. Trong The insects of Australia, Melbourne University Press, tr. 29-71.

[2] Gilmour, D. 1969. Biochemistry of insects. Academic Press, New York. 215 tr.

[3] Heinrichs, E. A.; F. G. Madrano và H. R. Rapusas. 1985. Genetic evaluation for insect resistance in rice. International Rice Research Institute, Philippines. 356 tr.

[4] Painter, R. H. 1951. Insect resistance in crop plants. The MacMillan Co., New York. 520 tr.

[5] Panda, N. và G. S. Khush. Host plant resistance to insects. 1995. International Rice Research Institute và CAB International. 431 tr.

[6] Price, P. W. 1984. Insect ecology. John Wiley & Sons. 607 tr.

[7] Wigglesworth, V. B. 1974. The principles of insect physiology. Chapman and Hall, London. 615 tr.

ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

ĐỘC CHẤT HỌC NÔNG NGHIỆP”



(PESTICIDE TOXICOLOGY)

Mã số:BVĐC509

Số đvht: 3 (2, 1)

Giảng viên môn học: PGs. TS. Trần Văn Hai, TS. Trần Kim Tính

Bộ môn phụ trách: Bảo vệ Thực vật, Khoa Nông nghiệp và

Sinh học Ứng dụng, Đại học Cần Thơ


MÔ TẢ MÔN HỌC

Độc chất trong nông nghiệp giữ vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ năng suất cây trồng. Bên cạnh đó, chúng cũng gây những tác hại không nhỏ cho môi trường nông nghiêp và đe dọa cuộc sống của con người. Môn học này trình bày những kiến thức cơ bản về thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) và những tác động của chúng đến môi sinh, các sinh vật bị biến đổi trong quá trình sử dụng thuốc nhằm làm giảm nhẹ những nguy cơ xấu đến sinh cảnh và đảm bảo tính an toàn trong sản xuất nông nghiệp.

Môn học này sinh viên đại học đã được học một phần đại cương, cơ bản về khái niệm độc chất học và tai hại của nó đến môi trường nông nghiệp.
MỤC TIÊU MÔN HỌC

Giúp học viên nắm vững những nguyên lý và phương pháp nghiên cứu về độc chất nông nghiệp. Học viên sau khi kết thúc môn học sẽ có đủ trình độ tự giải quyết các vấn đề có liên quan đến nông dược và môi trường sống trong quá trình sản xuất nông nghiệp.


NỘI DUNG CHI TIẾT MÔN HỌC

Phần lý thuyết

Chương 1: Những kiến thức cơ bản

- Tình hình sử dụng thuốc BVTV trên thế giới và Việt Nam

- Những qui định về thuốc BVTV

- Các dạng thuốc BVTV

- Phân loại nhóm thuốc: Thuốc trừ sâu, thuốc trừ bệnh cây, thuốc trừ cỏ

- Cơ chế tác động của thuốc đối với sinh vật

- Phương pháp sử dụng thuốc an toàn và hiệu quả

Chương 2: Thuốc BVTV và dịch hại

- Sự hình thành tính chống thuốc

- Những cơ chế tính chống thuốc

- Tốc độ phát triển tính chống thuốc

- Các biện pháp phát triển tính chống thuốc

- Các biện pháp khắc phục



Chương 3: Thuốc BVTV và sự biến đổi cấu trúc quần thể

- Thuốc BVTV và sự cân bằng trong thiên nhiên

- Tính đa dạng trong quần thể

- Sự tái bộc phát của dịch hại

- Sự xuất hiện những đối tượng dịch hại mới

Chương 4: Tác động của thuốc BVTV

- Thuốc BVTV trong đất trồng trọt

- Thuốc BVTV trong cây trồng

- Chu kỳ bán hủy của thuốc BVTV

- Tác động của thuốc BVTV đến cây trồng

- Tác động của thuốc BVTV đến đất đai

- Tác động của thuốc BVTV đến hệ sinh vật đất

Chương 5: Thuốc BVTV và môi trường

- Khái niệm dư lượng thuốc BVTV

- Các loại dư lượng: nông dược, nitrat, kim loại nặng

- Dư lượng thuốc BVTV trong cây trồng

- Dư lượng thuốc BVTV trong đất đai

- Dư lượng thuốc BVTV trong nước



Phần thực hành

- Nhận dạng và phân loại thuốc BVTV: các mẫu thuốc thật do các công ty nông dược cung cấp

- Thí nghiệm tác động của thuốc BVTV đến cây trồng, xác định tính độc.

- Thí nghiệm tác động của thuốc BVTV đến dịch hại, xác định LD50.

- Thí nghiệm tác động của thuốc BVTV đến thiên địch, xác định tính độc.

- Thí nghiệm tác động của thuốc BVTV đến sinh vật trong nước, xác định LC50.

- Thí nghiệm tác động của thuốc BVTV đến sinh vật trong đất , xác định tính độc.
YÊU CẦU VÀ ĐÒI HỎI CỦA MÔN HỌC

Để có kiểm tra và đánh giá quá trình học tập của học viên, sẽ có bài thuyết trình cho sinh viên chọn, học viên thực tập các yêu cầu của mỗi bài thực tập, viết báo cáo kết quả.


PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ MÔN HỌC

-Phần lý thuyết: 1 cột điểm thi viết + 1 cột điểm sinh hoạt seminar

-Phần thực tập: 1 cột điểm trung bình của các bài thực tập
KẾ HOẠCH TƯ VẤN MÔN HỌC

Để có thể học tập tốt môn học, học viên có thể tìm hiểu cách, các tài liệu cần đọc thông qua Giảng viên phụ trách môn học.

Hàng tuần học viên có thể trao đổi nhữngthắc mắc với Giảng viên phụ trách môn học phòng làm việc.
TRANG THIẾT BỊ CẦN CHO VIỆC DẠY VÀ HỌC MÔN HỌC

Yêu cầu phòng học có trang thiết bị nghe nhìn như máy chiếu overhead projector, LCD. Máy phun thuốc định lượng, các loại thuốc bảo vệ thực vật thông thường.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Aaron Kiess, 1994. Chemical application management.

[2] Phạm văn Biên, Bùi Cách Tuyến, Nguyễn Mạnh Chinh, 2002. Cẩm nang thuốc bảo vệ thực vật. Nhà xuất bản nông nghiệp.

[3]. Công ty dịch vụ bảo vệ thực vật An Giang, 2000. Sổ tay người nông dân trồng lúa cần biết.

[4] Chi cục bảo vệ thực vật An Giang, 1998. Sổ tay cho nhà kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật.

[5] Charles R. Worthing, 1983. The pesticides manual, VII editor. The Bristish Crop Protection Council.

[6] Nguyễn Thị Thu Cúc, Trần Văn Hai và Trần Thị Thu Thủy, 1995. Thuốc Bảo Vệ Thực Vật cho lớp huấn luyện cán bộ Chi Cục BVTV tỉnh Trà Vinh. Khoa Trồng Trọt, ĐHCT.

[7] Donald P. Morgan, 1989. Recognition and managment of pesticide poisonings.

[8] Heinrich E. A. Et al. . Manual for testing insecticides on rice. International Rice Research Institute.

[9] Võ Thanh Hoàng và Lâm Vĩ Tư, 1992. Tư liệu photocopies cá nhân.

[10] Trần Quang Hùng, 1999. Thuốc Bảo Vệ Thực Vật. Nhà xuất bản nông nghiệp.

[11] Kariankin IU. V. và I.I. Angelov, 1990. Hóa chất tinh khiết. Nhà xuất bản Khoa Học Kỹ Thuật.

[12] Takanari Myrayama, 1987. Japanese pesticides guide.

[13] Lê Trường, 1993. Sổ tay tra cứu sử dụng thuốc BVTV. Nhà xuất bản Nông Nghiệp Tp. Hồ Chí Minh.

[14] Lê Trường, 1995. Sổ tay cho người buôn bán thuốc BVTV. Nhà xuất bản Nông Nghiệp Tp. Hồ Chí Minh.

[15] Wayland J. Hayes and Edward R. Laws, 1991. Handbook of pesticide Toxicology, Vol I. Academic Press, Inc.

[16] Wayland J. Hayes and Edward R. Laws, 1991. Handbook of pesticide Toxicology, Vol II. Academic Press, Inc.


ÐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

PHÒNG TRỊ SINH HỌC DỊCH HẠI TRÊN CÂY TRỒNG”



(BIOLOGICAL CONTROL OF PESTS AND DISEASES)

Mã số: BVSH 510

Số đvht: 3 (2; 1)

Giảng viên môn học: TS. Trần Tấn Việt,

TS. Nguyễn Thị Lộc,

PGS. TS. Nguyễn Thị Thu Cúc

Bộ môn phụ trách: Đại học Nông Lâm, Tp. Hồ Chí Minh;

Viện Lúa ĐBSCL; Bộ môn Bảo vệ Thực vật,

Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Đại học Cần Thơ.
MÔ TẢ MÔN HỌC

Môn học nầy cũng được học ở bậc đại học nhưng với những kiến thức rất cơ bản về biện pháp sinh học trong phòng trừ dịch hại cây trồng không đi sâu cơ chế tác động của tác nhân dùng trong phòng trừ sinh học. Môn học nầy cung cấp kiến thức sâu hơn về cơ sở khoa học, cơ chế, nguyên lý, nguyên tắc, thành tựu, ưu, khuyết, cách áp dụng và triển vọng phát triển.... của các công nghệ, kỹ thuật có liên quan đến việc quản lý dịch hại theo hướng “phòng trị sinh học” như chiến lược sử dụng sinh vật có ích trong phòng trừ sinh học, tác động của một số yếu tố môi trường đối với thiên địch trong tự nhiên, thuốc trừ sâu vi sinh (Thành phần, cơ chế tác động và triển vọng áp dụng trong phòng trị sinh học) , phòng trị di truyền và các sản phẩm phòng trị sinh học khác , biện pháp sinh học trong quản lý dịch hại chung và công nghệ di truyền trong phòng trị sinh học.

Môn học nầy sẽ giúp ích cho học viên có tầm nhìn rộng hơn khi học các môn học khác có liên quan đến biện pháp quản lý dịch hại trên cây trồng.
MỤC TIÊU CỦA MÔN HỌC

Giúp học viên có điều kiện tiếp cận với các thành tựu khoa học tiên tiến trong lãnh vực phòng trừ sinh học để quản lý dịch hại trên cây trồng theo hướng an toàn, bền vững và có hiệu quả kinh tế cao.


NỘI DUNG CHI TIẾT MÔN HỌC

Chương 1: Phòng trừ sinh học côn trùng, nhện và một số động vật khác (2 tiết lý thuyết)

1.1. Các phương pháp ứng dụng trong phòng trừ sinh học dịch hại trên cây trồng

1.2. Các tác nhân được sử dụng trong phòng trừ sinh học.

Chương 2. Hệ sinh thái nông nghiệp và nguyên nhân gây bộc phát dịch hại trong tự nhiên (2 tiết lý thuyết)

2.1. Định nghĩa hệ sinh thái nông nghiệp

2.2. Vai trò của hệ sinh thái nông nghiệp trong sự bộc phát dịch hại

2.3. Sự phát triển của các hệ sinh thái nông nghiệp và nguyên nhân gây bộc phát dịch hại



Chương 3: Các biện pháp phòng trị dịch hại trên cây trồng (3 tiết lý thuyết, 2 tiết thực hành)

3.1. Lịch sử phát triển của việc sử dụng biện pháp phòng trị sinh học

3.2. Nguyên tắc trong phòng trừ dịch hại cây trồng.

3.3. Phương pháp áp dụng trong phòng trừ dịch hại cây trồng.

3.4. IPM và phòng trị sinh học

Chương 4: Vai trò của sinh vật có ích trong khống chế dịch hại (3 tiết lý thuyết, 3 tiết thực hành)

4.1. Tầm quan trọng của sinh vật có ích và vai trò khống chế dịch hại trong tự nhiên.

4.2 Thành phần nhóm sinh vật có ích, khả năng khống chế dịch hại và tiềm năng ứng dụng trong công tác bảo vệ thực vật như Côn trùng, Nhện (ăn mồi, ký sinh), Tuyến trùng thiên địch, Vi sinh vật gây bệnh cho cây trồng (Nấm, Vi khuẩn, Siêu vi khuẩn và một số vi sinh vật khác

Chương 5: Chiến lược sử dụng sinh vật có ích trong phòng trừ sinh học (3 tiết lý thuyết, 5 tiết thực hành)

5.1. Chiến lược du nhập thiên địch

5.2. Chiến lược nhân nuôi và phóng thích

5.3. Chiến lược bảo tồn và phát huy thiên địch có sẵn trong tự nhiên như pheromone, Thuốc vi sinh



Chương 6. Tác động của một số yếu tố môi trường đối với thiên địch trong tự nhiên (2 tiết lý thuyết)

6.1. Tác động của các loại thuốc Bảo vệ thực vật

6.2. Tác động của kỹ thuật canh tác đặc biệt là của vấn đề đa dạng sinh học

6.3. Tác động của một số yếu tố khác của môi trường



Chương 7. Các dạng thuốc trừ dịch hại (3 tiết lý thuyết, 5 tiết thực hành)

7.1. Thuốc trừ sâu vi sinh: Thành phần, cơ chế tác động và triển vọng áp dụng trong phòng trị sinh học

7.2. Thuốc trừ bệnh vi sinh

7.3. Thuốc trừ sâu có nguồn gốc thảo mộc và dầu khoáng

7.4. Thuốc điều hòa sinh trưởng

Chương 8. Công nghệ sinh học trong phòng trị sinh học (3 tiết lý thuyết, 5 tiết thực hành)

8.1. Phương pháp tuyển chọn các dòng vi sinh vật đối kháng bằng phương pháp điện di protein (enzyme).

8.2. Phương pháp làm tăng độc tính của các vi sinh vật dùng trong phòng trừ sinh học

Chương 9. Các thành tựu của phòng trị sinh học dịch hại cây trồng (3 tiết lý thuyết)

9.1. Triển vọng ứng dụng các thành tựu trong phòng trị sinh học dịch hại cây trồng

9.2. Phân tích thuận lợi và bất lợi trong phòng trị sinh học dịch hại cây trồng

Chương 10. Phòng trị sinh học cỏ (3 tiết lý thuyết, 5 tiết thực hành)

10.1. Nguyên tắc phòng trị cỏ dại

10.2. Thành tựu của phòng trị sinh học cỏ dại

10.3. Triển vọng và giới hạn của phòng trị sinh học cỏ dại

10.4. Các dạng thuốc trừ cỏ sinh học

10.5. Cơ chế tác động và hiệu quả của thuốc trừ cỏ sinh học

10.6. Allelopathy trong phòng trị sinh học cỏ

Chương 11: Phòng trị sinh học bệnh trên cây trồng (3 tiết lý thuyết, 5 tiết thực hành)

11.1. Ứng dụng nguyên lý kích thích tính kháng bệnh trong quản lý bệnh hại cây trồng

11.2. Sử dụng nấm trong quản lý bệnh cây trồng

11.3. Sử dụng vi khuẩn trong quản lý bệnh cây trồng

11.4. Thành tựu của phòng trị sinh học bệnh cây trồng
YÊU CẦU VÀ ĐÒI HỎI CỦA MÔN HỌC

Môn học đòi hỏi học viên phải có kiến thức nền về côn trùng đại cương, bệnh cây đại cương và hóa bảo vệ thực vật. Học viên được trang bị kiến thức về biện pháp sinh học trong phòng trừ côn trùng gây hại, bệnh cây trồng và cỏ dại. Học viên sẽ được thực hành các thao tác trong phòng thí nghiệm để tuyển chọn các vi sinh vật có lợi dùng trong phòng trị sinh học. Từ đó học viên sẽ được hướng dẫn đọc thêm tài liệu để giải quyết những tình huống đang gặp tại địa phương bằng việc sử dụng biện pháp sinh học. Mỗi học viên sẽ thảo luận nhóm và trình bày kết quả qua báo cáo.


PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ MÔN HỌC

Môn học được đánh giá dựa trên 3 cột điểm như sau:

- Thực hành: 20%

- Seminar: 20%

- Lý thuyết: 60%
KẾ HOẠCH TƯ VẤN MÔN HỌC

Môn học nhằm cung cấp cho học viên kiến thức về phương pháp phòng trị dịch hại cây trồng. Do đó để có thể học tốt môn học nầy học viên phải tham dự lý thuyết thường xuyên để có thể tiếp thu kiến thức tốt. Ngoài ra học viên có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu trong thư viện, trong đĩa CD và trên internet. Học viên có thể thảo luận với giảng viên qua email hoặc gặp trực tiếp để giải quyết khó khăn trong quá trình học môn học nầy.


TRANG THIẾT BỊ CẦN CHO VIỆC DẠY VÀ HỌC MÔN HỌC

Máy chiếu overhead và LCD (Khoa Nông Nghiệp và Sinh học Ứng dụng) dùng để giảng dạy lý thuyết.Phòng nuôi cấy vi sinh vật (Bộ môn Bảo vệ Thực vật), Kính hiển vi (Bộ môn Bảo vệ Thực vật), Kính hiển vi sôi nổi (Bộ môn Bảo vệ Thực vật),... dùng để giảng dạy thực hành.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Frances R. Hunter, Fujita Philip F. Entwisle , Hugh F. Evans , Norman E. Crook, 1998. Insect viruses and pest management by, John Wiley and sons Inc., USA, 620pp.

[2] Heinrichs E.A, 1994, Biology and management of Rice insect pests IRRI, 779 pp.

[3] Altiere M. A. , 1993. Biodiversity and pest management in Agroecosystems, Food products Press Inc., New york, USA, 155 pp .

[4] Altieri M. A. , 1993. Crop protection strategies for subsistence farmer by, Westview Press Inc. , USA, 172pp.

[5] Ananthakrisnan T.N., 1992. Emerging trends in Biological control of phytophagous insects by Oxfors and IBH publishing Co. Pvt.Ltd, New Delhi, India.

[6] Baker R. R. , 1990. New direction in Biological control. Proceedings of a UCLA colloquium, Frisco, Colorado, 20-27/1 , 1989, 815pp.

[7] Barbosa P. , 1990. Insect outbreaks, Jack C. Schultz

[8] Beback P., 1979. Biological by natural enemies Cambridge University Press, 323pp.

[9] Beckage N.E., S.N. Thompson, B.A. Federic, 1993. Parasites and pathogens of insects Academic Press Inc., New York, USA, 263pp.Croft B. A., 1990. Arthropod biological control agents and pesticides. John Wiley and sons Inc., New york, USA., 723 pp.

[10] Borror D. J. , Dwight M. Delong, Charles A. Triplehorn, 1976. An introduction of the study of insects. Holt, Rinehart and Winston Inc., USA, 852 pp.

[11] Boucias D. G., Jacquelyne PendLand, 1998. Principles of insect pathology Kluwer Academic publishers, Mass , USA, 537pp.

[12] Brent K.J., R.K.Atkin,1987. Rational of pesticide use. Cambridge University Press, Great Britain, 345 pp.

[13] Bye P. C. Descoins , A. Deshayes, 1991. Phytosanitaire - Protection des plantes - Biopesticides, INRA editions, France, 179 pp.

[14] Dennis S.Hill, 1990. Agricultural of insect pest of the tropics and their control Golfrey C.R.A., 1995. Agrochemical from natural products , 232 pp , Marcel Dekker Inc., New York, USA.

[15] Elroy L.Rice , 1995. Biological control of weeds and plant diseases. Advances in applied Allelopathy, 400p.

[16] Entwistle Philip F., 1993. Bacillus thuringiensis: An environmental biopesticides :theory and practice John wiley and sons Ltd, England, 311 pp.

[17] Gabystoll, 1986. Natural Crop protection ,, AGRECOL, Switzerland

[18] Granados R. R., Brian A. Federic,1986. The biology of Baculoviruses, Vol 1: Biological properties and Molecular biology, CRC Press, Florida, USA, 275pp.

[19] Granados R. R., Brian A. Federic,1986. The biology of Baculoviruses, Vol 2: practical application for insect control, CRC Press, Florida, USA, 276pp.

[20] Haskell P.T., 1985, Pesticide application: principles and practice Clarendon Press, Oxford, U.K., 449pp.

[21] Hayes W. J., Edward R. Laws, 1991. Handbook of pesticide toxicology Academic Press Inc., San Diego, California, Vol 1 and Vol 2, 1578 pp.

[22] Hodgson E. and Ronald J.Kuhr, 1990, Safer insecticides: Development and use, Marcel Dekker Inc., New York, USA, 580pp.

[23] Hokkanen H. M.T., 1995. Biological control: Benefits and risks Cambridge University Press, 292 pp.

[24] Hussey N.W., N.Scopes, 1985. Biological pest control (The glasshouse experience) Blandford Press, USA., 237 pp.

[25] Integrated pest management for Citrus, 1991, University of California, USA, 150pp.

[26] Jevis M., Neil Kidd, 1996. Insect natural enemies (Practical approach to their study and evaluation. Chapman and Hall, USA, 493pp.

[27] Jutsun A.R., R.F.S. Gordon, 1988. Insect pheromones in plant protection 360pp, A Wiley-Interscience publication, Great Britain.

[28] La Salle J., I.D. Gauld, 1993. Hymenotera and Biodivesity 355pp, CAB, UK., CAB, U.K., 355pp.

[29] Lacey L. A. 1997. Manual of techniques in Insect pathology. Academic Press, California, USA, 409pp.

[30] Lacey Lawrence A. and Harryk Kaya. 2000. Field manual of techniques invertebrate pathology. Kluwer academic publishers- 911p.

[31] Lee B.S., W.H. Loke, K.L. Heong, 1985. Integrated pest management in Malaysia, pusblished by "The Malaysian Plant protection Society (MAPPS), Kuala Lumpur , Malaysia, 335 pp.

[32] Maramorosch K., K.E. Sherman, 1985. Viral insecticides for biological control, Academic Press, Florida, USA, 809 pp.

[33] Melcalf R., 1993. Destructive and useful insects: their habits and control Mac Graw Hill Inc., USA., 758pp .

[34] Melcalf Robert L. and William H.Luckmann, 1994,Introduction to insect pest management John Wiley and Sons Inc., USA., 650pp.

[35] Mink A.K., P. Gruys, 1980. Integrated control of insect pests in the Netherlands. Wageningen, Centre for agricultural publishing and documentation, The Netherlands, 304pp.

[36] Naron A and K.R.S. Ascher. 2000. Bioassays of Entomopathogenie Microbes and Nematodes (CABI publishing), 324 p.

[37] Taylor Robert J., 1984. Predation, Chapman and Hall Ltd, USA. 160 pp.

[38] The national academies, 2003. Genetically modified pest-protected plants, science and regulation. National Academies Press, Washington, D.C., 260p.

[39] The national academies, 2003. The future role of pesticides in US agriculture. National Academies Press, Washington , D.C., 300p.

[40] Vincent Ch., Daniel Coderre, 1991. La lutte biologique, Gaetan Morin editeur, Canada, 671 pp.

[41] Yoshimi Hirose, 1992. Biologcal control in South and East Asia, Kyushu University Press, IOBC/SEARS, 68 pp.



ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

THÂM CỨU VỀ DỊCH BỆNH CỦA CÂY TRỒNG”



(ADVANCED PLANT DISEASE EPIDEMIOLOGY)

Mã số: BVDB 511

Số đvht: 2 (1, 1)

Giảng viên môn học: PGS. TS. Phạm Văn Kim,

TS. Phạm Văn Dư.

Bộ môn phụ trách: Bộ môn Bảo vệ Thực vật, Khoa

Nông Nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Đại Học Cần Thơ và

Bộ môn Bảo vệ Thực vật, Viện Nghiên Cứu Lúa ĐBSCL


MÔ TẢ MÔN HỌC

Môn học nầy cũng được giảng dạy một phần ở bậc đại học. Ở bậc đại học sinh viên được trang bị kiến thức cơ bản về định nghĩa của dịch bệnh, các giai đoạn của một dịch bệnh cây trồng và các yếu tố ảnh hưởng đến dịch bệnh cây trồng. Nội dung môn học nầy nhằm trang bị kiến thức sâu hơn về dịch bệnh cây trồng, sinh viên sẽ tìm hiểu về diễn biến của một dịch bệnh trên cây trồng, cung cấp một khối lượng kiến thức chuyên sâu cho sinh viên giúp sinh viên đánh giá được mức độ nặng nhẹ của dịch bệnh, đánh giá thất thu có thể xãy ra do trận dịch mang lại. Quan trọng hơn là qua môn học sinh viên học cách phân tích các yếu tố cấu thành dịch bệnh, toán học hóa để mô phỏng dịch bệnh, từ đó có thể dự báo sự phát triển của dịch bệnh trong thời gian sắp tới hầu quyết định có nên áp dụng biện pháp đối phó hay không.

Môn học nầy rất cần thiết cho sinh viên khi học các môn thuộc lĩnh vực bệnh cây như chiến lược quản lý dịch hại cây trồng, biện pháp sinh học trong phòng trị bệnh cây, sự phát sinh bệnh.
MỤC TIÊU CỦA MÔN HỌC

Về lý thuyết: sinh viên phải nắm vững phương pháp phân tích các yếu tố cấu thành dịch bệnh, sử dụng các số liệu để mô hình hóa một dịch bệnh dưới dạng công thức toán học và sử dụng mô hình nầy trong công tác dự tính dự báo diễn biến của dịch bệnh và xử lý đúng theo các tình huống của dịch bệnh.

Về thực hành: sinh viên phải biết cách đánh giá mức độ bệnh trên từng cá thể và cho cả quần thể. Sinh viên biết cách sử dụng máy vi tính để xử lý số liệu và lập mô hình cho dịch bệnh.
NỘI DUNG CHI TIẾT MÔN HỌC

Chương1. Mối tương tác giữa các yếu tố lên dịch bệnh (3 tiết lý thuyết)

1.1. Các khái niệm cơ bản về dịch bệnh

1.2. Sự tương tác giữa mầm bệnh, cây trồng và điều kiện ngoại cảnh.

Chương 2. Khảo sát các yếu tố tạo nên dịch bệnh (3 tiết lý thuyết)

2.1. Mầm bệnh: sự xâm nhiễm, nhân mật số, sự phát tán,cơ chế đáp xuống của bào tử, sự lây lan của bệnh và ảnh hưởng của các giai đoạn sinh sản của mầm bệnh lên dịch bệnh. Sự biến dị của mầm bệnh: di truyển và biến dị ở vi rút, vi khuẩn, nấm và sự thay đổi độc tính của mầm bệnh.

2.2. Cây trồng: mối tương tác giữa giống và dịch bệnh

2.3. Điều kiện ngoại cảnh: các điều kiện có thể tác động vào được và các điều kiện không thể tác động vào được.



Chương 3. Mô hình toán học của một dịch bệnh (6 tiết lý thuyết; 6 tiết thực hành)

3.1. Khảo sát đơn chu kỳ của một dịch bệnh: đồ biểu diễn biến đơn chu kỳ, mô hình toán học một đơn chu kỳ

3.2. Khảo sát tổng hợp các chu kỳ của dịch bệnh: đường biểu diển một dịch bệnh với nhiều chu kỳ chồng lấp, mô hình toán học diễn biến của một dịch bệnh.

3.3. Phân tích mô hình toán học của một dịch bệnh:

3.4. Ứng dụng trong dự báo diền biến của bệnh: tính log của đường biểu diễn, tính hệ số r, r2 và to . Sử dụng các chỉ tiêu để hiểu biết tính chất của dịch bệnh và dự báo.

3.4. Diện tích bên dưới đường cong biểu diễn dịch bệnh: cách tính ý nghĩa và ứng dụng.



Chương 4. Đánh giá thất thu do dịch bệnh (5 tiết lý thuyết; 6 tiết thực hành)

4.1. Đánh giá bệnh trên cá thể: ước lượng diện tích bệnh trên lá hoặc cây, cấp bệnh.

4.2. Đánh giá bệnh trên quần thể: cách điều tra đánh giá bệnh.

4.3. Sử dụng ảnh vệ tinh và máy chụp tia hồng ngoại trong ước lượng diện tích bị hại dịch bệnh trên khu vục.



Chương 5. Dự báo dịch bệnh (3 tiết lý thuyết và 2 tiết thực hành)

5.1. Các hệ thống dự báo dịch bệnh

5.2. Cách áp dụng hệ thống dự báo dịch bệnh trên thế giới.
YÊU CẦU VÀ ĐÒI HỎI CỦA MÔN HỌC

Yêu cầu học viên phải có kiến thức nền về môn vi sinh đại cương và bệnh cây trồng, Kiến thức cơ bản về tóan học, toán xác xuất thống kê và khí tượng nông nghiệp.

Môn học đòi hỏi sinh viên thực hành nhiều, ghi nhận chỉ tiêu, tính tóan để có thể dự đoán sự bộc phát của dịch hại. Học viên phải biết được các yếu tố cấu thành dịch bệnh, từ đó đề xuất biện pháp quản lý bệnh đạt hiệu quả cao và an toàn môi trường

Học viên biết cách ứng dụng mô hình toán học trong dự tính và dự báo bệnh hại cây trồng, cách đánh giá thất thu do một dịch bệnh trên cây trồng.


PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ

Môn học được đánh giá dựa trên 2 cột điểm như sau:

- Thực hành: 40%

- Lý thuyết: 60%


KẾ HOẠCH TƯ VẤN MÔN HỌC

Phần lý thuyết học viên sẽ được trang bị kiến thức về phương pháp dự báo dịch bệnh cây trồng. Phần thực hành sẽ giúp học viên hiểu rõ hơn về phần lý thuyết và thực hành trực tiếp trên máy vi tính để tập ước lượng diện tích vết bệnh trên lá bằng mắt và lập mô hình toán học từ số liệu điều tra một dịch bệnh, phân tích mô hình, tập dự báo diễn biến của bệnh và đề xuất giải pháp. Thực tập ngoài đồng ruộng: đánh giá mức độ bệnh của một khu vực. Học viên làm việc theo nhóm, mỗi nhóm nhận một tình huống với số liệu cho sẳn, lập mô hình toán học, phân tích mô hình. Các nhóm trình bày tình huống của nhóm, thảo luận và tranh luận.

Học viên có thể trao đổi thắc mắc qua mail, gọi điện thoại hoặc gặp giảng viên trực tiếp.
TRANG THIẾT BỊ CẦN CHO VIỆC DẠY VÀ HỌC MÔN HỌC

Máy chiếu overhead và LCD dùng giảng dạy lý thuyết

Máy vi tính, mỗi sinh viên /một máy.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Agrios, G. N., 1997. Plant Pathology. Academic Press, USA.

[2] Aylor, Donald E., 1990. The role of Intermittent Wind in the Dispersal of Fungal Pathogens. Ann. Rev. of Phytopathol., Vol. 28: 73-89.

[3] Ayres, Peter G. 1984. The Interaction between Environmental Stress Injury and Biotic Disease Physiology. Ann. Rev. of Phytopathol., Vol. 22 : 53

[4] Clive, W.J., 1974.- Assessment of Plant Diseases and Losses. Ann. Rev. of Phytopath., Vol. 12: 27-49.

[5] Colhoun, J., 1973.- Effect of Environmental Factors on Plant Disease. Ann. Rev. of Phytopath., Vol. 11: 343-364

[6] Fitt, B. D. L. , H. A. McCartney and P. J. Walklate, 1989. The Role of Rain in Dispersal of Pathogen Inoculum. Ann. Rev. of Phytopathol., Vol. 27: 241-267.

[7] Hans-Jürgen Aust. & Jürgen v. Hoyningen-Huene, 1986. Microclimate in Relation to Epidemics of Powdery Mildew. Ann. Rev. of Phytopathol., Vol. 24: 491-507

[8] Hau, B., 1990. Analytic Models of Plant Disease in a Changing Environment. Ann. Rev. of Phytopathol., Vol. 28: 221-243

[9] Huber, L. & T. J. Gillespie, 1992. Modeling Leaf Wetness in Relation to Plant Disease. Ann. Rev. of Phytopathol., Vol. 30: 553-573

[10] Nagarajan, S. & India D. V. Singh, 1990. Long-Distance Dispersion of Rust Pathogens. Ann. Rev. of Phytopathol., Vol. 28 : 139-151.

[11] Seem, R. C., 1984. Disease Incidence and Severity Relationships. Ann. Rev. of Phytopathol., Vol. 22 : 133-

[12] Teng, P. S., 1985. A Comparison of Simulation Approaches to Epidemic Modeling. Ann. Rev. of Phytopathol., Vol. 23: 351

[13] Zadocks, J.C., 1973.- Methodology of Epidemiology Research. Ann. Rev. of Phytopath., Vol. 10: 253-277.



ÐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

THÂM CỨU VỀ PHÂN LOẠI CÔN TRÙNG”



(ADVANCED INSECT TAXONOMY)

Mã số: BVPL512

Số đvht: 2 (1, 1)

Giảng viên môn học: PGS. TS. Nguyễn Thị Thu Cúc

Bộ môn phụ trách: Bảo vệ Thực vật, Khoa Nông nghiệp và

Sinh học Ứng dụng, Đại học Cần Thơ


MÔ TẢ MÔN HỌC

Môn học nầy chưa có thiết kế trong chương trình bậc đại học, sinh viên chỉ được biết qua về phân loại côn trùng thuộc bộ nào? chưa được tìm hiểu sâu về cách định danh và phân loại côn trùng. Môn học nầy nhằm trang bị kiến thức chuyên sâu cho học viên về cách nhận dạng và phân loại côn trùng một cách đúng đắn. Trình bầy về các khái niệm chung và nguyên tắc trong phân loại côn trùng, các phương pháp phổ biến trong định danh côn trùng, Hình thái học côn trùng và các đặc điểm hình thái có liên quan đến công tác phân loài, Các bộ và họ phổ biến trong lớp côn trùng, Phương pháp thu thập, sử lý và giữ mẩu, Cách sử dụng các khóa phân loại và tạo khóa , Các phương pháp, kỹ thuật mới trong phân loại côn trùng. Phương pháp tìm thông tin, tài liệu có liên quan về định danh côn trùng và các nguồn thông tin cần thiết cho việc định danh. Từ đó đề xuất biện pháp quản lý côn trùng một cách đúng đắn.

Nội dung môn học nầy rất cần thiết để học viên học các môn học khác có liên quan như chiến lược quản lý dịch hại cây trồng và biện pháp sinh học trong phòng trừ dịch hại cây trồng
MỤC TIÊU MÔN HỌC

Nhằm nâng cao kiến thức về các phương pháp định danh côn trùng, đặc biệt định danh tới họ, giống của các bộ (order) côn trùng quan trong và đến loài đối với các loài phổ biến trên các loại cây trồng chính như lúa, rau mầu, cây ăn trái, cây công nghiệp.... Giúp sinh viên tiếp cận với các nguồn thông tin và các kỹ thuật mới trong phân loại và định danh côn trùng


NỘI DUNG CHI TIẾT MÔN HỌC

Lý Thuyết

Chương 1: Phương pháp sưu tập và tồn trữ mẫu côn trùng

- Phương pháp phát hiện,

- Phương pháp thu mẫu

- Phương pháp chuẩn bị mẫu cho việc định danh côn trùng.

- Phương pháp tồn trữ mẫu côn trùng

Chương 2: Các nguyên tắc trong phân loại côn trùng

- Các đặc điểm hình thái có liên quan đến việc định danh côn trùng và các khái niệm.

- Nguyên tắc trong phân loại côn trùng

Chương 3: Phương pháp phân loại côn trùng dựa vào khoá phân loại

- Các khóa phân loại côn trùng - Phân loại đến bộ, giống , họ và loài (nhóm phổ biến)

- Xây dựng khóa định danh côn trùng trên một số loại cây trồng chính.

Chương 4: Các phương pháp, kỹ thuật mới trong phân loại côn trùng

- Phân loại côn trùng dựa vào pheromone

- Phân loại côn trùng dựa vào kỹ thuật PCR

Thực Hành

- Phương pháp tìm thông tin, tài liệu có liên quan về định danh côn trùng và các nguồn thông tin cần thiết cho việc định danh.

- Học viên tự đi điều tra, thu mầu ngoài đồng ruộng, sau đó xử lý mẫu theo các phương pháp được hướng dẩn - Định đanh 100 họ và 40 loài thuộc trong 100 họ đã được định danh- Nộp mẩu - Viết báo cáo và thảo luận trước lớp.
YÊU CẦU VÀ ĐÒI HỎI CỦA MÔN HỌC

Yêu cầu học viên cần nắm: Biết được phương pháp thu mẫu, chuẩn bị mẫu và tồn trử mẫu để định danh côn trùng; biết được các đặc điểm cần quan sát khi định danh côn trùng và nguyên tắc trong định danh côn trùng. Mỗi học viên phải tự thực hành đi thu thập mẫu, tự chuẩn bị mẫu và tồn trử mẫu côn trùng để chuẩn bị cho học chương 3; trang bị kiến thức về các hệ thống phân loại và chìa khoá phân loại côn trùng trên thế giới. Mỗi học viên phải tự thực hành việc phân loại côn trùng; biết được các phương pháp và kỹ thuật mới trong phân loại côn trùng


PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ MÔN HỌC

- Thực hành: 40%

- Lý thuyết: 60%


KẾ HOẠCH TƯ VẤN MÔN HỌC

Học viên phải tham dự lý thuyết thường xuyên để có thể tiếp thu kiến thức tốt. Ngoài ra học viên có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu trong thư viện, trong đĩa CD và trên internet. Học viên có thể thảo luận với giảng viên qua email hoặc gặp trực tiếp để giải quyết khó khăn trong quá trình học môn học nầy.


TRANG THIẾT BỊ CẦN THIẾT CHO VIỆC DẠY VÀ HỌC MÔN HỌC

Máy chiếu overhead và LCD (Khoa Nông Nghiệp và Sinh học Ứng dụng) dùng để giảng dạy lý thuyết.

Kính hiển vi soi nổi (Bộ môn Bảo vệ Thực vật).

Kính hiển vi tương phản pha (Bộ môn Bảo vệ Thực vật).

Tủ sấy (Bộ môn Bảo vệ Thực vật).

Máy phân tích pheromone (Phòng thí nghiệm trung tâm, Đại học Cần thơ)


TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Borror D.J.; D.M. Delong and C.A. Triplehorn (1981). An introduction to the study of insects.

[2] Các khoá phân loại của nhiều tác giả.

[3] Journal of Chemical Ecology. 2005.

[4] Naumann (Ed) (1994). Systematic and applied entomology

[5] The insects of Australia (1991). A textbook for students and Research Worker by the Entomology Division of The CSIRO.



ÐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

VIRUS HỌC”



(PLANT VIROLOGY)

Mã số: BVSV513

Số đvht: 2 (1,5; 0,5)

Giảng viên môn học: GS. TS. Nguyễn Thơ

Bộ môn phụ trách: Viện Công nghệ sau thu hoạch, TP Hồ Chí Minh
MÔ TẢ MÔN HỌC

Môn học nầy chưa được học ở bậc đại học thuộc chuyên ngành Trồng Trọt và Nông học. Đối với chuyên ngành Bảo vệ Thực vật, sinh viên cũng được trang bị những kiến thức cơ bản về tên các loại virus gây bệnh trên cây trồng. Môn học nầy nhằm nâng cao kiến thức về virus trong đó chú ý về các phương pháp phân loại virus, cách lan truyền của virus, phương pháp chẩn đoán bệnh do virus và biện pháp phòng trừ virus hại thực vật. Học viên sẽ nắm vững thao tác định danh và biện pháp chẩn đoán hiện đại như phương pháp test ELISA.

Môn học nầy ngoài cung cấp kiến thức về virus cho sinh viên còn hổ trợ cho các môn học khác trong chương trình đào tạo như chiến lược quản lý dịch hại trên cây trồng.
MỤC TIÊU CỦA MÔN HỌC

Xác định mối liên hệ ký sinh-ký chủ, chẩn đoán bệnh virus để đề xuất biện pháp phòng trừ thích hợp.


NỘI DUNG CHI TIẾT MÔN HỌC

Chương 1: Sơ lược một vài đặc điểm lịch sử của quá trình phát triển và nghiên cứu virus thực vật (3 tiết lý thuyết)

1.1. Lịch sử nghiên cứu.

1.2. Mối liên hệ giũa virus thực vật với các môn khoa học sinh học khác.

1.3 Những thiệt hại của bệnh virus hại thực vật về năng suất, sản lượng và phẩm chất ở cây trồng. Sự thoái hóa giống.



Chương 2 : Ðặc điểm hình thái và phân loại virus thực vật (5 tiết lý thuyết và 5 tiết thực hành)

2.1. Ðặc điểm hình thái, cấu tạo và thành phần hóa học của virus thực vật.

2.2. Phân loại virus thực vật. theo hình thái.

2.3. Phân loại virus thực vật.theo các đặc điểm di truyền học.

2.4. Sự hình thành thể vùi và các đặc điểm khác.

Chương 3: Sự tái tổ hợp của virus thực vật trong tế bào cây ký chủ và các đặc điểm gây bệnh của chúng (3 tiết lý thuyết)

3.1. Quá trình di chuyển, xâm nhiễm của virus thực vật trong cây ký chủ từ tế bào này qua tế bào khác

3.2. Sự tái tổ hợp của virus thực vật.

3.3. Những đặc tính chống chịu của virus thực vật đối với các điều kiện tự nhiên.



Chương 4: Ðặc điểm truyền lan của virus thực vật (5 tiết lý thuyết và 5 tiết thực hành)

4.1. Qua nhân vô tính cây trồng: ghép, chiết, nuôi cấy mô và trồng bằng hom củ

4.2. Truyền qua phấn hoa, hạt giống.

4.3. Truyền bằng cơ học tiếp xúc.

4.4. Truyền bằng côn trùng: Virus thuộc các nhóm truyền cơ học qua côn trùng, truyền không bền vững qua côn trùng (persistant)

4.5. Truyền bệnh qua nấm, tuyến trùng, thực vật thượng đẳng ký sinh .



Chương 5 : Chẩn đoán virus hại thực vật (3 tiết lý thuyết và 6 tiết thực hành).

5.1. Phương pháp huyết thanh (Polyclonal, monoclonal)

5.1.1 Phương pháp xem kháng huyết thanh thông thường.

5.1.2. Phương pháp khuyếch tán gel

5.1.3. Phương pháp latex

5.1.4. Phương pháp ELISA

5.2. Phương pháp cây chỉ thị.

5.2.1. Nhiễm hệ thống và toàn bộ

5.2.2. Lọc, nhân và chẩn đoán virus bằng cây chỉ thị.

5.3. Phương pháp hiển vi điện tử.

DIP method, IEM method, phương pháp cắt lát cực mỏng.

5.4. Các phương pháp nhuộm màu và xem thể vùi bằng hiển vi thường

Phương pháp nhuộm màu Ighen-laughe

Xem thể vùi của virus.


Chương 6 : Phòng trừ bệnh virus hại thực vật (4 tiết lý thuyết và 4 tiết thực hành)

6.1. Phát hiện triệu chứng virus hại thực vật, hiện tượng ẩn triệu chứng.

6.2. Hệ thống chọn lọc vệ sinh sản xuất cây sạch bệnh.

6.3. Chọn giống chống bệnh do virus.

6.4. Tránh và diệt côn trùng môi giới.

6.5. Bảo vệ chéo trong phòng chống virus.


YÊU CẦU VÀ ĐÒI HỎI CỦA MÔN HỌC

Yêu cầu sinh viên phải có kiến thức cơ bản về vi sinh đại cương. Học viên cần phải dự giờ lý thuyết đầy đủ để có thể thực hành được dễ dàng hơn. Học viên phải quan sát thấy được thể dùi của virus và nắm được cách lan truyền của virus để có thể đề xuất chiến lược quản lý bệnh do virus đạt hiệu quả cao.


PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ MÔN HỌC

Môn học được đánh giá dựa trên 2 cột điểm như sau:

Kiểm tra chiếm 40% số điểm,

Thi chiếm 60% số điểm.


KẾ HOẠCH TƯ VẤN MÔN HỌC

Học viên cần phải dự giờ lý thuyết đầy đủ để có thể thực hành được dễ dàng hơn. Hoc viên phải đọc nhiều tài liệu đã được hướng dẫn trên lớp, thảo luận nhóm, thực hành nhiều. Học viên cần phải nắm vửng lý thuyết trước khi thực hành. Học viên có thể trao đổi thắc mắc qua mail hoặc điện thoại.


TRANG THIẾT BỊ CẦN CHO VIỆC DẠY VÀ HỌC MÔN HỌC

Máy chiếu overhead và LCD dùng để giảng dạy lý thuyết. Kính hiển vi tương phản pha và kính hiển vi điện tử dùng để quan sát thể vùi của virus.


TÀI LIỆU THAM KHẢO  

[1] Green, S. K. 1991. Guidelines for diagnostic work in plant virology, Taipei AVRDC, 63 pp.

[2] Hill, R. & Stephen A. 1984. Methods in plant virology. London Blackwell Sci. Publishing, 166 pp.

[3] Bos. L (1983). Introduction to Plant Virology

[4] Brunt, A.; K. Crabtree and A. Gibbs. 1990. Viruses of Tropical plants. CABI.

[5] Smith, I. M.; J. Dunez; R. A. Lelliott; D. H. Philips and S. A. Archer.1986. European Handbook of Plant Diseases. Blackwell scientific publication.

[6] Walkey. D.G.A. (1985). Applied Plant Virology

[7] Plant Pathology, an International Journal adited and Published by the British Society for Plant Pathology

[8] Molecular Plant Pathology, an International Journal adited and Published by the British Society for Plant Pathology.

ÐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

BỆNH VI KHUẨN TRÊN CÂY TRỒNG”



(PLANT BACTERIOLOGY)

Mã số: BVVK514

Số đvht: 2 (1,5; 0,5)

Giảng viên môn học:TS. Phạm Văn Dư

Bộ môn phụ trách: Bộ môn Bệnh cây, Viện nghiên cứu lúa ĐBSCL.
MÔ TẢ MÔN HỌC

Môn học nầy sinh viên ngành Trồng Trọt và Nông học chưa được học ở đại học. Đối với ngành Bảo vệ Thực vật sinh viên đã được học nhưng với kiến thức rất cơ bản bao gồm các phần cơ bản về sự phát triển cuả ngành vi khuẩn học, chưa đi sâu vào siêu cấu trúc cuả vi khuẩn gây bệnh cây, những nghiên cứu ứng dụng và những biện pháp phòng trừ vi khuẩn gây bệnh cây.

Vi khuẩn học là một trong những môn học chủ yếu cuả chuyên ngành bệnh cây, là cơ sở cho những nghiên cứu ứng dụng trong sinh học phân tử.
MỤC TIÊU CỦA MÔN HỌC

Nhằm giúp sinh viên chuyên ngành hiểu rõ các bệnh do vi khuẩn gây ra, phương pháp nghiên cứu và phòng trừ bệnh.


NỘI DUNG CHI TIẾT MÔN HỌC

Chương 1. Giới thiệu chung về lịch sử nghiên cứu và phát triển ngành virus học (1 tiết lý thuyết)

Chương 2. Cấu trúc và nhiệm vụ của vi khuẩn (3 tiết lý thuyết và 5 tiết thực hành)

2.1. Cấu trúc của vi khuẩn

2.2. Sử dụng vi khuẩn trong phòng trừ sinh học côn trùng và bệnh cây trồng

2.3. Sử dụng vi khuẩn trong công nghệ sinh học.



Chương 3. Phân loại vi khuẩn (8 tiết lý thuyết và 8 tiết thực hành)

3.1. Phân loại vi khuẩn dựa vào các đặc điểm hình thái

3.2. Phân loại vi khuẩn dựa vào kỹ thuật PCR

Chương 4. Phân tích về di truyền học cuả vi khuẩn gây bệnh cây trồng (2 tiết lý thuyết và 4 tiết thực hành)

4.1. Khảo sát sự biến động di truyền trong quần thể vi khuẩn.

4.2. Thành tựu nghiên cứu trên thế giới

Chương 5: Triệu chứng bệnh cây do vi khuẩn gây ra (3 tiết lý thuyết và 3 tiết thực hành)

5.1. Triệu chứng bên trong

5.2. Triệu chứng bên ngoài

Chương 6. Phương pháp quản lý bệnh do vi khuẩn gây ra (3 tiết lý thuyết và 5 tiết thực hành)

6.1. Biện pháp canh tác

6.2. Biện pháp hoá học

6.3. Biện pháp sinh học

6.4. Phân tích ứu và khuyết điểm của từng biện pháp
YÊU CẦU VÀ ĐÒI HỎI CỦA MÔN HỌC

Học viên phải có kiến thức cơ bản về vi sinh đại cương, khái niệm về công nghệ sinh học. Trong thời gian học, lý thuyết và thực hành được dạy xen kẻ nhau. Do đó học viên cần phải lên lớp và thực tập đầy đủ để không bị gián đoạn về nội dung học.


PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ MÔN HỌC

Môn học được đánh giá dựa trê 2 cột điểm:

Điểm kiểm tra: 20 % tổng số điểm

Thi cuối môn: 80 % tổng số điểm


KẾ HOẠCH TƯ VẤN MÔN HỌC

Để đạt yêu cầu của môn học, học viên cần phải lên lớp đầy đủ, thực hành các buổi thực tập đồng thời phải đọc thêm tài liệu trên thư viện của trường, khoa, trên đĩa CD, các tạp chí chuyên ngành, internet,.... Học viên có thể trao đổi với giảng viên qua email hoặc điện thoại.


TRANG THIẾT BỊ CẦN CHO VIỆC DẠY VÀ HỌC MÔN HỌC

Máy chiếu overhead và LCD dùng để giảng dạy lý thuyết, Kính hiển vi điện tử để quan sát hình dạng của vi khuẩn. Kính hiển vi tương phản pha để quan sát tinh thể của vi khuẩn. Máy PCR để phân tích di truyền của vi khuẩn.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Roger Y. Stainer, Adelberg. E.A, Ingraham. J. L (4th, 1977), reprinted in 1984. General Microbiology

[2] David C. Sigee (1993). Bacterial Plant Pathology: Cell and Molecular Aspects

[3] J.P. Verma. (1987). The Bacteria.

[4] Molecular Pathology, an International Journal edited and printed by BSPP, U.K. 

ÐỀ CƯƠNG MÔN HỌC

CHIẾN LƯỢC QUẢN LÝ DỊCH HẠI CÂY TRỒNG”



(STRATEGY OF PEST AND DISEASE MANAGEMENT)

Mã số: BVQL515

Số đvht: 2 (1,5;0,5)

Giảng viên môn học: PGS. TS. Nguyễn Thị Thu Cúc,

TS. Dương Văn Chín, TS. Lê Thị Thu Hồng

Bộ môn phụ trách: Bảo vệ Thực vật, Khoa Nông nghiệp và

Sinh học Ứng dụng, Đại học Cần Thơ
MÔ TẢ MÔN HỌC

Cơ sở khoa học, cơ chế, thành tựu, ưu, khuyết, cách áp dụng và triển vọng phát triển.... của các kỹ thuật có liên quan đến các hợp chất trừ cỏ tổng hợp mới, cây trồng kháng thuốc trừ cỏ ( HRC s), phòng trị sinh học cỏ dại, quản lý tổng hợp cỏ dại, quản lý sự bộc phát tính kháng thuốc (WRH), Allelopathy và Allelopathic, kỹ thuật canh tác và công nghệ sinh học trong quản lý cỏ dại .


MỤC TIÊU MÔN HỌC

Học viên tiếp cận các thành tựu khoa học tiên tiến trong lảnh vực bảo vệ thực vật để quản lý dịch hại theo hướng an toàn, bền vững và có hiệu quả kinh tế cao.


NỘI DUNG CHI TIẾT MÔN HỌC

tải về 0.66 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương