Chuyển gen gus qua phôi non ở giống ngô lvn99 nhờ agrobacterium tumefaciens



tải về 1.39 Mb.
trang1/2
Chuyển đổi dữ liệu05.12.2017
Kích1.39 Mb.
#34982
  1   2
CHUYỂN GEN GUS QUA PHÔI NON Ở GIỐNG NGÔ LVN99 NHỜ AGROBACTERIUM TUMEFACIENS

Vì Thị Xuân Thủy1, Đặng Thị Hoàng Hà2, Trần Thị Hồng2, Chu Hoàng Mậu2*

1Trường Đại học Tây Bắc, 2Trường Đại học Sư phạm-Đại học Thái Nguyên

* Liên hệ: Tel.: 0913383289; Mail.: chuhoangmau@tnu.edu.vn



TÓM TẮT

Trong nghiên cứu này, quy trình chuyển gen gus qua phôi non ở ngô nhờ A. tumefaciens đã được chúng tôi đề xuất và tối ưu. Mật độ vi khuẩn A. tumefaciens thích hợp ở giá trị OD660nm=0,8 và thời gian nhiễm khuẩn tối ưu là 30 phút, bổ sung acetosyringone150M, tuổi phôi từ 10-12 ngày tuổi (kích thước 0,9– 1,3 mm) tối ưu cho khả năng tiếp nhận gen và sự tái sinh. Ngưỡng chọn lọc kháng sinh kanamycin đối với phôi chuyển gen là 50mg/l. Kết quả tái sinh và chuyển thành công gen gus ở giống ngô LVN99 là cơ sở cho việc nghiên cứu chuyển gen defensin vào giống ngô Việt Nam phục vụ tạo dòng ngô chuyển gen có khả năng kháng mọt.



Từ khóa: Zea mays, Agrobacterium tumefaciens, gen gus, tái sinh, phôi non.

MỞ ĐẦU

Cây ngô (Zea mays L.) là cây ngũ cốc chính có giá trị kinh tế và dinh dưỡng cao, đáp ứng nhu cầu về lương thực, thực phẩm, làm thức ăn chăn nuôi và nhiên liệu trên thế giới ngày một tăng [3]. Ở Việt Nam, cây ngô đang là một trong các cây trồng xoá đói, giảm nghèo, đặc biệt là các tỉnh miền núi phía Bắc. Tuy nhiên, tổn thất sau thu hoạch ở ngô do côn trùng rất lớn, đặc biệt trong thời gian lưu trữ tại kho, sự tổn thất có thể hơn 30% sản lượng [2]. Hiện nay có nhiều cách bảo quản ngô sau thu hoạch như xử lý nhiệt, vần đảo, trộn bụi trơ, hóa chất…các biện pháp này tốn nhiều công sức và hiệu quả thấp, gây ô nhiễm môi trường, độc hại cho con người và vật nuôi khi có dư lượng. Việc ứng dụng công nghệ sinh học để tạo ra các giống ngô chuyển gen có khả năng sâu bệnh và chống chịu điều kiện bất lợi từ ngoại cảnh đã góp phần đưa sản lượng ngô thế giới vượt lên trên lúa mì và lúa nước [1].

Gen β-glucuronidase (gus) được phân lập từ chủng E.coli RA201. β-glucuronidase là một hydrolase xúc tác cho sự phân giải các β-glucuronide tạo sản phẩm phân giải có màu xanh lam đặc trưng, dễ nhận biết. β-glucuronidase thường dùng nhất trong phản ứng để nhận biết sự tồn tại của gen gus là X-gluc (5-bromo-4-chloro-3-indolyl-β-D-glucuronide). Dung dịch X-gluc không màu dưới tác động của enzyme β-glucuronidase sẽ chuyển sang màu xanh lam. Nhờ đặc điểm này, mà các nhà khoa học đã thiết kế gen gus vào các vector chuyển gen để làm chỉ thị dễ nhận biết ở mô, tế bào thực vật mang gen chuyển [1]. Trong bài báo này, chúng tôi trình bày kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố đến hiệu suất chuyển gen gus vào phôi non giống ngô LVN99 nhờ vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens (A.tumefaciens) làm cơ sở cho việc chuyển thành công các gen đích vào giống ngô Việt Nam.

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP

Vật liệu

Sử dụng phôi non của giống ngô LVN99 do Trung tâm giống cây trồng Sơn La cung cấp làm vật liệu nhận gen. Chủng vi khuẩn A. tumefaciens C58/pGV2260 mang vector pCB-gusplus chứa gen chỉ thị gus do Viện Công nghệ sinh học, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam cung cấp. Các môi trường nuôi cấy mô được sử dụng theo Frame và cs (2002) [4] bao gồm: Môi trường lây nhiễm và đồng nuôi cấy (A1), môi trường chọn lọc lần 1 (A2), môi trường chọn lọc lần 2 (A3), môi trường phục hồi (A4), môi trường tái sinh chồi (A5) và môi trường tạo rễ (A6).



Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp chuyển gen vào cây ngô thông qua A. tumefaciens được tiến hành dựa trên phương pháp của Frame và cs (2002) [4].



Chuẩn bị nguyên liệu chuyển gen: Bắp non được thu sau ngày thụ phấn từ 8 - 16 ngày, bóc bỏ 3 - 5 lớp vỏ ngoài bắp, mỗi lần bóc một lớp cần khử trùng bề mặt bắp ngô bằng cồn 70%. Phôi được tách trong điều kiện vô trùng. Tách hạt khỏi bắp ngô và dùng dao cắt một phần nhỏ của hạt phía có dây treo phôi, tránh cắt ngang phôi, bóp nhẹ để đẩy phôi tách ra khỏi hạt.

Tạo dịch huyền phù vi khuẩn A. tumefaciens: Nuôi chủng A. tumerfaciens C58 chứa gen gus trên môi trường LB đặc có bổ sung kanamycin (50 mg/l) và rifamicin (50 mg/l) trong tủ ổn nhiệt 28oC, trong 48 giờ. Chọn khuẩn lạc mọc trên môi trường LB đặc và nuôi cấy trong LB lỏng với chế độ lắc 2.000 v/p ở 28oC trong 16 giờ. Lấy dung dịch nuôi lỏng lần 1 này (1 ml dung dịch khuẩn) nuôi trong 10 ml LB lỏng có bổ sung kháng sinh kanamycin và rifamycin. Ly tâm dung dịch nuôi lỏng lần 2, loại bỏ dịch nổi rồi hòa tan cặn trong môi trường MS (Murashige và Skoog, 1962) [7vi] lỏng và pha loãng dịch với mật độ khuẩn OD660nm đạt 0.4-1.0.

Nhiễm vi khuẩn và đồng nuôi cấy: Phôi ngô non được ngâm trong dịch huyền phù vi khuẩn trong 5 – 40 phút, bổ sung acetosyringone 50-200 M sau đó thấm khô, cấy trên môi trường đồng nuôi cấy A1 và phôi được nuôi trong tối 3 ngày.

Diệt khuẩn, nuôi cấy và chọn lọc mô sẹo chuyển gen: Phôi sau khi gây nhiễm được rửa bằng dung dịch cefotaxim 500 mg/l. Thấm phôi vào giấy thấm và cấy trên môi trường A2 để chọn lọc mô sẹo chuyển gen. Sau 1 tuần, chuyển phôi sang môi trường chọn lọc A3 để chọn lọc mô sẹo chuyển gen. Sau một tuần nuôi cấy, chọn các mô sống sót chuyển sang môi trường phục hồi A4 và nuôi cấy trong tối để callus đạt kích thước lớn hơn.

Tái sinh cây từ mô sẹo chuyển gen, tạo rễ và đưa cây ra đất: Các mô sẹo sau khi xử lý chuyển gen và chọn lọc được đưa vào môi trường tái sinh A5. Sau khi chồi được tái sinh sẽ chuyển sang môi trường tạo rễ A6 và nuôi trong điều kiện 28oC, ánh sáng 8 giờ/ngày. Sau 2 đến 3 tuần chồi được tạo rễ đầy đủ. Cây con hoàn chỉnh sẽ được cho ra huấn luyện ở bầu với giá thể Tribat có chứa đầy đủ các thành phần dinh dưỡng, muối khoáng cần thiết cho sự sinh trưởng, phát triển của cây. Sau 7 đến 10 ngày huấn luyện, các cây được đưa trồng ra nhà lưới [9ix].

Nhuộm biểu hiện tạm thời gen gus: Thực hiện theo phương pháp của Jefferson và cs (1987) [5]. Các phôi sau khi nhiễm khuẩn, sau ba ngày nuôi tối được nhuộm với dung dịch 5-bromo-4- chloro-3-indolyl glucuronide (X-gluc), để 8 – 12 giờ trong tối ở nhiệt độ 370C. Sau đó rửa bằng cồn 70 % ba lần và quan sát dưới kính hiển vi. Những vùng biểu hiện gen gus có màu xanh lam.

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

1. Ảnh hưởng của mật độ A. tumefaciens, nồng độ acetosyringone, thời gian nhiễm khuẩn, tuổi phôi non đến hiệu quả chuyển gen gus

Mật độ tế bào A. tumefaciens

Dung dịch vi khuẩn A. tumefaciens CV58 chứa gen gus nuôi lỏng lần 2, ly tâm loại bỏ dịch nổi, hòa tan cặn trong môi trường MS lỏng và pha loãng dịch rồi đo mật độ vi khuẩn OD660nm ở các giá trị: 0,4; 0,6; 0,8 và 1,0. Sau đó tiến hành nhiễm khuẩn phôi ngô 12 ngày tuổi trong 30 phút, bổ sung 100 M acetosyringone ở các mật độ vi khuẩn khác nhau, kết quả biểu hiện gen gus thể hiện ở bảng 1.



Bảng 1. Ảnh hưởng của mật độ tế bào vi khuẩn A. tumefaciens đến hiệu suất chuyển gen gus vào phôi ngô non LVN99

Mật độ vi khuẩn (OD600nm)

Số phôi lây nhiễm

Số phôi nhuộm gus

Số phôi biểu hiện gen gus

Hiệu suất chuyển gen gus (%)

0,4

120

120

3

3,33

0,6

120

120

43

35,83

0,8

120

120

49

40,83

1,0

120

120

14

11,67

Kết quả bảng 1 cho thấy, hiệu suất biểu hiện tạm thời gen gus của các mẫu chuyển gen sau khi đồng nuôi cấy, phụ thuộc vào mật độ vi khuẩn A. tumefaciens sử để dụng biến nạp. Ở mật độ OD600nm = 0,4 hiệu suất biểu hiện gen gus thấp nhất, chỉ đạ 3,33%. Ở mật độ vi khuẩn OD600nm = 0,6 và OD600nm = 0,8 hiệu quả chuyển gen cao và không khác nhau nhiều, hiệu suất biểu hiện gen gus ở mật độ OD600nm = 0,6 đạt 35,83%, còn ở mật độ OD600nm = 0,8 là 40,83% và cao nhất. Ở mật độ OD600nm = 1,0 thì hiệu suất chuyển gen lại giảm, chỉ đạt 11,67%. Như vậy, mật độ tế bào A. tumefaciens đã ảnh hưởng đến hiệu suất chuyển gen và hiệu quả chuyển gen đạt cao nhất ở nồng độ vi khuẩn có giá trị OD600nm = 0,8.

Nồng độ acetosyringone

Bổ sung acetosyringone với các nồng độ khác nhau vào dịch huyền phù vi khuẩn (OD600nm= 0,8), nhiễm khuẩn vào phôi ngô 12 ngày tuổi trong 30 phút, kết quả cho thấy acetosyringone có ảnh hưởnh lớn đến hiệu quả chuyển gen vào cây ngô LVN99 (Bảng 2). Trong trường hợp không bổ sung acetosyringone thì không tìm thấy phôi nào biểu hiện gen gus. Trong môi trường bổ sung 150 M acetosyringone thì hiệu suất chuyển gen cao nhất đạt 40,83%. Ở nồng độ 100 và 200 M acetosyringone hiệu quả chuyển gen chênh lệch không lớn (35,83% và 32,50%). Như vậy, khi bổ sung 150 M acetosyringone cho hiệu quả chuyển gen vào giống ngô LVN99 là cao nhất. Acetosyringone (AS) là một loại phenol được tiết ra từ thực vật bị tổn thương, chúng có tác dụng dẫn dụ vi khuẩn A. tumefaciens xâm nhập vào thực vật tại nơi tổn thương. Vì vậy bổ sung acetosyringone vào môi trường gây nhiễm khuẩn nhằm mục đích nâng cao hiệu quả chuyển gen. Anami và cs (2010), khi nghiên cứu chuyển hai cấu trúc pXBb7-SI-UBIL và pBbm42GW7_GUS vào phôi non của 3 dòng ngô TL26, CML216 và CML244 đã khẳng định với môi trường đồng nuôi cấy bổ sung acetosyringone thì hiệu suất chuyển gen đạt cao hơn, và nồng độ acetosyringone100-200 µM là tốt nhất [1].



Bảng 2. Ảnh hưởng của nồng độ acetosyringone (AS) hiệu suất chuyển gen gus vào phôi ngô non LVN99

Nồng độ AS

(M)

Số phôi gây nhiễm

Số phôi nhuộm gus

Số phôi biểu hiện gen gus

Hiệu suất chuyển gen gus (%)

0

120

120

0

0

50

120

120

27

22,50

100

120

120

43

35,83

150

120

120

49

40,83

200

120

120

39

32,50

Thời gian nhiễm khuẩn

Phôi của giống ngô LVN99 12 ngày tuổi được ngâm các thời gian khác nhau trong dung dịch khuẩn (OD600nm= 0,8), bổ sung 150 µM acetosyringone. Sau nuôi tối 3 ngày trên môi trường A1, tiến hành nhuộm để kiểm tra biểu hiện của gen gus, kết quả được trình bày ở bảng 3.



Bảng 3. Ảnh hưởng của thời gian gây nhiễm A. tumerfaciens đến hiệu suất biểu hiện gen gus vào phôi ngô non LVN99

Thời gian gây nhiễm khuẩn (phút)

Số phôi lây nhiễm

Số phôi nhuộm gus

Số phôi biểu hiện gen gus

Hiệu suất chuyển gen gus (%)

5

120

120

7

5,83

10

120

120

17

14,16

20

120

120

35

29,17

30

120

120

51

42,50

40

120

120

39

32,50

Kết quả bảng 3 cho thấy, ở các khoảng thời gian nhiễm khuẩn khác nhau, kết quả biểu hiện tạm thời gen gus là khác nhau, hiệu quả biến nạp tăng dần khi ngâm khuẩn trong các thời gian 5, 10, 20 và 30 phút, nhưng 40 phút thì có xu hướng giảm. Thời gian gây nhiễm khuẩn 30 phút thu được hiệu suất chuyển gen cao nhất (42,50%). Còn ở thời gian ngâm khuẩn 5 phút hiệu suất thấp nhất (5,83%), có thể do thời gian này chưa đủ để A. tumerfaciens C58 di chuyển vào trong phôi ngô. Thời gian nhiễm (thời gian ngâm phôi trong dịch huyền phù khuẩn) có ảnh hưởng rất lớn tới sự thành công của việc chuyển gen, đồng thời ảnh hưởng đến việc tạo mô sẹo, tái sinh của cây. Nhận định này cũng được đưa ra bởi Takava và cs (2010) [8viii] và kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nhận xét của Ishida và cs (2007) khi ngâm khuẩn 30 phút cho hiệu quả chuyển gen tốt nhất [6vi].

Ảnh hưởng của tuổi phôi non đến hiệu suất chuyển gen gus và khả năng tạo mô sẹo

Phôi ngô ở các ngày tuổi: 8 ngày, 10 ngày,12 ngày, 14 ngày, 16 ngày được sử dụng làm vật liệu nhận gen. Phôi ở các ngày tuổi khác nhau được nhiễm A. tumefaciens CV58 chứa gen gus với mật độ OD600nm=0,8, trong thời gian 30 phút, bổ sung 150 µM acetosyringone. Để kiểm tra biểu hiện của gus các phôi sau 3 ngày đồng nuôi cấy tiến hành nhuộm phôi, còn các phôi để nghiên cứu khả năng tạo mô sẹo sau đồng nuôi cấy 3 ngày, được diệt khuẩn bằng 500 mg/l cefotaxim và chuyển sang môi trường tạo mô sẹo (môi trường A2, không bổ sung kháng sinh) kết quả được trình bày ở bảng 4.

Bảng 4. Ảnh hưởng của tuổi phôi đến hiệu suất biểu hiện gen gus và tạo mô sẹo của giống ngô LVN99

Tuổi phôi (Ngày)

Hiệu quả chuyển gen gus

Khả năng tạo mô sẹo

Số phôi nhuộm gus

Số phôi biểu hiện gen gus

Hiệu suất biểu hiện gen gus (%)

Số phôi nuôi trên môi trường tạo mô sẹo

Số phôi tạo mô sẹo

Hiệu suất tạo mô sẹo (%)

8

120

71

59,17

120

28

23,33

10

120

68

56,67

120

51

42,50

12

120

53

44,17

120

67

55,83

14

120

32

26,67

120

73

60,83

16

120

21

17,50

120

89

74,16

Bảng 4 cho thấy, hiệu suất chuyển gen ở ngô LVN99 giảm dần theo tuổi phôi, còn hiệu suất tạo mô sẹo lại tăng dần theo tuổi phôi. Ở tuổi phôi 8 ngày tuổi hiệu suất chuyển gen là cao nhất 59,17 % tuy nhiên hiệu quả tạo mô sẹo lại thấp nhất, đạt 23,33%. Còn ở 10 ngày tuổi hiệu suất chuyển gen đạt 56,67%, hiệu suất tạo mô sẹo là 42,50%. Phôi 12 ngày tuổi hiệu suất chuyển gen giảm còn 44,17%, nhưng hiệu quả tạo mô sẹo lại cao hơn đạt 55,83%. Đến tuổi phôi 16 ngày, hiệu quả chuyển gen thấp hơn hẳn, chỉ còn 17,50%; tuy nhiên hiệu suất tạo mô sẹo lại cao nhất đạt 74,16%. Như vậy, để hiệu quả chuyển gen, tạo mô sẹo cao ở giống ngô LVN99 lựa chọn phôi ngô ở 10-12 ngày tuổi với kích thước phôi tương ứng là 0,9-1,3 mm. Phôi non đã được sử dụng làm nguồn vật liệu chính trong các nghiên cứu nuôi cấy mô ở ngô [x0]. Nhiều công trình đã công bố tuổi phôi ngô có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tiếp nhận gen và sự tái sinh [4], [6Error: Reference source not found] và kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với những nhận xét này.

2. Ngưỡng chọn lọc mô sẹo của kanamycin

Phôi 10 - 12 ngày tuổi được nhiễm A. tumefaciens CV58 chứa gen gus với mật độ OD600nm = 0,8, trong thời gian 30 phút, bổ sung 150 µM acetosyringone (phôi chuyển gen). Các phôi sau khi nuôi trên môi trường đồng nuôi cấy A1, các phôi (chuyển gen và không chuyển gen) được nuôi trên môi trường chọn lọc A2, bổ sung kanamycin với nồng độ khác nhau (0, 25, 50, 75, 100, 150 mg/l), để xác định nồng độ cho ngưỡng chọn lọc, kết quả được trình bày ở bảng 5. Bảng 5 cho thấy, trong môi trường không bổ sung kanamycin thì các phôi không được chuyển gen có khả năng tạo mô sẹo và sống sót cao hơn so với các phôi chuyển gen, sau 7 ngày nuôi cấy tỷ lệ tạo mô sẹo của phôi không chuyển gen đạt 59,78 %, còn phôi chuyển gen đạt 54,18 %; sau 15 ngày nuôi cấy tỷ lệ sống sót và tạo chồi của phôi không chuyển gen là 56,67 %, phôi chuyển gen chỉ đạt 50,69%. Có thể sự gây tổn thương phôi và thời gian ngâm khuẩn ảnh hưởng đến khả năng tạo mô sẹo và tái sinh của phôi. Bảng 5 cũng cho thấy, kanamycin có ảnh hưởng rõ rệt đến khả năng tạo mô sẹo của các phôi. Khi bổ sung 25 mg/l kanamycin sau 7 ngày nuôi cấy khả năng tạo mô sẹo của phôi chuyển gen là 50,12% còn phôi không chuyển gen còn 20,16%, sau 15 ngày nuôi cấy tỷ lệ sống sót và tạo chồi của phôi không chuyển gen còn 46.28% trong khi phôi không chuyển gen còn 17,20%. Khi bổ sung 50mg/l sau 7 ngày nuôi cấy tỷ lệ tạo mô sẹo của phôi chuyển gen là 38,36%, phôi không chuyển gen là 3,18%, sau 15 ngày nuôi cấy khả năng sống sót và tạo chồi của phôi chuyển gen đạt 25,68% trong khi đó phôi không chuyển gen đã bị chọn lọc rất cao chỉ còn 0,82%. Khi nồng độ tăng lên 75mg/l phôi không chuyển gen không có khả năng tạo mô sẹo, còn phôi chuyển gen thì khả năng tạo mô sẹo và tạo chồi bị ảnh hưởng rõ rệt cụ thể tỷ lệ tạo mô sẹo chỉ còn 10,32% và khả năng sống sót và tạo chôi còn 3,86%. Nồng độ kanamycin tăng lên 100mg/ l và 150mg/ l thì cả phôi chuyển gen và không chuyển gen đều không có khả năng tạo mô sẹo. Như vậy, nồng độ kanamycin cho ngưỡng chọn lọc phôi chuyển gen là 50mg/ l.



Bảng 5. Nồng độ kanamycin cho ngưỡng chọn lọc phôi ngô mang gen chuyển (mg/l)

Nồng độ kamnmycin (mg/l)

Tỷ lệ tạo mô sẹo, chồi của phôi chuyển gen (%)

Tỷ lệ tạo mô sẹo, chồi của phôi không chuyển gen (%)




Sau 7 ngày

Sau 15 ngày

Sau 7 ngày

Sau 15 ngày

0

54,18

50,69

59,78

56,67

25

50,12

46,28

20,16

17,20

50

38,36

25,68

3,18

0,82

75

10,32

3,86

0

0

100

1,26

0

0

0

150

0

0

0

0

Từ kết quả phân tích ảnh hưởng của mật độ A. tumefaciens, nồng độ acetosyringone, thời gian nhiễm khuẩn, tuổi phôi non đến hiệu quả chuyển gen gus và ngưỡng chọn lọc mô sẹo của kanamycin có thể khái quát quy trình chuyển gen ở ngô ở hình 2.

KẾT LUẬN

Quy trình chuyển gen gus qua phôi non ở ngô nhờ A. tumefaciens chủng C58/pGV2260 mang vector pCB-gusplus đã được xây dựng và tối ưu. Mật độ vi khuẩn A. tumefaciens thích hợp ở giá trị OD660nm=0,8 và thời gian nhiễm khuẩn tối ưu là 30 phút, bổ sung acetosyringone150M và tuổi phôi từ 10-12 ngày tuổi, kích thước 0,9– 1,3 mm tối ưu cho khả năng tiếp nhận gen và sự tái sinh. Ngưỡng chọn lọc kháng sinh kanamycin đối với phôi chuyển gen là 50mg/l. Kết quả tái sinh và chuyển thành công gen gus ở giống ngô LVN99 là cơ sở cho việc nghiên cứu chuyển gen defensin vào giống ngô Việt Nam phục vụ tạo dòng ngô chuyển gen có khả năng kháng mọt.





A



Каталог: app -> webroot -> files -> hoithao
hoithao -> Kandelia obovata Sheue, Liu & Yong
hoithao -> Đánh giá khả năng phòng trừ tuyến trùng (Meloidogyne spp.) của dịch chiết từ cây mầm súp lơ xanh
hoithao -> KẾt quả ĐIỀu tra bưỚC ĐẦu về nguồn lợi cá VÙng ven biển huyện cẩm xuyêN, TỈnh hà TĨNH
hoithao -> Chi trâm hoàng – kayea wall. (HỌ BỨA – clusiaceae lindl.) Ở việt nam
hoithao -> Nguyễn Đăng Hội1, Kuznetsov A. N. 1, Kuznetsova S. P. 1, Lê Thị Nguyệt2
hoithao -> Vũ Văn Liên Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, vast
hoithao -> Xác đỊnh và thiẾt kẾ khung biẾn nẠp nhẰm loẠi bỎ gen translin Ở nẤm Mucor circinelloides
hoithao -> Nghiên cứU Ảnh hưỞng của chế phẩm VI sinh và phân hữu cơ VI sinh đẾn một số chỉ tiêu sinh lí – HÓa sinh và SỰ TÍch lũy kim loại chì (Pb) CỦa câY ĐẬu bắP
hoithao -> PHÂn tích tính đa dạng và thành lập bảN ĐỒ thảm thực vật khu vực trạM Đa dạng sinh học mê linh, VĨnh phúC
hoithao -> Genus pycnarrhena miers ex Hook f. & Thomson,

tải về 1.39 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương