100 truyện hay mầm chồi lá theo chủ đề



tải về 427.86 Kb.
trang4/8
Chuyển đổi dữ liệu13.05.2018
Kích427.86 Kb.
#38297
1   2   3   4   5   6   7   8
- Con hãy đào 4 cái lọ chôn ở chân giường thì sẽ có quần áo mặc.
Tấm đào lên thì thấy có đủ cả quần áo, khăn, giày đẹp đẽ. Một bộ áo mới với ba màu quan lục, màu anh đào, màu hoàng yến, một cái áo màu hoa hiên, một cái quần nhiễu điều, rồi nào thắt lưng hoa đào, khăn nhiễu tam giang. Đến đôi giày văn hài thì thật xinh xẻo, chỉ đôi chân bé nhỏ của Tấm mới đi vừa. Tấm mặc quần áo, xỏ chân vào giày, thấy thứ nào cũng vừa như in. Tấm lại lấy từ một cái lọ ra được một con ngựa bé tí tẹo, Tấm vừa đặt con ngựa xuống đất thì nó hí lên một tiếng rồi lớn lên bằng con ngựa thật có đủ cả yên cương.
Vui sướng quá, Tấm tắm rửa thật sạch sẽ, rồi thay bộ quần áo mới vào, cưỡi ngựa đi xem hội. Đến chỗ lội Tấm đánh rơi một chiếc giày xuống nước, Tấm vội xuống ngựa mò mãi vẫn không thấy.
Một lúc sau, voi của nhà vua đi đến chỗ lội cứ gầm lên không chịu đi. Vua sai lính hầu thử xuống nước mò xem, thì nhặt được một chiếc giày. Vua truyền lệnh hễ trong đám đàn bà con gái đi xem hội, ai ướm vừa chiếc giày thì vua sẽ lấy làm vợ. Đàn bà con gái trong đám hội chen nhau đến ướm chân, cả hai mẹ con Cám cũng đến ướm nhưng không chân ai vừa. Đến lượt Tấm đến xin ướm thử thì vừa như in. Chiếc giày văn hài mà vua vừa nhặt được cùng với chiếc giày Tấm đang xách ở tay vừa đúng một đôi.
Cám đứng ngoài xem, thấy người con gái tươi giòn rõ là Tấm, liền gọi mẹ bảo rằng:
- Mẹ ơi mẹ, trông ai như chị Tấm nhà ta!
Mẹ nó bảo:
- Chuông khánh còn chẳng ăn ai, nữa là mảnh chĩa vứt ngoài bụi tre. Chị Tấm nhà mày làm gì có quần áo đẹp mà đến đây.
Đến khi quân lính mang kiệu đến rước Tấm về cung, hai mẹ con Cám đến gần xem, mới biết đích là Tấm. Hai mẹ con đều lấy làm lạ không biết Tấm đã lấy được quần áo và ngựa ở đâu mà đẹp thế.
Vào cung vua, Tấm rất sung sướng, Tấm vẫn nhớ con trâu mà mình thường chăn dắt trên đồng cỏ xanh, nhớ vườn ruộng mình thường chăm bón, những ngày sương thu, nắng hạ. nhân ngày giỗ bố, Tấm xin phép vua về thăm nhà.
Thấy Tấm bây giờ sung sướng, mụ dì ghẻ rất ghen ghét nhưng ngoài mặt niềm nở, vui cười. Mụ bảo Tấm:
- Con trèo lên cây cau, xé lấy một buồng để cúng bố.
Tấm vâng lời trèo lên cây, Tấm đang mải với tay để xé buồng cau thì mụ dì ghẻ chặt gốc cây. Thấy cây rung chuyển, Tấm hỏi thì mụ trả lời:
- Dì đuổi kiến cho con đấy mà!
Cây cau gãy, Tấm ngã lộn xuống ao chết. Mụ dì ghẻ lột hết quần áo của Tấm mặc vào cho Cám và đưa con gái mình vào cung vua, nói dối là Tấm không may bị ngộ cảm chết, nên đưa em vào thay chị.
Tấm hóa chim vàng anh và bay vào cung vua. Vua đi đâu chim cũng bay theo. Thấy Cám thua chị đủ mọi bề và thấy con chim quấn quít mình, vua tưởng nhớ Tấm, bảo chim vàng anh rằng:
- Vàng ảnh vàng anh, có phải vợ anh chui vào tay áo.
Vua vừa nói dứt lời, chim vàng anh chui tọt vào tay áo nhà vua.
Một hôm trong khi Cám giặt áo cho vua, chim vàng anh đậu ở cành cao bảo nó:
- Giặt áo chồng tao thì giặt cho sạch, phơi áo chồng tao thì phơi bằng sào, chớ phơi bờ rào rách áo chồng tao.
Nghe chim kêu, Cám vừa lo sợ vừa tức giận. Vua rất yêu chim, cho chim ở lồng son, đi đâu cũng xách theo. Thấy thế Cám càng thêm ghét chim.
Một hôm Cám về nhà chơi, đem chuyện kể với mẹ. Mẹ nó bảo: “Bóp chết con chim đi, đem nướng cho mèo ăn, rồi chôn lông chim cho mất tích”.
Về cung vua, Cám rình lúc vắng, bóp chết chim vàng anh, nướng cho mèo ăn, còn lông chim nó đem chôn sâu ngoài vườn, đúng như lời mẹ nó dặn.
Chẳng bao lâu, ở chỗ chôn lông chim mọc lên một cây xoan đào thật đẹp, cây lớn rất mau, cành lá xum xuê.
Vua thấy cây xoan đào đẹp, liền mắc võng vào cây nằn nghĩ; cứ mỗi khi nằm dưới bóng mát cây xoan đào, vua hình như cảm thấy hình ảnh Tấm hiện ra trước mắt nên càng quấn quít với cây, không thiết gì đến Cám. Cám không nói ra, nhưng trong lòng ghen lồng ghen lộn. Nhân một ngày gió bão, vua lại đi xa vắng, Cám chặt cây đi lấy gỗ xoan đào đóng khung cửi. Trong khi Cám ngồi dệt vải, con ác bằng gỗ trên khung cửi kêu: “Cót ca cót két, lấy tranh chồng chị, chị khoét mắt ra”.
Nghe con ác kêu, Cám sởn cả tóc gáy, vội ném thoi đi không dám dệt nữa.
Cám về nói với mẹ, mẹ nó bảo đốt khung cửi đi và đem tro đổ tận bên đường thật xa cung vua.
Ở đống tro bên đường, chẳng bao lâu mọc lên một cây thị lớn, cành lá xum xuê, cây thị ra nhiều hoa, nhưng chỉ có một quả rất to ở cành cao tít.
Gần đó, có một bà cụ bán hàng nước, tính tình hiền hậu. Mỗi khi đi qua dưới gốc cây thị, bà lại ngẩng đầu lên nhìn quả thị , tấm tắc khen : “Sao mà thị đẹp thế?”. Một hôm bà ngẩng đầu lên nhìn thấy quả thị đã chín vàng, bà tần ngần đứng dưới gốc cây giơ bị ra hứng, rồi lầm bầm:
- Thị ơi, thị hỡi! Thị rụng bị bà, thị thơm bà ngửi, chứ bà không ăn.
Bà cụ nói dứt lời, thì quả thị rụng ngay vào giữa bị. Bà cụ đem thị về nâng niu trên tay. Đêm ngủ, bà để thị ở đầu giường, ngày nào đi chợ bà cũng dặn thị:
- Thị coi nhà, để bà đi chợ, mua quà thị ăn.
Bà cụ vừa đi ra khỏi nhà, thì một cô bé tí từ trong quả thị chui ra chỉ phút chốc cô trở thành cô gái, trở thành cô Tấm xinh đẹp. Tấm quét dọn nhà cửa sạch sẽ, làm cơm canh để phần bà cụ. Lần nào đi chợ về, bà cũng thấy mọi thứ đều ngăn nắp, có sẵn cơm dẻo, canh ngọt để phần.
Một hôm, bà giả vờ đi chợ, rồi rón rén trở về nấp cửa ngoài, Tấm lại ở trong quả thị chui ra như mọi lần thu dọn trong nhà. Nhìn thấy một người con gái xinh đẹp lại hay làm như thế, bà cụ vui sướng quá, chạy ngay vào ôm chầm lấy Tấm và xé tan vỏ thị đi. Từ đó Tấm ở với bà lão bán hàng, hai người yêu thương nhau như mẹ con. Người ngoài không ai biết, tưởng Tấm là con gái của bà cụ ở xa mới về. Bao nhiêu công việc gói bánh, têm trầu tấm đều làm hết, chỉ riêng việc bán hàng mời khách là tấm để bà cụ.
Một hôm, vua đi qua, thấy quán nước sạch sẽ, ghé vào ngồi nghỉ. Bà cụ rót nước, đưa trầu vua ăn. Thấy trầu têm cánh phượng rất khéo, giống hệt như miếng trầu vợ mình têm khi xưa. Vua liền hỏi bà cụ:
- Trầu này ai têm?
Bà cụ đáp:
- Con gái già têm.
Vua ngỏ ý muốn gặp người con gái.
Bà cụ gọi tấm ra. Vua nhận ra ngay vợ mình. Vua kể rõ sự tình với bà cụ và xin đó tấm về cung,còn hai mẹ con cám bị đuổi ra khỏi cung.

CÔ CON ÚT CỦA ÔNG MẶT TRỜI


Ông Mặt Trời có rất nhiều con, nhưng chỉ có một con gái duy nhất là út Trăng xinh đẹp, bé bỏng.
Người anh kế với cô là Đất. Ngay từ nhỏ hai anh em Đất và Trăng đã rất thân nhau. Trò chơi thích nhất của hai anh em là chạy vòng tròn. Trăng nắm tay anh chạy nhanh. Hai anh em tính nết mỗi người mỗi khác. Đất hiền lành làm lụng quanh năm, Đất làm ra bao nhiêu của cải cho con người. Khắp nơi chim chóc ca hát. Cô trăng tính tình dịu dàng, nhưng không thích làm việc, suốt ngày chỉ rong chơi. Ông Mặt Trời rất thương yêu các con, ông tỏa hơi nóng sưởi ấm cho chúng. Còn các con ông tươi vui rạng rỡ. Cô Trăng nũng nịu quỳ xuống bên cha thỏ thẻ: “Cha ơi! Con biết làm gì bây giờ?”. Ông Mặt Trời vúôt tóc con bảo : “Đêm đêm con hãy tỏa ánh sáng của con xuống đất làm dịu mát muôn loài”. Từ đó, cô Trăng đã bắt đầu làm việc. Nhiều khi anh đất thấy thiếu em gái.
Mùa thu đến, Đất và Trăng đem đến cho con người bao nhiêu trái chín thơm ngon và ánh trăng vàng óng. Mỗi năm một lần, người lớn làm đèn cho trẻ nhỏ đi đón rước cô Trăng xuống chơi. Đó là vào đêm Trung thu, các em nắm tay nhau nhảy múa ca hát vòng quanh cô. Cô Trăng cười long lanh ánh mắt, còn anh Đất thì tỏa ngát hương thơm trong quả chín. Trên cao, giá như ông Mặt Trời hé màn mây nhìn xuống, hẳn ông sẽ mỉm cười vuốt râu: “Con gái ta được việc lắm”.

HAI ANH EM GÀ CON


Hai chú gà con tìm được một mẩu bánh mì. Chúng thích thú vô cùng và bắt đầu dùng cái mỏ xinh xinh mổ vào miếng mồi ngon. Một chú Vịt con chơi gần đấy nhìn thấy và chạy lại, xin Gà con cùng được ăn.
- Nào cùng ăn với chúng tớ đi! Gà lông vàng mời bạn
- Anh còn muốn gọi ai nữa đấy? Gà lông đen gắt: Mẫu bánh mì này cho chúng ta ăn cũng không đủ nữa là gọi thêm nó.
- Đủ thôi! Gà lông vàng an ủi em.
Thế là cả hai chú Gà và chú Vịt chia nhau ăn hết mẩu bánh mì. Ăn xong hai chú Gà con vẫy đôi cánh tí xíu của mình chạy về chỗ mẹ.
- Mẹ ơi! Gà lông đen hét tướng lên. Vịt con vừa ăn bánh mì với chúng con. Mẹ hãy nói đi, con chia cho Vịt ăn cùng có được không?
- Thế là rất đúng con ạ!
- Con cho Vịt ăn mới ngon làm sao! Gà lông đen liến thoắng khoe khoang.
- Có gì đáng nói đây. Gà lông vàng ngắt lời em, chúng ta đã cùng ăn sáng thế thôi mà.
Gà mẹ nhìn các con và nói:
- Nhường cho bạn là điều tốt, nhưng ai không khoe điều đó còn tốt hơn.

NÀNG BẠCH TUYẾT VÀ BẢY CHÚ LÙN


Xưa thật là xưa. Lúc ấy vào mùa đông, một bà hoàng hậu ngồi khâu bên cửa sổ có khung bằng gỗ mun, vì mãi nhìn tuyết rơi nên đã bị kim đâm chích phải ngón tay, máu rơi xuống tuyết. Sau đó bà ước có một người con gái có nước da trắng như tuyết, môi đỏ như máu và tóc đen như mun. Qủa nhiên, thời gian sau bà sanh hạ được một bé gái da trắng như tuyết, môi đỏ thắm và tóc đen như mun. Bà đặt tên con là Bạch Tuyết, được ít lâu hoàng hậu chết, vua lấy một người vợ khác.
Bà mẹ kế của Bạch Tuyết rất độc ác, không chịu để ai đẹp hơn mình. Bà có một chiếc gương thần và thường nhìn vào gương để hỏi:
- Gương kia ngự ở trên tường
Nứơc ta ai đẹp được dường như ta!
Chiếc gương thần luôn trả lời:
- Tâu hoàng hậu, bà là người đẹp nhất trên đời.
Cho đến một ngày kia, khi Bạch Tuyết lên bảy tuổi, thì cái gương trả lời rằng:
- Xưa kia bà đẹp nhất trần.
Ngày nay Bạch Tuyết muôn phần đẹp hơn.
Bà hoàng hậu tức giận bắt người thợ săn đem Bạch Tuyết vào rừng đâm chết và đòi phải mang trái tim cô bé về. Nhưng người thợ săn thương hại cô bé, chỉ bỏ cô lại một mình trong rừng rồi đem trái tim một con hươu về làm chứng là cô bé đã chết.
Cô bé ở lại trong rừng nhưng thú dữ không hề làm hại cô. Đến tối, cô tìm thấy một ngôi nhà bé tí. Trong nhà sạch sẽ, trên bàn có bày 7 chiếc đĩa, 7 cái thìa, 7 cái dao, 7 cái nĩa, 7 cái cốc, tất cả đều bé tí. Cô bé ăn ở đĩa này một tí, uống ở kia một tí vì không muốn để ai mất phần . Trong số 7 cái giường, cô chọn mãi mới được cái cuối cùng hơi vừa người và nằm xuống ngủ.
Đến lúc trời tối, chủ của ngôi nhà là 7 chú lùn đi đào mỏ ở ngoài rừng trở về. Vào nhà
Chú đầu tiên nói : Ai đã ngồi vào ghế của tôi?
Chú thứ hai nói : Ai đã ăn ở đĩa của tôi?
Chú thứ ba nói : Ai đã ăn bánh của tôi?
Chú thứ tư nói : Ai đã ăn rau của tôi?
Chú thứ năm nói : Ai đã dùng nĩa, dùng dao của tôi?
Chú thứ sáu nói : Ai đã uống trong cốc của tôi?
Chú thứ bảy nói : Ai đã đụng vào giường của tôi?
Đến lúc đó 7 chú lùn mới nhìn thấy Bạch Tuyết đang nằm ở cuối gian nhà, 7 chú lùn chạy tới xem và họ kêu lên: “Chao ôi! Cô bé mới xinh đẹp làm sao!”. Từ đó, cô bé sống với 7 chú lùn, hàng ngày cô làm lụng việc nhà, còn các chú lùn vào rừng đào mỏ. 7 chú lùn luôn dặn cô bé đừng cho ai vào nhà vì sợ người mẹ ghẻ tìm ra cô bé.
Bà hoàng hậu sau khi nhận được trái tim do người thợ săn đem về tin chắc rằng cô bé đã chết và mình vẫn là người đẹp nhất. Bà soi gương và hỏi:
- Gương kia ngự ở trên tường
Nước ta ai đẹp được dường như ta!
Nhưng gương thần đã trả lời:
- Xưa kia bà đẹp nhất trần
Ngày nay Bạch Tuyết muôn phần đẹp hơn.
Nàng ta ở khuất núi non
Tại nhà của 7 chú lùn xa xa
Bà hoàng hậu tức giận, biết người thợ săn đã lừa bà. Bà ăn mặc giả dạng làm một bà già đi qua núi rừng đến gõ cửa nhà cô bé và rao bán yếm áo. Bạch Tuyết rất thích cái yếm đỏ, mở cửa ra thử áo. Liền bị mụ già thít chặt dây yếm khiến cô ngạt thở nằm vật ra. Khi các chú lùn trở về, họ đã tháo dây yếm, cứu được cô bé và họ hiểu ngay rằng mụ già chính là hoàng hậu. Họ dặn cô bé phải cẩn thận đừng cho ai vào nhà.
Trở về nhà, bà hoàng hậu đắc chí hỏi gương thần:
- Gương kia ngự ở trên tường
Nước ta ai đẹp được dường như ta.
Gương thần vẫn trả lời:
- Xưa kia bà đẹp nhất trần
Ngày nay Bạch Tuyết muôn phần đẹp hơn.
Nàng ta ở khuất núi non
Tại nhà của bảy chú lùn xa xa
Bà hòang hậu tức giận vô cùng, mụ cải trang thành một mụ già khác, lần này Bạch Tuyết chỉ thò đầu qua cửa sổ nói chuyện mà không cho mụ vào. Mụ chìa cho cô bé xem một cái luợc rất đẹp nhưng có tẩm thuốc độc mà cô bé không biết. Cô bé thích quá và mụ già chải đầu cho cô. Cô bé bị thuốc độc nằm vật ra. May thay, lần này các chú lùn lại về kịp cứu cô bé thóat chết.Các chú lùn lại dặn cô lần sau không được cho ai vào nhà.
Hòang hậu về tới nhà, vội vã hỏi gương thần:
- Gương kia ngự ở trên tường
Nước ta ai đẹp được dường như ta!
Gương thần vẫn trả lời:
- Xưa kia bà đẹp nhất trần
Ngày nay Bạch Tuyết muôn phần đẹp hơn.
Nàng ta ở khuất núi non
Tại nhà của 7 chú lùn xa xa.
Bà hoàng hậu tức điên người và thề rằng lần này cái kẻ đẹp hơn mụ nhất định phải chết thật sự.
Mụ vào phòng kín trong lâu đài và chuẩn bị một quả táo có tẩm thuốc độc. Mụ lại cải trang thành một bà già nhà quê tới gõ cửa nhà 7 chú lùn. Bạch Tuyết lại thò đầu qua cửa sổ nói:
Các chú lùn đã cấm không cho ai vào đâu.
Mụ già nói ngon ngọt:
- Không cần, bà chỉ muốn bỏ bớt táo ra cho khỏi nặng. Nếu cháu muốn ta sẽ tặng cháu một quả.
Nói xong mụ lấy quả táo đã chuẩn bị, cắn vào nửa xanh không có thuốc độc và đưa nửa đỏ có tẩm thuốc độc cho Bạch Tuyết và nói:
- Nửa đỏ đẹp hơn ta tặng cháu.
Cô bé tin ngay, cầm và cắn miếng táo, lập tức cô ngã lăn ra và chết tại chỗ.
Mụ già cười ha hả và đi về. khi về nhà mụ hỏi gương thần:
- Gương kia ngự ở trên tường
Nước ta ai đẹp được dường như ta!
Lần này thì gương đáp:
- Tâu hoàng hậu, bà là người đẹp nhất trên đời!
Các chú lùn trở về rất đau khổ vì không thể nào cứu nổi cô nữa. Các chú không muốn chôn cô xuống đất mà đem đặt cô vào một quan tài bằng kính để trên đỉnh một ngọn núi. Chim chóc, lòai vật cũng đều khóc thương Bạch Tuyết.
Cho đến một ngày kia, có một vị hoàng tử nước láng giềng lạc lối vào rừng sâu, nhìn thấy Bạch Tuyết xinh đẹp, liền xin các chú lùn cho đem về theo mình. Các chú lùn đồng ý. Dọc đường về các người hầu của hòang tử vấp vào gốc cây và Bạch Tuyết do bị lắc mạnh đã nôn ra miếng táo độc.
Bạch Tuyết liền tỉnh lại. Hoàng tử sung sướng đem nàng về lâu đài và tổ chức lễ cưới. Mụ hoàng hậu, mẹ ghẻ của Bạch Tuyết cũng được mời đến dự. Tới nơi nhìn thấy Bạch Tuyết còn sống, xinh đẹp hơn xưa và lấy hoàng tử, mụ uất ức quá lăn ra chết.
Đám cưới của hòang tử và Bạch Tuyết rất linh đình, có cả 7 chú lùn cùng đến dự nữa đấy!

CHUYỆN CỦA HOA PHÙ DUNG


Kể cũng lạ thật! Nó là hoa Phù Dung. Sao cũng là hoa, mà nó lại tài giỏi đến thế? Nó biến màu như có phép lạ ấy! Sáng–màu trắng, trưa-màu hồng, chiều-màu đỏ. Nó soi bóng xuống khúc suối trong vắt.
- Này, nhà thông thái, cậu đi nhiều biết nhiều, có thấy ở đâu có lòai hoa tài ba như tớ không?
- Không, không thấy! Suối róc rách trả lời
Hoa Phù Dung ngả nghiêng cười:
- Đó! Nghe rõ chưa hả Kim Anh, hả Ban Hồng, hả Mẫu Đơn? Tớ là thiên tài nhé!
Hoa Kim Anh, hoa Ban Hồng và hoa Mẫu Đơn nhìn nhau ừ, cái giọng sao mà huênh hoang, hợm hĩnh. Nhưng hắn có tài thật đấy! Mà có tài thì đáng phục, đáng kính nể lắm! Chứ sao nữa!
Kim Anh, Ban Hồng, Mẫu Đơn phục tài Phù Dung là phải.
Kim Anh chỉ có màu trắng, Ban Hồng chỉ màu hồng và Mẫu Đơn chỉ màu đỏ. Còn nó trong một ngày, nó tự biến hóa thành ba màu. Đúng là màu của nó, chứ không phài nó ăn cắp màu trắng của Kim Anh, màu hồng của Ban Hồng và màu đỏ của Mẫu Đơn.
Tài ba của nó đâu chỉ có dòng suối biết. Ngay cả mặt trời cũng nhìn thấy rất rõ. Buổi sáng, mặt trời dậy ở đầu suối soi vào nó, thấy đúng nó có màu trắng. Buổi trưa, mặt trời ở trên đỉnh thung lũng nhìn xuống thấy quả thật nó biến sang màu hồng. Và khi mặt trời lững thững về phía núi xa, ngóai lại thì màu hồng đã ngã sang màu đỏ rực rỡ.
- Thế đấy! Chẳng lẽ mặt trời nhìn nhầm à? Mặt trời nhìn nhầm thìcòn ra thể thống gì nữa.
Nhưng vào một ngày sau đó, mặt trời đi vắng rồi! Nhưng ô kìa …
- Phù Dung ơi – Ban Hồng lên tiếng, sao màu trắng Phù Dung sớm nay nhợt nhạt thế, thua xa Kim Anh rồi!
Phù Dung nhìn Kim Anh rồi ngắm mình, ngơ ngác:
- Ừ nhỉ! Có lẽ nào lại thế?
Buổi trưa, Mẫu Đơn nghiêng ngó mãi Phù Dung rồi kêu lên:
- Phù Dung ơi, sao cậu không biến sang màu hồng đi?
Phù Dung rung rinh.
- Ừ, chờ chút nữa xem sao.
Một lát sau, suối róc rách.
- Kìa Phù Dung thiên tài, không biến màu đuợc nữa à?
Phù Dung lại ngơ ngác và giọng nói lúng túng:
- Ừ nhỉ! Có lẽ nào lại thế này được?
Chiều xuống dần, Phù Dung uể ỏai ủ rũ. Nó hết nhìn sang Kim Anh, Ban Hồng và Mẫu Đơn,lại soi mình đáy suối. Vẫn là Phù Dung trắng nhợt thôi.
Phù Dung lẩm bẩm:
- Hay là có kẻ bất tài nào đã lấy trộm tài năng của ta rồi!
Nghe thế , suối ồ lên cười:
- Phù Dung ơi, chẳng lẽ cậu mất trộm cái cậu không hề có à? Không có ánh nắng mặt trời, cậu mới đúng là cậu. Thử nhìn kĩ lại mình xem nào.
Phù Dung ngắm mình lại một lần nữa. Ừ, trắng nhợt! Hóa ra cái tài biến màu không phải là của ta ư?

CON GÀ TRỐNG KIÊU CĂNG


Gà trống non có bộ lông đẹp tuyệt vời. Lông đuôi của nó óng mượt nhiều màu sắc, trông xa cứ ngỡ như đuôi công. Còn tiếng gáy của gà trống non thì vừa dõng dạc, vừa âm vang. Gà trống non hãnh diện về bộ lông và tiếng gáy của nó lắm, vì thế nó sinh ra kiêu căng, coi thường gà tồ, mèo vàng. Suốt ngày nó ưỡn ngực dạo chơi quanh sân, chẳng thèm ngó ngàng đến các bạn.
Một hôm, gà trống non khoe với gà tồ:
- Này, chính tiếng gáy của tôi làm mặt trời tỉnh giấc đấy.
Gà tồ cãi lại:
- Ồ! Không phải đâu. Bạn đừng có nói khoác.
Gà trống non lại chạy đi khoe với mèo vàng:
- Này, chính tiếng gáy của tôi làm mặt trời tỉnh giấc đấy.
Mèo vàng cười rung ria mép:
- Meo, meo, vì mặt trời mọc nên gà mới gáy chứ. Tiếng gáy của bạn làm sao đánh thức được mặt trời.
Gà trống non chẳng thèm nghe mèo vàng nói, nó bỏ ra sân chơi và nghĩ thầm: “Được rồi, sáng mai sẽ biết”.
Sáng hôm sau, sau khi dõng dạc cất tiếng gáy: “Ó ó o o”
Gà trống non để ý ngắm xung quanh. Qủa đúng thế! Nghe tiếng gáy của nó thiên hạ bắt đầu tỉnh dậy. Chim chích chòe hót véo von trên ngọn tre. Trâu kềnh cọ đôi sừng dài nghêu lộc cộc vào cột chuồng. Mèo vàng vươn vai và lấy chân rửa mặt. Cả ông mặt trời cũng ló đầu ra khỏi đám mây hưng hửng đỏ, gương mặt hồng hào và tròn trặn. Gà trống non cảm tưởng như ông mặt trời đang mỉm cười với nó. Gà trống non hí hửng chạy đến chỗ gà tồ, mèo vàng, nó hét lên :
- Hãy mở to mắt mà xem tiếng gáy của ta đã đánh thức tất cả thiên hạ dậy.
Gà tồ, mèo vàng quay mặt đi : “ Chẳng nên phí lời với những kẻ nói khóac”. Gà trống non tức đỏ mặt lên. Nó quay sang gây sự với gà tồ. Gà tồ chẳng bao giờ muốn chọi nhau nhưng lần này nó quyết định cho kẻ hay gây gỗ và khoác lác một bài học. Gà tồ hùng dũng nhảy bổ vào gà trống non, mổ cho mấy cú vào cái mỏ khoác lác.
Suốt đêm hôm ấy, gà trống non nằm rên rỉ vì đau. Mãi tới lúc gần sáng nó mới chợp mắt được. Khi tỉnh dậy, nó thấy chuồng gà đã vắng tanh, vắng ngắt từ bao giờ. Ngòai vườn, gà tồ,mèo vàng đang đi dạo chơi, phía trên rặng tre, mặt trời đang le lói. Mọi việc vẫn diễn ra bình thường mặc dù không có tiếng gáy của gà trống non.

Chủ điểm : BÉ VÀ GIA ĐÌNH


HAI VIÊN NGỌC QUÝ


Một buổi sáng, bé Dương nói với mẹ:
- Ước gì con có được một viên ngọc, mẹ nhỉ?
Mẹ hỏi Dương:
- Con ước có ngọc để làm gì?
Dương đáp:
- Để con nhìn vào đấy. Bà ngoại bảo trong đó có cô tiên, có lâu đài, có cả nhà máy nữa!
Mẹ cười, nói:
- Con có những hai viên ngọc cơ mà!
- Đâu hả mẹ?
Mẹ chỉ ra phía trước:
- Rồi mẹ sẽ chỉ hai viên ngọc cho con. Bây giờ, con hãy trả lời mẹ : Con có nhìn thấy gì ngoài sông kia không?
Bé Dương nheo mắt nhìn rồi bảo:
- Con thấy có dòng nước xanh, trên dòng sông có những cánh buồm …
Mẹ gật đầu đáp:
- Mẹ thấy trong hai viên ngọc của con có những cánh buồm nho nhỏ, xinh xinh, dòng sông xanh biếc và cả những tia nắng vàng rực rỡ… Bây giờ con thấy gì ở phía bờ sông?
Bé Dương reo lên:
- Có những chú bò đang gặm cỏ, mẹ ạ!
Mẹ cười:
- Trong hai viên ngọc của con có những chú bò đang nhởn nhơ gặm cỏ đấy!
Buổi tối, Dương học bài, mẹ chỉ vào sách “Học vần”, hỏi bé:
- Chữ gì đây con?
Dương đáp:
- Chữ O ạ!
Mẹ nói:
- Chữ O này lại lướt qua hai viên ngọc kì lạ để chui vào đầu con rồi.
- Đâu? Con chẳng có viên ngọc nào cả?
Mẹ bảo:
- Dương làm theo lời mẹ, nhắm nghiền cả hai mắt lại. Mẹ hỏi:
- Con có thấy gì không?
Dương lắc đầu:
- Con thử nhắm hai mắt lại xem nào?
- Con chẳng thấy gì cả.
Mẹ bảo :
- Đó là vì hai viên ngọc đã bị che mất rồi!
Dương chợt hiểu ra, reo lên:
- Con biết rồi, đó là đôi mắt phải không mẹ?
Mẹ đáp:
- Đúng thế! Đôi mắt chính là hai viên ngọc kì diệu đấy, con ạ! Lúc nào con cũng phải giữ cho nó được trong sáng. Đôi mắt còn quý hơn những viên ngọc kì lạ con hằng mơ ước đấy!

BÉ CHUỐI VÀ BÁC BỒ KẾT


Ở một góc vườn, bé Chuối xinh xinh mới từ nách mầm Chuối mẹ mọc lên. Bé cứ ngó nghiêng nhìn ngắm khắp nơi và ve vẩy hoài chiếc lá nhỏ xíu. Chợt bé Chuối để ý đến một bác đầu tóc bù xù, thân đầy gai góc. Lạ nhỉ, cây gì mà chẳng trơn bóng, óng ả như họ nhà chuối?
Bé Chuối quay sang hỏi cô Na:
- Cô ơi, cái bác xù xì đầy gai, lại đứng chắn ngay lối vào góc vườn nhà mình tên là gì ạ?
Cô Na tròn mắt nhìn, chưa biết trả lời ra sao.
Chuối mẹ cõng trên lưng một buồng nặng trĩu quả xanh mập mạp nghe vậy vội trả lời:
- Đó là bác Bồ Kết, con ạ!
Bé Chuối sợ những cái gai tua tủa trên mình bác Bồ Kết. Nhất định bác ấy chẳng hiền lành và cũng chẳng có những bông hoa đỏ đẹp như cô Dâm Bụt. Bé Chuối cũng không thích vòm lá to lớn của bác Bồ Kết che hết cả nắng làm cho bé Chuối và các bạn không được nô đùa, múa vui cùng nắng.
Một hôm, có con bò to lớn, hung dữ xuất hiện. Trên đầu nó có hai chiếc sừng nhọn hoắt trông thật dễ sợ. Nó xô tới, vừa húc vừa kêu “bò…bò”. Bé Chuối hoảng hốt núp sau lưng mẹ, còn mẹ lại núp sau lưng bác Bồ Kết.
Bác Bồ Kết bình tĩnh chìa từng chùm gai nhọn đâm vào cái mũi của con vật. Nó hoảng quá, cứ lùi dần, lùi dần ra khỏi vườn.
Nhờ bác Bồ Kết mà bé Chuối và mẹ không bị con bò húc.
Bé Chuối thấy bác Bồ Kết rất dũng cảm và thật đáng kính phục.
Bé Chuối còn biết những chùm quả khô của bác Bồ Kết được người ta lấy để gội đầu, giúp cho tóc mượt mà, thơm tho. Từ đó, bé Chuối thân với Bác Bồ kết lắm. Vào những buổi chiều có nắng vàng, bé Chuối lại múa hát cho bác Bồ Kết và các bạn xem.

BỒ NÔNG CÓ HIẾU


Thế là chỉ còn hai mẹ con Bồ Nông ở lại nơi nắng bỏng cát rang này. Từ thuở xa xưa, họ hàng nhà Bồ Nông vốn không chịu nổi nóng nực.
Phải năm trời hạn hán, mưa xuân chưa tan, gió nồm đã tới. Rồi cứ như bị đổ nghiêng, cả một vòm xanh ngắt rót mãi ánh nắng chói chang xuống khiến cho mọi nhà Bồ Nông phải rủ nhau rời phương Nam lên phương Bắc.
Có hai mẹ con chú Bồ Nông kia chẳng may bị nạn. Trên đường đi, Bồ Nông mẹ bị ánh nắng chiếu quáng mắt, lao phải cành gai tre, suýt nữa gãy cánh. Bồ nông con dìu mẹ ẩn vào trong một gốc cây, chờ cho mẹ khỏi mới đi tiếp. Thấy vậy, các bác Bồ Nông khác cùng đi cũng dừng lại giúp đỡ một tay.
Một ngày, rồi hai ngày, Bồ Nông mẹ vẫn chưa nhấc cánh lên được. Mà ngoài kia, trời cứ nóng hầm hập như nung. Hai mẹ con Bồ Nông không thể đuổi theo đàn được nữa . Bác Bồ Nông hàng xóm cần phải đuổi theo đàn con của bác. Bác gọi chú Bồ Nông bé bỏng lại gần, dặn dò mọi việc cần thiết khi chăm sóc mẹ …
Từ buổi ấy, Bồ Nông con hết dắt mẹ tìm nơi mát mẻ lại mò mẫm đi kiếm mồi. Đêm đêm, khi gió thổi hiu hiu, chú Bồ Nông nhỏ bé một thân một mình ra đồng xúc tép, xúc cá … Trên đồng nẻ, dưới ao khô, cua cá chết gần hết. Mặt sông chỉ còn xăm xắp nước, xơ xác ao bèo . Bắt đựơc con mồi nào, chú Bồ Nông cũng ngậm vào miệng để phần mẹ.
Trong đêm vắng, chú Bồ Nông lặn lội đi kiếm mồi. Có đêm, Bồ Nông đi tới gần sáng vẫn chưa xúc được gì. Đã định quay về, nhưng cứ nghĩ đến mẹ đang ốm đau, chú ta lại gắng gượng mò thêm.
Dạo anh em nhà Bồ Nông còn bé, mẹ vất vả nuôi cả đàn con. Mỗi lần trở về nhà, mẹ lại há mỏ ra cho các con ăn no mà bụng mẹ vẫn cứ đói cồn cào… Các con càng lớn, mẹ càng vất vả. Bữa bữa nuôi con, mẹ chỉ lo con đói. Giờ đây, khi đã biết nghĩ, chú Bồ Nông mới hiểu rằng, mẹ đã nhịn để cho các con ăn. Cứ nghĩ tới điều đó, Bồ Nông lại thấy mình mạnh dạn, khỏe khoắn hơn lên. Và không một lần nào đi kiếm mồi mà Bồ Nông chịu trở về không.

Каталог: spthmn -> attachments -> article

tải về 427.86 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương