100 truyện hay mầm chồi lá theo chủ đề



tải về 427.86 Kb.
trang6/8
Chuyển đổi dữ liệu13.05.2018
Kích427.86 Kb.
#38297
1   2   3   4   5   6   7   8
Hươu Sao lại thi nhảy xa với Thỏ Trắng. Khi Thỏ Trắng nhảy, mọi người đều vỗ tay. Thấy vậy, Hươu Sao bắt chước Thỏ Trắng, cố hết sức để nhảy nhưng bị ngã sóng soài, chẳng được ai hoan hô cả. Vì bị thất bại trong tất cả các môn thi, Hươu Sao buồn rầu nói với bác Cú:
- Cháu đã rất muốn giành chiến thắng, dù chỉ một lần thôi, nhưng cháu vụng về quá phải không bác?
Bác Cú nói:
- Nếu vậy, cháu phải quyết tâm và kiên trì tập luyện một môn thể thao nào đó cho thật giỏi.
- Bác ơi! Cháu nên tập môn thể thao nào ạ?
Bác Cú suy nghĩ một lúc và nói:
- Cháu nên tập chạy để chuẩn bị tham gia vào cuộc đua năm sau. Bác sẽ hướng dẫn cháu cách tập luyện.
Hôm sau, Hươu Sao dậy từ sáng sớm để tập luyện. Chú ta đi giày và mặc một bộ quần áo thể thao trông thật khỏe khoắn. Sau đó, chú duỗi các bắp chân và bắt đầu chạy. Hôm đó là một ngày đẹp trời, chim chóc hót líu lo trên cây. Hươu Sao chạy một vòng quanh rừng. Khi về đến nhà, tuy hơi mệt nhưng Hươu Sao rất vui.
Cứ như vậy, ngày nào Hươu Sao cũng dậy sớm để tập chạy. Càng ngày chú chạy càng nhanh và bớt vụng về hơn. Mùa đông đến, Hươu Sao vẫn tiếp tục tập chạy.
Có những hôm, trời rét buốt, Hươu Sao không muốn chui ra khỏi chăn ấm chút nào. Nhưng nghĩ đến lời bác Cú: “ Nếu muốn chiến thắng, phải kiên trì tập luyện”, Hươu Sao quyết tâm vùng dậy khỏi giường và ra ngoài tập chạy.
Mùa đông, rồi mùa xuân trôi qua, mùa hè đã đến. Muông thú trong rừng phải đến bãi cỏ ven suối để thi đấu thể thao. Hươu Sao đăng kí dự thi chạy cùng với Sóc, Chồn, Cáo và Thỏ. Đang chạy, bỗng Sóc vấp phải một cái rễ cây to và bị ngã. Hươu Sao dừng lại hỏi:
- Bạn có đau lắm không?
Sóc gật đầu và nói:
- Tớ phải bỏ cuộc rồi, cậu cứ chạy tiếp đi!
Mặt trời lên cao khiến ai nấy đều nóng bức. Khi tới gần một hồ nước, Chồn nói:
- Hươu Sao ơi! Trời nóng quá, chúng mình xuống hồ bơi cho mát đi!
Hươu sao đáp:
- Tớ muốn tham gia cuộc đua đến cùng, dù thế nào tớ cũng không bỏ cuộc đâu.
Nói rồi, Hươu Sao lại chạy tiếp, còn Chồn nhảy ùm xuống hồ tắm mát. Một lúc sau, Hươu Sao đuổi kịp Cáo. Cáo nói:
- Phía trước chúng ta chỉ có mỗi Thỏ thôi. Hay là tớ và cậu chạy theo đường tắt về đích trước Thỏ nhé! Sẽ không có ai biết được đâu!
Hươu Sao đáp:
- Như vậy là không trung thực. Tớ thà về sau Thỏ chứ nhất định không gian dối!
Rồi Hươu Sao tiếp tục chạy theo đừơng đua còn Cáo thì rẽ vào con đường tắt. Nhưng con đường tắt vốn lầy lội. Cáo bị trượt chân ngã vào vũng bùn và không thể nhấc mình lên được.
Trong khi đó, Hươu Sao chạy những bước dài và đã theo kịp sát rồi ngang bằng Thỏ. Suốt một đoạn đường dài, Hươu Sao và Thỏ chạy song song với nhau. Phía trước là vạch đích. Cả Hươu Sao và Thỏ đều cố sức chạy thật nhanh để về đích trước.
Ở hai bên vạch đích, các cổ động viên đang vỗ tay reo hò vì họ chưa bao giờ được xem một cuộc đua hấp dẫn như vậy. Ai sẽ là người giành chiến thắng?
Hươu Sao cố hết sức vượt lên và đã về đích trước thỏ. Bác Cú trọng tài reo to:
- Hươu Sao đã chiến thắng!
Trong lễ trao giải thưởng, bác Cú nói với mọi người:
- Trước đây, Hươu Sao rất vụng về, chậm chạp nhưng nhờ lòng quyết tâm và kiên trì tập luyện, hôm nay, Hươu Sao đã trở thành nhà vô địch.
Chị Công xinh đẹp lên trao giải thưởng cho Hươu Sao.
Hươu Sao cảm thấy rất sung sướng và tự hào. Tất cả các bạn đều reo hò:
- Hươu Sao vô địch!
- Hoan hô Hươu Sao!

KHỈ, RÙA VÀ CHÓ


Rùa rời bờ đầm để vào rừng kiếm mất quả mận gai. Rùa biết rằng rời xa nơi trú ẩn mát mẻ, an toàn là nguy hiểm. Bởi lẽ, ở bãi trống giữa các bụi gai, bụi xương rồng, Rùa rất dễ bị phát hiện. Dáng đi của Rùa tuy có vẻ bệ vệ nhưng nặng nề, nếu có kẻ thù, nó khó mà trốn thoát. Nhưng những quả mận gai rừng vị chua, hấp dẫn quá, át cả sự lo lắng của nó. Rùa đi từ từ, nhìn trước, ngó sau, trông sang trái, sang phải, nhìn cả lên không trung, đề phòng bọn chim săn, thú dữ trông thấy.
Kia rồi, đằng xa, trong một bụi cây, Rùa phát hiện ra những quả mận màu mật ong vàng óng. Rùa ta hối hả, hối hả hết sức của nó, nhưng cũng nhanh hơn được bao nhiêu. Rùa liếm môi như đã cảm thấy lớp cùi mềm và ngọt của những quả mận tan ra trong miệng mình.
Bỗng Rùa bị chặn đứng lại bất thình lình bị giật ra đằng sau, bên tai vang lên giọng nói giễu cợt của Khỉ:
- Rùa kia! Mày đi đâu thế? Sao không chào tao, hả?
- Chào anh! Em xin lỗi! Em không nhìn thấy anh. Em đi hái ít quả mận gai để ăn.
- Mày nhầm rồi! Tao mới đáng được ăn! Để trừng phạt tội vô lễ của mày, tao sẽ ăn thịt mày. Nhưng mà tao không thích ăn thịt sống. Mày phải đi nhặt củi mang lại đây để tao nướng mày. Mày đừng hòng chạy trốn! Mày biết rõ là tao tìm mày chẳng khó khăn gì. Nhanh lên! Vì từ khi đánh hơi thấy mùi thịt mày, tao đã thèm rỏ dãi.
Rùa không tính chuyện tranh cãi hoặc van xin Khỉ. Nó tự trách tính tham ăn của mình. Vì tham ăn mà nó xa rời bờ đầm an toàn. Nó vừa khóc vừa tìm đến những bụi cây trước mặt để nhặt củi khô và góp thành đống, mang lại cho Khỉ.
Sau một gốc cây to, Rùa thấy Chó đang nằm nghỉ dưới bóng mát. Thấy Rùa, Chó lấy làm lạ, hỏi:
- Sao em vừa nhặt củi vừa khóc? Công việc đó làm em buồn đến vậy ư?
- Em không khóc vì phải nhặt củi mà khóc vì em sắp phải chết.
- Sao em biết mình sắp chết?
- Anh Khỉ bắt em đi nhặt củi để nướng và ăn thịt em. Em buộc phải tuân lệnh anh ta bởi vì em không thể trốn thoát. Anh ta chạy nhanh hơn em. Vậy, chắc chắn là em chết đến nơi. Vì thế nên em khóc.
- Nín đi em! Anh biết cách cứu em. Hãy đi bảo với Khỉ rằng em tìm thấy một con chó vừa mới chết. chắc chắn Khỉ sẽ đến. Sau đó, em cứ để anh liệu…
Rùa quay lại chỗ Khỉ. Thấy Rùa không mang theo củi, Khỉ tức giận quát:
- Sao mày dám trái lệnh tao?
- Hãy khoan, anh Khỉ! Em quay lại báo cho anh biết rằng em mới tìm thấy một cái xác con chó còn nóng. To và béo hơn em nhiều. Anh có thể tha về để ăn dần.
Khỉ liền bắt Rùa dẫn đến chỗ đó. Tới nơi, thấy Chó đang nằm duỗi chân, nhắm mắt, Khỉ hỏi Rùa:
- Con chó có chết thật không?
Rùa đáp:
- Anh thấy rõ là nó có cựa quậy gì đâu. Nó cũng chẳng thở nữa.
Rùa đến gần, ngậm lấy đuôi Chó và kéo. Chó không hề động đậy.
Tin chắc là Chó đã chết thật, Khỉ mon men đến, sờ và mình Chó. Bỗng dưng, Chó mở mắt, chồm dậy, ngoạm lấy chân lão Khỉ.
Khỉ vội nói:
- Rùa ơi, cứu anh với!
Rùa đáp:
- Lúc trước, anh cậy sức bắt nạt em. Bây giờ, anh Chó lại dùng sức trị lại anh. Em không thể giúp anh được đâu!
Khỉ vội vàng quay lại van xin Chó:
- Anh Chó ơi! Tôi biết lỗi của tôi rồi! Xin hãy tha cho tôi!
Thấy Khỉ đã ăn năn hối lỗi, Chó bèn nhả chân Khỉ ra.
Từ đó, Khỉ không bao giờ dám bắt nạt những con vật bé nhỏ và yếu đuối hơn mình nữa.
Còn chú Rùa hiền lành, chậm chạp lại quay về chỗ trú ẩn an toàn của mình ở bên cạnh bờ đầm.

VÌ SAO CÂY CÓ NHỰA KHÔNG RỤNG LÁ VỀ MÙA ĐÔNG?


Ngày xửa ngày xưa, có một năm trời rét lắm. Mùa đông đang đến. Tất cả chim di trú đều bay về phương Nam tránh rét.
Có một chú chim nhỏ bị gãy cánh không bay xa được. Chú không biết mình sẽ sống thế nào. Chú nhìn khắp mọi nơi mong tìm một chỗ ấm. Thấy những cây to trong rừng đại ngàn, chú nghĩ: “Có lẽ những cây đó sẽ che chở mình trong mùa đông giá rét”.
Chú tập tễnh đến bìa rừng, vừa nhảy vừa bay. Cây đầu tiên chú gặp là một cây thông lá bạc trắng. Chú chim tội nghiệp nói:
- Bác Phong xinh đẹp ơi! Bác có vui lòng cho tôi trú trên cành đến mùa xuân nắng ấm không?
- Chú nói mới lạ lùng làm sao! – Cây thông kêu lên. – Ta đã có quá nhiều cành để trông coi rồi. Chú đi đi!...
Con chim bé nhỏ lại tập tễnh bay sang một cây khác. Đây là một cây Sồi rậm rạp.
- Bác Sồi to lớn ơi! – Chú chim bé nhỏ nói. – Bác có vui lòng cho tôi trú trên cành của bác sang mùa nắng ấm không?
- Nói gì mà lạ thế! – Cây Sồi đáp. – Nếu ta để chú trú trên cành, chú sẽ mổ hết quả của ta! Chú đi đi!
Con chim bé nhỏ lại vừa nhảy vừa tập tễnh bay với cái cánh gãy. Một cây Tùng trông thấy liền hỏi:
- Chú chim bé nhỏ, chú đi đâu vậy?
- Cháu chẳng biết nữa. Các cây lớn không cho cháu trú qua mùa đông. Mà cháu thì không thể ba xa vì cánh cháu bị gãy.
- Hãy đến với bác! – Cây Tùng nói. – Cháu có thể chọn cành nào cháu ưa thích nhất. Bác nghĩ, có lẽ phía này kín gió hơn.
- Vâng, cháu cảm ơn bác! Nhưng cháu có thể ở đây suốt mùa đông không ạ! Tất nhiên là cháu sẽ làm bạn với bác.
Cây Thông đứng cạnh thấy con chim nhỏ tập tễnh trên cành cây Tùng liền nói:
- Cành của Bác lá không rậm nhưng bác có thể che gió cho cây Tùng bởi vì bác to và khỏe.
Thế là chú chim nhỏ thu xếp được một góc kín đáo trên cành to nhất của cây Tùng. Cây Thông che gió cho cả hai.
Cây Bách thấy vậy cũng hứa tặng cho chú chim nhỏ những quả chín để ăn trong cả mùa đông.
Chú chim nhỏ của chúng ta rất hài lòng được sống trong một hốc cây kín gió, ấm áp và hằng ngày bay sang cây Bách để ăn quả.
Những cây xung quanh thấy thế xì xào. Cây Phong bảo:
- Tôi không thích cho bọn chim lạ mượn cành.
Cây Sồi nói:
- Tôi thì sợ nó ăn hết quả.
Cây Liễu nói:
- Tôi thì không bao giờ chuyện trò với kẻ lạ.
Và cả ba rướn mình lên một cách kiêu hãnh.
Đêm ấy, gió bấc ập về trong rừng. Gió thổi lạnh buốt trên vòm lá, sờ đến lá nào, lá ấy rụng xuống đất. Gió muốn sờ đến tất cả mọi lá cây vì nó thích nhìn thấy rừng cây trụi lá. Gió hỏi Thần Núi:
- Có phải tôi có thể đùa với bất kì cây nào không?
- Không. – Thần Núi bảo. – Những cây tốt với con chim nhỏ tàn tật có thể giữ lá lại.
Thế là cây Tùng, cây Bách, cây Thông được giữ lá lại suốt mùa đông sang mùa xuân. Và từ đó đến tận bây giờ vẫn thế.
 

Chủ điểm: THẾ GIỚI TỰ NHIÊN

CÔ MÂY
Trên trời có một cô Mây rất đẹp. Khi thì cô mặc áo trắng như bông, khi thì thay áo màu xanh biếc, lúc đại đổi áo màu hồng tươi. Cô Mây suốt ngày bay nhởn nhơ chơi, lúc lướt trên đỉnh núi, ngọn đồi; lúc bay sang biển cả mênh mông; lúc bay về đồng quê bát ngát. Nhưng cô bay mãi một mình cũng buồn vì chẳng có ai chơi với cô. Ai cũng bận công này việc khác. Bác Mặt Trời bận tỏa ánh nắng cho người phơi thóc. Chị Mặt Trăng bận rải ánh vàng cho các em bé vui chơi. May thay lúc đó, cô gặp chị Gió, cô gọi:
- Chị Gió đi đâu mà vội thế?
Chị Gió đáp:
- Tôi đang rủ các bạn Mây ở khắp nơi về làm mưa đây. Cô có muốn làm mưa không?
- Làm mưa để làm gì hả chị?
- Làm mưa cho cây cối tốt tươi, cho lúa to bông, cho khoai to củ.
- Thế làm mưa có dễ không, chị Gió?
- Làm mưa thì dễ thôi nhưng cũng mệt, vì phải nhịn mặc áo đẹp, phải chịu lạnh rồi lại phải tan ra thành nước, rơi xuống ruộng đồng.
- Thế không được làm mây bay nữa ư?
- Không, nhưng lại được làm nước chảy. Thế cô có muốn làm nước không?
Mây gật đầu nói:
- Chị cho tôi đi làm mưa với. Chơi không một mình chán lắm.
Chị Gió thổi mạnh đưa cô Mây đi rất nhanh. Cô Mây dần sà xuống thấp, càng sà xuống thấp thì cô Mây càng thấy nóng nhiều, cô Mây muốn bay lên cao cho mát. Mây nhìn quanh xem có ai cũng muốn như mình thì rủ đi cùng, nhưng chỉ thấy Mây các nơi kéo về đông nghịt, màu áo xám làm tối cả một vùng trời. Ai nấy đều nhanh nhẹn vội vàng, kéo nhau sà xuống thấp nữa, chẳng ngại gì oi bức. Thấy thế, cô Mây cũng sà xuống. Bỗng cô nhìn thấy một đám trẻ nhỏ đang chơi trong vườn hoa. Đám trẻ nhảy nhót tung tăng, ngẩng mặt lên trời hát rằng:
Cầu trời mưa xuống
Lấy nước tôi uống
Lấy ruộng tôi cày
Lấy bát cơm đầy
Lấy rơm đun bếp
Cây lá cỏ hoa thấy mây xám bay ngang cũng ngẩng đầu lên rì rào nói:
Mưa rơi xuống đây
Cho tốt cỏ cây
Cho tươi hoa lá
Nhớ mong mưa quá
Mưa ơi, mưa ơi!
Vừa lúc đó, cơn gió lạnh ùa tới. Đám mây xám rùng mình, tan thành từng giọt nước, thi nhau tưới xuống đất rào rào. Đoàn trẻ dắt nhau chạy vào trú dưới mái hiên. Cỏ cây hoa lá tươi tỉnh mỉm cười đón mừng những giọt nước trong mát, đáng yêu.
Thế là cô Mây trên trời cao đã hòa thành dòng nước chảy tản mát trong khắp ao hồ, đồng ruộng, sông ngòi. Vài hôm nữa, bác Mặt Trời chiếu xuống, nước bốc thành hơi, chị Gió lại đưa lên trời thành mây.

SỰ TÍCH NGÀY VÀ ĐÊM


Ngày xửa ngày xưa, Mặt Trăng, Mặt Trời và Gà Trống cùng sống với nhau trên trời.
Mặt Trăng mặc cái áo màu trắng, Gà Trống đội một chiếc mũ màu đỏ. Mặt Trăng thích cái mũ đỏ của Gà Trống lắm. Một hôm, Mặt Trăng nói với Gà Trống:
- Chúng mình đổi áo và mũ cho nhau nhé!
Gà Trống đáp:
- Tớ không thích cái áo màu trắng của cậu. Tớ không đổi mũ lấy áo đâu!
Mặt Trăng cứ gạ đổi mãi nhưng Gà Trống nhất định không chịu. Mặt Trăng liền giật mũ của Gà Trống và vứt xuống đất.
Gà Trống vội bay xuống đất để nhặt mũ. Nhưng Mặt Đất tối đen nên Gà Trống không tìm thấy mũ. Gà Trống sực nhớ tới Mặt Trời, Gà Trống liền ngửa cổ lên trời và cất tiếng gọi:
- Mặt Trời ơi! Mặt Trời ơi!
Mặt Trời vội vén màn mây nhìn xuống dưới đất. Những tia nắng rực rỡ tỏa sáng khắp nơi.
Nhờ có ánh nắng Mặt Trời chiếu xuống, Gà Trống nhìn thấy cái mũ đỏ của mình mắc trên một cành cây. Gà Trống sung sướng bay lên cây để lấy chiếc mũ và đội lên đầu.
Gà Trống định bay về trời nhưng vì quá mệt nên không đủ sức cất cánh bay lên nữa. Gà Trống cất tiếng gọi:
- Mặt Trời ơi! Kéo tớ lên với!
Nhưng Mặt Trời không thể kéo Gà Trống lên được. Mặt Trời đành an ủi Gà Trống:
- Gà Trống ơi! Bạn hãy ở lại dưới mặt đất vậy. Buổi sáng sớm bạn hãy gọi “Ò ó o…! Mặt trời ơi!”, tôi sẽ thức dậy và trò chuyện với bạn nhé!
Từ đó trở đi, Gà Trống luôn dậy sớm và cất tiếng gáy “ò ó o” để đánh thức Mặt Trời dậy. Ở tít trên cao, Mặt Trời với gương mặt hồng hào tròn trịa, mỉm cười nhìn Gà Trống. Muôn loài hoa đua nở, khoe sắc màu rực rỡ. Cây lá cũng mở bừng mắt reo vui chào đón ánh Mặt Trời. Người ta gọi lúc đó là ngày.
Còn Mặt Trăng thì cảm thấy rất hối hận và xấu hổ vì đã đối xử không tốt với bạn Gà Trống. Vì thế, Mặt Trăng cứ đợi đến khi Mặt Trời lặn xuống phía bên kia rặng núi, Gà Trống lên chuồng đi ngủ mới dám xuất hiện. Người ta gọi lúc Mặt Trăng tỏa những tia sáng dịu dàng, yếu ớt gọi là đêm.

NHỮNG TIA NẮNG BUỔI SÁNG


Mặt Trời đỏ rực vừa nhô lên khỏi chân trời và bắt đầu chiếu những tia nắng ấm áp xuống khắp nơi để đánh thức mọi vật trên mặt đất.
Tia nắng đầu tiên chiếu vào tổ chim. Chim giật mình thức dậy, bay ra khỏi tổ và cất tiếng hát líu lo.
Tia nắng thứ hai chiếu lên tổ ong. Đàn ong dang rộng đôi cánh bay ra khỏi tổ đi kiếm mật hoa.
Tia nắng thứ ba chiếu vào chuồng gà. Chú Gà Trống thức dậy và cất tiếng gáy vang: Ò ó o… Còn cô Gà Mái dẫn đàn con ra vườn kiếm thức ăn.
Tia nắng thứ tư chiếu vào chuồng Thỏ. Thỏ Trắng nhảy ra khỏi chuồng. Chú chạy ra bãi cỏ để tìm cỏ non.
Tia nắng thứ năm chiếu qua cửa sổ vào nhà đánh thức cậu bé đang nằm ngủ. Cậu bé thức dậy và chuẩn bị đến trường.
Một ngày mới bắt đầu, những tia nắng ban mai ấm áp tỏa xuống khắp thành phố, xóm làng làm cho cảnh đẹp của quê hương càng thêm tươi đẹp.

CÁ BỐNG KỂ CHUYỆN


Ngày xửa ngày xưa, cá Chép là vua của các loài cá. Nơi cá Chép ở có nhiều con đường lát bằng những vỏ ốc be bé, xinh xinh. Hai bên đường, rong xanh và cỏ nước lúc nào cũng rập rờn như đang múa.
Một hôm, cá Chép cho gọi cá Giếc đến và bảo:
- Hãy gọi các loại cá đến đây kể chuyện cho ta nghe. Ai kể hay ta sẽ thưởng!
Cá Qủa hăng hái xin kể trước tiên. Vốn tính hung dữ, cá Quả kể chuyện đã bắt được bao nhiêu là ếch nhái. Mới kể được mấy câu, cá Chép đã bảo thôi và cho cá Quả ra về.
Đến lượt cáTrê, cá Trê thưa:
- Tôi quanh năm sống trong bùn. Không may hôm Tết đi chơi bị va phải đá, đầu tôi bẹp đến bây giờ vẫn chưa khỏi. Tôi không thể kể chuyện được ạ!
Cá Trắm Đen vừa đến đã thao thao kể tên các loài ốc mà hằng ngày Trắm Đen bắt được. Câu chuyện cũng chẳng làm cho cá Chép thích thú chút nào.
Lươn chờ mãi mới đến lượt mình. Mọi người hay nói: “Ti hí như mắt lươn”, thật là đúng! Lươn kể chuyện nhưng mắt cứ díp lại, như là đang buồn ngủ.
Cá Rô thì người nhỏ mà tiếng nói lại to. Chú say sưa kể chuyện về những hôm mưa rào, chú đã bơi ngược dòng rồi rạch nước lên bờ cỏ đi chơi như thế nào.
Mặt Trời gần lặn, cá Bống mới vội vã bơi đến. Bống kể ngay chuyện Tấm Cám. Bống thích nhất đoạn cô Tấm nuôi Bống trong giếng nước và hằng ngày cho Bống ăn cơm. Cá Chép và tất cả các loài cá khác chăm chú nghe đến nỗi quên cả chớp mắt. Cá Chép khen Bống kể chuyện hay và thưởng cho Bống bao nhiêu là quà!

CÂU CHUYỆN BẦY CHIM


Mùa xuân đã đến. Cây cối mặc những chiếc áo mới màu xanh rất đẹp. Bầy chim rủ nhau mở hội múa hát mừng xuân. Bồ Câu nhận việc bay đi khắp nơi báo tin cho các bạn.
Chích Chòe đang bắt sâu trong vườn cây, nghe tin có hội xuân, thích quá reo lên:
- Chích chòe, chích chòe!
Chim Sâu thoăn thoắt nhảy từ cành này sang cành khác. Cô chim nhỏ bé dự định sẽ bắt hết lũ sâu trong vườn trước khi đi dự hội.
Có lẽ háo hức nhất là Sáo Đen. Chú say sưa tập hót mãi đến trưa mới sực nhớ là phải bay ra đồng bắt sâu bọ cho bác Trâu.
Thế rồi ngày hội đã đến. Các loài chim từ khắp nơi về dự hội được Vẹt niềm nở đón tiếp:
- Chào khách! Chào khách!
Giới thiệu chương trình ngày hội là Vành Khuyên. Vành Khuyên không những bắt sâu giỏi mà còn xinh xắn nữa. Ai cũng thích nhìn cô bạn bé nhỏ duyên dáng trong chiếc áo màu vàng xanh.
Mở đầu chương trình, Họa Mi hát bài “Vào rừng xanh”. Giọng hát của Họa Mi mới trong trẻo làm sao.
Tiếp theo là tiết mục “Múa quạt”. Bác Công đứng giữa sân khấu với chiếc đuôi dài thướt tha màu xanh điểm những chấm tròn óng ánh nhiều màu sắc. Các chú Công con quây thành vòng tròn, mềm mại múa quanh Công bố.
Lẽ ra phải đợi Sơn Ca hát xong mới đến lượt , nhưng Vàng Anh nóng lòng được biễu diễn ngay. Thế là Vàng Anh bước ra sân khấu cùng với Sơn Ca hát bài “Mùa xuân đến rồi”.
Trong ngày hội, ngoài các điệu múa hát còn có cả trò đố vui “Ai là bác sĩ của rừng xanh?”. Chim Sẻ đoán được ngay:
- Gõ Kiến là bác sĩ của rừng xanh.
Ngày nào Gõ Kiến cũng cẩn thận kiểm tra sức khỏe của cây cối trong rừng. Gõ Kiến lôi từ các khe hở trên thân cây ra biết bao sâu, kiến đục khoét thân cây.
Ngày hội của các loài chim thật vui vẻ. Chỉ tiếc cho Cú Mèo không đến dự được vì có thói quen ngủ vào ban ngày. Ban đêm Cú Mèo còn bận rình bắt chuột.
Kết thúc ngày hội vui vẻ, tất cả cùng hát bài “Vào rừng hoa”. Tiếng hát vang lên rộn ràng, sôi nổi.
Lúc chia tay, cả bầy chim đều lưu luyến và hẹn gặp lại vào ngày hội năm sau.

TÌNH BẠN
Ếch Ộp, Sơn Ca và Nai Vàng chơi với nhau rất thân.


Ba bạn thường gặp nhau bên một hồ nước rộng. Sơn Ca cất giọng trong vắt kể cho hai bạn nghe về bao chuyện lạ nơi thành phố … còn Ếch Ộp thì đem chuyện ở dưới nước ra kể, chuyện mẹ con nhà cua, nhà ốc, ba ba… Nai Vàng thì kể chuyện rừng núi hùng vĩ và bí hiểm. Nhờ thế mà cả ba cùng hiểu thêm được biết bao điều thú vị ở khắp mọi nơi.
Nhưng ba bạn ai cũng muốn ngắm nhìn tận mắt những cảnh đã được nghe kể. Thế là ba bạn quyết định đổi chỗ cho nhau: chim Sơn Ca thì muốn xuống nước, Ếch Ộp muốn vào rừng, còn Nai Vàng thì tập bay.
Sơn Ca dang rộng đôi cánh và lao xuống nước. Nhưng nó phải lên bờ ngay, mình mẩy ướt sũng và ho vì sặc nước. Chim Sơn Ca đã hiểu ra rằng mình không thể bơi dưới nước được…
Còn Nai Vàng trèo lên một mỏm đá cao rồi co chân tung mình ra ngoài khoảng không để tập bay .
Huỵch! – Nai Vàng bị rơi ngay xuống thảm cỏ. Chú vừa xuýt xoa kêu đau vừa nói: “ Mình không thể bay được!”.
Vừa lúc đó, Ếch Ộp cũng nhảy từ trong rừng ra:
- Nai Vàng ơi! Tớ đói quá vì trong rừng chẳng tìm được thức ăn gì. - Ếch nói.
Cả ba bạn cùng nhìn nhau. Sơn Ca nói:
- Mỗi chúng ta sống trong môi trường khác nhau. Nhưng chúng ta vẫn là bạn thân thiết. Vì thế, dẫu tôi không bơi được, bạn Nai Vàng không bay được hay bạn Ếch không thể sống trong rừng được thì chúng ta vẫn biết mọi nơi cơ mà. Từ giờ trở đi, chúng ta sẽ không làm những trò ngớ ngẩn như vừa rồi nữa, nguy hiểm lắm, phải không các bạn?

BÁC RÙA TỐT BỤNG


Đàn cá Diếc mới lớn đang tung tăng bơi lội, nô đùa trong hồ nước. Nhìn cái gì Diếc con cũng thấy lạ. Bỗng có bác Rùa từ đâu bơi tới.
Diếc con tròn mắt nhìn. Lạ quá, cùng ở dưới nước mà bác ấy không giống họ hàng nhà cá : cái đầu thò ra thụt vào; cái đuôi ngắn ngun ngủn; cái “nhà” trên lưng thật nặng nề. Lại còn bốn cái chân thô kệch nữa chứ.
Diếc con lại thấy từ bác Cá Chép, Cá Mè, Cá Chuối đến chú Rô, Mương…khi gặp bác Rùa đều chào rất lễ phép, kính trọng.
Diếc con chê bác Rùa xấu xí. Diếc mẹ thấy vậy liền kể: “Bác Rùa cao tuổi nhất, hiểu biết nhất vùng hồ này. Nhờ có bốn chân, bác Rùa lên được bờ, biết nhiều cảnh, nhiều chuyện trên cạn. bác rất tốt bụng, hay giúp đỡ người khác”.
Buổi chiều kia, Diếc con bơi lửng lơ sát mặt nước, say sưa ngắm lão chim có bộ lông xanh biếc, tuyệt đẹp! Lão bay đứng tại chỗ như treo trên không trung, thật tài!
Chợt lão chim rơi tõm xuống nước, rồi lại bay lên ngay. Diếc nghĩ: “Lão chim cũng nghịch nước”.
Thoắt cái, lão đã đứng như treo trên đầu Diếc con, nhìn Diếc con chăm chú.
Bỗng lão chim lao vút xuống đầu Diếc, cùng lúc luồng nước mạnh mang một bóng đen to lớn ào tới, nhấn Diếc con chìm sâu xuống. Diếc con được bác Rùa cứu thoát khỏi lão Bói Cá.
Biết chuyện, Diếc mẹ dẫn con đến cảm ơn bác Rùa. Thì ra, chính cái nhà trên lưng bác Rùa đã che chắn, cứu Diếc con thoát khỏi mõ lão Bói Cá độc ác.
Diếc con rất nhớ ơn bác Rùa. Mỗi lần gặp bác Rùa, Diếc con đều lễ phép chào: “ Cháu chào bác Rùa ạ!”

ẾCH XANH VÀ CÁ CON


Câu chuyện này xảy ra ở hồ nước cạnh bìa rừng. Nòng Nọc và Cá con tung tăng bơi lội giữa đám rong. Đó là một đôi bạn thân không khi nào xa nhau.
Nhưng vào một buổi sáng, Nòng Nọc bỗng nhận thấy đêm qua, đã có một đôi chân nhỏ bé mọc ra trên mình.
- Bạn biết không? Tớ là Ếch. – Nòng Nọc tự hào bảo bạn.
- Tại sao bạn lại là Ếch? Mới tối qua, bạn vẫn còn là một chú Cá con như tôi thôi mà! – Cá con ngạc nhiên nói.
Trong mấy tuần qua, cái đuôi của Nòng Nọc cứ bé dần, bé dần, và lại thêm một đôi chân tí hon nữa mọc ra ở phía trước. Cuối cùng, Nòng Nọc biến hẳn thành một chú Ếch xanh. Ếch rời bỏ hồ nước trèo lên đất liền.
Cá con cũng đã lớn lên nhiều. Nhiều lúc Cá tự hỏi : “ Không hiểu bạn Ếch của mình đi đâu mất nhỉ?”. Thế nhưng, ngày nối ngày trôi qua, rồi nhiều tuần lễ trôi qua mà Ếch Xanh vẫn không trở lại.
Bỗng một hôm, Ếch Xanh vui vẻ lao mình xuống hồ. Cá mừng quýnh, vội hỏi:
- Thế vừa qua bạn bỏ đi đâu đấy?
- Mình đi khắp đó đây và đã tìm ra thế giới. Mình đã thấy biết bao điều kì lạ! - Ếch Xanh trả lời.
Thế rồi Ếch Xanh say sưa kể chuyện:
- Mình đã thấy rất nhiều chim. Chúng có cánh, có hai chân, và còn có lông nữa, thôi thì đủ màu sắc!
Cá tưởng tượng như đang có vô số chim bay lượn trước mắt, con nào cũng giống hệt như một con cá có đủ lông cánh, lông đuôi. Cá lại háo hức nói tiếp:
- Thế bạn còn thấy gì nữa?
Ếch Xanh kể tiếp:
- Mình còn thấy cả bò cái! Bò có bốn chân, trên đầu có sừng. Bò ăn cỏ, dưới bụng còn mang thêm cái “túi” màu hồng chứa đầy sữa.
- Mình còn thấy cả con người nữa. – Cứ thế, Ếch Xanh say sưa kể chuyện mãi cho đến khi đêm về trên hồ nước. Còn Cá thì chất chứa vào đầu vô số chuyện tuyệt vời nên cứ thao thức không sao ngủ được : “Ước gì mình cũng nhảy nhót để được đi đây đi đó mà tìm ra thế giới kì lạ kia”.
Ếch Xanh lại nhảy lên bờ đi tiếp, còn Cá thì vẫn ở lại dưới hồ nước và mơ tới chim bay, tới bò gặm cỏ ngoài đồng và tới con người. Cuối cùng, Cá quyết định rời bỏ hồ nước, đi chu du thiên hạ. Cá quẫy mạnh một cái để vọt lên khỏi mặt nước. Cá rơi đánh “bịch” một cái lên đám cỏ khô và nóng. Cá nằm ở đó và không thở được. Cá rên rỉ một cách yếu ớt : “Cứu tôi với! Ai cứu tôi với!”. May mà Ếch Xanh lại đứng ở gần đó nên vội nhảy tới rồi lấy hết sức đẩy Cá xuống nước.
Trở về hồ nước, Cá lại cảm thấy thật thoải mái, nhẹ nhàng và cũng như trước, chỉ cần quẫy đuôi một cái là có thể tung tăng bơi lội theo mọi hướng.
Đám rong và cây cỏ trong nước bồng bềnh như đang múa lượn dưới ánh sáng của Mặt Trời sắp lặn. Thế giới kì ảo ở dưới nước cũng thật đẹp.
Cá mỉm cười với Ếch Xanh đang ngồi chễm chệ trên một chiếc lá sen và vui vẻ nói:
- Bạn Ếch ạ, bạn nói đúng. Cá là Cá, Ếch là Ếch!

VÌ SAO THỎ CÓ ĐÔI TAI DÀI ?


Ngày xưa, Thỏ và Hươu kết bạn với nhau. Một hôm, Hươu bảo :

Каталог: spthmn -> attachments -> article

tải về 427.86 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương