100 truyện hay mầm chồi lá theo chủ đề



tải về 427.86 Kb.
trang5/8
Chuyển đổi dữ liệu13.05.2018
Kích427.86 Kb.
#38297
1   2   3   4   5   6   7   8
Ngày này tiếp ngày nọ, đêm này qua đêm khác, chú Bồ Nông cứ dùng miệng làm cái túi đựng thức ăn nuôi mẹ qua trọn mùa hè, sang mùa thu.
Tới mùa đông, đàn Bồ Nông từ phương Bắc trở về, ai nom thấy chú Bồ Nông nuôi mẹ ốm cũng thấy ái ngại. Chú ta gầy quá. Cái mỏ xưa vốn gọn ghẽ, nay chảy sệ xuống giống hệt cái túi.
Lòng hiếu thảo của chú Bồ Nông đã làm cho tất cả các chú Bồ Nông khác cảm phục và noi theo.
Ngày nay, chú Bồ Nông nào cũng có cái túi ở miệng. Cái túi được dùng vào nhiều việc khác nhau. Nó vừa là chiếc lưới, cái giậm, cái nơm đi đánh cá, vừa là kỉ niệm hiếu thảo của một đứa con ngoan …

ANH EM NHÀ THỎ


Trong ngôi nhà nhỏ ven rừng có ba mẹ con nhà thỏ sống hòa thuận, yên vui.
Một hôm, Thỏ mẹ vào rừng kiếm thức ăn. Trước lúc đi, Thỏ mẹ chia cho mỗi đứa con một củ cà rốt làm bữa trưa. Thỏ mẹ dặn:
- Các con ở nhà ngoan nhé!
Hai anh em Thỏ đều thương và quý mẹ. Mẹ đi rồi, chúng thu dọn nhà cửa thật gọn gàng, sạch sẽ. Bác Bồ Câu rừng hàng xóm thấy thế cũng thầm khen.
Đến bữa trưa, Thỏ anh đói và háu ăn nên chỉ một loáng nó đã ăn hết củ cà rốt. Thỏ em bẽ đôi củ cà rốt và bảo:
- Em chỉ ăn một nửa, còn một nửa em sẽ để phần mẹ.
Sau bữa trưa, hai anh em đi ngủ. Nằm trong chăn ấm nhưng Thỏ em không ngủ được vì nhớ mẹ, thương mẹ phải đi kiếm thức ăn ngoài trời lạnh.
Chiều tối, Thỏ mẹ về xách theo giỏ nặng đầy rau quả. Thỏ em nhanh nhảu lấy phần cà rốt mời mẹ:
- Mẹ ơi, mẹ mệt và đói lắm nhỉ? Con mời mẹ!
Thỏ mẹ âu yếm đón nhận tấm lòng thơm thảo của Thỏ em. Thỏ anh ân hận lắm. Thỏ anh vội rót một cốc nước mời mẹ:
- Mẹ uống đi cho đỡ khát!
Thỏ mẹ cảm động vì được các con chăm sóc, yêu thương. Thỏ mẹ ôm hai anh em vào lòng và âu yếm nói:
- Các con của mẹ ngoan lắm!

BÔNG HOA CÚC TRẮNG


Ngày xưa, có hai mẹ con nhà nọ sống trong một túp lều nơi xóm vắng. Người cha mất sớm, hai mẹ con phải làm lụng vất vả lắm mới đủ ăn.
Một hôm, người mẹ bị ốm. Bà nói với con gái:
- Con ơi! Con hãy đi mời thầy thuốc về đây.
Cô bé vội vã ra đi, vừa đi, cô vừa lo cho mẹ. bỗng cô bé gặp một cụ già râu tóc bạc phơ, cụ già hỏi:
- Cháu đi đâu mà vội thế?
- Thưa cụ, cháu đi tìm thầy thuốc, mẹ cháu đang ốm nặng.
Cụ già liền bảo:
- Ta là thầy thuốc đây. Cháu hãy dẫn ta về nhà để khám bệnh cho mẹ cháu.
Về đến nhà, khám cho mẹ xong, cụ già nói với cô bé:
- Mẹ cháu bị bệnh nặng lắm. Ta sẽ cố chữa cho mẹ cháu khỏi bệnh. Bây giờ, cháu hãy đi đến gốc đa đầu rừng, ở gần đó có một bông hoa trắng, cháu hãy hái bông hoa ấy về đây cho ta.
Bên ngoài trời rất lạnh. Cô bé chỉ mặc mỗi một chiếc áo mỏng trên người. Cô đi mãi, đến lúc mỏi chân mới đến gốc đa đầu rừng . Cô nhìn thấy trong bụi cây trước mặt có một bông hoa trắng rất đẹp. Cô bé ngắt bông hoa và nâng niu trên tay. Bỗng, cô nghe tiếng cụ già văng vẳng bên tai :
- Mỗi cánh hoa trên bông hoa sẽ là một ngày mẹ cháu được sống thêm.
Cô bé cúi xuống nhìn bông hoa và đếm : “Một, hai, ba, bốn…hai mươi. Trời ơi! Mẹ chỉ còn sống có hai mươi ngày nữa thôi ư?”
Suy nghĩ một lát, cô nhẹ tay xé mỗi cánh hoa thành nhiều sợi nhỏ. mỗi sợi nhỏ biến thành một cánh hoa dài và mượt. Bông hoa hai mươi cánh biến thành một bông hoa có vô vàn cánh hoa. Cô bé cầm bông hoa lạ trên tay rồi chạy như bay về nhà. Cụ già tóc bạc đứng ở cửa đón cô và tươi cười nói:
- Mẹ cháu đã khỏi bệnh rồi. đó là phần thưởng cho tấm lòng hiếu thảo của cháu đấy!
Từ đó, hàng năm, về mùa thu, những bông hoa nhiều cánh nhỏ dài và mượt thường nở rộ, trông rất đẹp. Người ta gọi đó là bông hoa cúc trắng, bông hoa của lòng hiếu thảo.

BỐN NÀNG CÔNG CHÚA


Nhà vua và hoàng hậu của đất nước Hoa Hồng có bốn cô con gái xinh đẹp. Một hôm, nhà vua cho gọi cả bốn nàng công chúa đến và bảo:
- Tuần sau là sinh nhật của hoàng hậu. Ta muốn các con tự tay làm một món quà thật đặc biệt để tỏ lòng kính yêu mẹ.
Cô công chúa thứ nhất mơ màng nhìn qua cửa sổ:
- Con ước có được một tấm voan mỏng làm bằng vầng mây ngũ sắc kia để may cho mẹ một chiếc váy dạ hội tuyệt vời nhất.
Cô công chúa thứ hai đưa bàn tay mềm mại đón những tia nắng vàng rọi qua khe cửa:
- Còn con ước gì gom được những sợi nắng rực rỡ và cả những vì sao xa lấp lánh trong màn đêm để kết thành vương miện, dâng lên mẫu hậu yêu quý.
Cô công chúa thứ ba nói:
- Con muốn tặng mẹ một đôi hài được kết từ những làn gió nhẹ đầy hương thơm để mỗi bước đi của mẹ thướt tha và bay bổng như gió thoảng.
- Thật là dễ thương! Ôi, các con gái yêu dấu của ta…Còn con thì sao, công chúa út? Con sẽ tặng mẹ món quà gì trong ngày vui đó? – Đức vua hỏi.
Cô công chúa út lúng túng. Nàng khẽ nhíu mày suy nghĩ rồi đáp:
- Thưa cha, con vẫn chưa nghĩ ra được món quà nào ạ!
Một tuần thấm thoát trôi qua. Ngày sinh nhật của hoàng hậu đã tới. Cả hoàng cung được trang hoàng rực rỡ.
Đến giữa buổi tiệc, đức vua tuyên bố:
- Mọi người hãy xem những món quà của các công chúa tự tay làm tặng mẹ để tỏ lòng yêu kính. Nào! Các con gái cưng của ta, bộ váy rực rỡ nhất, chiếc vương miện lóng lánh nhất và đôi hài êm ái nhất mà các con dành tặng mẹ đâu rồi, hãy mang ra đây!
Ba công chúa lớn lúc bấy giờ mới chợt nhớ tới lời hứa với vua cha bữa nọ. Cô thứ nhất thì thầm:
- Cả tuần mãi đi chơi nên chị quên mất!
Cô thứ hai nói :
- Còn em kiếm đâu ra phép thần để gom được nắng gió và trăng sao để làm quà tặng cho mẹ cơ chứ!...
Cô thứ ba thì nói:
- Em nghĩ, mẹ là hoàng hậu thì có thiếu thứ gì đâu!
Nhà vua đã nghe thấy hết những điều ba cô công chúa lớn vừa nói. Nhà vua giận và buồn lắm.
Chợt cô công chúa út chạy từ ngoài vào, tay xách một cái giỏ mây xinh xắn. Cô lễ phép dâng quà bằng cả hai tay:
- Thưa cha mẹ, con xin biếu mẹ một món quà nhỏ. Suốt cả tuần qua con đã học làm món này từ những người thợ bánh. Bây giờ con đã biết tự xay bột, đãi đỗ, nặn bánh sao cho vàng rộm và thơm giòn…
Hoàng hậu cảm động lắm. Bà cắt những cái bánh còn nóng hổi ra làm nhiều miếng rồi mời tất cả quan khách nếm thử. Lần đầu tiên họ được ăn miếng bánh từ chính tay công chúa út làm ra. Ai cũng khen: “Bánh ngon quá! Công chúa út thật là hiếu thảo!”…
Còn ba cô chị xấu hổ quá, phải trốn khỏi bữa tiệc.

THỎ DỌN NHÀ


Hôm nay, gia đình Thỏ dọn đến nhà mới. Bố mẹ thỏ đã chuyển được nhiều đồ đạc đi rồi, chỉ còn lại một cái bàn, hai cái ghế và cái giỏ khâu của mẹ thôi. Năm anh em Thỏ bàn nhau chuyển nốt chỗ bàn ghế ấy đến nhà mới đỡ cho bố mẹ. Anh Thỏ Khoang lớn nhất đứng ra phân công cho các em tùy theo sức của mỗi ngừơi. Thỏ khoang nói:
- Anh và Thỏ Nâu khỏe nhất thì khiêng cái bàn. Thỏ Xám và Thỏ Đen mỗi em mang một chiếc ghế. Còn em Thỏ Trắng bé nhất nhà, em sẽ mang cái giỏ khâu của mẹ và bế búp bê đi theo.
Năm anh em vui vẻ làm việc, vừa làm vừa hát quên cả mệt.
Trời bỗng đổ cơn mưa. Anh em Thỏ đang đi phải đứng lại đặt bàn ghế xuống rồi đứng trú vào gốc cây. Trời cứ mưa mãi không tạnh, ai cũng muốn về vì biết bố mẹ đang mong. Anh em Thỏ bàn nhau cứ đi tiếp, nhưng đi thì mưa ướt mất, về bị ốm thì sao? Mỗi người một ý, cuối cùng em Thỏ Trắng nêu ý kiến và được các anh hoan hô.
Theo lời Thỏ Trắng, các anh xếp ghế lên mặt bàn, rồi nấp ở dưới, mỗi người khiêng một chân bàn. Còn Thỏ Trắng xách giỏ khâu của mẹ và bế búp bê đi ở giữa.
Thế là anh em Thỏ về đến tận nhà mới mà không ai bị ướt, cả giỏ khâu và em búp bê cũng thế.
Bố mẹ Thỏ chạy ra đón và khen các con vừa giỏi vừa ngoan.

SỰ TÍCH HOA DẠ HƯƠNG


Xưa, có một người đàn bà nghèo sống bằng nghề trồng rau ở ven sông. Một hôm, bà lão nghĩ : “Ước gì ta có một mụn con cho vui cửa vui nhà”.
Sáng hôm sau, khi ra vườn, bà nhìn thấy một cái bọc, bên trong có một bé gái xinh xắn. Bà chắp tay cảm tạ Trời Phật rồi bế cô gái vào nhà, lòng mừng vui khôn xiết.
Từ đó, bà nhận cô bé làm con nuôi và thương yêu cô bé hết lòng. Bà nhường thức ăn ngon và quần áo đẹp cho cô bé, còn bà chỉ ăn khoai sắn và mặc quần áo cũ. Dân làng ai cũng trầm trồ khen cô bé. Thấy vậy, cô bé sinh ra kiêu căng và lười nhác.
Một buổi sáng, ông mặt trời đã lên cao mà cô bé vẫn ngủ, chú Ong Vàng đến đậu bên cửa sổ khẽ nhắc:
- Cô bé ơi! Nắng lên rồi! Hãy dậy và ra vườn tưới rau giúp mẹ!
Cô bé uể oải vươn vai gắt gỏng:
- Ong Vàng hãy đi đi! Nếu ta xách nước tưới rau thì bàn tay ngọc ngà của ta sẽ bị chai cứng mất.
Nghe vậy, Ong Vàng liền bay đi. Buổi chiều, Ong Vàng lại bay đến cửa sổ. Thấy cô bé đang ngồi soi gương, chải tóc, Ong Vàng nhắc:
- Cô bé ơi! Mẹ sắp về rồi! Hãy quét nhà, nấu cơm giúp mẹ đi!
Cô bé đáp:
- Quét nhà, nấu cơm thì bẩn mất cái váy trắng của ta. Khi mẹ ta về, mẹ chỉ nấu một lát là xong.
Nói rồi, cô bé lại ngồi soi gương, chải tóc. Nhưng trời đã tối mà mẹ cô bé vẫn chưa về. Cô bé thấy đói bụng. Rồi đêm xuống, ngồi một mình trong ngôi nhà vắng lặng, bụng đói cồn cào, cô bé ôm mặt khóc.
Ba ngày trôi qua, bà mẹ vẫn chưa về. Cô bé soi gương thì thấy mặt mũi hốc hác, hai mắt thâm quầng, nước da nhợt nhạt. Lúc này, cô mới hiểu rằng sắc đẹp của cô có được là nhờ sự chăm chút và tình yêu thương của người mẹ già. Cô thương mẹ quá … Đúng lúc ấy, Ong Vàng bay ngang qua và nói:
- Mẹ già yếu đã mất rồi. Cô bé hãy tự làm việc để kiếm ăn!
Cô bé òa khóc, chạy ra vườn, nhưng Ong Vàng đã bay xa. Cô vừa thương mẹ vừa ân hận nên cứ đứng đó khóc mãi.
Về sau, dân làng không trông thấy cô bé đâu nữa mà chỉ thấy trong khu vườn nhà bà lão mọc lên một bụi cây nhỏ nở những chùm hoa màu trắng xanh. Đêm đêm, những chùm hoa ấy tỏa hương thơm ngào ngạt. Người ta bảo rằng, ấy là tấm lòng của đứa con thương mẹ nhưng đã muộn màng và đặt tên loài hoa ấy là hoa Dạ Hương – thứ hoa chỉ tỏa hương thơm vào những đêm thanh vắng.

ÉN CON VÀ CHIẾC LÁ


Mùa thu sắp qua đi. Mùa đông sắp đến.
Trên một ngọn cây cao, Én con cứ rúc rúc đầu vào tổ rồi lại nhìn ra ngoài trời. Thỉnh thoảng, chú cất tiếng gọi:
- Bố ơi! Mẹ ơi!
Những cơn gió lạnh thổi tới làm chiếc tổ chao đảo.
Én con chờ mãi không thấy bố mẹ về nên vội bay đi tìm. Mặc dù gió lạnh ngược chiều song Én con vẫn không sợ.
Từ xa, Én bố và Én mẹ nhìn thấy con đang bay về phía mình nên cả hai cố bay nhanh hơn để đến với Én con. Én con cũng nhìn thấy bố mẹ, chú vui sướng reo lên: “Bố…mẹ…!”, nhưng vì mệt quá nên giọng chú yếu dần.
Vừa lúc đó, Én mẹ bay vượt lên, đỡ con hạ cánh trên một cành cây và nói:
- Con bé bỏng của mẹ! Mới hôm nào con tập truyền cành, nay đã bay đi đón bố mẹ được rồi !
Khi gia đình Én về đến tổ, Én con giúp mẹ thu xếp đồ đạc để đi phương Nam tránh rét. Gia đình Én tạm biệt chiếc tổ ấm áp của mình, Én con bịn rịn lắm. Én con đánh dấu đỏ vào cành cây bên tổ để khi trở về còn nhận được tổ của mình. Bạn bè của Én con cũng vẫy tay tạm biệt gia đình Én, hẹn đến mùa xuân sẽ gặp lại nhau.
Đây là lần đầu tiên được đi xa nên Én con rất vui. Khi bay qua sân trường, Én con vẫy chào các cô cậu học sinh. Đang bay, gia đình Én gặp một đàn Én khác đang nghỉ trên những hàng dây điện. Trông chúng như những nốt nhạc biết đung đưa.
Bay tiếp, Én con lại gặp gia đình Cò. Bố mẹ Cò vừa bay vừa mang theo những chiếc lẵng nhỏ. Từ trong lẵng, hai chú cò tí xíu ló đầu ra chào gia đình Én con. Lúc này, Én con thấy mệt vì gió thổi mỗi lúc một mạnh. Én mẹ biết thế nên động viên Én con cố bay tiếp.
Sau một chặng bay dài, gia đình Én dừng chân bên dòng sông chảy xiết. Chợt Én con nhìn thấy Ếch đang nằm cạnh bụi lau. Én con hỏi Ếch:
- Thế bạn không đi tránh rét à?
Ếch đáp:
- Mình chui vào hang thật sâu và ngủ ở trong đó suốt mùa đông.
Gia đình Én tiếp tục bay về phương Nam có nắng vàng và hoa thơm trái ngọt. Khi bay qua dòng sông mênh mông, Én con run sợ, chao đảo. Én con không chống đỡ nổi, chao liệng mấy vòng rồi ngã nhào xuống nước. Én bố nhìn thấy con bị dòng nước cuốn đi vội lao xuống cứu con.
Khi lên đến bờ, Én con rét run. Én mẹ nhặt cỏ khô lau cho con, Én bố thấy trên cành cây còn lại một chiếc lá đỏ chưa bị gió cuốn đi. Én bố ngắt chiếc lá đỏ đưa cho Én con và nói:
- Đây là phép màu giúp con có thêm sức mạnh để bay qua dòng sông.
Én con ngậm chiếc lá đỏ, mắt nhìn thẳng, Én con cảm thấy như có sức mạnh nâng đôi cánh mình lên. Én con càng bay nhanh và khỏe hơn. Bờ sông lùi về phía sau.
Một lúc sau, Én con hạ cánh trên chiếc lá ngô vàng, lá ngô khẽ chao nghiêng tựa như cánh võng đỡ Én con. Én con say sưa ngắm chiếc lá đỏ.
Vừa lúc đó, bố mẹ Én con cũng bay tới. Bố mẹ nhìn Én con với ánh mắt sung sướng và tự hào. Én con reo mừng:
- Con bay sang sông trước bố mẹ nhé!
Bố mẹ âu yếm nói với Én con:
- Con của bố mẹ giỏi lắm! Chiếc lá đỏ chỉ là phép màu tưởng tượng. Nếu con không có lòng dũng cảm, ý chí quyết tâm, con cũng không thể vượt qua sông được.
Gia đình Én lại tiếp tục bay về phương Nam.

Chủ điểm: QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC VÀ CÁC MỐI QUAN HỆ XÃ HỘI

SỰ TÍCH “CON RỒNG CHÁU TIÊN”
Cách đây từ rất lâu đời, có Lạc Long Quân thuộc dòng dõi Rồng ở dưới biển, sức khỏe lạ kì. Lạc Long Quân đã từng trừ các loài thủy quái, hồ tinh hung dữ và dạy cho dân biết làm nhà, cày cấy. Dân cảm ơn công đức ấy và dựng cho Lạc Long Quân một tòa cung điện lộng lẫy dưới đáy biển.
Một hôm, trong chuyến đi chơi thăm phong cảnh đất nước. Lạc Long Quân gặp nàng Âu Cơ thuộc dòng dõi Tiên ở trên trời, đẹp người đẹp nết. Âu Cơ cũng phục tài và đức của Lạc Long Quân. Thế là hai người kết duyên với nhau thành vợ chồng.
Chẳng bao lâu, Âu Cơ có mang, đẻ ra một bọc có một trăm quả trứng. Bảy ngày sau, cái bọc ấy nở ra một trăm người con trai khỏe mạnh, khôi ngô và thông minh.
Năm tháng trôi qua, cả nhà sống đầm ấm. Nhưng Lạc Long Quân vẫn nhớ biển, bèn hóa thành rồng bay trên mây xuôi về phía Đông. Âu Cơ và đàn con ở lại. Vợ nhớ chồng, con nhớ bố, họ bèn trèo lên đỉnh núi cao gọi Lạc Long Quân trở về.
Lạc Long Quân lại từ biển lên núi gặp Âu Cơ. Hai người bàn với nhau: “Rồng với Tiên là hai dòng dõi quen sống ở hai vùng khác nhau, ta nên chia đôi đàn con. Một nửa theo mẹ lên núi, một nửa theo cha xuống biển. Khi nào gặp nguy biến thì báo cho nhau biết để cứu giúp nhau, chứ đừng quên nhau”.
Thế là hai người cùng hai bầy con chia tay nhau. Kẻ lên rừng vỡ hoang trồng lúa. Kẻ xuống biển đóng thuyền đánh cá làm ăn. Cuộc sống mỗi ngày một ấm no, hạnh phúc. Riêng người con trai cả ở lại đất Phong Châu, được tôn làm vua nước Văn Lang. Đó là vua Hùng thứ nhất. Rồi mười tám đời vua Hùng kế tiếp nhau trị vì, mở mang bờ cõi, dân càng giàu, nước càng mạnh.
Đó là truyện trăm trứng nở trăm con. Do câu chuyện này mà dân tộc Việt Nam từ miền núi xuống miền xuôi, từ miền Bắc vào miền Nam đều cho mình là con rồng cháu tiên cùng được sinh ra từ một bọc trứng .

NIỀM VUI BẤT NGỜ


Thường ngày ở lớp mẫu giáo, cô hay kể cho các cháu nghe những chuyện về Bác Hồ. Các cháu ngồi nghe rất chăm chú và hỏi những câu thật đáng yêu:
- Thưa cô, nhà Bác Hồ ở đâu ạ?
- Thưa cô, hôm nào cô dẫn chúng con đến nhà Bác Hồ ạ!
Thế rồi, vào một buổi sáng nắng đẹp, cô dẫn các cháu đi dạo chơi vườn Bách Thảo. Khi qua cổng Phủ Chủ tịch, cô giáo dẫn các cháu đứng sát cổng và nói cho các cháu biết Bác Hồ làm việc ở đó. Tất cả các cháu đều reo lên:
- Nhà Bác Hồ! Nhà Bác Hồ đẹp quá!
Nơi đây vốn yên tĩnh bỗng trở nên ồn ào. Chú công an đứng gác gần đó vội đi tới nói với cô giáo:
- Đề nghị cô dẫn các cháu sang bên kia đường để giữ trật tự.
Nghe chú công an nói, cô vội tập hợp các cháu lại, nhưng các cháu cứ nhảy lên ríu rít:
- Cô cho chúng con xem nhà Bác Hồ một tí nữa!
Cô giáo rất lúng túng và khó xử, cô nghĩ: “Đúng là để các cháu đứng ở đây là không nên. Nhưng đang lúc các cháu vui vì được thấy nơi làm việc của bác mà đưa các cháu sang bên đường quả là khó”.
Cô nói với chú công an đứng gác:
- Xin phép đồng chí để các cháu đứng chơi thêm một lúc!
Bỗng cánh cửa Phủ Chủ tịch từ từ mở, một chú cán bộ vui vẻ đi ra nói với chú công an đứng gác và cô giáo:
- Cô cho các cháu vào trong vườn chơi.
Cô giáo còn đang sửng sốt, không hiểu thế nào thì chú công an lại giục:
- Kìa, cô giáo, cho các cháu vào đi chứ!
Cô hồi hộp dẫn các cháu đi hàng hai, theo đường vườn hoa vào phía trong Phủ Chủ tịch. Chú cán bộ vừa đi vừa hỏi chuyện cô giáo và các cháu. Bỗng Bác Hồ xuất hiện, cả cô giáo và các cháu đều reo lên:
- A! Bác Hồ! Bác Hồ!
Các cháu như bầy chim ríu rít bay về phía Bác. Bác tươi cười bước tới đón các cháu. Từ những miệng hồng nhỏ nhắn, xinh xinh cất lên những tiếng chào đáng yêu:
- Chúng cháu chào Bác ạ! Chúng cháu chào Bác ạ!
Niềm vui sướng và xúc động cứ rộn lên trong lòng cô giáo. Cô không nói được gì với Bác, cứ đứng lặng nhìn Bác xoa đầu các cháu.
Nước mắt cô tự nhiên ứa ra. Bác giản dị, hiền từ như cô vẫn từng được nghe kể. Bác mặc bộ áo lụa bà ba tơ tằm, đi đôi dép cao su. Bác hỏi:
- Các cháu có ngoan không?
Các cháu đồng thanh trả lời:
- Thưa Bác, có ạ!
Bác lại hỏi:
- Bây giờ, các cháu thích gì nào?
Đám trẻ lại nhao nhao:
- Thưa Bác, Bác cho chúng cháu xem vườn của Bác ạ!
Bác dắt tay hai cháu nhỏ nhất và nói:
- Nào, cô giáo, cho các cháu đi thăm vườn hoa của Bác!
- Thưa Bác, vâng ạ!
Các cháu xúm xít theo bác ra vườn . Vừa đi, Bác vừa hỏi cô giáo về tình hình các cháu và công việc ở lớp mẫu giáo. Bỗng một cháu gái luống cuống vấp ngã, cô vội chạy lại đỡ cháu dậy và dỗ dành:
- Con ngoan, nín đi nào! Nín đi rồi cô yêu, nín đi rồi cô cho xem con thỏ Bác hồ nuôi.
Bác ngắt một bông hoa rồi đến gần hai cô cháu. Bác xoa đầu cháu gái và nói:
- Cháu ngoan, Bác cho cháu bông hoa đẹp chứ nhà Bác không có thỏ đâu.
Bé gái nín ngay và nhận bông hoa của Bác rồi nắm tay Bác để Bác dắt đi.
Bác ra hiệu cho cô giáo lại gần rồi nói chuyện. Bác bảo, đối với các cháu, dù nhỏ, bao giờ cũng nên nói đúng sự thật để làm gương tốt và tập thói quen tốt cho các cháu.
Nghe lời Bác dạy, cô giáo nhủ thầm: “Thật là một bài học thiết thực đối với công tác dạy dỗ các cháu. Cô sẽ không bao giờ quên lời dặn của Bác…”
Bác và các cháu đi quanh vườn chơi, chuyện trò rất vui vẻ. Cô giáo cứ nhìn từng cử chỉ và lắng nghe từng lời nói của Bác. Còn các cháu thì ríu rít, hồn nhiên, hớn hở theo chân Bác.
Đã đến giờ tiếp khách, Bác vẫy tất cả đến rồi dặn dò cô giáo phải chú ý chăm sóc các cháu nhiều hơn nữa, luôn luôn làm gương tốt cho các cháu.
Không ai muốn rời Bác. Nhưng theo sự chỉ dẫn của chú cán bộ, cô cháu cùng cất tiếng chào Bác rồi trật tự đi ra phía cổng. Bác đứng nhìn theo các cháu và vẫy tay chào. Các cháu cũng vẫy tay chào Bác, vừa đi vừa luyến tiếc. Ai cũng ngoảnh lại để cố nhìn Bác thêm chút nữa.

THẾ LÀ NGOAN


Trong sân trại nhi đồng, bé tộ đang tập múa hát cùng các bạn thì bỗng thấy tiếng các bạn reo:
- Bác Hồ đến! Bác Hồ đến!
Thế là tất cả mọi người cùng ùa ra đón bác. Tộ cố len lên phía trước để được nhìn Bác cho rõ hơn. Bác hồ đang đi đến với các cháu đây, giống Bác Hồ trong ảnh lắm. Tộ chọn chỗ đứng gần nhất để nhìn Bác nhiều và lâu hơn. Tộ nhìn Bác mãi không thôi…
Tộ cứ tưởng Bác vào lớp học, nhưng không, Bác dắt hai bạn nhỏ đi vào phòng họp rồi xuống thẳng nhà ăn, buồng ngủ, nhà tắm, nhà bếp… của trại. Tộ đã tìm cách đến gần Bác hơn nữa, gần đến , gần đến mức Tộ đi sát ngay cạnh Bác từ lúc nào.
Trở lại phòng, Bác ngồi xuống và bảo các cháu ngồi xung quanh. Ôi, chòm râu của Bác trắng và đẹp làm sao! Bác hỏi:
- Các cháu chơi có vui không?
Cả trại cùng thưa:
- Thưa Bác, vui lắm ạ!
Bác cười:
- Các cháu ăn có no không?
Cả trại cùng thưa:
- No ạ!
Bác vui lòng khen:
- Thế thì tốt lắm! Bây giờ Bác chia kẹo cho các cháu. Các cháu có thích kẹo không?
Cả trại lại thưa vang:
- Có ạ! Có ạ!
Một bạn gái giơ tay xin nói:
- Thưa Bác, ai ngoan thì được ăn kẹo ạ!
Bác gật đầu:
- Các cháu có đồng ý không?
- Đồng ý ạ, đồng ý ạ!
Bác đứng lên cầm kẹo chia cho từng cháu một. Ai cũng vui, cũng cười tươi, chỉ có Tộ là hơi buồn, Tộ tự nhận thấy mình chưa ngoan. Khi Bác đưa kẹo cho Tộ, Tộ cúi đầu khẽ thưa:
- Thưa Bác, hôm nay cháu không vâng lời cô giáo, cháu chưa ngoan ạ…
Giọng Tộ nghẹn ngào, hối hận. Bác hiền từ cúi xuống xoa đầu đứa cháu bé bỏng nhưng đã dũng cảm nhận khuyết điểm. Bác khen:
- Cháu biết nhận lỗi thế là ngoan lắm đấy! Cháu vẫn được phần kẹo như các bạn khác.
Tộ sung sướng quá, ngẩng lên nhìn Bác đặt phần kẹo vào tay em…
Thế rồi, Bác còn quay lại bảo các cô cất phần kẹo cho các cháu vắng mặt.
Kẹo ngon Bác cho, Tộ đã ăn hết từ lâu. Nhưng tình thương của Bác đối với các cháu nhỏ thì Tộ vẫn nhớ mãi, không thể nào quên được…

CHIM GÕ KIẾN VÀ CÂY SỒI


Trong khu rừng già có một Cây Sồi to, cành là xum xuê che rợp cả một góc rừng. Cây Sồi rất kiêu ngạo về vóc dáng và sức mạnh của mình. Trong rừng có nhiều loài chim nhưng Cây Sồi chỉ thích kết bạn với các loài chim xinh đẹp và hót hay như Họa Mi, Sơn Ca …
Một buổi trưa, Cây Sồi đang lim dim ngủ bỗng có tiếng gõ cồng cộc làm nó tỉnh giấc. Hóa ra là một chú chim Gõ Kiến đang mổ vào thân Cây Sồi. Cây Sồi cáu kỉnh nói:
- Mi xấu xí thế kia mà dám đậu trên người ta à?
Gõ Kiến nhỏ nhẹ đáp:
- Bạn Sồi ơi!
Đừng giận dữ thế, tôi đang bắt sâu giúp bạn đất chứ!
Cây Sồi nói:
- Ta chẳng cần mi giúp. Ta khỏe nhất khu rừng này. Hãy xem đây, lõi của ta rất cứng, lại có phần vỏ bao bọc, sâu bọ làm gì được ta. Thôi, ngươi hãy đi đi!
Chim Gõ Kiến không nói gì, lẳng lặng bay đi.
Một thời gian sau, Cây Sồi thấy người ngâm ngẩm đau. Nó không biết rằng dù lõi của nó cứng thật nhưng cũng không chống lại được sự tấn công của lũ sâu.
Ngày này qua ngày khác, lũ sâu đục khoét vỏ cây rồi đẻ trứng vào đó. Trứng lại nở ra sâu con. Lũ sau con này tiếp tục đào thêm thành những đường ngang lối dọc trong thân cây. Cho đến một ngày, Cây Sồi đau quá, không chịu nổi nữa. Các là xanh mơn mởn bắt đầu rũ xuống chẳng có vẻ hiên ngang như trước.
Trong lúc đau đớn, Cây Sồi chợt nhớ đến Chim Gõ Kiến. Cây Sồi thì thào, rên rỉ :
- Gõ Kiến ơi! Bạn ở đâu? Xin đến giúp tôi!
Lời cầu khẩn của Cây Sồi theo gió vọng khắp khu rừng và đến tai chim Gõ Kiến. Chim Gõ Kiến vội vã bay đến. Cây Sồi khẩn khoản nói:
- Gõ Kiến ơi! Cứu tôi với! Tôi sắp chết rồi!
Chim Gõ Kiến đáp:
- Bạn cứ yên tâm, tôi sẽ giúp bạn!
Rồi Gõ Kiến chăm chú quan sát. Mới thoáng nhìn, Gõ Kiến đã phát hiện ngay những chỗ lũ sâu đang ẩn náu. Gõ Kiến lần lượt lôi ra những con sâu béo múp… Một lúc sau, tất cả lũ sâu mẹ, sâu con đã bị Gõ Kiến tiêu diệt hết.
Cây Sồi chưa kịp nói lời xin lỗi vì thái độ trước đây của mình thì Gõ Kiến đã vội vàng bay đi bắt sâu cho các cây khác trong rừng.
Cây Sồi đã hết đau, chẳng mấy chốc lại xanh tươi như trước, cành lá xum xuê che rợp cả một góc rừng. nhưng bây giờ, Cây Sồi đã hiểu rằng: Dù nó có to khỏe đến đâu vẫn có lúc phải cần tới sự giúp đỡ của bạn bè.

HƯƠU SAO ĐUA TÀI


Trong khu rừng xanh, cứ mỗi khi mùa hè đến, các loài muông thú lại thi đấu thể thao ở bãi cỏ rộng ven suối. Những chú gấu to khỏe bò chậm chạp và lặc lè từ trên núi xuống. Những chú thỏ nhanh nhẹn rời khỏi đồng cỏ xanh tươi. Những chú sóc đỏ, gấu trúc và những con vật lớn nhỏ ở khắp khu rừng đều tới.
Hươu Sao cũng tới dự thi. Chú ta vừa đi vừa nghĩ: “Ước gì mình được trở thành nhà vô địch!”
Bác Cú đến bên Hươu Sao và hỏi:
- Thế cháu đã luyện tập để thi môn thể thao nào?
Hươu Sao đáp:
- Cháu chẳng luyện tập môn nào cả. Nhưng cháu sẽ thi môn nào dễ giành chiến thắng nhất.
Một lát sau, cuộc thi bắt đầu. Hươu Sao quyết định thử môn ném bóng và xem Gấu Xù thi trước . Gấu Xù nhấc quả bóng nặng trên vai rồi ném mạnh, quả bóng bay rất xa. Đến lượt Hươu Sao, chú ta cúi xuống để nhấc quả bóng. Nhưng quả bóng quá nặng, Hươu Sao đành buông tay ra và bị quả bóng rơi trúng vào chân. “Ôi, đau quá!” – Hươu Sao kêu lên và bỏ cuộc.
Hươu Sao lại quyết định thi bơi. Chú ta chăm chú quan sát Hải Li bơi dưới hồ và nói với mọi người: “Tôi cũng có thể bơi giỏi như thế!”
Nói rồi, Hươu Sao bước lên ván nhảy. Chiếc ván ướt và trơn khiến cho Hươu Sao bị trượt chân, ngã đánh “oạch” một cái. Mọi người cừơi ồ lên vì sự vụng về của Hươu Sao.
Hươu Sao lại thi chạy với Cáo. Cáo chạy rất nhanh còn Hươu Sao chạy quá chậm . Vì thế, khi Hươu Sao mới chạy được vài bước thì Cáo đã về đến đích.

Каталог: spthmn -> attachments -> article

tải về 427.86 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương