100 truyện hay mầm chồi lá theo chủ đề



tải về 427.86 Kb.
trang3/8
Chuyển đổi dữ liệu13.05.2018
Kích427.86 Kb.
#38297
1   2   3   4   5   6   7   8

Ngày xửa, ngày xưa có một chú bé con nhà nghèo, nhưng vô cùng tốt bụng. Chú luôn luôn sẵn lòng giúp đỡ chăm sóc cho mọi người, mọi vật quanh mình. Vì thế cứ mỗi độ xuân về, chim chóc lại ríu rít kéo nhau tới làm tổ, hót vang quanh nhà chú bé.
Đến mùa thu, khi nhìn lên trời thấy đàn én đầu tiên xuất hiện, hắn vội vàng ném con én lên trời và bảo:
Bay đi én con! Mau kiếm hạt bầu tiên về đây cho ta!
Con én khốn khổ bay đi. Mùa xuân năm sau nó cũng trở về và đem theo một hạt bầu. Tên địa chủ hí hửng đem gieo và ngày đêm canh giữ. Khi quả bầu đã già, hắn bảo mọi người khiêng về rồi đuổi tất cả ra. Hắn đóng cửa lại rồi một mình hắn bổ quả bầu tiên. Quả bầu vừa được bổ ra, vàng bạc chẳng có, chỉ có rắn rết. Rắn rết từ trong quả bầu xông ra cắn chết tên địa chủ tham lam, độc ác.

HAI ANH EM


Ngày xưa, có hai anh em nhà kia, cha mẹ chết sớm, hai anh em ở với nhau. Người anh thì chăm làm lụng, còn người em thì chỉ thích chơi bời lêu lỏng, suốt ngày chẳng mó tay vào việc gì.
Một hôm người anh bảo em:
- Em ạ! Cha mẹ chết đi cũng có để cho mình một ít của cải, nhưng nếu chúng mình không chịu làm thì chẳng bao lâu nữa chúng mình sẽ đói khổ. Vì vậy ngày mai chúng mình phải đi mỗi người một nơi để kiếm việc làm ăn. Lúc nào đời sống khá giả, chúng mình lại quay về gặp nhau.
Người em vâng lời:
Sáng hôm sau, hai anh em chia tay nhau, mỗi người đi một ngã, người anh vừa ra khỏi làng thì gặp một cánh đồng lúa vàng đang chín rộ. Từng tốp thợ đang hối hả gặt. Người anh bèn xuống đồng gặt giúp. Anh gặt rất nhanh, gặt đến đâu, sạch đến đó.
Những người thợ gặt hài lòng, gặt xong họ biếu anh mấy gồi lúa. Anh cảm ơn những người thợ gặt rồi đem lúa đổi lấy gạo làm lương ăn trên đường. Anh lại tiếp tục đi. Đi một quãng, anh gặp một ruộng bông, những quả bông chín trắng xóa khắp cả cánh đồng, nhiều người đang mải miết hái bông. Trời nắng gắt, người nào người nấy mặt mũi đỏ gay, mồ hôi nhễ nhại. Thấy thế, anh bèn xuống hái giúp, anh hái cũng rất nhanh , không sót quả nào. Những người hái bông nhìn anh cười vui vẻ. Hái xong họ tặng anh một ít bông. Anh cảm ơn rồi đem bông đổi lấy vải, may quần áo mặc rồi lên đường. Đi một quãng nữa, anh gặp một cụ già tóc trắng như cước, da đỏ như quả bồ quân. Thấy anh, cụ già nói:
- Ta có một cây bí ngô rất quý sắp bị chết khát. Ta muốn nhờ con cho nó uống nước để cứu sống nó.
Người anh nhận lời, rồi tìm đến ruộng bí ngô. Quả nhiên anh thấy có một cây bí ngô héo rũ trên mặt ruộng, cạnh đấy có một đôi vò của ai để sẵn. Anh vội vàng cầm đôi vò đi gánh nước. Đường ra suối rất xa, lại gồ ghề khúc khuỷu, nhưng anh vẫn chịu khó xách hết vò này đến vò khác để lấy nước tưới cho cây bí ngô. Ròng rã ba tháng trời, cây bí ngô dần dần tươi trở lại, rồi ra hoa kết quả. Những quả bí ngô lớn rất nhanh, chỉ mới mấy ngày mà có quả đã to bằng chiếc thúng cái. Một hôm, anh đang xách nước tưới thì cụ già đến, cụ nói với anh:
- Con đã khó nhọc tưới cho cây bí ngô của lão khỏi chết khát. Để trả ơn con, lão tặng con quả bí ngô to nhất.
Người anh tạ ơn cụ già rồi cúi xuống hái bí. Lúc nhìn lên thì cụ già đã biến mất. Ngạc nhiên, người anh lấy dao bổ quả bí ngô ra xem thử thì thấy trong ruột toàn vàng là vàng. Những thỏi vàng lấp lánh rất đẹp. Biết là tiên đã thưởng công cho mình, người anh bèn thu nhặt số vàng rồi quay về.
Còn người em thì từ lúc ra đi cũng gặp một cánh đồng lúa chín rộ. Những người thợ cũng nhờ người em gặt giúp, người em đáp:
- Gặt lúa phải cúi đau lưng lắm.
Anh ta nói thế rồi bỏ đi.
Những người thợ gặt nhìn theo anh ta mắng:
- Rõ đồ lười biếng.
Đi một quãng đường người em cũng gặp một cánh đồng bông. Những quả bông chín quá, nở tung ra rơi cả xuống đất. Những người hái bông cũng nhờ người em hái giúp. Người em đáp:
- Hái bông đau tay lắm! Tôi chịu thôi!
Rồi anh ta cũng bỏ đi. Đi một quãng nữa, gặp cụ già, cụ cũng nhờ người em cho cây bí ngô uống nước. Người em từ chối. Cụ già lại mắng:
- Rõ đồ lười biếng.
Anh ta chẳng chịu làm gì cả nên không ai cho lúa, không ai cho bông, vì thế không có gạo ăn, không có vải mặc, đói khát, rách rưới, phải đến gặp cụ già xin một quả bí ngô ăn tạm. Cụ già cho người em một quả bí ngô xấu xí, bổ ra trong ruộng chỉ toàn là đất và đất. Xấu hổ, người em không dám quay về gặp anh nữa.
Chờ mãi không thấy em về, người anh bèn đi tìm thì thấy người em đang nằm lã ra cạnh một ruộng bí ngô vì đói quá. Người anh đưa em về, lấy cơm cho em ăn , lấy nước cho em uống, lấy áo cho em mặc. Được ăn uống, người em dần dần tỉnh táo trở lại, rồi kể cho anh nghe việc mình không chịu gặt lúa, không hái bông và không cho bí ngô uống nước.
Nghe xong người anh bảo:
- Tại em lười biếng không chịu làm việc nên suýt nữa bị chết đói đấy. Nếu em chịu khó làm lụng thì em cũng sẽ sung sướng như mọi người.
Nghe anh nói, người em rất hối hận. Từ đấy, người em rất chăm chỉ lao động. Hai anh em sống rất vui sướng.

CÂY TRE TRĂM ĐỐT


Ngày xưa, ở làng kia có một lão nhà giàu. Lão thuê một anh nông dân nghèo, khỏe mạnh để cày ruộng cho lão. Lão nhà giàu nhiều thóc, nhiều tiền nhưng tính tình keo kiệt. Lão rất sợ phải trả tiền công cày cho anh nông dân, vì thế lão suy tính ngày đêm. Cuối cùng lão đã nghĩ ra kế để lừa anh. Lão nhà giàu cho gọi anh nông dân đến và dỗ dành:
- Anh chịu khó cày ruộng cho ta trong ba năm. Hết thời gian đó, ta sẽ cho anh cưới con gái ta.
Anh nông dân thật thà tin ngay lời của lão. Hết vụ lúa mùa đến vụ lúa chiêm, không quản nắng mưa, sương gió, anh chăm chỉ cày bừa trên cánh đồng của lão nhà giàu. Mỗi mùa gặt, anh thu về cho lão rất nhiều thóc lúa. Nhà lão đã giàu lại càng giàu hơn nữa.
Thấm thoát đã ba năm trôi qua, thời hạn làm thuê của anh nông dân đã hết. Lão nhà giàu không muốn cho anh nông dân nghèo khổ cưới con gái lão, lão lại tìm mưu kế đánh lừa anh. Lão nhà giàu gọi anh đến và bảo:
- Con ơi, bấy lâu nay con đã chăm chỉ làm việc, ta sẽ cho cưới con gái ta. Bây giờ, con phải vào rừng tìm cho được cây tre trăm đốt, đem về đây để làm đũa cho cả làng ăn cỗ cưới.
Anh nông dân thật thà, vác dao đi ngay vào rừng để chặt tre.
Đợi anh nông dân đi khỏi làng, lão nhà giàu bèn gã con gái cho một tên nhà giàu khác ở trong làng. Lão cho giết lợn, giết bò, nấu xôi, mở rượu làm cỗ cưới linh đình.
Trong khi lão nhà giàu làm cỗ thì anh nông dân một mình lang thang trong rừng. Anh ngã hết cây tre này đến cây tre khác, anh cẩn thận đếm từng đốt trên các cây tre nhưng chẳng có cây nào đủ một trăm đốt. Vẫn chưa nản lòng, anh lại tìm đến bụi tre già, anh cố chặt một cây cao nhất, mặc cho gai làm rách cả áo, sướt cả da, cây tre đổ xuống, anh đếm đi đếm lại vẫn chỉ có hơn bốn mươi đốt. Anh buồn quá, ngồi bên đống tre đốn dở và khóc. Bỗng nhiên anh thấy một ông lão đầu tóc bạc phơ, da dẻ hồng hào khoan thai đi đến, ông lão hỏi anh:
- Làm sao cháu khóc?
Anh lễ phép thưa rõ đầu đuôi câu chuyện. Nghe xong ông lão nói:
- Cháu hãy đi chặt cho đủ một trăm đốt tre mang lại đây, ông sẽ giúp cháu.
Anh nông dân mừng quá, liền chặt đủ một trăm đốt tre đem đến cho ông lão. Ông lão chỉ tay vào đống tre và bảo anh đọc “Khắc nhập, khắc nhập” ba lần. Lạ thay, anh vừa đọc xong thì một trăm đốt tre dính liền lại với nhau thành một cây tre dài trăm đốt. Ông lão căn dặn anh:
- Cháu không thể vác cây tre này về nhà được vì nó quá dài cháu ạ. Cháu hãy đọc ba lần “Khắc xuất, khắc xuất”, các đốt tre sẽ rời ra như cũ, cháu hãy bó lại và đem về nhà.
Anh nông dân chưa kịp cảm ơn ông lão thì ông lão đã biến mất. Anh đành vác hai bó tre đi về làng.
Về tới nhà, thấy mọi người đang ăn uống vui vẻ, anh nông dân mới biết lão nhà giàu đã lừa dối anh. Anh lẵng lặng để bó tre ngoài sân rồi vào gọi lão nhà giàu ra nhận. Lão nhà giàu không thấy cây tre mà chỉ thấy toàn đốt tre. Lão cười bảo anh:
- Tao bảo mày chặt đem về một cây tre có trăm đốt, chứ có bảo mày đem về trăm đốt tre đâu?
Chẳng cần trả lời lão, anh lẩm nhẩm đọc “Khắc nhập, khắc nhập” ba lần, tức thì các đốt tre dính lại thành cây tre. Lão nhà giàu nhìn thấy lạ quá, bèn chạy lại sờ tay vào cây tre. Anh nông dân đọc luôn “ Khắc nhập, khắc nhập”, lão ta bị dính ngay vào cây tre, không có cách nào gỡ ra được. Mấy tên nhà giàu khác chạy tới định gỡ cho lão, anh nông dân lại đọc “Khắc nhập, khắc nhập” thế là cả bọn dính hết lại. Lão nhà giàu ra sức van xin anh, lão hứa sẽ cho anh cưới ngay con gái lão và từ nay về sau không dám bày mưu lừa gạt anh nữa. Lúc bấy giờ anh nông dân mới khoan thai đọc “Khắc xuất, khắc xuất” ba lần, tức thì cả bọn nhà giàu rời ra khỏi cây tre. Anh nông dân cưới cô con gái lão nhà giàu làm vợ, hai người sống với nhau rất hạnh phúc.

CHÀNG RÙA


Ngày xưa, có hai vợ chồng kia hiếm hoi mãi mới sinh được một đứa con lại là một chú Rùa bé tí ti. Hai vợ chồng buồn quá định vứt đi nhưng Rùa nói:
- Con là con của bố mẹ, bố mẹ đừng vứt con đi.
Thấy vậy, hai vợ chồng liền để Rùa lại nuôi. Rùa ăn ít như mèo, ăn xong lại ngủ một xó.
Mùa đông năm ấy, vua xây nhà. Vua bắt gia đình nào cũng phải đi phu vác đất, vác gỗ làm nhà cho vua. Ai không đi sẽ bị tội nặng, Rùa nghe được liền bò đến bàn với mẹ:
Bố mẹ già rồi, cứ ở nhà mà nghỉ ngơi, để con đi làm cho nhà vua thay bố mẹ.
Mẹ Rùa lắc đầu nhìn con không tin, nhưng nghe giọng Rùa quả quyết, bà cũng lấy dao buộc vào lưng cho Rùa như người đi rừng. Nơi vua làm nhà, người đi lại chật đường, Rùa bò giữa đám đông, lâu lâu lại nghe người ta bàn tán với nhau, thắc mắc sao không thấy bố mẹ Rùa đi làm cho vua. Sợ những lời bàn tán của bà con sẽ đến tai vua thì vua bắt tội bố mẹ, Rùa bèn ngẩng đầu lên nói to:
- Thưa bà con, cô bác, bố mẹ cháu già yếu rồi không đi làm cho nhà vua được nữa, vì vậy cháu đi làm thay.
Nghe tiếng Rùa nói, mọi người nhìn xuống đất rồi cười lớn.
- Rùa bé thế này, làm nhà làm sao được. Tránh ra cho các cô, các bác làm nếu không người đông, người ta giẫm vỡ mai mất.
Rùa khiêm tốn đáp:
- Các cô các bác lớn thì vác cây gỗ lớ, cháu nhỏ thì vác cây gỗ nhỏ thôi, có sao đâu.
Mọi người lên rừng, Rùa cũng lên rừng. Người lớn vác những cây gỗ to bằng cây cột. Rùa bé, Rùa vác cây gỗ to bằng ngón tay, mọi người lại xì xào, cười cây gỗ của Rùa nhưng Rùa không nói gì cứ im lặng. Vác được cây gỗ nào về, Rùa lại xếp vào đống riêng. Hết ngày Rùa mới đến bên đống gỗ ghé miệng thổi “phù, phù” mấy cái, thì lạ chưa những cây gỗ tự nhiên to lên khác thường. Có cây to gấp ba bốn lần những cây gỗ của người lớn vác, khiến ai cũng ngạc nhiên.
Vác gỗ xong, mọi người bắt tay vào làm nhà. Nhà của vua định làm to quá, mọi người phải làm mãi vẫn không xong, ai cũng sốt ruột muốn về nhà. Thấy mọi người chán nản, Rùa nói với mọi người cứ tâu với vua để cho Rùa làm một mình, Rùa cam đoan là Rùa chỉ làm một ngày là xong.
Nghe Rùa nói, mọi người không tin nhưng vì muốn chóng được về nhà nên có người đem lời rùa nói kể lại với vua.
Vua gọi Rùa tới bảo:
- Rùa làm nhà cho ta xong sớm thì ta sẽ trả cho nhiều tiền công rồi ta cho về với bố mẹ. Nếu Rùa làm không được thì ta sẽ nọc Rùa ra đánh đủ trăm roi.
Rùa không nói gì, bắt tay ngay vào việc. nhờ có bạn bè của Rùa giúp sức, Rùa chỉ làm đúng một ngày là xong nhà của vua, Rùa mời vua đến nhận nhà. Nhìn ngôi nhà nguy nga đồ sộ vua thích lắm nhưng lòng tham nổi lên, vua không trả tiền công cho Rùa, không cho Rùa về với bố mẹ như lời vua đã hứa và lại bắt Rùa phải làm cho vua một ngôi nhà nữa. Rùa nhận lời nhưng ra điều kiện là trong lúc Rùa đi lấy gỗ thì vua phải giữ mai cho Rùa không được làm mất.
Vua đồng ý, thế là Rùa liền trút mai vươn vai ba lần và hóa thành một chàng trai khỏe mạnh, xinh đẹp, chuẩn bị đi vác gỗ. Thấy lạ vua hỏi Rùa:
- Thế bây giờ ta muốn vào nằm thử trong mai rùa có được không?
Rùa đáp:
- Được.
Tên vua dại dột liền chui vào mai rùa nằm thử, chàng trai bỗng nói “Khép lại, khép lại”, mai rùa tự nhiên khép chặt lại, tên vua tham lam gian ác biến thành con rùa. Xấu hổ quá, hắn phải bò lên rừng, đói thì kiếm mộc nhĩ ăn. Còn chàng Rùa thì được mọi người tôn lên làm vua. Chàng đón bố mẹ về ở với mình và đối với bố mẹ rất hiếu thảo.

SỰ TÍCH BÁNH CHƯNG BÁNH DÀY


Ngày xưa ở nước ta, trong số các con của Vua Hùng Vương thứ 5 có một người con trai tên là Lang Liêu. Các hoàng tử khác đều văn hay võ giỏi, nhưng lại không thích lao động chân lấm tay bùn, chỉ riêng có Lang Liêu là chăm chỉ hiền lành, ưa nghề trồng trọt. Chàng đem vợ con về quê vỡ nương, cuốc bãi, cùng với bà con nông dân đổ mồ hôi làm ăn nuôi miệng.
Một hôm vào dịp cuối năm, Vua Hùng Vương cho vời đông đủ các con đến và bảo:
- Đến ngày hội lớn đầu năm, ai tìm được của ngon vật lạ nhất đem đến để tế trời, đất thì sẽ được nhường ngôi.
Các hoàng tử tỏa đi khắp bốn phương. Người thì len rừng đốc thúc bộ hạ săn thú, bắn chim. Kẻ thì xuống biển bắt dân chài mò trai, bắt cá. Riêng Lang Liêu rất băn khoăn lo lắng không biết tìm vật gì để dâng lên vua cha.
Một hôm đi thăm đồng, Lang Liêu thấy ruộng lúa nếp của mình đã chín vàng, những hạt nếp vừa mẩy vừa thơm, tưởng không còn gì quý hơn nữa. Chàng về gọi vợ cùng bà con trong xóm ra gặt. đến quá trưa gặt xong thửa ruộng, mọi người vui vẻ gánh lúa về. Tối hôm ấy, Lang Liêu đập lúa dưới trăng. Nhìn lên bầu trời trong xanh bát ngát, nhớ đến cánh đồng lúa mênh mông nuôi sống con người, Lang Liêu chợt nghĩ:
- Ta sẽ dùng nếp trắng thơm này để làm hai thứ bánh, một cái tròn như hình bầu trời cao xa, một thứ vuông giống như hình đất màu mỡ. Bánh ngon, thơm lại ngụ ý tốt, nhất định phải được mọi người quý trọng, Vua cha hẳn hài lòng.
Sáng hôm sau, Lang Liêu đem ý định của mình nói với vợ con. Ai nấy đều mừng, cùng nhau bàn cách làm hai thứ bánh.
Họ lấy gạo nếp vo kĩ, đồ sôi thật dẽo, cho vào cối giã thật mịn rồi nặn một thứ bánh hình tròn mịn màng và trong trẻo như bầu trời.
Họ lấy lá dong tươi gói gạo nếp sống, ngâm đỗ xanh làm một thứ bánh hình vuông có màu xanh cây cỏ, có những thứ hạt nuôi sống người, giống như mặt đất.
Để tiêu biểu cho muôn loài thú trên mặt đất, Lang Liêu xách nỏ vào rừng săn lợn to để làm nhân thịt vào bánh.
Bà con xung quanh vốn mến tính hiền lành chăm chỉ của Lang Liêu, thấy vợ chồng chàng bận rộn làm hai thứ bánh quý bèn kéo nhau sang làm giúp.
Gói xong bánh hình đất, hai vợ chồng Lang Liêu xếp cả vào nồi lớn, nhóm lửa đun kĩ. Cả đêm hôm ấy,gia đình Lang Liêu quây quần xung quanh bếp lửa cho đến khi bánh chín.
Sáng hôm sau, hai vợ chồng Lang Liêu sung sướng nhìn hai chiếc mâm lớn xếp đầy thứ bánh quý, kết hợp công sức và sáng tạo của mình. Hai thứ bánh quả là món quà quý nhất, ngon nhất, lạ nhất để chàng dâng lên chúc thọ cha nhân ngày hội lớn đầu năm.
Đúng ngày hội lớn, các hoàng tử mang của ngon vật lạ các nơi về đông đủ. Bên cạnh những thứ đó, lễ vật của Lang Liêu có vẻ đơn giản quá, nhưng sau khi Lang Liêu tâu trình cách làm và ý nghĩa của hai thứ bánh quý thì vua cha rất vui mừng và cảm động.
Ngài bèn chọn hai thứ bánh của Lang Liêu để tế trời đất rồi chia cho các hoàng tử và các quần thần nếm thử, ai cũng khen bánh có vị ngon, hương lạ mà lại có ý nghĩa sâu xa, đúng là quý nhất trong ngày hội đầu năm.
Vua Hùng bèn truyền ngôi cho Lang Liêu. Ngài đặt tên cho hai thứ bánh quý : bánh giầy là bánh hình mặt trời, bánh chưng là bánh hình đất.

SỰ TÍCH HỒ GƯƠM


Ngày xưa, giặt Minh tàn bạo đến cướp nước. Chúng cướp của, giết người, đốt nhà. Khắp nơi nhân dân ta rất khổ cực.
Thuở ấy, ở nước ta có ông Lê Lợi, thấy giặc Minh cướp nước, lại giết dân ta thì vô cùng căm giận, bèn nổi lên đánh lại chúng.
Năm ấy, sau một trận đánh lớn, Lê Lợi đem quân về trú tại một làng nhỏ ở ven sông. Nhân lúc rỗi rãi, mấy người lính của Lê Lợi rủ nhau đi đánh cá. Họ chọn một khúc sông sâu và vắng để thả lưới. Vừa buông lưới được một lúc, họ đã thấy mặt nước xao động. Đoán chắc là đã có cá tươi mắc lưới, họ bèn bảo nhau kéo lưới lên thì thấy trong lưới lên thì thấy trong lưới chỉ có một thanh gươm. Ngạc nhiên, mọi người xúm lại gỡ thanh gươm ra khỏi lưới rồi chuyền tay cho nhau xem, thấy đó là một thanh gươm, chuôi nạm ngọc rất đẹp, một người lên tiếng:
- Không hiểu ai có thanh gươm quý thế này mà lại để rơi xuống sông nhỉ?
Vừa dứt lời thì ở mặt sông có tiếng nói vọng lên:
- Thanh gươm đó là của ta, ta cho Lê Lợi mượn để giết giặc Minh. Các người hãy mang thanh gươm đó về dâng cho Lê Lợi.
Đột nhiên nghe tiếng nói lạ, mấy người lính sợ hãi đưa mắt nhìn nhau. Người lớn tuổi nhất hỏi:
- Nhưng người là ai? Tên người là gì? Xin cho chúng tôi biết để chúng tôi về còn thưa lại với chủ tướng Lê Lợi.
Tiếng nói lúc nãy từ mặt sông vọng lên, lần này rành rọt hơn:
- Ta là Long Quân, lưỡi gươm ấy là lưỡi gươm thần, ta cho Lê Lợi mượn để giết giặc Minh. Các người hãy mang thanh gươm này về dâng cho Lê Lợi.
Lê Lợi đã dùng thanh gươm đó đánh cho giặc minh thua chạy tơi bời. Nhiều trận quân giặc chết như rạ. Về sau giặc Minh sợ quá, cả quân lẫn tướng phải kéo nhau ra xin hàng Lê Lợi. Từ đấy nhân dân ta mới được sống yên vui.
Một năm sau, nhân ngày trời trong, gió mát, Lê Lợi cùng các quân đi thuyền dạo chơi trên hồ Tả Vọng. Thuyền vừa đến giữa hồ thì bỗng thấy một con rùa vàng rất to từ dưới nước nhô đầu lên. Mọi người hoảng sợ nhưng sau thấy rùa vàng không có ý làm hại ai thì mọi người mới yên tâm.
Rùa Vàng nổi hẳn mình lên mặt nước, hướng về phía thuyền vua, gật đầu ba cái chào vua Lê rồi nói:
- Xin nhà vua trả gươm cho Long Quân!
Thoạt nghe Rùa Vàng đòi gươm, Lê Lợi rất ngạc nhiên, nhưng sau nhớ lại thanh gươm mấy người lính đã dâng cho mình dạo nọ, Lê Lợi mới hiểu ra, ông liền quay lại rút thanh gươm vẫn đeo bên mình ra khỏi vỏ. Thì lạ chưa? Thanh gươm rời khỏi tay nhà vua, bay vụt về phía Rùa Vàng. Nhanh như cắt Rùa Vàng há miệng đớp lấy thanh gươm rồi lặn xuống nước.
Từ đó, để tỏ lòng ghi nhớ công ơn của Long Quân đã cho mình mượn gươm thần giết giặc, Lê Lợi bèn đổi tên hồ Tả Vọng thành hồ Hoàn Kiếm.
Hoàn Kiếm là trả lại kiếm. Hồ này còn gọi là Hồ Gươm.

AI ĐÁNG KHEN NHIỀU HƠN


Ở một nhà kia có hai anh em thỏ xám sống cùng mẹ. Bố đi làm xa, nên cậu nào cũng tỏ ra là đứa con biết thương mẹ nhất và đáng khen nhiều nhất. Thỏ anh biết mình lớn hơn nên lúc nào cũng nhường nhịn em. Song thỏ em thì ngược lại, thỏ em cứ thích mình ngoan hơn anh, được mẹ thương nhiều hơn anh. Biết được chuyện đó, một hôm thỏ mẹ bảo hai anh em:
- Buổi nay các con được nghỉ học. Thỏ anh lên rừng hái cho mẹ mười chiếc nấm hương, thỏ em ra đồng bứt cho mẹ mười bông hoa đồng tiền thật đẹp. Đường hơi xa, các con phải đi cẩn thận, đừng có rong chơi, la cà ở đâu.
Hai anh em vâng lời, hăng hái đi ngay. Thỏ em hăm hở chạy một mạch ra đồng cỏ, cậu ta mải miết đến nỗi không nhìn ngắm gì, không để ý đến việc gì xung quanh. Tới nơi, thỏ em chưa vội hái ngay những bông hoa vừa trông thấy, cậu ta đi vòng một lượt chọn khóm đẹp nhất, bông rực rỡ nhất mới bứt mang về. Ra khỏi đồng cỏ, thỏ em chạy một hơi về nhà ríu rít :
- Mẹ ơi! Con mang được hoa đẹp về rồi đây này!
Thỏ mẹ đón lấy bó hoa, xuýt xoa:
- Hoa đẹp quá! Con mẹ ngoan quá!
Thỏ em hớn hở:
- Con không la cà một tí nào ở dọc đường đâu mẹ ạ!
Thỏ mẹ nhìn con âu yếm:
- Thế trên đường đi, con có gặp ai , thấy gì không?
Thỏ con nhanh nhảu:
- Có , mẹ ạ! Con thấy Sóc, em bé con nhà bác Sóc Vàng đừng khóc bên cây ổi, nó hư mẹ nhỉ?
- Con có hỏi vì sao Sóc khóc không?
- Không mẹ ạ. Con sợ ở nhà mẹ mong?
- Còn đến lúc trở về?
- Con gặp Nhím. Nhím cứ đòi xin một bông hoa của con.
- Con có cho không?
- Không mẹ ạ! Con hái đúng mười bông để mang về cho mẹ.
Thỏ mẹ nghe xong không hỏi gì thêm.
Hai mẹ con chờ rất lâu mới thấy thỏ anh về. Chiếc giỏ đẹp đeo bên sườn thỏ anh đầy những nấm hương và mộc nhĩ. Thỏ anh vừa chào mẹ, vừa bốc từ trong túi áo ra từng nắm hạt dẻ đưa cho thỏ em.
- Em thích ăn hạt dẻ, anh mang về cho em đây.
Thỏ mẹ hỏi thỏ anh:
- Sao con hái nhiều thế?
Thỏ anh tươi cười:
- Cũng một công đi, con hái nhiều để dành lần sau có cần đến, mẹ đỡ phải vào rừng.
Thỏ mẹ lại hỏi:
- Sao con đi lâu vậy?
Thỏ anh thưa:
- Thưa mẹ, trên đường về con còn phải đợi cô Gà Hoa Mơ.
- Cô Hoa Mơ làm sao?
- Dạ, cô Gà Hoa Mơ dẫn đàn con đi ăn bị lạc mất một đứa. Cô tìm nháo nhác cả lên. Con phải dừng lại để giúp cô tìm cậu Gà Nhiếp bị lạc. Tìm thấy rồi, con lại phải vừa đi vừa đợi cô dắt lũ trẻ cùng về, kẻo bị lạc lần nữa. Vì vậy, con đã về chậm mẹ ạ!
Nghe thỏ anh nói xong, thỏ mẹ mỉm cười gật đầu, gọi cả hai anh em đến và nói:
- Các con của mẹ, các con rất đáng khen vì đã biết vâng lời mẹ, nhưng thỏ anh đáng khen hơn. Thỏ anh luôn luôn nghĩ đến mẹ là đúng. Song thỏ anh ngoài mẹ ra còn biết nghĩ đến người khác, còn biết hái nấm, mộc nhĩ và mang quà cho em, giúp gà mẹ lúc khó khăn. Thỏ em ạ! Con hãy làm những việc tốt không phải để được khen mà trước hết vì niềm vui được làm những việc giúp ích cho người khác.
Thỏ em hiểu ra, bẽn lẽn nói:
- Thưa mẹ, vâng ạ!

TẤM CÁM
Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. Mẹ Tấm chết từ hồi Tấm mới biết đi, sau đó ít năm người cha cũng chết. Tấm ở với dì ghẻ là mẹ của Cám. Tấm phải làm lụng quần quật suốt ngày, còn Cám được mẹ nuông chiều, chơi dông dài ngày nọ qua ngày kia.


Một hôm, mẹ Cám đưa cho Tấm và Cám mỗi người một cái giỏ bảo ra đồng bắt tép, ai đầy giỏ thì được thưởng một cái yếm đỏ, Tấm ra đồng không quản trời nắng, mải miết bắt được một giỏ vừa tôm, vừa tép. Còn Cám nhởn nhơ hết bờ này bụi nọ hái hoa, bắt bướm, trời đã về chiều mà giỏ của Cám vẫn chưa có tí gì.
Thấy giỏ của Tấm đầy tép, Cám bảo chị:
- Chị Tấm ơi, đầu chị lấm, chị hụp cho sâu, kẻo về mẹ mắng.
Tấm tin là thật, xuống ao ra tận chỗ sâu tắm rửa. Tắm xong, Tấm lên bờ, sờ đến giỏ tép thì chỉ còn giỏ không. Cám đã trút hết tôm tép của Tấm vào giỏ của mình và về trước mất rồi.
Tấm ngồi xuống bờ ruộng, bưng mặt khóc nức nở, bỗng nhiên Tấm thấy sáng ngời trước mặt …Bụt hiện lên hỏi:
- Sao con khóc?
Tấm kể sự tình cho Bụt nghe. Bụt bảo:
- Con thử xem trong giỏ có còn gì không?
Tấm nhìn vào giỏ thưa:
- Chỉ còn có con cá bống.
Bụt bảo Tấm:
- Con đem cá bống về thả vào giếng mà nuôi, mỗi bữa đáng ăn ba bát thì con ăn hai, còn một đem cho bống. Mỗi lần cho ăn thì con nhớ gọi:
“Bống bống bang bang, lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta, chớ ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người”.
Dứt lời Bụt biến mất, Tấm theo đúng lời Bụt dặn, mỗi bữa Tấm ăn bớt một bát cơm, giấu đi đem cho bống. Mỗi lần nghe tiếng gọi là bống lại ngoi lên mặt nước đớp kì hết cơm rồi mới lặn xuống.
Thấy sau bữa ăn nào Tấm cũng ra giếng, mụ dì ghẻ sinh nghi, sai con đi rình. Một lần kia, sau bữa ăn, Cám liền ra giếng nấp sau bụi cây, nghe Tấm gọi bống, Cám nhẩm thuộc về kể cho mẹ nghe.
Sáng hôm sau, mẹ Cám nắm sẵn một nắm cơm, gọi Tấm đến đưa cho rồi dặn rằng:
- Con ơi con, hôm nay chăn trâu thì chăn đồng xa, chớ chăn đồng nhà, làng bắt mất trâu.
Tấm vâng lời dì ghẻ cho trâu đi ăn thật xa. Ở nhà mẹ con Cám đem bát cơm ra giếng cũng gọi bống như Tấm đã gọi.Bống nổi lên mặt nước, hai mẹ con Cám vội vàng bắt lấy, đem về làm thịt.
Đến chiều, Tấm dắt trâu về. Cũng như mọi lần, ăn xong, Tấm mang cơm cho bống, Tấm đứng trên bờ giếng gọi mãi mà mặt nước vẫn phẳng lặng, không thấy bống đâu cả. Một lúc lâu, một cục máu nổi lên, Tấm bưng mặt khóc.
Giữa lúc ấy, Bụt hiện lên hỏi tấm:
- Sao con khóc?
Tấm kể sự tình, Bụt bảo:
- Bống của con người ta ăn mất rồi, con về nhà nhặt lấy xương nó, kiếm lấy bốn cái lọ mà đựng, rồi đem chôn ở bốn chân giường.
Mụ dì ghẻ bắt Tấm làm việc mỗi ngày một nhiều, còn hai mẹ con mụ ăn trắng mặt trơn không hề nhúng tay vào một việc gì.
Được ít lâu có tin vua mở hội, hai mẹ con Cám hí hửng sắm sửa quần lành áo tốt, còn Tấm vẫn quần áo rách mướp. Đến ngày hội, mẹ con Cám lấy một đấu gạo trộn với một đấu thóc, bảo Tấm rằng:
- Phải nhặt cho xong mớ gạo lẫn thóc này mới đuuợc đi xem hội. Dặn xong, mụ tất tả đưa con gái đi ngay.
Ngồi nhặt thóc được một lúc, Tấm bực dọc, tủi nhục òa lên khóc. Bụt hiện lên hỏi:
- Sao con khóc?
Tấm thưa:
- Hôm nay là ngày hội, dì con đem trộn gạo với thóc, bắt con nhặt xong mới được đi xem hội.
Bụt bảo Tấm:
- Để ta sai đàn chim sẻ xuống nhặt giúp con.
Đàn chim sẻ bay xuống ríu rít, nhặt thóc ra đằng thóc, gạo ra đằng gạo. Chỉ trong chớp mắt đàn chim đã nhặt xong, nhưng nhìn đến bộ quần áo rách xơ mướp của mình, Tấm tủi thân muốn khóc, Bụt lại hiện lên bảo Tấm:

Каталог: spthmn -> attachments -> article

tải về 427.86 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương