1 BỘ giáo dục và ĐÀo tạo học viện quản lý giáo dụC


Xu thế phát triển của giáo dục đại học GDĐH trong khu vực và thế giới



tải về 5.9 Mb.
Chế độ xem pdf
trang7/376
Chuyển đổi dữ liệu15.06.2023
Kích5.9 Mb.
#54859
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   376
2 Tài liệu lop dào tạo tieu chuan chuc danh (1)

1.2 Xu thế phát triển của giáo dục đại học GDĐH trong khu vực và thế giới. 
1.2.1 Vai trò của đại học trong xã hội 
Để “đổi mới” hay “thay đổi” giáo dục đại học thì việc tiên quyết nhất là phải có nhận 
thức đầy đủ và đúng đắn về giáo dục đại học. Nếu nhận thức sai lệch thì việc “đổi mới” này 
sẽ không thể thực hiện được hoặc nếu có thực hiện được đi nữa thì cũng sẽ gây ra những 
hậu quả tác hại về nhiều mặt. Hiện nay, có rất nhiều góc nhìn khác nhau về khái niệm đại 
học và mục đích của đại học, mỗi góc nhìn đưa ra một cách hiểu về đại học và nền đại học. 
Việc có được nhiều góc nhìn về cùng một vấn đề như vậy là rất hữu ích bởi nó cho chúng ta 
cơ hội để hiểu vấn đề đó một cách đầy đủ và sâu sắc hơn. Sau đây chúng tôi cung cấp một 
cách tiếp cận từ góc nhìn : Vai trò của đại học trong xã hội, sứ mệnh của đại học đối với xã 
hội, và vị trí của đại học trong xã hội. 
Theo Ronald Barnett (1992): 
i) Giáo dục đại học là một dây chuyền sản xuất mà đầu ra là nguồn nhân lực đạt 
chuẩn. Theo quan điểm này, giáo dục đại học là một quá trình trong đó người học được 
quan niệm như những sản phẩm được cung ứng cho thị trường lao động. Như vậy, giáo dục 



đại học trở thành “đầu vào” tạo nên sự phát triển và tăng trưởng của thương mạivà công 
nghiệp và phát triển xã hội. 
ii) Giáo dục đại học là đào tạo để trở thành nhà nghiên cứu.Theo cách nhìn này, 
giáo dục đại học là thời gian chuẩn bị để tạo ra những nhà khoa học và nhà nghiên cứu thực 
thụ, những người sẽ không ngừng tìm những chân trời kiến thức mới. Chất lượng ở 
đây hướng về việc tạo ra các công bố khoa học và tinh thần làm việc nghiêm ngặt để thực 
hiện các nghiên cứu có chất lượng. 
iii) Giáo dục đại học là quản lý việc tổ chức giảng dạy một cách hiệu quả. Rất nhiều 
người cho rằng giảng dạy là hoạt động cốt lõi của một cơ sở giáo dục. Do vậy, các cơ sở 
giáo dục đại học thường chú trọng quản lý một cách hiệu quả các hoạt động dạy và học 
bằng cách nâng cao chất lượng giảng dạy và nâng cao tỷ lệ kết thúc khóa học của sinh viên. 
iv) Giáo dục đại học là mở rộng cơ hội trong cuộc sống cho người học. Theo cách 
tiếp cận này, giáo dục đại học được xem như một cơ hội để người học được tham gia vào 
quá trình phát triển bản thân bằng các thể thức học tập thường xuyên và linh hoạt. 
Giáo dục đại học nói chung thường được hiểu là bao gồm giảng dạy, nghiên cứu và 
chuyển giao ứng dụng. Chúng ta có thể kể ra nhiều vai trò khác nhau của giáo dục đại học 
trong xã hội.
Giáo dục đại học đóng vai trò là “hệ thống nuôi dưỡng” (feeder system) của mọi lĩnh 
vực trong đời sống, là nguồn cung cấp nhân lực tối cần thiết để phục vụ các công tác quản 
lý, quy hoạch, thiết kế, giảng dạy, nghiên cứu, áp dụng.
Một quốc gia muốn phát triển về khoa học công nghệ và tăng trưởng về kinh tế thì 
nhất thiết phải có một hệ thống giáo dục đại học và một lực lượng lao động có trình độ cao 
được tạo ra nhờ được đào tạo qua hệ thống GD ĐH. Ủy ban Kothari (1996) liệt kê những 
vai trò sau đây của các trường đại học (các cơ sở giáo dục đại học trong xã hội hiện đại): 
- Tìm kiếm và trau dồi tri thức mới, không ngừng và không chùn bước trong quá 
trình kiếm tìm chân lý, thường xuyên xem xét lại ý nghĩa của những kiến thức và niềm tin 
cũ dưới ánh sáng của những nhu cầu và khám phá mới; 
- Nắm giữ vai trò lãnh đạo, dẫn dắt phù hợp trong mọi lĩnh vực của đời sống, phát 
hiện những con người có tài năng và giúp họ phát triển tối đa tiềm năng của nình bằng cách 
trau dồi sức khỏe, phát triển năng lực trí tuệ, bồi dưỡng các mối quan tâm, các thái độ, các 
giá trị đạo đức cũng như giá trị tinh thần đúng đắn. 
- Cung cấp cho xã hội những con người được đào tạo trong các lĩnh vực nông nghiệp, 
nghệ thuật, y dược, khoa học và công nghệ cũng như những ngành nghề khác; những người 
này sẽ là những cá nhân có đủ năng lực và có ý thức trách nhiệm cao đối với cộng đồng. 
- Nỗ lực thúc đẩy chất lượng sống và công bằng xã hội, giảm thiểu những khác biệt 
về văn hoá xã hội thông qua việc phổ cập giáo dục; và 
- Nuôi dưỡng và khích lệ ở cả giảng viên và sinh viên, những thái độ và giá trị cần 
thiết cho sự phát triển bền vững, tốt đẹp của cá nhân và xã hội, và từ đó nhân rộng những 
giá trị này ra cho cả cộng đồng. 
Báo cáo của Ủy ban quốc tế về giáo dục trong thế kỷ 21 của UNESCO, có tiêu 
đề là “Học tập: một kho báu tiềm ẩm” [18], nhấn mạnh bốn trụ cột của giáo dục: học để 
biết, học để làm, học để chung sống, và học để làm người. Giáo dục đại học cần truyển tải 


10 
bốn điều này tới mỗi cá nhân và xã hội. Bản báo cáo cũng nhấn mạnh những chức năng cụ 
thể của giáo dục đại học: 
- Chuẩn bị cho sinh viên tham gia vào các hoạt động nghiên cứu và hoạt động nghề 
nghiệp; 
- Cung cấp các khoá đào tạo chuyên sâu để đáp ứng các nhu cầu kinh tế xã hội; 
- Mở rộng cơ hội giáo dục cho tất cả mọi người, đáp ứng các khía cạnh khác 
nhau của việc giáo dục suốt đời trong ý nghĩa bao quát nhất của nó; và 
- Thúc đẩy hợp tác quốc tế thông qua việc quốc tế hóa các hoạt động nghiên 
cứu, công nghệ, tạo mạng lưới liên kết, và tạo điều kiện cho sự luân chuyển tự do của những 
ý tưởng khoa học cũng như của chính các nhà nghiên cứu (UNESCO, 1996). 

tải về 5.9 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   376




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương