1 BỘ giáo dục và ĐÀo tạo học viện quản lý giáo dụC



tải về 5.9 Mb.
Chế độ xem pdf
trang8/376
Chuyển đổi dữ liệu15.06.2023
Kích5.9 Mb.
#54859
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   376
2 Tài liệu lop dào tạo tieu chuan chuc danh (1)

Một cách tổng quát nhất, có thể có nhiều quan điểm về vai trò của đại học trong xã 
hội, nhưng nói chung, nền đại học có ba vai trò quan trọng bậc nhất đó là: (i) Lãnh đạo/Dẫn 
dắt xã hội về mặt trí tuệ và tư tưởng; (ii) Đại diện cho chân lý, công lý và lương tri của loài 
người; (iii) Tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao để phát triển kinh tế xã hội trên mọi 
phương diện. 
Tất nhiên, ngay cả trong những xã hội văn minh ở những nước phát triển nhất thì 
không phải “trường đại học” nào cũng dễ dàng làm được những điều này, ở đâu đó trong 
những xã hội ngày nay vẫn có cả những “trường đại học” quá chú trọng lợi nhuận, cho ra 
những sản phẩm kêm chất lượng, phải chăng đó là hiện tượng mua bán bằng cấp. Xét trên 
bình diện chung thì một “nền đại học” đúng nghĩa phải nắm và thể hiện được những vai trò 
đó trong xã hội. Xã hội ở đây không chỉ được hiểu là một cộng đồng, một địa phương, một 
quốc gia, mà còn được hiểu là xã hội toàn cầu. 
1.1.2 Sứ mệnh của đại học đối với xã hội? 
Để có được và thể hiện được các vai trò trên thì đại học (nhất là những đại học tinh 
hoa của mỗi quốc gia) cần thực hiện được các sứ mệnh (còn gọi là trách nhiệm, chức năng, 
nhiệm vụ, công việc) quan trọng bậc nhất sau đây:
Sản xuất, phát triển tri thức (chức năng nghiên cứu của đại học); 
 Đào tạo truyền bá và áp dụng tri thức (chức năng đào tạo của đại học). 
Cung ứng các dịch vụ theo nhu cầu ngày càng phát triển của xã hội

Hiện thực hóa các sứ mệnh này sẽ phục vụ quan trọng cho mục tiêu phát triển quốc 
gia và góp phần thay đổi thế giới [26]: 
i) Là ký ức của xã hội 
ii) Là mũi nhọn tiên phong của xã hội, và 
iii) Là tấm gương phê phán của xã hội. 
Tri thức là cái nền tảng – tăng trưởng liên tục. Nếu không tăng trưởng được nguồn 
lực của các đại học đó thì khó giữ vững được nền tảng tri thức, sẽ không thể hoành thành 
nhiệm vụ cơ bản mà hệ lụy sẽ là một xã hội đình trệ.
Ngày nay, nhân loại đang đối mặt với các thách thức ngày càng to lớn, các nghiên 
cứu mủi nhọn đóng đã và sẽ đóng vai trò quan trọng hơn bao giờ hết . Điều này đòi hỏi khả 
năng kích thích, tinh luyện và thu hút những nhà nghiên cứu hôm nay cũng như những sinh 
viên giỏi nhất (các nhà nghiên cứu của tương lai). Các đại học cũng cần có sự khoáng đạt, 


11 
cho phép người học được lựa chọn các học phần để theo đuổi một cách tương đối tự do 
trong việc liên kết giữa các ngành học khác nhau. 
Mặc dù GD ĐH đang ở giai đọan đại chúng hóa, nhưng một cơ sở đại học thành công 
đòi hỏi phải có một quy mô tối thiểu về tính tinh hoa. Khuynh hướng trong nhiều quốc gia 
tạo ra các đại học mới ngày càng nhiều, và có khi đã làm loãng và yếu đi các nguồn tài năng 
luôn có giới hạn, gây nguy cơ các đại học không thể đáp ứng đúng nghĩa yêu cầu nhiệm vụ 
của mình. 
Một cách tiếp cận cơ bản, hoạt đông nghiên cứu có hai xu hướng: nghiên cứu cơ bản 
và nghiên cứu ứng dụng. Nghiên cứu cơ bản hoạt động không cần các mục tiêu được định 
trước, trong khi nghiên cứu ứng dụng hoạt động với các mục tiêu cụ thể xác định.
Cả hai đều quan trọng và là điều kiện tiên quyết của nhau. Những tiến bộ lớn đem lại 
lợi ích cho nhân loại phần lớn xuất phát từ nghiên cứu cở bản, điều được minh họa bởi các 
công trình của các Nhà khoa học được vinh danh trước đây và bây giờ. Nghiên cứu ứng 
dụng sử dụng các tiến bộ của nghiên cứu cơ bản để đưa lại các lợi ích to lớn cho nhân 
loại.Theo giáo sư Gunnar Öquist, Thư ký thường trực của Hàn lâm viện khoa học Thụy 
Điển “Quan niệm rằng, chính sách nghiên cứu cần phải được hướng theo các nhu cầu của 
khu vực thương mại, chứng tỏ những người biện minh cho một sự phát triển như thế không 
hiểu gì về những thách thức nhân loại đang đương đầu. Nó cũng thiếu luôn sự hiểu biết về 
tiềm năng vốn có trong hệ thống nghiên cứu khoa học”. Nghiên cứu cơ bản là nhân tố quan 
trọng nhất và duy nhất để chúng ta có khả năng đối phó với các thách thức mà nhân loại 
đang phải đương đầu.
Với nhiệm vụ thứ ba, là tấm gương phê phán của xã hội. Trong thế kỷ 20, và đặc 
biệt sau những sự kinh hoàng của chiến tranh, và những xung đột gần đây, nhu cầu xác định 
các quyền con người tăng lên. Một trong những điểm chính yếu của quyền con người là tự 
do trao đổi tri thức, tự do học thuật.. Sự lựa chọn chiến lược cho một xã hội sẽ đòi hỏi cả tri 
thức và sự can đảm vượt qua bản thân và các định kiến. 
Một trường học sau phổ thông (higher education) chỉ đào tạo ra những người “có 
nghề” nhưng lại không “tạo ra tri thức mới” và không “tạo ra trí thức mới” thì chưa được 
coi là đại học đúng nghĩa. Và trong sứ mệnh của mình, đại học đích thực, nhất là những đại 
học tinh hoa (bất kể công hay tư), cũng là một doanh nghiệp xã hội (phi lợi nhuận) hoạt 
động vì “mục đích công” và gắn liền với việc theo đuổi chân lý, bảo vệ công lý và đại diện 
lương tri… Như vậy, sản phẩm của những đại học đúng nghĩa về cơ bản là “sản phẩm công” 
(public goods) để phục vụ cho “mục đích công” (public purpose/public use), nên việc dùng 
“tiền công” (state budget) để tài trợ cho hoạt động của những đại học đích thực (bên cạnh 
tiền học phí từ học viên, tiền tài trợ khác từ bên ngoài và nguồn khác là cần thiết.

tải về 5.9 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   376




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương