1 BỘ giáo dục và ĐÀo tạo học viện quản lý giáo dụC


  Nền kinh tế tri thức có các đặc điểm cơ bản



tải về 5.9 Mb.
Chế độ xem pdf
trang6/376
Chuyển đổi dữ liệu15.06.2023
Kích5.9 Mb.
#54859
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   376
2 Tài liệu lop dào tạo tieu chuan chuc danh (1)



Nền kinh tế tri thức có các đặc điểm cơ bản:  
- Cơ cấu sản xuất, sự tăng trưởng kinh tế dựa vào việc ứng dụng các thành tựu khoa 
học công nghê, đặc biệt là các công nghệ cao ngày càng nhiều; 

- Hàm lượng chất xám trong các sản phẩm ngày càng lớn; Tỷ trọng GDP; tỷ trọng 
ngành nghề dịch chuyển dần từ sản xuất vật chất sang hoạt động dịch vụ, xử lý thông tin, 
lao động tri thức chiếm tỷ lệ cao (70 - 90%), linh hoạt, đa dạng đòi hỏi nhân lực có khả năng 
chuyển đổi và thích ứng cao 
- Sản xuất tri thức, sản xuất dự vào công nghệ co trở thành loại hình sản xuất quan 
trọng nhất và luôn luôn biến đổi. vòng đời của sản phẩm và của công nghệ ngắn dần.  
- Giáo dục đại học là nơi sản xuất và cung cấp dịch vụ tri thức cho thị trường trong 
và ngoài nước. 
- Chuyển từ sản xuất theo qui mô lớn, sang tổ chức sản xuất phân tán linh hoạt theo 
yêu cầu của khách hang, thích nghi và phi tập trung.  
- Xu thế toàn cầu hóa, liên kết, phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế quốc gia và 
khu vực tăng nhanh, song hành hai mặt hợp tác và cạnh tranh(WTO, AFTA,…).
- Công nghệ thông tin truyền thông ( ITCs), chuyển đổi số là cơ sở, là nhân tố cốt lõi 
của quá trình chuyển sang nền kinh tế tri thức.
1.1.3 Chuyển đổi số, giáo dục mở và tài nguyên giáo dục mở 
(i) Chuyển đổi số và năng lực số 
Thế giới đang bước vào kỷ nguyên công nghệ số, quá trình chuyển đổi số gắn liền 
với việc ứng dụng công nghệ số vào mọi mặt đời sống của xã hội và của mỗi người: Nguồn 
nhân lực trong các tổ chức, doanh nghiệp đang chịu tác động sâu sắc. Vị trí nghề nghiệp liên 
tục biến đổi, việc ra quyết định phụ thuộc vào quá trình quản trị tri thức và kỹ năng số. 
Công nghệ truyền thông, mạng xã hội, công nghệ di động ảnh hưởng mạnh mẽ lên hoạt 
động của các tổ chức, doanh nghiệp và người lao động. Khả năng thích ứng với công nghệ 
số mang lại cơ hội và lợi thế lớn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường, 
môi trường kinh doanh. 
Việt Nam, đã có những chính sách cụ thể để thúc đẩy chuyển đổi số một cách tổng 
thể và toàn diện. Thủ tưởng Chính phủ đã phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số quốc gia 
đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” (Quyết định số 749/QĐ-TTg).
Mục tiêu quan trọng đến năm 2025, 80% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4; 100% 
chế độ báo cáo của Chính phủ đều trực tuyến và số hóa; Việt Nam thuộc nhóm 70 nước dẫn 
đầu về chính phủ điện tử... Với quan điểm coi “Chuyển đổi số là quá trình thay đổi tổng thể 
toàn diện đối với từng cá nhân, tổ chức, nhà trường và xã hội về cách sống, cách làm việc 
và phương thức lao động, hoạt động nghề nghiệp dựa trên công nghệ số”. 

Việt Nam đang thực hiện chương trình chuyển đỏi số quốc gia ở tất cả các lĩnh vực 
kinh tế xã hội và rộng khăp các địa phương, trên hầu hết các hoạt động lao động sản xuất, 
cung ứng dịch vụ xã hội.
Theo UNESCO, năng lực số là khả năng truy cập, quản lý, hiểu, kết hợp, giao tiếp, 
đánh giá và sáng tạo thông tin một cách an toàn và phù hợp thông qua công nghệ số để phục 
vụ cho các công việc từ đơn giản đến phức tạp cũng như khởi nghiệp. Năng lực số là tổng 



hợp của năng lực sử dụng máy tính, năng lực công nghệ thông tin, năng lực thông tin và 
năng lực truyền thông (J. Secker (2018)
Để thực hiện thành công, năng lực số của mỗi cá nhân, mỗi tổ chức, mỗi địa phương 
và năng lực thích ứng trong môi trường số của quốc gia trên mọi lĩnh vực là yếu tố quyết 
địnhCác trương đại học cần khẩn trương với quyết tâm cao thực hiện chuyển đổi số trong 
lĩnh vực GD ĐT và đóng vai trò tiên phong thực hiện Chương trình chuyển đổi số quốc gia. 
Khâu quan trọng nhát là chủ động đào tạo bồi dưỡng nâng cao năng lực số cho các đối 
tượng trong và ngoài ngành, xây dựng khung năng lực số đối với các đội tượng trong ngành 
và khung năng lực số của công dân.
(ii) Giáo dục mở và tài nguyên giáo dục mở
Giáo dục mở (GDM) là một thuật ngữ mô tả mô hình/hệ thống giáo dục được thiết kế 
để mở rộng sự tiếp cận việc học tập so với giáo dục chính quy (truyền thống, thông thường) 
bằng nhiều biện pháp, trong đó đặc biệt nhấn mạnh sự phát triển nguồn học liệu giáo dục 
mở (trên nền tảng công nghệ hiện đại) trong mọi môi trường học tập với nhiều hình thức 
khác nhau.( Bộ GD ĐT, 21/3/2017) 

Tài nguyên giáo dục mở là nền tảng của hệ thông giáo dục mở gồm các thành phàn 
cơ bản : 
Tài nguyên giáo dục mở là các tư liệu dạy, học và nghiên cứu ở bất kỳ định dạng và 
phương tiện nào mà nằm trong phạm vi công cộng hoặc có bản quyền đã được phát hành 
theo một giấy phép mở, cho phép những người khác không mất chi phí để truy cập, sử dụng 
lại, tái mục đích, tùy biến thích nghi và phân phối lại. 
- Giấy phép mở tham chiếu tới giấy phép tôn trọng các quyền sở hữu trí tuệ của 
người nắm giữ bản quyền và đưa ra sự cho phép trao cho công chúng các quyền để truy cập, 
sử dụng lại, tùy biến thích nghi và phân phối lại các tư liệu giáo dục (Khuyên cao UNESCO 
2019)
Giáo dục mở không chỉ giới hạn trong tài nguyên giáo dục mở ,nhưng giáo dục mở và
tài nguyên giáo dục mở luôn đi liền với nhau, tài nguyên giáo dục mở là nền tảng của giáo 
dục mở được chứng minh qua các cột mốc phát triển có trong chương trình nghị sự quốc tế.

tải về 5.9 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   376




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương