1 BỘ giáo dục và ĐÀo tạo học viện quản lý giáo dụC


Giáo dục đại học ở khu vực Châu Á



tải về 5.9 Mb.
Chế độ xem pdf
trang14/376
Chuyển đổi dữ liệu15.06.2023
Kích5.9 Mb.
#54859
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   376
2 Tài liệu lop dào tạo tieu chuan chuc danh (1)

1.2.5 Giáo dục đại học ở khu vực Châu Á 


19 

(i) Giáo dục đại học ở Cộng hòa nhân dân Trung Hoa  
Trước năm 1949, Trung Quốc đã du nhập mô hình GD phương Tây. Từ năm 1949 hệ 
thống GD Trung Quốc đã xây dựng lại hệ thống GD và GDĐH theo mô hình Liên Xô.
Những năm “Cách mạng Văn hóa” vào thập niên 1960 các trường đại học gần như bị đóng 
cửa, nhưng từ 1979 đến nay, với đường lối cải cách mở cửa, GD và GDĐH nước Cộng hòa 
nhân dân Trung Hoa phát triển mạnh mẽ. 
Hệ thống GD của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa bao gồm mẫu giáo, giáo dục cơ sở, 
giáo dục trung học kỹ thuật nghề nghiệp, giáo dục đại học và giáo dục người lớn. 
Giáo dục đại học bao gồm cao đẳng (2-3 năm, đại học 4 năm (riêng ĐH Y và một số 
trường khoa học công nghệ 5 năm), sau đại học (thạc sỹ 2-3 năm, nghiên cứu sinh tiến sỹ 3 
năm). 
Trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, GD ở Trung Quốc bộc lộ những bất cập. 
Khi chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, Trung quốc đã có những thay đổi căn bản về 
mô thức đào tạo nguồn nhân lực và phát triển nhân tài. Trung quốc đã có những điều chỉnh 
chiến lược về cơ cấu ngành nghề, cơ cấu công nghệ, cơ cấu tăng trưởng và quan trọng nhất 
là cơ cấu nguồn nhân lực ở ba lĩnh vực chính: kinh tế nông nghiệp, kinh tế công nghiệp và 
kinh tế tri thức. Tập trung ưu tiên cho tiến bộ khoa học công nghệ là biện pháp hiệu quả 
nhất cho tăng trưởng kinh tế, tạo nên sự gắn kết giữa khoa học công nghệ và giáo dục đào 
tạo. 
Trung Quốc thường phân chia các trường đại học thành hai loại: các trường đại học 
chính quy thông thường (Regular) và các trường đại học cho người lớn tuổi. Các trường đại 
học chính quy là các trường đào tạo để dẫn đến các bằng chính quy gồm các viện đại học và 
các trường đại học 4 năm, các trường đại học chuyên ngành đào tạo các chương trình dài 
hạn và ngắn hạn. Hệ thống các trường đại học người lớn gắn với các chương trình giáo dục 
thường xuyên cho người lớn học tại chức gồm nhiều loại, bao gồm các trường đại học radio-
TV, đại học buổi tối, đại học công nhân, nông dân, các trường hàm thụ, bồi dưỡng giáo 
viên, các trường quản lý v..v.. Sinh viên các trường này phần lớn là những người đang làm 
việc học bán thời gian, học buổi tối, chương trình mềm dẻo, văn bằng được cấp chủ yếu dựa 
vào sự hoàn tất chương trình và đạt được kết quả ở các kỳ thi.
Ngoài ra Trung Quốc có trên 1000 trường tư, trong đó chỉ có 20 trường được kiểm 
định chất lượng và được phép cấp văn bằng.
Về mặt quản lý, Bộ Giáo dục chịu trách nhiệm chung về quản lý nhà nước đối với 
giáo dục đào tạo và quản lý trực tiếp một số trường và viện đại học quan trọng. Các bộ, 
ngành khác của Chính phủ Trung ương và Chính quyền các địa phương quản lý trực tiếp 
các trừng ĐH còn lại.

Hiện nay, bậc đại học có 3 cấp văn bằng: bằng cử nhân (Bachelor), bằng thạc sĩ 
(Master) và bằng tiến sĩ (Doctor). Việc tổ chức giảng dạy cũng được thay đổi dần từ hệ 
thống niên chế (school-year) sang hệ thống tín chỉ (credit). Để có bằng Tiến sĩ, phải có một 
công trình nghiên cứu, trình bày một luận án, đồng thời hoàn thành một số môn học gồm 
12-16 tín chỉ. 
 
Từ 1980 trong xu thế mở cửa và cải cách chuyển sang mô hình “kinh tế thị trường xã 
hội chủ nghĩa năng động”, GDĐH Trung Quốc cũng thực hiện những cải cách to lớn. Có thể 
lưu ý việc cải cách GDĐH ở những mặt sau



20 
Cải cách về quản lý: Xu hướng chung là tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội 
của các trường đại học để các trường có thể tự quyết định về các hoạt động của mình theo 
tín hiệu cung cầu của thị trường. Các trường đại học được tổ chức lại, trong đó mô hình viện 
đại học được ưu tiên. Quá trình tổ chức lại có thể là sáp nhập các trường nhỏ đơn ngành, có 
thể mở rộng thêm ngành đào tạo, chuyển nhiều trường đại học cho các tỉnh quản lý. Phương 
châm tổ chức lại trường đại học lớn là xây dựng thành đại học đa lĩnh vực; tăng cường hoạt 
động nghiên cứu trong cả giáo chức và sinh viên; tạo lập mô hình mở trong quan hệ giữa 
các trường thành viên, các khoa ngành đào tạo, giữa trường đại học và giới công nghiệp và 
xã hội, giữa trường đại học và nước ngoài. Phương châm của GD ĐH là “tổng hợp tính, 
nghiên cứu hình, khai phóng thức”. Trong hệ thống quản lý mới, Nhà nước có vai trò chỉ 
đạo quan trọng thông qua các hoạt động sau: (1) Đưa ra đường lối chính sách vĩ mô; (2) 
Quy định chính sách về cung cấp tài chính; (3) Xây dựng một hệ thống kiểm soát chất 
lượng; (4) Tạo dựng môi trường luật pháp; (5) Đảm bảo các dịch vụ thông tin. Một hệ thống 
kiểm định công nhận chất lượng đã được thiết lập, việc thi tuyển đại học được tổ chức thống 
nhất trên toàn lục địa từ năm 1988 để cung cấp thông tin cho các trường xét tuyển, và mạng 
máy tính toàn quốc CERNET kết nối mọi trường đại học và viện nghiên cứu được xây 
dựng.
Cải cách giảng dạy: Trung Quốc quan niệm việc cải cách chương trình đào tạo và 
giảng dạy là cốt lõi của công cuộc cải cách GDĐH. Về cơ cấu hệ thống văn bằng, đã chuyển 
đổi hệ thống văn bằng theo mô hình Liên Xô trước kia sang mô hình 3 cấp bachelor, master 
và doctor. Về chương trình đào tạo cho cấp cử nhân, chuyển từ đào tạo theo diện chuyên 
môn hẹp sang đào tạo theo diện rộng, chú trọng đến phần kiến thức giáo dục đại cương để 
tạo kiến thức nền tảng, kỹ năng cơ bản, tầm nhìn rộng và tính nhân văn cho sinh viên. Từ 
1400 ngành học ở cấp cử nhân đã giảm xuống còn 500 ngành học vào giữa thập niên 1990 
và sẽ giảm xuống còn khoảng 300 ngành học vào đầu thế kỷ 21. Đi đôi với cải cách về 
chương trình đào tạo là cải cách về phương pháp dạy và học theo hướng tăng cường phương 
pháp dạy theo cách giải quyết vấn đề với sự tham gia tích cực của sinh viên. Ngoài ra, 
GDĐH không chỉ lưu ý đến việc phát triển trí lực của sinh viên như trước đây mà chú trọng 
cả về mặt nhân văn, về đạo đức, thể lực, thẩm mỹ, kỹ thuật đa năng, nhằm đạt sự phát triển 
toàn diện của thế hệ trẻ. Để tạo sự mềm dẻo và thích ứng của chương trình giảng dạy đối 
với từng cá nhân sinh viên, Trung Quốc đã áp dụng hệ thống tín chỉ trong việc xây dựng 
chương trình đào tạo đại học. 
Đại chúng hóa GDĐH: Trung Quốc đã thể hiện quyết tâm cao trong việc đại chúng 
hóa GDĐH nhằm đảm bảo nhân lực cho nền kinh tế công nghiệp và nền kinh tế tri thức. 
Giải pháp đại chúng hóa GDĐH của Trung Quốc là thúc đẩy để tung cánh, trung tâm là các 
trường đại học công lập chính quy, một bên là hệ thống giáo dục mở và từ xa và bên kia là 
các trường đại học tư. Tốc độ đại chúng hóa GDĐH ở Trung Quốc diễn ra mạnh mẽ. Từ 
năm 2007 Chính phủ chủ trương giữ tốc độ ổn định quy mô, tập trung vào nng cao chất 
lượng.
- Trung Quốc triển khai xây dựng các đại học hàng đầu:
+ 1995 có Dự án 211 xây dựng 100 trường đại học hàng đầu; 
+ 1998 có Dự án 985 xây dựng 10 trường đại học nghiên cứu đẳng cấp
thế giới. 
Tăng tự chủ và trách nhiệm xã hội, đa ngành hóa, theo nhu cầu, tăng cường tiềm lực 
nghiên cứu, gắn kết đào tạo và nghiên cứu.


21 
Phân tầng đại học (nghiên cứu) thành 3 tầng: Tầng 1 (ĐH Bắc kinh, ĐH Thanh Hoa 
và 7 ĐH khác); Tầng 2 (38 trường); Tầng 3 (khoảng 100 trường). 

tải về 5.9 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   10   11   12   13   14   15   16   17   ...   376




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương