1 BỘ giáo dục và ĐÀo tạo học viện quản lý giáo dụC


(ii) Giáo dục đại học Nhật Bản



tải về 5.9 Mb.
Chế độ xem pdf
trang15/376
Chuyển đổi dữ liệu15.06.2023
Kích5.9 Mb.
#54859
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   376
2 Tài liệu lop dào tạo tieu chuan chuc danh (1)

(ii) Giáo dục đại học Nhật Bản  
Hệ thống giáo dục Nhật Bản bao gồm: Mầm non (3-5 tuổi ); Tiểu học 6 năm (6 -11 
tuổi; Trung học cơ sở (12 - 14 tuổi); Trung học phổ thông (15-17 tuổi), cấp học này được 
phân luồng và có sự phân hóa theo năng lực và sự lựa chọn nghề nghiệp; và Giáo dục đại 
học
- Giáo dục đại học (sau trung học) bao gồm các trường : 
+ Đại học tổng hợp (daigaky-university). 
+ Cao đẳng (taki- daigaky, junior college). 
+ Cao đẳng công nghệ (koto-semongakko, college of technology). 
+ Trường đào tạo chuyên ngành (senmon gakko, specialized training college).
Việc thành lập các trường được Bộ Giáo dục và Thanh niên phê chuẩn và chịu sự 
quản lý giám sát của Bộ. 
Giáo dục đại học (sau trung học, higher Education): 
Từ thời Thiên Hoàng Minh Trị cuối thế kỷ 19 đến trước chiến tranh thế giới thứ 2, 
Nhật Bản đã xây dựng các trường đại học theo mô hình của châu Âu, theo tinh thần "kĩ 
thuật phương tây, văn hóa Nhật Bản”. Sau Thế chiến thứ 2 GDĐH được xây dựng theo mô 
hình Mỹ. Đến năm  2005 có 1.217 trường đại học và cao đẳng, trong đó 993 trường tư; 3439 
trường CĐ nghề và 1839 trường hỗn hợp, gần 3 triệu sinh viên (trường tư chiếm 80%), tỷ lệ 
thanh niên trong độ tuổi từ 18 đến 25 được tiếp cận GDĐH khoảng gần 60% (Nguồn 
MEXT).
Đặc điểm rất đáng lưu ý của xã hội Nhật Bản là dân số giảmnăm 2007 có khoảng 
127 triệu dân, dự báo năm 2050 còn khoảng 80 triệu. Trường đại học, cao đẳng ở Nhật Bản 
được xây dựng khang trang, hiện đại, đội ngũ giảng viên khá chất lượng nhưng thiếu sinh 
viên. Chính phủ Nhật Bản chủ trương tăng sinh viên nước ngoài: năm 1983 có khoảng 10 
nghìn SV quốc tế, đến năm 2004 tăng lên 117 nghìn và năm 2020 tăng lên 300 nghìn SV 
(chiếm 20% tổng số sinh viên) và sẽ giữ lại khoảng 50% sinh viên quốc tế sau tốt nghiệp để 
bổ sung cho nguồn nhân lực thiếu hụt. Chính phủ tài trợ 10% cho sinh viên quốc tế.
Nhật bản tiến hành cải cách về quản lý GD ĐH, từ 2004 Nhật bản chủ trương giao tư 
cách pháp nhân cho trường đại học, áp dụng cơ chế quản lý kiểu tập đoàn (corporation) đối 
với các trường đại học (trong đó có loại hình sở hữu không phải là công, không phải là tư 
mà thuộc pháp nhân "Ngôi trường"), giáo chức đại học thôi là công chức, chuyển sang chế 
độ hợp đồng dài hạn. Các trường đại học công được giao quyền tự chủ lớn hơn, các trường 
đại học tư gần với thực thể bán công (semi-pulic corporate agencies).
Giáo dục định hướng nghề nghiệp ở Nhật Bản diễn ra khá sớm: Luật Quốc gia về 
giáo dục nghề nghiệp (1895) đã quy định đào tạo nghề nghiệp với nghề cá, nghề nông- 
lâm, nghề công nghiệp đối với bậc THCS. Năm 1959 môn Công nghệ là bắt buộc đối trong 
chương trình THCS, năm 1960 giáo dục nghề nghiệp phát triển trên nền tảng giáo dục bắt 
buộc 9 năm, tiếp tục phân luồng, phân hóa ở các bậc tiếp theo. 
Tóm lại GD ĐH quá trình phát triển của GD ĐH Nhật bản gồm 4 giai đoạn PT: 


22 
Thời kì Tây phương hóa (1868-1886), Thành lập ĐH Tokio, du học và mời chuyên 
gia phương Tây. 
- Thời kì cách mạng kĩ nghệ và GD đại học (1886-1914): Lập các ĐH Hoàng gia, 
thực hiện cách mạng kĩ nghệ hóa lần thứ nhất
Giai đoạn hậu chiến và phát triển (1914-1945: tiến hành cách mạng kĩ nghệ lần 
hai, tập trung công nghiệp nặng, lập các đại học địa phương.
- Thời kì hoàn chỉnh (Sau1945). thống nhất chương trinh, phát triển công nghệ, chất 
lượng đào tạo cao, gắn chat đào tạo đại học với phất triển KHCN ( KH đứng thứ 4 thế giới.
Lý do thành công của GD ĐH là : (i) Tây phương hóa, (ii) Phối hợp giáo dục và phát 
triển kĩ nghệ, (iii) Tự chủ đại hoạc, và (iv) Kết hợp chủ nghĩa quốc gia và hội nhập quốc tế. 

tải về 5.9 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   11   12   13   14   15   16   17   18   ...   376




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương