1 BỘ giáo dục và ĐÀo tạo học viện quản lý giáo dụC


Vị trí của đại học trong xã hội?



tải về 5.9 Mb.
Chế độ xem pdf
trang9/376
Chuyển đổi dữ liệu15.06.2023
Kích5.9 Mb.
#54859
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   376
2 Tài liệu lop dào tạo tieu chuan chuc danh (1)

1.1.3 Vị trí của đại học trong xã hội? 
Để hiện thực hóa được sứ mệnh của mình, để thực hiện được công việc của mình và 
thể hiện được vai trò của mình trong xã hội thì vị trí, vị thế của đại học phải như sau:
i) Độc lập tương đối với quyền lực, trong một xã hội văn minh, về cơ bản, đại học 
được sinh ra để phục vụ sự tiên bộ của nhân loại không phỉ để phục vụ cho các phe cánh. 
ii) Độc lập với tiền bạc, các nhà tài trợ cho GD ĐH dù là với tư cách Nhà nước, tư 
nhân, tổ chức… không được phép chi phối hay bóp méo bản chất công việc của đại học; và 
đồng thời, đại học cũng không được phép để tiền bạc chi phối hay bóp méo bản chất công 
việc của mình;


12 
(iii) Độc lập với tôn giáo (trong một xã hội văn minh, có thể có một số đại học thuộc 
một tôn giáo nào đó, nhưng xét về tổng thể nền đại học và nền giáo dục, luôn có sự độc lập 
cần thiết giữa giáo dục, tôn giáo và chính trị). 
Đại học Berlin được thành lập 1810, theo tinh thần của Humboldt là : tự do dạy và 
học; thống nhất việc giảng dạy và nghiên cứu; tự chủ nội bộ nhà trường . Người thầy giỏi 
trước nhất phải là người thầy nghiên cứu giỏi. Khoa học phải được xem là “cái chưa tìm 
được hết, cái không bao giờ tìm được ra trọn vẹn, và chúng ta không ngừng đi tìm nó. “Một 
khi người ta chấm dứt việc đi tìm chân lý khoa học, hay nghĩ rằng, khoa học không cần 
được tạo ra từ chiều sâu của tinh thần (trí tuệ), mà chỉ cần được thu thập tập hợp, thì lúc đó 
tất cả sẽ bị mất mát một cách không gì cứu vãn được…và nếu vẫn tiếp tục, khoa học sẽ biến 
thành một ngôn ngữ trống rỗng.” (W.v. Humboldt). Mô hình đại học Đức do W. Humboldt 
thiết kế trở thành mô hình ĐH cao cấp của xã hội công nghiệp , được lan tóa sang Hoa Kì, 
Nga, Nhật bản, các nước Bắc âu và nhiều quốc gia khác. 
1.3.4 Tinh thần đại học:

Đại học, muốn xứng danh là đại học, phải được một "Ý niệm" dẫn dắt, với các giá trị 
cốt lõi”. Không một cơ quan, tổ chức giáo dục hay tổ chức xã hội nào có thể tồn tại và phát 
triến mà không tìm, thừa nhận và bảo vệ những giá trị cốt lõi. 
Con người, ai cũng vốn là ham hiểu biết. Trong đời sống hàng ngày, ta cần và muốn 
biết nhiều thứ để có thể đạt được những mục đích nhất định. Học tiếng Anh, học vi tính... để 
dễ tìm việc làm. Nhưng, đạt được mục đích rồi thì thôi, chuyển sang nhu cầu hiểu biết mới. 
Lòng ham hiểu biết của trí thức thuộc giới đại học thể hiện khát vọng trong việc đi tìm chân 
lý trong đại học. Nơi đây, thầy và trò gắn bó với nhau vì cùng chia sẻ một đam mê, một khát 
vọng, luôn vươn tới trong nhận thức. Tinh thần đại học chính là sự nuôi dưỡng lòng ham 
hiểu biết không ngừng nghỉ . 

Ba nhân tố của đại học 
Đại học đúng nghĩa thể hiện qua ba nhân tố:
- Sự thống nhất luôn mới mẻ của các ngành khoa học. Vì “đại học là nơi thực hiện 
năng lực ham hiểu biết trong phạm vi rộng lớn nhất, do đó, dù phân ngành và chuyên môn 
hóa đến đâu, các phân khoa phải có mối dây liên hệ nội tại, đảm bảo tính nhất quán và hữu 
cơ của một toàn bộ, truyền sức sống cho nhau như từ một cơ thể. Vì thế, nghiên cứu khoa 
học là lý do tồn tại của đại học, song hành với công việc giảng dạy. Không có nghiên cứu 
không ngừng, lòng ham hiểu biết chỉ là nhất thời. 
- Định chế đại học, là điều kiện cho việc phát huy nhân cách của những con người 
sống và làm việc trong đó. Định chế “được đánh giá tùy vào việc nó có đào tạo nên những 
nhân cách tốt đẹp nhất hay không và liệu nó có khả năng đảm bảo những điều kiện tinh thần 
cho việc nghiên cứu, truyền thông và giảng dạy”. 
- Về mối quan hệ giữa đại học và nhà nước, Jaspers nhận ra sự tương hỗ: đại học vừa 
thuộc nhà nước, vừa tự trị, không mang tính nhà nước. Thành hay bại là ở chỗ xây dựng 
được cơ chế hợp tác bền vững, ổn định và tôn trọng lẫn nha. 

Nhiệm vụ tối cao của đại học: Đào luyện đời sống tinh thần 
Nghiên cứu và giảng dạy cần kết hợp với tiến trình đào luyện con người, tiến trình 
đàoluyện con người là thành tựu quý báu nhất và là nhiệm vụ tối cao của đại học. "Giáo dục 
đại học là tiến trình đào luyện sự tự do đầy thực chất, mà cụ thể là tham gia vào đời sống 


13 
tinh thần đang diễn ra ở đó". Hoạt động khoa học mang những con người có lòng ham hiểu 
biết nguyên thủy đến với nhau, tạo nên một cộng đồng, một nền "cộng hòa những học giả", 
trong đó chỉ có luận cứ, luận chứng là được xem trọng. 
Khi đại học giữ đúng vị trí (độc lập với quyền lực, tiền bạc và tôn giáo; tự do về học 
thuật; và tự chủ về hoạt động); thì đại học sẽ thực hiện được đúng sứ mệnh. Và khi đó đại 
học sẽ giữ đúng vai trò (nơi dẫn dắt xã hội về mặt trí tuệ và tư tưởng; nơi đại diện cho chân 
lý, công lý và lương tri của loài người).  

Nhà nước và nhà trường cần có sự hỗ trợ tối đa để những nhà quản trị đại học có tầm, 


có khả năng thẩm thấu, trung thành, bảo vệ và theo đuổi “tinh thần đại học” nói trên có khát 
khao, dám dấn thân nhằm kiến tạo một “nền giáo dục đại học có khả năng sánh vai với 
những nền đại học trong khu vức và trên thế giới. 

tải về 5.9 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   376




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương