t I ê uchu ẩ n q u ố c g I a


Yêu cầu chung 4.1 Yêu cầu đối với giấy in sách



tải về 1.29 Mb.
trang2/2
Chuyển đổi dữ liệu07.01.2018
Kích1.29 Mb.
#35803
1   2

4 Yêu cầu chung

4.1 Yêu cầu đối với giấy in sách

4.1.1 Định lượng


Định lượng chuẩn của các loại giấy in sách thông dụng (g/m2):

- Giấy in sách: 60 – 120 g/m2 (± 5)

- Giấy in sách ảnh nghệ thuật: 90 – 350 g/m2 (± 5)

4.1.2 Tỉ trọng


Tiêu chuẩn của giấy cho in sách vào khoảng 0,5 – 1,35 g/cm3.

4.1.3 Thớ giấy


Thớ giấy phải song song với gáy sách.

4.1.4 Tính chất bề mặt


Tần số tram chuẩn dùng cho in sách của một số loại giấy:

Loại giấy in sách

Tần số tram

Giấy báo

100 – 133 lpi

Giấy Ford

133 – 150 lpi

Giấy Couche tráng phấn

150 – 200 lpi

Giấy couche không tráng phấn

135 – 175 lpi


4.1.5 Tính chất cơ học


- Độ đàn hồi cứng: Đề nghị cho các loại giấy in sách là 85%.

- Độ bền kéo: Đề nghị cho các loại giấy in sách:



Chủng loại giấy

Hướng song song (Nm/g)

Hướng vuông góc (Nm/g)

Giấy in báo cuộn (40 – 50 g/m2)

45 – 60

_

Giấy ford (50 – 100 g/m2)

40 – 70

20 – 40

Giấy có tráng phấn
(135 – 180 g/m2)

170 – 195

80

- Độ bền nén: Đề nghị cho giấy in sách:

Chủng loại giấy

Áp lực nén

(N/mm2)



Độ biến dạng tương đối

Độ chặt của giấy khi nén

Giấy Couche
(Độ rỗng 30%)

0

164


320

0

6,8


8,5

1,1

1,18


1,21

Giấy ford
(Độ rỗng 63%)

0

164


320

0

16,6


28,5

0,56

0,67


0,79

- Độ bền uốn cong: Đề nghị cho giấy in sách:

Chủng loại giấy

Hướng song song
(mNm – miliNewton.met)

Hướng vuông góc

(mNm – miliNewton.met)



Giấy tráng phấn
(120 – 135 g/m2)

65

45

Giấy ford
(80 – 100 g/m2)

39

17


4.1.6 Tính chất quang học


- Độ trắng: Độ trắng và độ bóng chuẩn đề nghị cho giấy in sách tiêu biểu:




Loại giấy

L

A

B

Độ trắng (%)

Định lượng (g/m²)

1

Giấy tráng phấn bóng, wood-free

93

0

-3

85

115

2

Giấy tráng phấn matte, wood-free

92

0

-3

83

115

3

Giấy tráng phấn bóng, LWC

87

-1

3

70

65 - 70

4

Giấy in offset không tráng phấn, trắng

92

0

-3

85

115

5

Giấy in offset không tráng phấn, ngả vàng

88

0

6

85

115




Giới hạn biến đổi

+/- 3

+/- 2

+/- 2

--

--

- Độ xuyên thấu (độ thấu quang hay độ đục): Độ xuyên thấu tham khảo cho giấy in thông thường:

Chủng loại giấy

Độ xuyên thấu

Giấy in báo
(40 – 50 g/m2)

6 – 10%

Giấy ford
(50 – 100 g/m2)

< 12%

- Độ bóng:

Bảng giá trị độ bóng chuẩn đề nghị cho các loại giấy dùng trong in sách theo các giá trị về tọa độ Lab, độ bóng và định lượng độ sáng ISO.



Loại giấy in sách

Đặc trưng

L

a

b

Độ bóng (%)

Định lượng (g/m2)

Giấy có tráng phủ bóng

93 (95)

0 (0)

-3 (-2)

65

115

Giáy có tráng phủ mờ

92 (94)

0 (0)

-3 (-2)

38

115

Giấy có tráng phủ - giấy cuộn

87 (92)

-1 (0)

3 (-5)

55

70

Giấy không tráng phủ - trắng

92 (95)

0 (0)

-3 (-2)

6

115

Giấy không tráng phủ - ngả vàng

88 (90)

0 (0)

5 (9)

6

115

Sai số

±3

±2

±2

±5

---

Mẫu giấy đối chứng

94,8

0,9

2,7

70 – 80

150


4.2 Yêu cầu đối với khuôn khổ sách




Số TT

Loại sách

Khổ sách

Ghi chú

1

Giáo khoa

17 cm x 24 cm

Có thể dùng khổ 14,5 cm x 20,5 cm hoặc 14 cm x 21 cm khi điều kiện in và khổ giấy cho phép

2

Giáo trình, tài liệu khoa học, tài liệu chuyên ngành

16 cm x 24 cm

Có thể dùng khổ 18 cm x 27 cm khi hình ảnh cần trình bày rõ hoặc trình bày chữ cho các thiếu nhi đang tập đọc

3

Tiểu thuyết, truyện ngắn

13 cm x 19 cm

Có thể dùng khổ 14,5 cm x 20,5 cm hoặc 14 cm x 21 cm khi điều kiện in và khổ giấy cho phép

4

Sách khoa học, tài liệu chuyên ngành có hình ảnh trình bày theo khổ ngang

24 cm x 16 cm

Có thể dùng khổ 27 cm x 18 cm khi hình ảnh cần trình bày rõ hoặc cần trình bày chữ lớn.

5

Sách ảnh có một nửa ảnh khổ đứng và nửa ảnh khổ ngang

21 cm x 24 cm

Có thể dùng khổ 24 cm x 27 cm khi điều kiện in và khổ giấy cho phép



Tỉ lệ tận dụng giấy

70%

60%

40%

Lề gáy

3

3

2

Lề đầu

3

4

3

Lề bụng

3

5

4

Lề chân

5

6

6


4.3 Yêu cầu trình bày nội dung sách

4.3.1 Bìa 1


Trình bày theo thứ tự từ trên xuống các thông tin sau đây:

a) Tên tác giả (cá nhân hoặc tập thể)

- Nếu là cá nhân có thể ghi thêm học hàm, học vị (nếu có).

- Nếu là tập thể thì ghi thêm tên người chủ biên.

b) Tên sách

Dưới tên sách ghi thêm thể loại (nếu có). Ví dụ: thơ; phê bình, tiểu luận; sách tham khảo; hồi ký,...

c) Lô gô, tên nhà xuất bản; lô gô, tên đối tác liên kết

- Vị trí của lô gô, tên nhà xuất bản và đối tác liên kết:

Phương án 1: Lô gô, tên nhà xuất bản (để trên).

Lô gô, tên đối tác liên kết (để dưới).



Phương án 2: Lô gô, tên nhà xuất bản và lô gô, tên đối tác liên kết để ngang nhau.

- Số lượng của lô gô, tên nhà xuất bản và đối tác liên kết:



Phương án 1: Lô gô, tên nhà xuất bản chỉ ghi ở bìa 1 và ở gáy sách.

Lô gô, tên đối tác liên kết chỉ ghi ở bìa 1 và ở gáy sách.



Phương án 2: Lô gô, tên nhà xuất bản ghi ở bìa 1 và gáy sách

4.3.2 Bìa 2, 3, 4


- Dùng để giới thiệu tác giả, tác phẩm, sách của nhà xuất bản (nếu có), trừ sách chuyên về quảng cáo.

- Mã vạch và giá bìa in ở bìa 4. Mã vạch in ngay phía trên giá sách.


4.3.3 Gáy sách


a) Đầu chữ ở gáy sách hướng về bìa 1 (dùng cho các loại sách).

Riêng đối với sách giáo dục:

- Đầu chữ ở gáy sách hướng về bìa 1 dùng cho sách giáo khoa, giáo trình.

- Đầu chữ hướng về bìa 4 dùng cho sách tham khảo.

b) Nếu để sách nằm, bìa 1 lên trên (bìa 4 úp xuống) thì trình bày theo thứ tự từ trái sang phải: Tên tác giả - Tên sách - Lô gô, tên nhà xuất bản.

Riêng đối với sách giáo khoa, giáo trình, tác giả là nhiều người thì trình bày theo thứ tự từ trái sang phải: Tên sách – Số lớp viết bằng số, số tập viết bằng chữ - Lô gô, tên nhà xuất bản.


4.3.4 Bìa lót


a) Các loại sách phải có tờ bìa lót:

- Sách chính trị - pháp luật.

- Sách lịch sử truyền thống (bao gồm sách viết về các đơn vị, địa phương và hồi ký của cá nhân).

- Sách nghiên cứu, tư liệu tham khảo.

- Sách văn học.

b) Thông tin ghi ở bìa lót:

Chỉ ghi mỗi tên sách.

4.3.5 Bìa phụ (hoặc bìa giả, hoặc trang tên sách)


Những thông tin ghi ở bìa phụ:

a) Tên tác giả (có thể có học hàm, học vị; nếu là tập thể thì ghi tên người chủ biên, hoặc người tổng chủ biên, người chủ biên từng phần, và tên từng thành viên).

b) Tên sách.

c) Tên người dịch (nếu là sách dịch) hoặc tên người phiên âm (nếu là sách phiên âm từ chữ Nôm), tên người hiệu đính (nếu có).

d) Thể loại.

e) Số tập.

f) Lần tái bản.

g) Dòng chữ “Sách Nhà nước đặt hàng” (đối với sách Nhà nước đặt hàng).

h) Dòng chữ “Sách không bán” (đối với sách không kinh doanh).

i) Thông tin về bản quyền (có thể ghi ở vị trí khác tùy theo đối tác quy định trong hợp đồng về bản quyền).


4.3.6 Trang tít tổng hợp (trang sau của bìa lót, hoặc trang sau của bìa phụ)


a) Loại sách có trang tít tổng hợp:

- Sách do tập thể xây dựng nên (như các công trình nghiên cứu, sưu tầm, tuyển chọn, biên soạn…).

- Sách dịch.

b) Những thông tin ghi ở trang này:

- Hội đồng xuất bản, ban chỉ đạo xây dựng bản thảo, những người thực hiện, v.v.

- (Hoặc) Nếu là sách dịch: Tên sách nguyên bản, tên tác giả, tên nhà xuất bản nước ngoài, nếu dịch từ ngôn ngữ khác với ngôn ngữ nguyên bản thì ghi rõ ngôn ngữ và tên người dịch bản đó, năm xuất bản.

- Mã số ISBN.

- Ký hiệu thư viện.

- Thông tin về bản quyền (có thể ghi ở vị trí khác tùy theo đối tác quy định trong hợp đồng về bản quyền).


4.3.7 Trang lưu chiểu (Trang cuối sách)


Những thông tin ghi trên trang lưu chiểu:

Phương án 1: Ghi đầy đủ các thông tin sau đây:

a) Tên sách.

b) Thông tin ngắn gọn về nhà xuất bản: Tên nhà xuất bản, địa chỉ, điện thoại, fax, email (nếu có).

c) Người chịu trách nhiệm xuất bản, người chịu trách nhiệm bản thảo (nếu có), người biên tập nội dung, người biên tập kỹ - mỹ thuật, người trình bày, người vẽ bìa, minh họa, người sửa bản in.

d) Số lượng in, khổ sách, nơi in.

e) Số đăng ký kế hoạch xuất bản, số quyết định xuất bản của giám đốc nhà xuất bản hoặc số giấy phép xuất bản của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản.

f) Thời gian nộp lưu chiểu.

Phương án 2: Chỉ cần ghi những thông tin bắt buộc theo luật:

a) Tên người chịu trách nhiệm xuất bản, người chịu trách nhiệm bản thảo (nếu có), người biên tập nội dung, người biên tập kỹ - mỹ thuật, người trình bày, người vẽ bìa, minh họa, người sửa bản in.

b) Số lượng in, khổ sách, nơi in.

c) Số đăng ký kế hoạch xuất bản, số quyết định xuất bản của giám đốc nhà xuất bản hoặc số giấy phép xuất bản của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản.

d) Thời gian nộp lưu chiểu.

4.3.8 Trang Lời nhà xuất bản (hoặc Lời chú dẫn, Lời nói đầu, Lời giới thiệu, Lời tựa, Lời bạt)


Thứ tự của Lời Nhà xuất bản (hoặc Lời chú dẫn) và Lời nói đầu, Lời giới thiệu:

a) Lời nhà xuất bản (hoặc Lời chú dẫn).

b) Lời nói đầu.

c) Lời giới thiệu.

d) Lời tựa (để sau trang đầu trước phần chính văn).

e) Lời bạt (để sau trang cuối của phần chính văn).


4.3.9 Trang giới thiệu nghiên cứu, tổng quan (ký hiệu và chữ viết tắt, hướng dẫn sử dụng sách, giới thiệu tổng quan và chỉ mục - index)


Loại sách phải có trang này:

a) Sách nghiên cứu, tư liệu.

b) Sách khoa học chuyên ngành.

c) Từ điển chuyên ngành.

d) Từ điển bách khoa.

4.3.10 Trang tài liệu tham khảo (đối với sách có tài liệu tham khảo)


Thông tin và thứ tự trình bày của tài liệu tham khảo:

a) Tên tác giả.

b) Tên tài liệu tham khảo.

c) Tên nhà xuất bản.

d) Nơi xuất bản.

e) Năm xuất bản.

f) Số trang.

4.3.11 Trang mục lục


Loại sách có 2 mục lục (mục lục những phần lớn và mục lục chi tiết): Sách nghiên cứu tư liệu.

4.3.12 Trang có chú thích


a) Những thông tin và thứ tự ghi trong chú thích:

- Xuất xứ nguồn (Ví dụ: Báo Nhân dân, số…, ngày…, tháng…, năm,…)

- Trích dẫn nội dung (Ví dụ: Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, năm…, tập…, trang… ).

b) Cách trình bày trang có 2 loại chú thích:

- Chú thích xuất xứ nguồn và thường nằm trong bát chữ.

- Chú thích trích dẫn nội dung và thường để phía dưới bát chữ.


4.3.13 Những chi tiết trên trang in


Cách trình bày đề mục, tiểu đề mục:

a) Dùng nhiều phông chữ, co chữ, kiểu chữ khác nhau cho những sách có nhiều cấp độ đề mục và tiểu đề mục.

b) Tên các đề mục, tiểu đề mục dùng kiểu chữ, co chữ khác với chữ in nội dung.

c) Co chữ to, nhỏ tùy theo cấp độ các đề mục, tiểu đề mục.



d) Với các cấp độ tương đương thì phải dùng co chữ, kiểu chữ thống nhất.

4.3.14 Minh họa, biểu đồ, sơ đồ, bản đồ, tranh, ảnh


a) Vị trí và cách trình bày sách có ảnh lãnh tụ hoặc ảnh danh nhân:

- Trường hợp sách viết về một lãnh tụ hoặc một danh nhân thì ảnh lãnh tụ hoặc ảnh danh nhân đó (nếu có) đặt ngay sau tờ bìa phụ.

- Trường hợp sách viết về nhiều lãnh tụ hoặc nhiều danh nhân thì ảnh lãnh tụ hoặc ảnh danh nhân (nếu có) đặt ngay trang đầu viết về lãnh tụ hoặc danh nhân đó.

b) Cách trình bày minh họa, biểu đồ, sơ đồ, bản đồ, tranh, ảnh

- Ở bất kỳ vị trí nào trong bát chữ, nhưng phải đi liền với nội dung phù hợp.

- Đối với minh họa, biểu đồ, sơ đồ, bản đồ, tranh, ảnh nằm ngang thì đầu minh họa, biểu đồ, sơ đồ, bản đồ, tranh, ảnh phải hướng vào lòng sách, dòng chú thích đặt ở bụng sách, đầu chữ hướng về phía bát chữ).

c) Vị trí đặt biểu đồ, sơ đồ, bản đồ, tranh, ảnh

- Tập trung thành từng cụm, hoặc cuối, hoặc sát từng phần, chương, mục, tùy theo yêu cầu nội dung từng cuốn sách.

- Có thể cắt dán hoặc bố trí theo chẵn tay sách tùy theo yêu cầu của từng nội dung.


4.3.15 Bát chữ (trang chữ)


a) Chọn bát chữ, số dòng trong bát chữ, số chữ trên một dòng:

- Chọn bát chữ phù hợp với khổ sách, loại sách.

- Chọn số dòng phù hợp với bát chữ.

- Chọn số chữ phù hợp trên một dòng.

b) Kích thước bát chữ của khổ sách thường dùng (có thể xê dịch + 0,3 cm)

- Bát chữ 8,5 cm x 12,5 cm cho khổ sách 10 cm x 15 cm (hoặc 10,5 cm x 15,5 cm)

- Bát chữ 10 cm x 15 cm cho khổ sách 13 cm x 19 cm (hoặc 12 cm x 19 cm)

- Bát chữ 11 cm x 16 cm cho khổ sách 14 cm x 20 cm (hoặc 14,5 cm x 20,5 cm)

- Bát chữ 13 cm x 19 cm cho khổ sách 16 cm x 24 cm (hoặc16 cm x 23,5 cm, 15,5 cm x 25 cm)

- Bát chữ 15cm x 24cm cho khổ sách 19cm x 27cm (hoặc 20cm x 28cm, 20cm x 30cm)

c) Số dòng của bát chữ với trang không có minh hoạ (có thể xê dịch + 3 dòng):

- 23 dòng của bát chữ 8,5 cm x 12,5 cm

- 26 dòng của bát chữ 10 cm x 15 cm

- 28 dòng của bát chữ 11 cm x 16 cm

- 33 dòng của bát chữ 13 cm x 19 cm

- 38 dòng của bát chữ 15 cm x 24 cm.

d) Số chữ (chữ ghép thành từ, không phải chữ cái độc lập) của một dòng, với co chữ 12 thường dùng (có thể xê dịch khoảng + 2 chữ):

- 9 chữ/dòng của bát chữ 8,5 cm x 12,5 cm

- 11 chữ/dòng của bát chữ 10 cm x 15 cm

- 13 chữ/dòng của bát chữ 11 cm x 16 cm

- 16 chữ/dòng của bát chữ 13 cm x 19 cm

- 18 chữ/dòng của bát chữ 15 cm x 24 cm.

4.3.16 Giới hạn lỗi trong sách


a) Không được phát hành khi sách có lỗi sau đây:

Sai dù chỉ 01 (một) lỗi nhưng làm sai lệch nội dung.



b) Chỉ được phát hành khi sách có giới hạn lỗi sau đây (phải có đính chính):

Đối với trang sách:



Phương án 1: Trên 03 (ba) lỗi / 1 trang

Phương án 2: Trên 05 (năm) lỗi / 1 trang

Đối với cuốn sách:



Phương án 1: 01 (một) trang / cuốn

Phương án 2: 05 (năm) trang / cuốn

4.4 Yêu cầu kỹ thuật đối với in sách


- Tờ in chứa đủ 4 loại point (dấu định vị hoặc ốc định vị) thành phẩm đúng theo yêu cầu kỹ thuật.

- Kích thước lề trắng đảm bảo, trang in mặt trước và trang in mặt sau phải chồng khít lên nhau (sai lệch cho phép không lớn hơn 1 mm);

- Các chi tiết in phải rõ nét, không hằn mặt sau, sạch sẽ, đều mực, không mốc, ảnh tram lên hết tầng thứ, hạt tram đanh gọn, không bị bẩn ở những vị trí không in;

- Ví trí các chi tiết in phải đúng như ma két, in lồng mực, chồng mầu chính xác;

- Mầu mực đúng với bản mẫu và đồng đều ở tất cả các trang trong một cuốn sách;

- Chất lượng màu sắc, hình ảnh, độ phân giải tram…của tờ in đúng theo bài mẫu khách hàng.

- Các chi tiết in trên bìa phải cân xứng và đúng vị trí.

Mật độ tông nguyên chuẩn cho in sách trên 5 loại giấy cơ bản:






Loại giấy

1 + 2

3

4

5






Các giá trị màu được đo trên mặt giấy được lót lưng màu đen








L*

a*

b*

L*

a*

b*

L*

a*

b*

L*

a*

b*




Black

16

0

0

20

0

0

31

1

1

31

1

2




Cyan

54

-36

-49

55

-36

-44

58

-25

-43

59

-27

-36




Magenta

46

72

-5

46

70

-3

54

58

-2

52

57

2




Yellow

88

-6

90

84

-5

88

86

-4

75

86

-3

77




Red (M+Y)

47

66

50

45

65

46

52

55

30

51

55

34




Green (C+Y)

49

-66

33

48

-64

31

52

-46

16

49

-44

16




Blue (C+M)

20

25

48

21

22

-46

36

12

-32

33

12

-29






































































Loại giấy

1 + 2

3

4

5



Các giá trị màu được đo trên mặt giấy được lót lưng màu trắng





L*

a*

b*

L*

a*

b*

L*

a*

b*

L*

a*

b*

Black

16

0

0

20

0

0

31

1

1

31

1

3

Cyan

55

-37

-50

58

-38

-44

60

-26

-44

60

-28

-36

Magenta

48

74

-3

49

75

0

56

61

-1

54

60

4

Yellow

91

-5

93

89

-4

94

89

-4

78

89

-3

81

Red (M+Y)

49

69

52

49

70

51

54

58

32

53

58

37

Green (C+Y)

50

-68

33

51

-67

33

53

-47

17

50

-46

17

Blue (C+M)

20

25

-49

22

23

-47

37

13

-33

34

12

-29

4.5 Yêu cầu kỹ thuật đối với gia công sách

4.5.1 Yêu cầu kỹ thuật đối với gia công sách bìa cứng


a) Tờ in:

- Chứa đủ 4 loại point (dấu định vị hoặc ốc định vị) thành phẩm đúng theo yêu cầu kỹ thuật.

- Quy cách bình trang phù hợp với khả năng gấp tay sách, kiểu đóng cuốn trong thành phẩm (khâu chỉ, cà gáy dán keo, đóng kim).

- Chất lượng màu sắc, hình ảnh, độ phân giải tram…của tờ in đúng theo bài mẫu khách hàng.



b) Gấp tay sách:

- Nếp gấp phải chết, đường gấp không xiên lệch, nhăn, rách; tay sách phải phẳng, đều không bẩn, hằn vết, cong, vênh giấy.

- Sách có khổ bát chữ chung: bát chữ và số trang giữa các trang phải nằm chồng khít nhau. Sai số cho phép ±0,2 mm.

- Sách không có khổ bát chữ chung: hình ảnh trên trang phải theo đúng mẫu yêu cầu. Các thành phần chung như số trang và tiêu đề phải chồng khít lên nhau, sai số tối đa ±0,2 mm.



- Đối với sản phẩm có các trang liền kề nhau có hình ảnh tràn giữa hai trang, có các mangset ở trên đầu hay chân sách thì phải trùng khít nhau tại vùng tiếp xúc (gáy). Sai số tối đa ±0,2 mm.

c) Bắt cuốn:

- Đảm bảo số trang sách liên tục và đầy đủ



d) Khâu chỉ:

Khâu chỉ qua vạch gấp
:

- Ruột sách khâu phải chắc, không có lỗi về kỹ thuật (đứt chỉ, chỉ bị rối, bị tước sợi, lổ khâu bị rách, mũi khâu không nằm giữa các tay sách…).

- Tay sách được khâu đủ mũi, mũi khâu phải nằm trên đường gấp, gọn gàng, không bị lệch.

- Chỉ khâu nằm giữa các tay phải sạch sẽ, không bị dơ, dính dầu máy, các tay sách không bị dơ, rách, nhăn…



Khâu tay:

- Độ dày ruột sách không quá 203 mm: chia thành 2 phần để khâu.

- Độ dày ruột sách từ 203 mm đến 305 mm: chia thành 3 phần để khâu.

- Độ dày ruột sách trên 305 mm: chia thành 4 phần hoặc nhiều hơn để khâu.



Khâu máy:

Không cần phải chia nhỏ, khâu bình thường hết tất cả các tay sách.



Sai số cho phép: >± 1 mm.

Khâu xuyên qua các phần của ruột sách:

- Phương pháp này chỉ sử dụng khi sách quá nặng, giấy ruột được tráng phấn cao hoặc bìa sách quá cứng.

- Ruột sách không dày quá 5 cm.

- Đường chỉ khâu cách cạnh gáy ít nhất là 15 mm.

- Độ dày các phần ruột: 1,6 mm.

- Độ dài mũi khâu trong khoảng từ 6 mm đến 25 mm.

- Khoảng cách từ khổ bát chữ đến đường chỉ khâu tối thiểu là 3 mm

- Ruột sách khâu phải chắc, không có lỗi về kỹ thuật (đứt chỉ, chỉ bị rối, bị tước sợi, lỗ khâu bị rách, mũi khâu không nằm trên một đường thẳng…).



- Tay sách được khâu đủ mũi, khoảng cách giữa các mũi khâu phải đều nhau, gọn gàng, không bị lệch.

Khâu chỉ ruột sách:

- Ruột sách không dày quá 1,5 cm.

- Đường chỉ khâu cách cạnh gáy ít nhất là 5 mm.

- Độ dài mũi khâu trong khoảng từ 6 mm đền 13 mm.

- Khoảng cách từ khổ bát chữ đến đường chỉ khâu tối thiểu là 3 mm

- Ruột sách khâu phải chắc, không có lỗi về kỹ thuật (đứt chỉ, chỉ bị rối, bị tước sợi, lỗ khâu bị rách, mũi khâu không nằm trên một đường thẳng…).

e) Cà gáy dán keo (xẻ răng cưa gáy):

- Ruột sách không dày quá 5 cm.



- Độ dày lớp keo dán trên gáy dày hơn 0,8 mm.

- Độ dày lớp keo ở giữa các trang sách không vượt quá 0,4 mm.

f) Keo gáy ruột sách:

- Độ dày lớp keo dán trên gáy lớn hơn 0,8 mm.



- Độ dày lớp keo ở giữa các trang sách không vượt quá 0,4 mm.

- Lớp keo có độ dày vừa phải, keo không tràn lên trên bề mặt hay tràn lên chân sách và đầu sách.



g) Xén ruột sách:

- Phải vuông góc, đúng kích thước, mặt xén phải trơn phẳng, gọn mép, không gấp góc;

- Các trang không bị xê dịch, không bị dính vào nhau, không bị biến dạng;

- Kích thước ruột sách sau khi xén phải đúng với khổ thành phẩm.



h) Vo tròn gáy sách:

- Độ dày ruột sách yêu cầu: lớn hơn 13 mm

- Độ cong của gáy phải cong đều, không bị biến dạng méo mó.

i) Vật liệu lót gáy:

- Vật liệu là các loại vật liệu có độ dai, bền, thấm hút cao như vải mỏng. Tấm lót gáy được dán phủ đều trên gáy sách.

k) Vật liệu bọc bìa:

- Đảm bảo được chất lượng in trên tờ bọc bìa;

- Dai, bền, chắc đảm bảo khi mở gấp nhiều lần.

l) Carton lót bìa:

- Có độ dày đồng nhất, phẳng và không bị cong, thủng…

- Độ dày của carton phù hợp với khuôn khổ sách: khoảng từ 1,5 mm đến 3 mm.

- Chiều cao cánh bìa: lớn hơn chiều cao của ruột sách khoảng 3 mm đến 6 mm.

- Chiều rộng của cánh bìa: bằng chiều rộng khổ thành phẩm của ruột.

- Chiều rộng của rãnh bìa dựa vào độ dày carton để chừa rãnh thích hợp. Có độ rộng xấp xỉ 6 mm.

m) Bao bìa:

- Khoảng cách từ mép cắt đến bìa là 3 mm;

- Tờ bao bìa phải dán ép sát vào carton, bề mặt bìa sau khi bọc phải bằng phẳng, không bị nhăn, không nổi bóng khí (thiếu keo)

- Các mép dán phải sát góc, ôm chặt vào carton bìa

- Hai đường cấn gáy giữa carton bìa và gáy có khoảng hở từ 5 mm đến 7 mm tùy theo độ dày carton làm bìa.

n) Vào bìa:

- Tờ gác phải cách đều các cạnh của cánh bìa, dán phẳng, không bị bong, không bị nhăn hay bị dơ (vấy bẩn keo dán);

- Khi mở sách tờ gác không bị căng quá mức, dẫn đến rách tờ gác;

- Khả năng đóng mở của bìa không bị giới hạn, tờ gác được dán chặt vào bìa.


4.5.2 Yêu cầu đối với gia công sách bìa mềm


Phương pháp đóng sách bìa mềm gần giống với đóng sách bìa cứng ở công đoạn gia công ruột sách, do đó áp dụng các tiêu chuẩn trên. Bổ sung yếu tố kiểm tra về bìa mềm cho quy trình đóng sách này. Bìa của sách bìa mềm được vào với ruột sách ngay sau công đoạn keo gáy ngay trên thiết bị vào bìa.

Vào bìa mềm:

- Đường cấn rãnh bìa cách đường cấn gáy bìa: 5 mm;

- Các đường cấn song song với nhau, không bị lệch, méo mó;

- Vạch gấp gáy của bìa sách phải trùng với cạnh của gáy sách;

- Gáy sách bằng phẳng, bìa được dán chặt vào ruột, không phập phòng bị lỗi;

- Độ dày lớp keo trên gáy phải vừa đủ, không được tràn xuống hai bên ruột sách hay tràn vào bên trong ruột sách

Đối với sách đóng kẹp:

- Độ dày sách tối đa: 15 mm

- Khoảng cách từ đầu và chân sách đến hai ghim nằm ngoài cùng tối thiểu là 15 mm.

- Nếu sách có khổ bát chữ thì khoảng cách từ cạnh gáy đến lề trái khổ bát chữ tối thiểu bằng 5 mm.

- Nếu sách có chi tiết hình ảnh tràn ở cả hai trang liên tục hoặc có các phi-lê thì hình ảnh phải được liên tục ngay tại điểm nối (gáy).

5 Phương pháp thử, kiểm tra cho giấy in


5.1 Thử định lượng theo: TCVN 1270: 2000 (ISO 536)

5.2 Thử tỉ trọng theo: TCVN 3652 : 2007 (ISO 534: 05)

5.3 Kiểm tra thớ giấy: Dùng tay để xé kiểm tra chiều của thớ giấy

5.4 Tính chất bề mặt: Kiểm tra tần số tram bằng cách đo với thước đo góc xoay tram

5.5 Các phương pháp thử tính chất cơ học của giấy in

- Độ đàn hồi thử theo TCVN (ISO)?

- Độ bền kéo thử theo: TCVN 1862-2 (ISO 1924-2)

- Độ bền nén thử theo: TCVN 6895: 2008 (ISO 9895)

- Độ bền uốn cong thử theo: TCVN 6894: 2001 (ISO 2493)

5.6 Các phương pháp thử tính chất quang học của giấy in

- Độ trắng thử theo: TCVN 1865 (ISO 2470)

- Độ bóng thử theo TCVN (ISO)?

- Độ xuyên thấu (độ thấu quang hay độ đục) thử theo: TCVN 6728 (ISO 2471) giấy và cat tông - xác định độ đục - phương pháp phản xạ khuyếch tán



5.7. Phương pháp kiểm tra kỹ - mỹ thuật trình bày, chế bản: Bằng mắt, bằng kính lúp, bằng thước đo và các nguyên tắc kỹ thuật sắp chữ, đặt trang và theo quy định của pháp luật.

5.8. Phương pháp kiểm tra kỹ thuật đối với in sách: Bằng mắt, bằng kính lúp, bằng thước đo, và các nguyên tắc kỹ thuật về in.

5.9. Phương pháp kiểm tra kỹ thuật đối với gia công sách: Bằng mắt, bằng thước đo, bằng lực kéo, và các nguyên tắc kỹ thuật gia công sách.

Thư mục tài liệu tham khảo


[1] Tiêu chuẩn sách của Mỹ - Anh: mã số ANSI/NISO/ISO 12083 -1995 (R002) – trang web:Http://Webstore.ansi.orgRecordDetail.aspx?sku=Ansi%2FINISO%2FISO+12083 1995+%28R2002%29

[2] Marshall Lee, Book making (Editing/ Design/ Production), Publishing W.W. Norton & Company Ltd, 2005

[3] Pete Masterson, Book Design and Production, Aeonix Publishing Group, 2005.

[4] Guide to the ANSI/NISO/LBILibrary Binding Standard- ANSI/NISO/LBI Z39.78-2000 - Preservation and Reformatting SectionAssociation for Library Collections & Technical Services - a division of theAmerican Library AssociationChicago – 2008- Jan - Merrill-Oldham and Paul Parisi.

[5] Standards for Library prebound book – Library binding Institute – 1967 – USA.

[6] EESTI STANDARD EVS-ISO 14416:2005- Information and documentation - Requirements for binding of books, periodicals, serials and other paper documents for archive and library use - Methods and materials.

[7] ANSI/NISO/LBI Z39.78-2000 ISSN: 1041-5653 Library Binding An American National Standard Developed by the National Information Standards Organization and the Library Binding Institute - Approved December 14, 1999 by theAmerican National Standards Institute.

[8] ACME BOOKBINDING LIBRARY BINDING PREPARATION MANUAL - July 2000 - Copyright: Paul A. Parisi, Acme Bookbinding Company, Inc., 1993.

[9] PRESERVATION AND CONSERVATION OF LIBRARY MATERIALS University of Washington - Spring 2009.







Каталог: Upload -> Store -> tintuc -> vietnam
vietnam -> BỘ thông tin truyềN thông thuyết minh đỀ TÀi xây dựng quy chuẩn kỹ thuật thiết bị giải mã truyền hình số MẶT ĐẤt set – top box (stb)
vietnam -> Kết luận số 57-kl/tw ngày 8/3/2013 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp
vietnam -> BỘ thông tin và truyềN thôNG
vietnam -> Quyết định số 46-QĐ/tw ngày 1/11/2011 của Ban Chấp hành Trung ương do đồng chí Nguyễn Phú Trọng ký về Hướng dẫn thực hiện các quy định về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng trong Chương VII và Chương VIII điều lệ Đảng khoá XI
vietnam -> Lời nói đầu 6 quy đỊnh chung 7
vietnam -> Mẫu số: 31 (Ban hành kèm theo Quyết định số 1131/2008/QĐ ttcp ngày 18 tháng 6 năm 2008 của Tổng thanh tra)
vietnam -> BỘ thông tin và truyềN thông học viện công nghệ BƯu chính viễN thông việt nam viện khoa học kỹ thuật bưU ĐIỆN
vietnam -> Quy định số 173- qđ/TW, ngày 11/3/2013 của Ban Bí thư về kết nạp lại đối với đảng viên bị đưa ra khỏi Đảng, kết nạp quần chúng VI phạm chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình vào Đảng
vietnam -> RÀ soáT, chuyểN ĐỔi nhóm các tiêu chuẩn ngành phao vô tuyến chỉ VỊ trí khẩn cấp hàng hảI (epirb) sang qui chuẩn kỹ thuậT
vietnam -> HÀ NỘI 2012 MỤc lục mở ĐẦU 2 chưƠng tổng quan về DỊch vụ truy nhập internet cố ĐỊnh băng rộng tại việt nam 3

tải về 1.29 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương