ĐỀ Án chưƠng trình kiên cố HÓa giao thông nông thôn giai đOẠN 2015 2020 phầN 1: MỞ ĐẦU



tải về 286.52 Kb.
trang3/3
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích286.52 Kb.
#29818
1   2   3

(Nguồn: Số liệu báo cáo tình hình thực hiện KCH GTNT năm 2014 của các huyện, thị xã, thành phố).

Để xác định các phương án thực hiện đề án KCH GTNT tỉnh giai đoạn 2015- 2020, căn cứ Chương trình hành động số 36-CTHĐ/TU ngày 07/5/2012 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4, BCHTW Đảng khóa XI về xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020; Quyết định số 491/QĐ -TTg ngày 16/04/2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về Nông thôn mới và số lượng km đường bình quân hàng năm đã được KCH qua 12 năm từ 2002 ÷ 2013 bằng nguồn chương trình KCH GTNT. Sở Giao thông Vận tải kiến nghị 3 phương án xác định số lượng km đường thôn xóm, bản, ngõ phố như sau:



Phương án 1: Căn cứ Chương trình hành động số 36-CTHĐ/TU ngày 07/5/2012 của Tỉnh ủy Quảng Trị thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4, BCHTW Đảng khóa XI về xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 và Quyết định số 2422/QĐ-UBND ngày 16/12/2008 của UBND tỉnh Quảng Trị phê duyệt quy hoạch phát triển GTVT tỉnh Quảng Trị đến năm 2020, theo đó đến năm 2020 đường thôn xóm bản ngõ phố trong tỉnh sẽ được kiên cố hóa đạt 80%.

Theo phương án này tổng số lượng đường thôn, bản, ngõ phố được kiên cố hóa đến năm 2020 là: 3.761km x 80%= 3.009km.

Trong đó:

+ Số km đường đã KCH giai đoạn 2002-2014: 1.572km

+ Số km đường sẽ KCH giai đoạn 2015-2020 là: 3.009km - 1.572km = 1.437km

Kinh phí cho phương án này là: 1.159 tỷ đồng.

Trong đó: Ngân sách và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác: 627 tỷ đồng.

Nhân dân đóng góp: 533 tỷ đồng

(Chi tiết kèm theo phụ lục 4.1)

Phương án 2:

căn cứ quyết định số 491/QĐ –TTg ngày 16/04/2009 của Thủ tướng chính phủ về việc ban hành tiêu chí Quốc gia về Nông thôn mới, theo đó đến 2020 đường thôn, bản, ngõ phố được kiên cố đạt 70%, cụ thể: 3.761km x 70%= 2.633 km.

Trong đó:

+ Số km đường đã KCH giai đoạn 2002-2014: 1.572km

+ Số km đường sẽ KCH giai đoạn 2015-2020 là: 2.633km - 1572km =1.061km

Kinh phí cho phương án này là : 858 tỷ đồng.

Trong đó: Ngân sách và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác 474 tỷ đồng.

Nhân dân đóng góp: 384 tỷ đồng.

(Chi tiết kèm theo phụ lục 4-2)



Phương án 3:

Số km đường sẽ KCH giai đoạn 2015- 2020 được tính trên cơ sở số lượng km đường thôn xóm, bản, ngõ phố bình quân hàng năm đã được KCH qua 12 năm từ 2002 - 2013 bằng nguồn vốn của chương trình KCH GTNT (1.127km), đồng thời có xét đến yếu tố tăng trưởng, số km đường KCH năm sau cao hơn năm trước 5%. Cụ thể khối lượng cần KCH giai đoạn 2015-2020 theo bảng sau:





KHỐI LƯỢNG KM ĐƯỜNG SẼ KCH BẰNG CHƯƠNG TRÌNH KCH GTNT

GIAI ĐOẠN 2015-2020 Đơn vị tính km

TT

Huyện thị

Khối lượng Km đường GTNT dự kiến KCH qua các năm

Tổng cộng

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

1

Vĩnh Linh

19,5

20,4

21,5

22,5

23,6

24,8

132

2

Gio Linh

9,7

10,2

10,7

11,2

11,8

12,4

66

3

Cam Lộ

8,3

8,7

9,1

9,6

10,0

10,5

56

4

Hướng Hóa

2,9

3,0

3,2

3,3

3,5

3,7

20

5

Đakrông

2,2

2,4

2,5

2,6

2,7

3,2

16

6

Đông Hà

16,0

16,8

17,7

18,6

19,5

20,5

109

7

Triệu Phong

21,7

22,8

23,9

25,1

26,4

27,7

148

8

TX Quảng Trị

1,7

1,8

1,9

2,0

2,1

2,1

12

9

Hải Lăng

21,3

22,4

23,5

24,7

25,9

27,2

145




Tổng cộng

103

109

114

120

126

132

704

Như vậy tổng cộng số Km đường thôn xóm bản ngõ phố được KCH đến năm 2020 bao gồm số lượng km đường đã được KCH giai đoạn 2002-2014 và giai đoạn 2015 - 2020 là 2.276 km (=704+1.572) đạt 60,5% tổng số km đường thôn xóm, bản, ngõ phố hiện có (=2.722km/3.761km).

Số lượng km đường GTNT sẽ kiên cố hóa giai đoạn 2015-2020: 704km.

Kinh phí cho phương án này là: 554 tỷ đồng.

Trong đó: Ngân sách và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác: 289 tỷ đồng.

Nhân dân đóng góp: 265 tỷ đồng

* Nếu tính toán theo tỷ lệ tăng về km đường năm sau cao hơn năm trước 10% thì khối lượng cần KCH giai đoạn 2015 - 2020 là 1.176km và kinh phí thực hiện là 941 tỷ đồng. Như vậy theo cách tính này cao hơn phương án 2 cả về khối lượng và kinh phí

(Chi tiết kèm theo phụ lục 4.3 và 4-4 ).

Do kinh phí để thực hiện đề án hàng năm khá lớn, trong khi nguồn vốn ngân sách và sự đóng góp của nhân dân hạn chế, Sở Giao thông Vận tải kiến nghị chọn phương án 3, với chiều dài km đường kiên cố năm sau cao hơn năm trước 5%: Phù hợp khả năng hỗ trợ kinh phí hàng năm của Ngân sách và cũng phù hợp với Quyết định số 355/QĐ-TTg ngày 25/2/2013 của Thủ tướng Chính phủ, v/v phê duyệt điều chỉnh chiến lược phát triển giao thông vận tải Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn chiến lược năm 2030, theo đó, tại mục d khoản II điều 1 về mục tiêu phát triển phát triển GTNT đến năm 2020: Tỷ lệ mặt đường cứng, rải nhựa hoặc bê tông xi măng đạt 100% đối với đường Huyện, 70% đối với đường xã và 50% đối với đường thôn, xóm.

Số lượng km đường cần kiên cố giai đoạn 2015 - 2020 là: 704km.

Kinh phí cho phương án 3 là: 554tỷ đồng.

Trong đó: Ngân sách và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác: 289tỷ đồng.

Nhân dân đóng góp: 265tỷ đồng

9.2 Bảng tính chi tiết khối lượng và kế hoạch vốn đầu tư chương trình KCH cho từng địa phương qua các năm:

(xem các Phụ lục 04 ; 4.1; 4.2; 4.3; 4.4; 5.1; 5.2; 5.3)



10. Về huy động nguồn vốn thực hiện:

Căn cứ Nghị quyết số 02/2014/NQ–HĐND ngày 25/4/2014 của HĐND tỉnh Quảng Trị về huy động các nguồn lực và quy định mức hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2014 – 2020, Quyết định số 1208/QD-QBTĐB ngày 18/6/2014 của Hội đồng Quỹ bảo trì đường bộ tỉnh Quảng Trị về Quy định phân bổ kinh phí cho các địa phương từ nguồn thu từ phí bảo trì đường bộ, dự kiến các nguồn vốn huy động để thực hiện chương trình KCH GTNT giai đoạn 2015 - 2020 bao gồm:

- Ngân sách trung ương: Phân bổ từ nguồn vốn đầu tư trực tiếp cho Chương trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh bằng 10% nguồn vốn trái phiếu Chính phủ đầu tư cho chương trình MTQG xây dựng Nông thôn mới;

- Ngân sách tỉnh: Đầu tư trực tiếp cho cơ sở hạ tầng thiết yếu và các nguồn thu khác được bổ sung bằng 15% tổng nguồn vốn/năm;

- Vốn vay tín dụng ưu đãi cho kiên cố hoá giao thông và thuỷ lợi nội đồng: bố trí 70% tổng nguồn vốn vay/năm;

- Ngân sách huyện, thành phố, thị xã:

+ Bố trí tối thiểu 5% trong tổng số 30% nguồn thu từ quỹ đất sau khi trừ các khoản thực hiện theo các chính sách hiện hành và nguồn vượt thu để đầu tư trực tiếp cho KCH GTNT

+ Bố trí tối thiểu 5% trong tổng số 30% kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản tập trung được UBND tỉnh giao cho các huyện, thị xã tự cân đối để đầu tư trực tiếp cho KCH GTNT

- Quỹ bảo trì đường bộ: Toàn bộ kinh phí phân bổ cho xã phường thị trấn để xây dựng hạ tầng giao thông;

- Nguồn vốn huy động đóng góp của nhân dân: Theo tỷ lệ của từng vùng, miền được quy định trong đề án. Nội dung, hình thức huy động đóng góp tự nguyện của cộng đồng dân cư thực hiện theo Pháp lệnh thực hiện dân chủ cơ sở. Các khoản đóng góp của cộng đồng, cá nhân thông qua các hình thức như: công lao động, tiền, nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, quyền sử dụng đất, cây cối, phá dỡ vật kiến trúc trong đất xây dựng đường.... Nếu đóng góp bằng tiền thì cần được cộng đồng bàn bạc, UBND xã, phường, thị trấn quyết định và HĐND cùng cấp thông qua;

- UBND huyện, thị xã, thành phố phối hợp với các Sở kế hoạch và Đầu tư, Tài chính và Giao thông Vận tải cùng các Ban ngành liên quan lồng ghép các chương trình dự án để đầu tư cho KCH GTNT hiệu quả.

* Cụ thể tính toán về huy động các nguồn vốn ngân sách cho năm 2015 để đáp ứng nhu cầu vốn 36,847 tỷ đồng ngân sách đầu tư cho kiên cố hoá GTNT theo Phương án 3 gồm:

- Ngân sách trung ương từ nguồn trái phiếu Chính phủ đầu tư cho Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới: 64tỷ * 10% = 6,4 tỷ đồng;

- Ngân sách tỉnh đầu tư cho Chương trình MTQG XD Nông thôn mới: (20 tỷ -3,7 tỷ ) *15% = 2,4 tỷ đồng;

- Vốn vay tín dụng đầu tư cho kiên cố hoá Giao thông nông thôn và thuỷ lợi nội đồng: 30 tỷ * 70% = 21 tỷ đồng;

- Quỹ bảo trì đường bộ: Toàn bộ kinh phí phân bổ cho xã phường thị trấn để xây dựng hạ tầng giao thông: khoảng 6 tỷ đồng;

- Ngân sách huyện, thi xã, thành phố:

+ Nguồn thu từ quỹ đất sau khi trừ các khoản thực hiện theo các chính sách hiện hành để đầu tư trực tiếp cho KCH GTNT: khoảng 100tỷ *30% *5%=1,5 tỷ đồng

+ Kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản tập trung được UBND tỉnh giao cho các huyện, thị xã tự cân đối để đầu tư trực tiếp cho KCH GTNT: khoảng 60tỷ *30% *5% = 0,9 tỷ đồng

Cộng: 6,4 + 2,4 + 21,0 + 6,0 + 1,5 + 0,9 = 38,2 tỷ đồng.

Các nguồn vốn này hàng năm được tăng thêm để bù đắp cho phần trượt giá và tỷ lệ tăng 5% khối lượng km đường kiên cố hoá hàng năm.

11. Công tác quản lý và bảo trì:

Công tác quản lý và bảo trì có ý nghĩa quan trọng đến tuổi thọ công trình và đảm bảo an toàn, êm thuận cho người và phương tiện lưu thông. Công tác bảo trì đường bao gồm: Bảo dưỡng thường xuyên; sửa chữa định kỳ và sửa chữa đột xuất.

Đường thôn, xóm, bản ngõ phố: giao cho từng thôn, bản, khu phố quản lý. Kinh phí bảo trì do địa phương huy động nhân dân đóng góp và thực hiện

Địa phương cần quan tâm bảo dưỡng thường xuyên sửa chữa kịp thời những hư hỏng nhỏ để kịp thời ngăn chặn sự hư hỏng lớn, duy trì tình trạng để bảo đảm giao thông an toàn, thông suốt.


PHẦN 4

TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Về cơ chế thực hiện:

Hàng năm Ban Phát triển thôn/bản/ ban cán sự khu phố thống kê khối lượng các tuyến thôn xóm, bản, ngõ phố cần xây dựng đề xuất lên ubnd xã, phường. thị trấn để lập kế hoạch trên cơ sở quy hoạch, nhu cầu đi lại và khả năng đóng góp của nhân dân, thông qua HĐND Xã, Phường, Thị trấn.



nguyên tắc lập kế hoạch đầu tư :

- Theo quy hoạch và kế hoạch.

- Thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

- Số người được phục vụ (hưởng lợi).

- Khả năng đóng góp của nhân dân.

UBND huyện, thành phố, thị xã tổng hợp nhu cầu địa phương báo cáo về Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và Sở Giao thông Vận tải. Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp cân đối trình UBND tỉnh xem xét quyết định. Ưu tiên bố trí cho các địa phương đã huy động vốn đóng góp của dân và 59 xã sẽ đạt chuẩn nông thôn mới theo Quyết định số 1509/QĐ -UBND ngày 24/8/2012 của UBND tỉnh Quảng Trị

Sau khi được bố trí vốn và huy động được sự đóng góp của nhân dân; UBND xã, phường, thị trấn triển khai lập hồ sơ thiết kế dự toán theo mẫu thiết kế điển hình và tiến hành các thủ tục đầu tư xây dựng theo Thông tư số 03/2012/TT-BKHĐT ngày 07/8/2013 của Bộ Kế hoạch và đầu tư “Hướng dẫn thực hiện Quyết định số 498/QĐ-TTg ngày 21/2/2013 của Thủ tướng Chính phủ bổ sung cơ chế đầu tư Chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020”, vận dụng phạm vi đối tượng áp dụng với công trình có quy mô dưới 3 tỷ đồng, có sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, kỹ thuật đơn giản và áp dụng thiết kế mẫu, thiết kế điển hình, công trình nằm trên địa bàn thôn bản giao cộng đồng hưởng lợi tự thực hiện, cụ thể trình tự như sau:

+ Ban Quản lý xây dựng nông thôn mới xã (Ban QLXD xã) và Ban quản lý xây dựng phường, thị trấn cử cán bộ chuyên môn phối hợp với thôn, bản, khu phố, Ban phát triển thôn, bản, Ban cán sự khu phố trên cơ sở thiết kế mẫu và kết quả khảo sát đo đạc địa hình thực tế tuyến đường, tiến hành lập dự toán đầu tư công trình và sau đó tổ chức họp dân, lấy ý kiến thống nhất về các nội dung của dự toán và các khoản đóng góp tự nguyện của dân.

+ Ban phát triển thôn/bản, Ban cán sự khu phố hoàn chỉnh dự toán, trình UBND xã, phường, thị trấn tổ chức thẩm định và phê duyệt

+ UBND xã, phường, thị trấn phê duyệt trên cơ sở dự toán của thôn, bản, khu phố trình và báo cáo thẩm định của Tổ thẩm định và thông báo kế hoạch hỗ trợ đầu tư cho với thôn, bản, khu phố

+ Ban QLXD xã/Ban QLXD phường, thị trấn tiến hành ký kết hợp đồng kinh tế với Ban phát triển thôn/ Ban cán sự khu phố tổ chức triển khai thi công công trình.

+ Ban QLXD xã/Ban QLXD phường, thị trấn có trách nhiệm cử cán bộ chuyên môn hỗ trợ thi công, Ban giám sát cộng đồng xã phường thị trấn có trách nhiệm giám sát trong quá trình thi công công trình.

+ Ban QLXD xã/Ban QLXD phường, thị trấn, Ban phát triển thôn, Ban cán sự khu phố tổ chức nghiệm thu khi công trình hoàn thành. Số liệu nghiệm thu gồm có hồ sơ thiết kế dự toán, hồ sơ hoàn công và khối lượng dự toán thực hiện danh sách đóng góp của các hộ dân, các văn bản khác (nếu có).

UBND xã, phường, thị trấn tổ chức thực hiện việc quản lý bảo trì hệ thống đường GTNT trên địa bàn.



2. Trách nhiệm của các tổ chức:

- Sở Giao thông vận tải:

+ Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về GTNT; hướng dẫn các địa phương thực hiện các quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật chất lượng xây dựng công trình giao thông

+ Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và đôn đốc các địa phương tổ chức thực hiện kế hoạch KCH theo đề án, tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện, đề xuất các biện pháp, cơ chế chính sách thực hiện để các địa phương đẩy nhanh tiến độ thực hiện.

+ Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính để xác định nhu cầu xây dựng, vốn đầu tư cho chương trình KCH GTNT hàng năm trên địa bàn tỉnh.

+ Ban hành thiết kế mẫu, lập dự toán mẫu, hướng dẫn kỹ thuật thi công để các địa phương áp dụng.

- Sở Kế hoạch và Đầu tư

+ Hàng năm trên cơ sở báo cáo của các huyện, thành phố, thị xã, Sở Kế hoạch và Đầu tư thống nhất với Sở Tài chính, Sở GTVT về danh mục, vốn đầu tư, tổng hợp và trình UBND tỉnh xem xét, quyết định phân bổ vốn cho các địa phương.

+ Tham mưu cho UBND tỉnh lồng ghép các nguồn vốn ODA và các nguồn vốn hợp pháp khác để đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình KCH GTNT.

- Sở Tài chính

+ Chủ trì xây dựng cơ chế và nguyên tắc phân bổ vốn vay ưu đãi cho chương trình kiên cố hoá GTNT và kiên cố hoá kênh mương nội đồng, trong đó ưu tiên cho chương trình KCH GTNT.

+ Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư bố trí kế hoạch vốn cho đề án.

+ Hướng dẫn, kiểm tra cấp huyện, cấp xã thực hiện thanh toán, quyết toán nguồn vốn của chương trình KCH GTNT.



UBND huyện, thành phố, thị xã:

+ Cân đối các nguồn vốn cho đường GTNT, lựa chọn phân bổ vốn ưu tiên cho các xã hoàn thành 19 tiêu chí trong chương trình xây dựng nông thôn mới và các xã đã có nguồn đóng góp của nhân dân.

+ Xây dựng kế hoạch nâng cấp, cải tạo, duy tu đường GTNT trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố từng năm từ nguồn ngân sách hỗ trợ và nguồn huy động từ nhân dân, đạt được mục tiêu đã đặt ra;

+ Chỉ đạo cấp xã tổ chức vận động, huy động các nguồn vốn đóng góp của nhân dân, các tổ chức, doanh nghiệp tham gia xây dựng đường GTNT;



- UBND xã, phường, thị trấn:

+ Tổ chức, quản lý và thực hiện việc KCH GTNT; vận động sự đóng góp của người dân tham gia xây dựng, bảo trì đường GTNT tại địa phương.

+ Có trách nhiệm quản lý, bảo trì hệ thống giao thông nông thôn trên địa bàn (gồm đường xã, phường, thôn xóm, bản và ngõ phố).

- Các sở ban ngành liên quan:

+ Tuỳ theo chức năng nhiệm vụ, các Sở, Ban, ngành tham mưu bố trí đủ vốn cho chương trình, lồng ghép chương trình KCH GTNT với các dự án khác tránh chồng chéo giữa các dự án.

+ Phối hợp kiểm tra đôn đốc tiến độ thực hiện và chất lượng công trình. Tổ chức sơ tổng kết rút kinh nghiệm

+ Đề xuất các biện pháp, cơ chế chính sách thực hiện để các địa phương đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án.



3. Kết luận, kiến nghị:

Sau khi tính toán phân tích và tiếp thu ý kiến các địa phương, các Ban ngành liên quan, Sở Giao thông Vận tải đề nghị:

Mục tiêu cụ thể Chương trình KCH GTNT giai đoạn 2015-2020 là:

- Số lượng đường thôn xóm, bản, ngõ phố sẽ được kiên cố hóa giai đoạn 2015 - 2020: 704km và tổng cộng số Km đường thôn xóm bản ngõ phố được KCH đến năm 2020 là 2.276 km (704+1.572) đạt 60,5% tổng số km đường thôn xóm, bản, ngõ phố hiện có (2.722km/3.761km), phù hợp với Quyết định số 355/QĐ-TTg ngày 25/2/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh chiến lược phát triển giao thông vận tải Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn chiến lược năm 2030.

- Tổng kinh phí để thực hiện chương trình KCH GĐ 2015-2020 là: 554 tỷ đồng.

Trong đó: Ngân sách và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác: 289 tỷ đồng,

Nhân dân đóng góp: 265 tỷ đồng.

Để tiếp tục triển khai Chương trình KCH GTNT thành công theo mục tiêu đề ra, góp phần thắng lợi chương trình xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống vật chất văn hóa tinh thần cho nhân dân.

Kính đề nghị HĐND, UBND tỉnh :

- Hàng năm bố trí đủ vốn hỗ trợ cho chương trình theo kế hoạch đề ra trong đề án.

- Phân công nhiệm vụ cho các Sở ban ngành liên quan phối hợp với các địa phương thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với chương trình KCH GTNT. Tăng cường công tác kiểm tra quản lý chất lượng và tiến độ công trình, hướng dẫn các địa phương thực hiện các đúng quy định về kỹ thuật chất lượng và cơ chế thực hiện đề án.

- UBND huyện, thành phố, thị xã:

+ Triển khai thực hiện theo nội dung đề án, tăng cường công tác quản lý, bảo trì hệ thống giao thông nông thôn, chủ động trong việc lập kế hoạch, các thủ tục đầu tư xây dựng và thi công theo các Quy định hiện hành.

+ Tuyên truyền vận động nhân dân hưởng ứng tích cực thực hiện chương trình với phương châm “ Nhà nước và nhân dân cùng làm”, huy động các nguồn đóng góp của nhân dân và giám sát tổ chức thực hiện tốt đề án.



Kính đề nghị HĐND tỉnh xem xét phê duyệt./.

TM.UBND TỈNH QUẢNG TRỊ


--

Каталог: Portals
Portals -> Phan Chau Trinh High School one period test no 2 Name: English : 11- time : 45 minutes Class: 11/ Code: 211 Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp A, B, C, d để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau
Portals -> PHẦn I: thông tin cơ BẢn về ĐẠi hàn dân quốc và quan hệ việt nam-hàn quốc I- các vấN ĐỀ chung
Portals -> Năng suất lao động trong nông nghiệp: Vấn đề và giải pháp Giới thiệu
Portals -> LẤy ngưỜi học làm trung tâM
Portals -> BÀi tậP Ôn lưu huỳnh hợp chất lưu huỳnh khí sunfurơ so
Portals -> TỜ trình về việc ban hành mức thu phí tham gia đấu giá quyền sử dụng đất
Portals -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Portals -> GIẤY Ủy quyền tham dự Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2016

tải về 286.52 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương