ĐỀ Án chưƠng trình kiên cố HÓa giao thông nông thôn giai đOẠN 2015 2020 phầN 1: MỞ ĐẦU



tải về 286.52 Kb.
trang1/3
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích286.52 Kb.
#29818
  1   2   3

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Đông Hà, ngày tháng 7 năm 2014
ĐỀ ÁN

CHƯƠNG TRÌNH KIÊN CỐ HÓA GIAO THÔNG NÔNG THÔN

GIAI ĐOẠN 2015 - 2020
PHẦN 1: MỞ ĐẦU

1. Khái quát hệ thống giao thông tỉnh Quảng Trị.

Quảng Trị là một trong những tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ có diện tích 4.740km2; dân số năm 2012: 608.142 người, là đầu mối giao thông quan trọng trong cả nước và khu vực, có hệ thống đường bộ: Quốc lộ 1A; Quốc lộ 9, đường Hồ Chí Minh, có đường sắt Bắc Nam và Cảng Cửa Việt, đã quy hoạch cảng Mỹ Thủy và cảng hàng không sân bay Quảng Trị.

Về hệ thống giao thông đường bộ trên địa bàn, theo số liệu thống kê tính đến tháng 12/2013, tổng số km trên địa bàn tỉnh Quảng Trị là 7.141 km bao gồm:

- Quốc lộ gồm 6 tuyến: Quốc lộ 1A; Quốc lộ 9 ; đường Hồ Chí Minh nhánh Đông – Tây ; Quốc lộ 15D ; Quốc lộ 49C; có tổng chiều dài 424 km chiếm 5,9 % tổng số Km đường trên toàn tỉnh

- Đường tỉnh gồm 20 tuyến có tổng chiều dài 320 km, chiếm 4,5 %


  • Đường đô thị 472km, chiếm 6,6%.

- Đường huyện có tổng chiều dài 1.124 km, chiếm 15,7 %

- Đường xã, phường có tổng chiều dài 1.015 km, chiếm 14,2%

- Đường thôn, bản, ngõ phố có tổng chiều dài 3.761 km, chiếm 52,7 % . So với năm 2002 (2.315km) tăng 1446km đường.


  • Đường chuyên dùng : 25km, chiếm 0,4%.

Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, cơ sở hạ tầng giao thông ngày càng phát triển toàn diện và đồng bộ, phục vụ tích cực cho mục tiêu phát triển KTXH, xóa đói giảm nghèo, đảm bảo Quốc phòng an ninh. Đó là những công trình cầu Cửa Việt, cầu Cửa Tùng, cầu Đại Lộc, cầu Vĩnh Phước, đường cơ động ven biển , đường cứu nạn cứu hộ và bảo đảm anh ninh quốc phòng phía Nam tỉnh Quảng Trị…v.v Ngoài ra nhiều công trình giao thông ở vùng sâu vùng xa được quan tâm đầu tư: ĐT 571 từ QLIA đến xã Vĩnh Ô, huyện Vĩnh Linh; tuyến biên giới Tân Long đi A Dơi , tuyến Hướng Phùng – Hướng Sơn huyện Hướng Hóa, Đường Tà Rụt – La Lay, Đường vào xã Pa Nang huyện ĐakRông đã được đầu tư nâng cấp và đưa vào sử dụng, đến năm 2007 tất cả các xã trong tỉnh đều đã có đường ô tô về đến trung tâm xã.

Hệ thống giao thông nông thôn, được đầu tư bằng nhiều nguồn vốn trong đó có thực hiện đề án KCH GTNT kết quả đến năm 2013 toàn tỉnh đã kiên cố hóa được 1.451 km đường GTNT, góp phần quan trọng giao thông đi lại, sản xuất giao lưu hàng hóa, cải thiện bộ mặt nông thôn, xây dựng nông thôn mới.

2. Sự cần thiết xây dựng Đề án GTNT tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2015-2020

    Hệ thống giao thông nông thôn đóng vai trò quan trọng trong kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của khu vực nông thôn, là tiền đề phát triển KTXH, đảm bảo an ninh quốc phòng phục vụ sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa, góp phần xoá đói giảm nghèo.

Xác định tầm quan trọng đó từ năm 2002 tại kỳ họp lần thứ 7 khoá IV, Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Trị đã ban hành Nghị quyết số 7d/2002/NQ-HĐ, về chương trình KCH GTNT giai đoạn 2002 – 2015, theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Nghị quyết đi vào cuộc sống đã được sự đồng thuận cao của nhân dân, đến nay năm 2014 sau 12 năm thực hiện chương trình KCH GTNT đã làm cho bộ mặt nông thôn có những nét khởi sắc đáng kể, góp phần nâng cao đời sống vật chất văn hoá và tinh thần cho dân cư vùng nông thôn.

Tuy nhiên đến nay trên địa bàn tỉnh số lượng đường thôn xóm, bản ngõ phố chưa được kiên cố còn 2.189km chiếm 58% trên tổng số km hiện có, vẫn còn nhiều đường thôn xóm bản ngõ phố đang lầy lội về mùa mưa, phương tiện vận tải, máy nông nghiệp không tiếp cận được khu dân cư việc đi lại của nhân dân còn khó khăn.

Theo quyết định số: 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng về việc ban hành bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, theo Bộ tiêu chí đến năm 2020 đối với vùng Bắc trung bộ trong đó có tỉnh Quảng Trị, tỷ lệ km đường trục xã, liên xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT là 100%. tỷ lệ km đường trục thôn xóm được cứng hóa đạt 70%. tỷ lệ đường ngõ xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa là 100% , (70% cứng hóa).

Để thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới sớm đạt các tiêu chí đề ra, đồng thời thực hiện kiên cố hóa GTNT một cách thống nhất về quy mô tiêu chuẩn kỹ thuật của Bộ GTVT, mặt khác xây dựng cơ chế quản lý đầu tư trong thực hiện chương trình và tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các ngành các cấp của cả hệ thống chính trị từ cấp tỉnh đến cấp thôn, bản, khu phố và cộng đồng dân cư. phát huy quy chế dân chủ ở cơ sở với phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân đóng góp, dân thụ hưởng”.

GTNT là một trong những tiêu chí quan trọng trong Bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới, vì vậy việc xây dựng đề án chương trình KCHGTNT là cần thiết, làm cơ sở cho HĐND tỉnh ban hành nghị quyết chuyên đề về Chương trình KCHGTNT, tạo nên sự đột phá trong việc thực hiện thắng lợi chương trình xây dựng nông thôn mới ở tỉnh ta.

3. Những căn cứ xây dựng đề án:

- Nghị Quyết số 7d/2002/NQ-HĐ ngày 31/01/2002 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Trị khoá IV tại kỳ họp thứ 7 về Chương trình kiên cố hoá giao thông nông thôn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2002-2015;

- Quyết định số 439/QĐ-UB ngày 11/3/2002 của UBND tỉnh Quảng Trị về việc phê duyệt Chương trình KCH GTNT tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2002-2015;

- Quyết định số 2422/QĐ-UBND ngày 16/12/2008 của UBND tỉnh, v/v phê duyệt quy hoạch phát triển GTVT tỉnh Quảng Trị đến năm 2020.

- Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ, v/v ban hành tiêu chí Quốc gia về Nông thôn mới

- Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 4/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ, v/v phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020.

- Thông tư 04/2010/TT-BXD ngày 26/5/2010 của Bộ Xây dựng hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình;

- Phân loại đường bộ số 640/QĐ-BGTVT ngày 04/4/2011 của Bộ GTVT

- Quyết định số 315/QĐ-BGTVT ngày 23/2/2011 của Bộ GTVT, về việc ban hành hướng dẫn lựa chọn quy mô kỹ thuật đường GTNT phục vụ Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020.

- Quyết định số 321/QĐ-TTg ngày 2/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ v/v phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Trị đến năm 2020.

- Nghị quyết số 13-NQTW ngày 16/01/2012 của Ban chấp hành Trung ương và Chương trình hành động số 36-CTHĐ/TU ngày 07/5/2012 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4, BCHTW Đảng khóa XI về xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020

- Quyết định số 355/QĐ-TTg ngày 25/2/2013 của Thủ tướng Chính phủ, v/v phê duyệt diều chỉnh chiến lược phát triển giao thông vận tải Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn chiến lược năm 2030

- Văn bản số 523/SGTVT-KH ngày 15/3/2013 của Sở Giao thông Vận tải Quảng Trị về việc hướng dẫn lựa chọn quy mô tiêu chuẩn, kỹ thuật đường GTNT phục vụ Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới;

- Nghị quyết số 25/2013/NQ-HĐ ngày11/12/2013 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Trị khoá VI kỳ họp thứ 10



    - Công văn số 90/HĐND– KTNS ngày 27/5/2014 của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh về việc thống nhất điều chỉnh tên và phạm vi áp dụng đề án Kiên cố hóa GTNT

- Các văn bản khác có liên quan.


    PHẦN 2:

    ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH KCH GTNT GIAI ĐOẠN 2002 – 2013

1. Những kết quả đạt được

Thực hiện chương trình KCHGTNT theo tinh thần Nghị Quyết số 7d/2002/NQ-HĐ ngày 31/01/2002 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Trị khoá IV, từ năm 2002 - 2013, phong trào xây dựng GTNT đã phát triển mạnh mẽ ở tất cả các địa phương, cùng với sự hỗ trợ của nhà nước phát huy được nội lực trong nhân dân với phương châm “ Nhà nước và nhân dân cùng làm” và thực hiện quy chế dân chủ cơ sở.

Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, các Sở Ban ngành đã có sự phối hợp chặt chẽ với các UBND địa phương, đã tham mưu, hướng dẫn tổ chức thực hiện liên tục suốt qua trình thực hiện đề án.

Việc tích cực thực hiện đề án đã phân cấp mạnh cho UBND xã, phường, thị trấn trực tiếp chủ trì thực hiện, tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình quản lý triển khai huy động, sử dụng kinh phí đóng góp của nhân dân, góp phần nâng cao năng lực, trình độ quản lý trách nhiệm của cán bộ, chính quyền cơ sở; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và vai trò của các tổ chức đoàn thể quần chúng.

Thông qua việc giám sát đầu tư của cộng đồng, góp phần thực hiện Chương trình KCH GTNT được tốt hơn, dân chủ hơn. Phát hiện, ngăn chặn để xử lý kịp thời các hoạt động đầu tư sai quy định; các việc làm, gây lãng phí, thất thoát vốn và tài sản nhà nước, ảnh hưởng xấu đến chất lượng công trình, xâm hại lợi ích của cộng đồng.

Sở Giao thông Vận tải ban hành thiết kế mẫu tại Quyết định số 294/QĐ-SGTVT ngày 28/4/2002, để tạo điều kiện thuận lợi, dễ dàng cho các địa phương trong quá trình tổ chức thực hiện, giảm bớt chi phí tư vấn. Quá trình triển khai thực hiện đề án, Sở GTVT đã tiến hành một số đợt kiểm tra việc sử dụng, quản lý vốn từ ngân sách và nguồn đóng góp của nhân dân; kiểm tra việc chấp hành thực hiện đề án như áp dụng thiết kế, dự toán mẫu, thủ tục lập, phê duyệt dự toán... và kiểm tra chất lượng, khối lượng thi công ở hiện trường nhằm đánh giá việc thực hiện đề án, chất lượng công trình và hạn chế những sai sót trong quá trình tiếp tục thực hiện Chương trình KCH GTNT.

Chương trình KCH GTNT đã mang lại hiệu quả thiết thực, tạo điều kiện đi lại và lưu thông hàng hoá, nâng cao đời sống vật chất văn hoá tinh thần cho nhân dân ở vùng nông thôn góp phần xóa đói giảm nghèo, chương trình KCH đã được sự đồng tình hưởng ứng và ủng hộ cao của nhân dân, từ việc ủng hộ, đóng góp tiền ngày công, vật liệu, huy động hỗ trợ thiết bị máy móc, đến việc hiến đất, vật kiến trúc, cây cối, hoa màu để giải phóng mặt bằng.

Về khối lượng kiên cố hóa:

- mục tiêu chương trình KCHGTNT giai đoạn 2002-2015 đề ra số lượng km cần kiên cố là 3.597km, trong đó đường xã, phường 1.335,5km, đường thôn, ngõ phố 2261,5km. Kinh phí đầu tư : 710 tỷ đồng, trong đó Ngân sách: 440 tỷ đồng, Nhân dân đóng góp: 270 tỷ đồng.

- Kết quả thực hiện đến năm 2013(12 năm):



số lượng km đã kiên cố hóa: 1.882km trên tổng số 3.597km cần kiên cố hóa, đạt 52,3% , trong đó:

* Nguồn vốn chương trình KCH GTNT kiên cố được 1.212 km, đạt 33,7%, trong đó:



+ Đường xã, phường: Kiên cố được 85km chiếm tỷ lệ 2,4% (85/3.597km) tổng số km đường cần kiên cố;

+ Đường thôn xóm, bản, ngõ phố: Kiên cố được 1.127km chiếm tỷ lệ 31,3% (1.127/3.597km) tổng số km đường cần kiên cố;

Nếu phân theo loại đường thì đường xã, phường đã kiên cố được 85km trên tổng số 1.335,5km cần kiên cố hoá, đạt 6,4%; Đường thôn xóm, bản, ngõ phố, đã KCH được 1.127km trên tổng số 2261,5km cần kiên cố hoá, đạt 49,7%.

* các nguồn vốn khác kiên cố được 670km, đạt 18,6% ( 670/3.597km)

Kinh phí đã đầu tư thực hiện chương trình là 315 tỷ đồng đạt 44,4% (315/710 tỷ đồng).

Trong đó: Nhà nước hỗ trợ: 191 tỷ đồng, đạt 43,4% ( 191 tỷ/440 tỷ).

Nhân dân đóng góp 124 tỷ đồng, đạt 45,9% (124 tỷ/270 tỷ).

Kết quả thực hiện KCH của từng địa phương giai đoạn 2002 – 2013: Xem Phụ lục số 01.

2. Đánh giá nguyên nhân dẫn đến kết quả thực hiện KCH giai đoạn 2002 – 2013 chưa đạt mục tiêu theo Nghị quyết 7d/2002/NQ-HĐ của Hội đồng nhân tỉnh khoá IV, kỳ họp thứ 7 đã đề ra:

- Nguyên nhân chính là do nguồn vốn đầu tư của nhà nước cho Chương trình không đáp ứng theo kế hoạch đã đề ra (số liệu cụ thể xem mục 3.1 dưới đây);

- Việc phân bổ nguồn vốn ngân sách chưa hợp lý, còn mang tính dàn trải, chia đều cho các huyện thị, dẫn đến tình trạng có địa phương đã huy động được vốn của nhân dân nhưng không có vốn ngân sách hỗ trợ;

3. Những hạn chế tồn tại của đề án KCH GTNT giai đoạn 2002-2015 .

3.1 Về kinh phí :

Kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ và kinh phí đóng góp của nhân dân để thực hiện chương trình hàng năm không đạt so với kế hoạch đề ra. Cụ thể từ năm 2002 ÷ 2013 ngân sách hỗ trợ chỉ đạt 43,4% theo yêu cầu, (191tỷ đồng/440 tỷ đồng) và nhân dân đóng góp được 124 tỷ đồng đạt 45,9 % (124 tỷ đồng /270 tỷ đồng)

Ngoài ra Đề án năm 2002 chưa tính toán đến yếu tố trượt giá, (hệ số trượt giá bình quân từ năm 2002 - 2012 là 11,4%), việc bố trí vốn hàng năm không được tăng để bù cho phần trượt giá.

3.2. Về khối lượng thực hiện:

Mục tiêu của đề án năm 2002: Số km đường xã, phường và đường thôn xóm, bản, ngõ phố cần được kiên cố hoá là 3.597km; Nhưng kết quả đạt được sau 12 năm (từ 2002 – 2013) chỉ kiên cố hóa được 1.212 km so với kế hoạch đạt 33,7%.



3.3. Về việc quản lý vốn

Việc quản lý nguồn vốn của Chương trình KCH GTNT có địa phương không thực hiện đúng theo cơ chế của đề án quy định, như: giao cho Ban QLDA của huyện quản lý, thực hiện như một dự án đầu tư XDCB nên trong dự toán đã duyệt có đầy đủ các chi phí: trực tiếp phí 1,5%; chi phí chung 5,3%; lợi nhuận 6%; lán trại 1%; thuế VAT 10%; chi phí khác 2,15%...v.v , trong khi trong đề án quy định dự toán xây dựng chỉ tính đến chi phí trực tiếp (gồm vật liệu + nhân công + máy), chi phí khác quy định không quá 2%, dẫn đến tăng giá thành xây dựng, giảm khối lượng thực hiện.

Nhiều địa phương quản lý kinh phí đóng góp của nhân dân chưa được rõ ràng, không có ghi chép thống kê khoản đóng góp của nhân dân cho từng công trình, có địa phương không huy động dân đóng góp; có địa phương sử dụng vốn sai mục đích.

Việc huy động đóng góp của nhân dân theo tỷ lệ quy định như trong đề án không thực hiện được do đời sống kinh tế của nhân dân vùng sâu vùng xa, vùng bãi ngang ven biển còn rất khó khăn, nhiều hộ nghèo. các đường xã, phường có quy mô lớn mức đóng góp khá cao nên huy động khó khăn, không đảm bảo tỷ lệ.



3.4. Về chiều rộng mặt đường:

đề án năm 2002 quy định đường thôn, ngõ phố có chiều rộng tối thiểu là 2,0m; Trong quá trình thực hiện, theo đề nghị của các địa phương, xét thấy phù hợp năm 2006 Sở GTVT đã điều chỉnh chiều rộng tối thiểu mặt đường lên 2,5m (tại quyết định số 378/QĐ-SGTVT ngày 29/4/2006 của Sở GTVT v/v điều chỉnh chiều rộng mặt đường áp dụng cho đường thôn xóm, ngõ phố), nhưng qua quá trình khai thác sử dụng cho thấy chiều rộng mặt đường 2,5m vẫn còn hẹp, chưa đáp ứng nhu cầu đi lại, việc lưu thông trên các tuyến đường thôn xóm chưa được thuận lợi.

3.5. Về vật liệu:

Trong đề án năm 2002 qui định vật liệu sử dụng cho các công trình KCH GTNT chỉ dùng sỏi sạn và xi măng Quảng Trị, nhưng hiện nay nguồn cung cấp sỏi sạn 2x4cm bị hạn chế, chỉ một số vùng còn khai thác sản xuất được, ximăng Quảng Trị hiện đã ngừng sản xuất, do đó vật liệu sử dụng cho KCH cần phải điều chỉnh.



3.6. Về chi phí quản lý:

Theo đề án năm 2002 chi phí cho các công tác quản lý gồm: quản lý vốn, khảo sát, thiết kế, lập dự toán, thẩm định dự toán, giám sát kỹ thuật, nghiệm thu khối lượng, lập hồ sơ thanh, quyết toán công trình được tính bằng 2% của chi phí xây lắp. Qua thực tế thực hiện các năm qua, các huyện đều phản ánh tỷ lệ 2% là quá thấp, không đủ kinh phí để chi các khoản cần thiết như khảo sát đo đạc, theo dõi giám sát, kiểm tra chất lượng công trình.



3. 7. Về công tác quản lý khai thác bảo trì.

Công tác quản lý bảo trì chưa được thực hiện do chưa có nguồn bố trí hàng năm, chưa có bộ phận chuyên môn theo dõi việc quản lý khai thác bảo trì. Ở xã công tác quản lý chủ yếu là kiêm nhiệm, chuyên môn hạn chế, trong khi đó lưu lượng phương tiện và tải trọng gia tăng, ít được sửa chữa thường xuyên dẫn đến một số công trình xuống cấp hư hỏng đi lại khó khăn.


Tóm lại, kết quả thực hiện chương trình KCH GTNT giai đoạn 2002 - 2013 không đạt được mục tiêu mà Nghị quyết 7d/2002/NQ-HĐ đã đề ra. Nguyên nhân chính là do không huy động đủ nguồn vốn cho chương trình, việc phân bổ nguồn vốn ngân sách chưa hợp lý, còn mang tính dàn trải, chia đều; có địa phương đã huy động được vốn của nhân dân nhưng không có vốn ngân sách hỗ trợ dẫn đến người dân phải gửi tiền vào Ngân hàng chờ vốn ngân sách hỗ trợ; ngược lại có địa phương đã có vốn ngân sách nhưng không huy động đủ đóng góp của nhân dân, dẫn đến việc thực hiện Chương trình KCH GTNT bị chậm trễ, gây lãng phí vốn.

Trên đây là những tồn tại của Đề án Chương trình KCH GTNT lập năm 2002. Đề án lần này sẽ đề cập mới một số nội dung nhằm điều chỉnh khắc phục những tồn tại để chương trình KCHGTNT tiếp tục thực hiện tốt hơn.




    PHẦN 3

NỘI DUNG ĐỀ ÁN KIÊN CỐ HÓA GIAO THÔNG NÔNG THÔN

GIAI ĐOẠN 2015-2020

1. Tên đề án:

Chương trình kiên cố hoá giao thông nông thôn giai đoạn 2015-2020.



2. Phạm vi đề án:

Kiên cố hoá hệ thống: Đường thôn xóm, bản, ngõ phố. Hệ thống đường xã, phường không đề cập trong đề án này.



3. Mục tiêu của đề án:

3.1 Mục tiêu tổng quát của đề án:

- đáp ứng nhu cầu đi lại thuận lợi, phục vụ sản xuất, đảm bảo lưu thông hàng hóa, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của khu vực nông nghiệp và nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, văn hóa cho nhân dân.

- xây dựng hệ thống giao thông nông thôn bền vững, thống nhất quy mô và tiêu chuẩn kỹ thuật trên phạm vi toàn tỉnh, đáp ứng tiêu chí trong Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020.

- Phát huy nội lực trong nhân dân theo phương châm “nhà nước và nhân dân cùng làm”. Tranh thủ mọi nguồn lực và lồng ghép các chương trình mục tiêu dự án đầu tư cho kiên cố hóa giao thông nông thôn.



3.2 Mục tiêu cụ thể đề án:

Từ năm 2015 đến năm 2020 phấn đấu kiên cố hóa được 704km, đưa tổng số km đường thôn xóm, bản, ngõ phố được kiên cố hoá là 2.276km bao gồm: Số km đường đã KCH giai đoạn 2002-2014: 1.572km, số km đường KCH giai đoạn 2015-2020: 704km, đạt 60,5% tổng số Km đường đường thôn xóm, bản, ngõ phố hiện có.

Kinh phí để thực hiện là: 554 tỷ đồng.

Trong đó: Ngân sách và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác: 289 tỷ đồng.

Nhân dân đóng góp: 265 tỷ đồng

4. Quy mô và kết cấu mặt đường


    4.1 Quy mô và tiêu chuẩn kỹ thuật

    Căn cứ Quyết định số 315/QĐ- BGTVT ngày 23/02/2011 của Bộ Giao thông Vận tải hướng dẫn lựa chọn quy mô kỹ thuật đường GTNT phục vụ chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020, đề án KCH GTNT tỉnh Quảng Trị, giai đoạn 2015 - 2020 quy định quy mô về mặt cắt đường thôn xóm, bản, ngõ phố như sau:

    Bảng 1


      Tiêu chuẩn kỹ thuật

      Chỉ tiêu

      Cấp đường

      Đường cấp B

      Bề rộng nền đường

      4,0m (3,5m)

      Bề rộng mặt đường

      3,0m (2,5m)

      Tải trọng thiết kế

      Xe trục 2,5tấn

    Số trong ngoặc ( ) áp dụng cho trường hợp điều kiện địa hình khó khăn hoặc trong bước đầu phân kỳ xây dựng.

Đường cấp B là đường nối các thôn, xóm, bản, ngõ phố; phục vụ cho các phương tiện giao thông thô sơ: xe súc vật kéo hoặc xe cơ giới nhẹ, có tải trọng trục tiêu chuẩn để thiết kế là 2,5 tấn

chiều rộng quy định trên đây là tối thiểu, đề án không khống chế chiều rộng tối đa, nếu nhân dân 2 bên tuyến đồng tình đóng góp thì có thể mở rộng quy mô mặt cắt đường lớn hơn 3m tuỳ theo khả năng đóng góp huy động của nhân dân, nhưng phần ngân sách nhà nước hỗ trợ chỉ tính cho mặt đường rộng 3m.

Cá biệt tại thành phố Đông Hà và thị xã Quảng Trị, có những tuyến đường có chiều rộng hiện tại nhỏ hơn 4m nhưng không thể mở rộng đường theo quy mô tối thiểu do dân cư sinh sống hai bên tuyến khá dày đặc thì UBND thành phố, thị xã xem xét từng trường hợp để quyết định, đảm bảo hiệu quả đầu tư xây dựng.

Trường hợp một số đường ngõ phố đã được quy hoạch với quy mô lớn nhưng hiện chưa được đầu tư xây dựng, trước mắt có thể được KCH theo qui mô đề án bằng chương trình KCH để tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân đi lại.


    4.2 Về kết cấu mặt đường thôn xóm, bản, ngõ phố:

    Đề án KCHGTNT giai đoạn 2015-2020 quy định 2 loại kết cấu mặt đường sau đây để áp dụng cho đường thôn, bản, ngõ phố:



    - Kết cấu mặt đường đá dăm láng nhựa:

    + Lớp mặt đường láng nhựa 2 lớp tiêu chuẩn nhựa 3kg/m2,

    + Lớp móng cấp phối đá dăm Dmax 25 dày 15cm,

    + Nền đất đầm chặt K>0,95.



    - Kết cấu mặt đường bêtông ximăng (BTXM):

    * Loại 1:

    + Lớp mặt BTXM M200 dày 13cm,

    + Lớp bạt ni lông,

    + Lớp đệm cát tạo phẳng dày 3cm,

    + Nền đất đầm chặt K>0,95.

    * Loại 2:

    + Lớp mặt BTXM M200 dày 13cm,

    + Lớp bạt ni lông,

    + Lớp móng bằng cấp phối đá dăm dày 10 cm,

    + Nền đất đầm chặt K>0,95.

    Lựa chọn kết cấu mặt đường: Tùy theo tình hình thực tế vị trí tuyến và khả năng huy động nhân lực, thiết bị để các địa phương lựa chọn phù hợp.

    Kết cấu mặt đường BTXM có chi phí cao hơn so với mặt đường đá dăm láng nhựa khoảng 1,2 lần, nhưng huy động được nhân dân tham gia đóng góp ngày công trong quá trình thi công. Tuy nhiên tùy từng điều kiện cụ thể các địa phương có thể sử dụng kết cấu mặt đường đá dăm láng nhựa để giảm chi phí.

    Kết cấu mặt đường BTXM loại 2 chỉ áp dụng đối với vùng nền đường ẩm ướt, sử dụng kết cấu loại BTXM loại 1 là thông dụng, phổ biến, trong đề án sử dụng kết cấu mặt đường BTXM loại 1 để tính toán vốn đầu tư.

    Lưu ý: trước khi thi công mặt đường, yêu cầu nền đường phải bằng phẳng, khô ráo, các vị trí nền đường yếu, cao su phải xử lý triệt để, đối với nền đường làm mới, hoặc đắp mở rộng, phải được đầm lèn đảm bảo độ chặt K≥0,95.

    5. Suất đầu tư cho từng loại kết cấu mặt đường, cho từng địa phương:


5.1 Căn cứ lập đơn giá:

- Thông tư 04/2010/TT-BXD ngày 26/5/2010 của Bộ Xây dựng hướn dẫn việc lập và quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình;

- Phân loại đường bộ theo Quyết định số 640/QĐ-BGTVT ngày 04/4/2011 của Bộ GTVT và Quyết định số 1953/QĐ-UBND ngày 14/10/2010 của UBND tỉnh Quảng Trị;

- Cước vận tải theo Quyết định số 09/2011/QĐ-UBND ngày 18/04/2011 của UBND tỉnh Quảng Trị;

- Công văn số 150/ SXD-XDCB ngày16/4/2013 của Sở Xây dựng Quảng Trị hướng dẫn điều chỉnh dự toán công trình theo mức lương tối thiểu từ 01/01/2013 (1.650.000 đồng)

- Giá vật liệu tháng 5/2014 theo công bố số 1442/CB/STC-SXD ngày 13/6/2014 của Liên Sở Tài chính – Sở Xây dựng Quảng Trị;



5.2. Đơn giá nhân công:

Đơn giá nhân công được tính theo lương cơ bản của bảng lương A1-8, nhóm II, Nghị định 205/2004/NĐ-CP của Chính phủ; Không tính phụ cấp lưu động, phụ cấp khu vực và các khoản phụ cấp lương, lễ tết, nghỉ phép khoán cho người lao động, phù hợp với việc huy động sự đóng góp bằng nhân lực của chương trình KCH.



Каталог: Portals
Portals -> Phan Chau Trinh High School one period test no 2 Name: English : 11- time : 45 minutes Class: 11/ Code: 211 Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp A, B, C, d để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau
Portals -> PHẦn I: thông tin cơ BẢn về ĐẠi hàn dân quốc và quan hệ việt nam-hàn quốc I- các vấN ĐỀ chung
Portals -> Năng suất lao động trong nông nghiệp: Vấn đề và giải pháp Giới thiệu
Portals -> LẤy ngưỜi học làm trung tâM
Portals -> BÀi tậP Ôn lưu huỳnh hợp chất lưu huỳnh khí sunfurơ so
Portals -> TỜ trình về việc ban hành mức thu phí tham gia đấu giá quyền sử dụng đất
Portals -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Portals -> GIẤY Ủy quyền tham dự Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2016

tải về 286.52 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương