ĐỀ CƯƠng ôn tập ngữ VĂN 8 hki a – phần văn họC : I. Truyện kí Việt Nam : 4 văn bản



tải về 0.5 Mb.
trang6/6
Chuyển đổi dữ liệu06.01.2018
Kích0.5 Mb.
#35734
1   2   3   4   5   6

I/ Đề bài :

Câu 1 : (1điểm)

Xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong các câu ghép dưới đây



  1. Sở dĩ lan đạt điểm cao vì bạn ấy chăm học.

  2. Tuy mẹ nói nhiều nhưng nó vẫn khôngnghe.

  3. Mưa càng to thì đường càng lầy lội.

  4. Sau cơn mưa trời quang mây tạnh và nắng lên.

Câu 2 : (1 điểm)

Phân biệt biện pháp tu từ nói quá và nói khoác



Câu 3 : (1 điểm)

Đọc đoạn trích sau và tìm ba động từ thuộc một phạm vi nghĩa trong đó một từ có nghĩa rộng và hai từ có nghĩa hẹp hơn .

Xe chạy chậm chậm ... Mẹ tôi cầm nón vẫy tôi,vài giây sau,tôi đuổi kịp. Tôi thở hồng hộc,trán đẫm mồ hôi,và khi trèo lên xe ,tôi ríu cả hai chân lại.Mẹ tôi vừa kéo tay tôi xoa đầu tôi hỏi,thì tôi òa lên khóc rồi cứ thế nức nở.Mẹ tôi cũng sụt sùi theo .

Những ngày thơ ấu – Nguyên Hồng

Câu 4 : 2 điểm

Trình bày ngắn gọn những hiểu biết của em về truyện ngắn “Tôi đi học” của Thanh Tịnh



Câu 5 : 5 điểm

Thuyết minh cấu tạo ,công dụng, bảo quản chiếc quạt điện để bàn.



HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN 8

HỌC KỲ I NĂM HỌC

Câu 1 : 1 điểm Mỗi câu đúng cho 0,25đ

Câu a. Quan hệ nguyên nhân

Câu b. Quan hệ tương phản

Câu c Quan hệ tăng tiến

Câu d. Quan hệ nối tiếp

Câu 2 : 1điểm

Yêu cầu

- Phân biệt nói quá và nói khoác khác nhau như thế nào (nêu khái niệm )

- Nêu mục đích và kết quả của hai cách nói này

Nói quá là biện pháp nghệ thuật có tác dụng gây ấn tượng và cảm xúc đối với người nghe. 0,5đ

Nói quá làm cho bản chất sự vật,hiện tượng và mục đích giao tiếp được bộc lộ rõ hơn,nhờ đó ý nghĩa hàm ẩn được người đọc,người nghe nhận thức sâu sắc ,đầy đủ hơn. 0,5đ

Nói khoác tuy cũng là lối nói phóng đại nhưng là lời nói sai sự thật 0.5đ

Nhằm mục đích khoe khoang và xuyên tạc bản chất của sự vật,hiện tượng,làm cho người đọc người nghe hiểu sai vấn đề,nói khoác có tác dụng tiêu cực (0,5đ)

Câu 3 : 1điểm

Động từ có nghĩa rộng : Khóc (0,5đ)

Động từ có nghĩa hẹp : nức nở,sụt sùi 0,5đ

Câu 4 : 2 điểm

Truyện ngắn “Tôi đi hoc” được in trong tập “Quê mẹ” .0,5đ

Đây là truyện không chứa đựng nhiều sự kiện; tác phẩm là những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường qua hồi tưởng của nhân vật tôi (0,75đ) .Bằng tâm hồn rung động tha thiết và ngòi bút giàu chất thơ,kết hợp hài hòa miêu tả và biểu cảm,nhà văn Thanh Tịnh đã gieo vào lòng người đọc bao nỗi niềm bâng khuâng,bao rung cảm trữ tình trong sáng về buổi đi học đầu tiên (0,75đ)

Câu 5 : 5điểm

Mở bài : 1,5đ

Giới thiệu chiếc quạt điện

Nêu khái niệm : Quat là vật dụng để làm gì ? tác dụng của quạt



Thân bài : 3 điểm

  • Nêu cấu tạo (1đ)

+ vỏ quạt : làm bằng nhựa ,màu sắc

+ lồng quạt : Bằng sắt,hoặc bằng nhựa

+ Cánh quạt: Bằng nhựa trong

+ Ruột quạt : Là một mô-tơ điện có trục đưa ra để gần cánh quạt với một nút ở trên để điều khiển cho quạt quay đi quay lại hay dừng một chỗ.

+ Đế quạt : Có những nút điều khiển tốc độ của quạt(số 1,2,3,4) nút sáng đèn nút định giờ

- Sử dụng : 1đ

+ Quạt đẩy gió về phía trước quạt,do đó nếu ta đứng trước quạt sẽ thấy mát .

+ Ta để quạt quay qua quay lạ để phân gió

+ Nếu để quạt đứng một chỗ : Người bị ướt (do mới tắm) ,người ra nhiều mồ hôi ,hoặc trong phòng ngủ,hoặc em bé… bị lạnh đột ngột khi luồng gió thổi thẳng vào dễ bị cảm và rất nguy hiểm



- Bảo quản : 1 đ

+ Thường xuyên lau sạch bụi ở những khe thông gió,cánh quạt để tránh bụi lọt vào trong quạt,gây tắt nghẽn,dễ bị cháy

+ Mỗi năm lau dầu vào các bạc từ 1 đến 2 lần để tránh khô dầu,bị mòn vẹt khiến trục quay bị lắc chạm dây và bị hỏng

Kết bài : 1,5đ

Cảm nghĩ của em về chiếc quạt điện :

- Là vật dụng cần thiết của mọi người trong sinh hoạt hàng ngày,nhất là những khi trời nóng.

- Thái độ, tình cảm của em đối với chiếc quat

ĐỀ 10

Câu 1 ( 1,5 điểm ) Đặt 3 câu ghép trong đó có



  1. Chỉ quan hệ nguyên nhân – kết quả ( 0,5 đ )

  2. Chỉ quan hệ tăng tiến ( 0,5 đ )

  3. Câu chỉ quan hệ tương phản ( 0,5 đ )

Câu 2 ( 2 điểm ) Hãy viết 1 đoạn văn ngắn có sử dụng ít nhất là một câu ghép nói về đề tài thay đổi thói quen sử dụng bao ni lông ?
Câu 3 ( 6,5 điểm )

Hãy viết một bài văn giới thiệu về ngôi trường thân yêu của em.



GỢI Ý : Câu 3

Giới thiệu về trường em .

1)Mở bài:

- Trường THCS Đinh Xá...

- Trường có bề dày về thành tích học tập và các phong trào khác.

2)Thân bài :

- Trường thành lập ngày 1958.

- Trường được xây dựng theo kiến trúc hiện đại, cơ sở vật chất đầy đủ.

- Trường được công nhận là trường tiến tiến xuất sắc năm học vừa qua.

+ Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, tận tâm, yêu nghề, yêu trẻ, nhiều giáo viên giỏi Huyện, giỏi Tỉnh.

+ Đa số HS ngoan, có nề nếp; HS khá, giỏi chiếm 2/3 HS tòan trường; nhiều HS đạt HS giỏi Huyện, giỏi Tỉnh.

+ Các phong trào tham gia tốt: bóng đá mi ni ; tuyên truyền phòng chống ma túy trong học đường ….

+ HS có tinh thần tương thần, tương ái, giúp đỡ bạn nghèo, ủng hộ đồng bào thiên tai ….



3)Kết bài:

- Tự hào về truyền thống nhà trường.

- Cùng nhau học tập, xây dựng trường ngày càng vững mạnh.

ĐỀ 11

A. Trắc nghiệm khách quan: (3đ)

1. Khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu nhận định đúng nhất trong các câu sau đây.

Câu 1: Tác phẩm “Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng được viết bằng thể loại:


  1. Hồi ký; B. Nhật ký; C. Bút ký; D. Phóng sự.

Câu 2: Tập hợp từ ngữ được gọi là Trường từ vựng khi các từ trong tập hợp đó:

  1. Có cùng từ loại; B. Có cùng chức năng cú pháp chính;

C. Có ít nhất một nét nghĩa chung; D. Có hình thức ngữ âm giống nhau.

Câu 3: Một đoạn văn nói chung, đoạn văn Tự sự nói riêng có thể được trình bày nội dung theo cách:

  1. Diễn dịch; B. Quy nạp; C. Song hành: D. Các cách đó và nhiều cách khác.

Câu 4: Câu thơ:

Những kẻ vá trời khi lỡ bước,

Gian nan chi kể việc con con.

trong bài thơ “ Đập đá ở Côn Lôn” của Phan Châu Trinh dùng nhệ thuật gì là chính ? Diễn tả nội dung gì ?



  1. Dùng nhân hoá để thể hiện lòng căm thù giặc ngoại xâm của người tù.

  2. Dùng khoa trương để khẳng định khí phách anh hùng và nghị lực của người tù.

  3. Dùng điệp ngữ để nhấn mạnh khao khát tự do của người tù.

  4. Dùng điệp ngữ để nhấn mạnh ước mong thay đổi vận nước của người có trí lớn.

Câu 5: Cốt truyện của truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao có đặc điểm độc đáo:

  1. Là cốt truyện nhẹ nhàng, đơn giản.

  2. Cốt truyện có rất nhiều sự kiện.

  3. Cốt truyện kép – có hai cốt truyện nhỏ lồng vào nhau: sâu sắc, giàu ý nghĩa.

  4. Cốt truyện không có chuyện, giàu chất trữ tình.

Câu 6: Có thể đưa yếu tố miêu tả vào trong văn bản tự sự dưới hình thức:

  1. Miêu tả càng nhiều chi tiết càng tốt.

  2. Miêu tả ở mọi sự việc.

  3. Miêu tả bằng một vài từ ngữ thật đắt.

  4. Miêu tả hợp lý, như: ngoại hình, tính cách nhân vật; khung cảnh; hành động của nhân vật...

Câu 7:Khi thuyết minh về số lượng và chủng loại của một loại vật dụng thì thường hay sử dụng phương pháp:

A. Phân tích; B. Giải thích; C. Liệt kê và dùng số liệu; D. Nêu định nghĩa.



Câu 8: Theo những gì ta biết qua bài văn “ôn dịch thuốc lá” thì hút thuốc lá có thể ảnh hưởng tới:

A. Người hút và những người xung quanh.

B. Riêng người hút.

C. Những ai nhìn thấy thuốc lá.

D. Nhiều thế hệ sau liên qua đến người hút.

Câu 9: Tâm sự được Tản Đà gửi gắm trong hai câu thơ:

Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi,

Trần thế em nay chán nửa rồi !

là:


A. Buồn chán, bất hoà với cuộc sóng thực tại xấu xa, tầm thường.

B. Đau buồn cho số kiếp khổ đau của con người.

C. Thương cho cảnh nước mất, nhà tan.

D. Buồn cho một nền văn hoá đã mai một.


2. Điền chữ “đúng” (Đ) hoặc “sai’ (S) vào trước các nhận định dưới đây cho phù hợp với kiến thức của vấn đề có liên quan.

A. Câu “ Tôi đi học” là câu ghép.

B. Quan hệ từ “còn” nối hai vế và tạo nên quan hệ đối chiếu, tương phản về ý nghĩa giữa hai vế của câu ghép “ Tôi đi học còn nó đi chơi”.

3. Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu dưới đây để tạo nên các nhận định đúng trong từng câu.

Câu 1: Để tránh nói đến nỗi đau lớn của dân tộc khi Bác Hồ qua đời, Tố Hữu đã dùng biện pháp ............................................trong hai câu thơ:

Thôi đập rồi chăng một trái tim

Đỏ như sao Hoả, sáng sao Kim ?

4.Nối một ý cột A với các ý cột B để có nhận định đúng về bản chất các nhân vật trong đoạn trích “ Đánh nhau với cối xay gió” – tích tiểu thuyết Đôn Ky-hô-tê của Xéc-văng- tét.




A




B

1.Đôn Ky-hô-tê

2.Xan-chô Pan-xa






a.Tỉnh táo, sáng suốt.

b. Ảo tưởng, mê muội, mù quáng.

c. Khôn ngoan, thực dụng.

d. Viển vông, phi thực tế.



B. Tự luận: (7đ)

Câu 1: (1đ) Phân tích cấu trúc cú pháp của các câu sau:

a. Lòng tôi càng thắt lại, khoé mắt tôi đã cay cay.

b. Lão chửi yêu nó và lão nói với nó như nói với một đứa cháu.

Câu 2: (1đ) Viết một đoạn văn thuyết minh giới thiệu công dụng của quạt điện.

Câu 2: (5đ) Nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của nhân vật chị Dậu qua đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” – trích tiểu thuyết “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố.
HƯỚNG DẪN CHẤM

A. TNKQ:

1. Đáp án đúng:



Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

Đáp án

A

C

D

B

C

D

C

A

A

2. Điền: A – Sai; B - Đúng.

3. Điền biện pháp tu từ: “ nói giảm nói tránh”.

4. Nối:


A1 với B.b; B.d.

A2 với B.a; B.c.


B. Tự luận: (7đ)

Câu 1: (1đ)

Phân tích: Mỗi câu đúng cho 0.5đ



  • Lòng tôi/ càng thắt lại, khóe mắt tôi/ đã cay cay.

C1 V1 C2 V2

- Lão /chửi yêu nó (và) lão /nói với nó như nói với một đứa cháu.



C1 V1 C2 V2

Câu 2: Viết được đoạn văn TM giới thiệu về công dụng của quạt điện, vận dụng các phương pháp TM thông thường. Có các ý sau: (1đ)

  • Quạt điện là vật dụng hữu ích cho cuộc sống con người. 0.25đ

  • Cụ thể: quạt mát thay cho gió tự nhiên trong mùa hè; có thể tận dụng gió của quạt để quạt lúa, lửa, than... hoặc có thể làm sạch không khí trong phòng nhỏ. (0.75đ)

Câu 3: HS viết được bài văn biểu cảm thể hiện sự cảm nhận và tình cảm của mình về vẻ đẹp của chị Dậu. Có thêtrinhf bày theo nhiều cách khác nhau, khuyến khích sự sáng tạo trong cách thể hiện, miễn là có đủ các ý sau:

  • Yêu thương chồng con, hết lòng vì chồng: lý lẽ, dẫn chứng và biểu cảm 0.5đ

  • Khôn khéo, mềm mỏng khi đối mặt với bọn tay sai hung hãn: dẫn chứng, lý lẽ 0.5đ

  • Sức sống bất diệt và sức phản kháng mạnh mẽ trước sự áp bức, đè nén: khi không còn lối thoạt, bị đầy đoạ khốn cùng, dồn vào chân tường chị đã vùng lên mạnh mẽ, quật ngã hai tên tay sai bất nhân: lý lẽ, dẫn chứng, biểu cảm. 3đ.

  • Đánh giá các phẩm chất của CD: đó là vẻ đẹp tuyệt vời của một người phụ nữ nông dân khốn khổ. Chị đại diện cho người phụn nữ VN vừa hiền thảo lại vừa mạnh mẽ, bất khuất. Qua đây tác giả khái quát thành những quy luật đấu tranh XH và thể hiện tư tưởng nhân đạo sâu sắc. Đánh giá tài năng nghệ thuật: dùng ngôn ngữ đối thoại, ngôn ngữ miêu tả hành động đẻ làm rõ bản chất nhân vật. 1đ.

( Tuỳ mức độ thiếu sót nội dung và sai sót trong cách trình bày, diễn đạt mà GV linh hoạt trừ điểm. Khuyến khích HS biết liên hệ mở rộng.)





Каталог: wp-content -> uploads -> sites -> 446
sites -> LỊch công tác tuầN 05-tháng 9 (Từ ngày 28/9 đến ngày 2/10/2015)
sites -> KẾt quả nghiên cứu tính chất cơ, VẬt lý VÀ giải phẫu của một số loài gỗ thông dụng ở việt nam làm cơ SỞ cho chế biếN, BẢo quản và SỬ DỤNG
sites -> Dear Parents
sites -> “Thực hiện Hiến pháp và pháp luật góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; bảo vệ quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân”
sites -> Ngày 16 tháng 11 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 73/2010/QĐ-ttg ban hành Quy chế đầu tư xây dựng công trình lâm sinh
sites -> Bài Trò chơi cùng nhau qua cầu
sites -> TS. Hoàng Sỹ Kim Ban biên tập ts. Nguyễn Ngọc Hiếu ts. Nguyễn Việt Hùng Ths. Nguyễn Thúy Anh Ths. Trần Thị Thoa
sites -> BỘ TÀi chính số: 54/2014/tt-btc cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
446 -> Period 1-2-3 the english tenses

tải về 0.5 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương