ĐỀ CƯƠng ôn tập ngữ VĂN 8 hki a – phần văn họC : I. Truyện kí Việt Nam : 4 văn bản



tải về 0.5 Mb.
trang2/6
Chuyển đổi dữ liệu06.01.2018
Kích0.5 Mb.
#35734
1   2   3   4   5   6

Nội dung: 1đ

Lão Hạc là lão nông dân nghèo khổ và cô đơn ( Khổ về vật chất và tinh thần)

Lão Hạc có những phẩm chất cao đẹp: nhân hậu, tự trọng và yêu thương con hết mực (Sống vì con, chết cũng vì con)

( HS có thể đưa ra những dẫn chứng lí lẽ minh hoạ cho 2 ý trên. Tuỳ vào bài viết giám khảo linh hoạt cho điểm)



Câu 4 (2,5 điểm).

Trình bày cảm nhận của em về đoạn văn sau:

Hỡi ơi Lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết...Một người như thế ấy!...Một người đã khóc vì trót lừa một con chó!...Một người nhịn ăn để tiền lại làm ma, bởi không muốn liên lụy đến hàng xóm, láng giềng...Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư? Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn...”



(Nam Cao, Lão Hạc).

*Yêu cầu.

Đoạn truyện là lời độc thoại nội tâm của nhân vật tôi khi nghe câu nói đầy mỉa mai của Binh Tư về việc Lão Hạc xin bả chó.

+ Lời độc thoại nội tâm là dòng suy nghĩ của nhân vật tôi về tình cảnh, về nhân cách của lão Hạc: lão là người đáng thương, một người nhân hậu, tâm hồn trong sáng, sống cao thượng, giàu lòng tự trọng, yêu thương con sâu nặng.

+ Nhân vật tôi ngạc nhiên, ngỡ ngàng: Con người đáng thương, đáng kính, đáng trọng, đáng thông cảm như lão Hạc mà cũng bị tha hóa, thay đổi cách sống.

+ Nhân vật tôi buồn, thất vọng vì như vậy là bản năng con người đã chiến thắng nhân tính, lòng tự trọng không giữ được chân con người trước bờ vực của sự tha hóa.

+ Một loạt câu cảm thán và dấu chấm lửng trong đoạn văn góp phần bộc lộ dòng cảm xúc dâng trào, nghẹn ngào của nhân vật tôi thương cho cuộc đời lão Hạc, buồn cho số kiếp con người trong xã hội xưa.

Tâm trạng và suy nghĩ của ông giáo trong đoạn truyện chan chứa một tình thương và lòng nhân ái sâu sắc nhưng âm thầm giọng điệu buồn và thoáng bi quan.



Câu 5( 2, 0 điểm)

Viết đoạn văn ( khoảng 10 câu) theo mô hình diễn dịch với nội dung: Nguyên nhân dẫn tới cái chết của lão Hạc.



*Yêu cầu kĩ năng: ( 0,75 điểm )

- Đúng hình thức đoạn văn: Lùi vào đầu dòng, chữ đầu viết hoa, kết thúc xuống dòng. ( 0,25 )

- Câu chủ đề mang nội dung khái quát, lời lẽ ngắn gọn, đử hai thành phần chính, đứng ở đầu đoạn văn. ( 0,25 )

- Diễn đạt lưu loát, đảm bảo số câu văn quy định. ( 0,25 )



Lưu ý: Thiếu hoặc thừa một câu trở nên trừ ( 0,25 )

* Yêu cầu nội dung: ( 1,25 điểm )

- Tình cảnh đói khổ, túng quẫn đã đẩy lão Hạc đến cái chết như một hành động tự giải thoát, trừng phạt bản thân mình của lão Hạc. ( 0,25 )

- Cái chết tự nguyện này xuất phát từ lòng thương con âm thầm mà lớn lao, từ lòng tự trọng đáng kính. ( 0,25 )

- Cái chết của lão Hạc giúp chúng ta nhận ra cái chế độ thực dân nửa phong kiến thối nát, cái chế độ thiếu tình người, đẩy người dân đặc biệt là nông dân đến bước đường cùng. ( 0,5 )



>>> Qua đây, chúng ta thấy số phận cơ cực, đáng thương của người nông dân nghèo trước Cách mạng tháng 8. ( 0,25

Câu 6 : Cho câu chủ đề "Đoạn trích TLM của nhà văn NH đã thể hiện tình yêu thương mãnh liệt của bé H đối với mẹ của mình"Hãy viết một đoạn văn diễn dịch làm rõ câu chủ đề trên, sau đó biến đổi đoạn văn dd thành đoạn văn quy nạp.

Đoạn trích TLM của nhà văn NH đã thể hiện tình yêu thương mãnh liệt của bé H đối với mẹ của mình. Khi nhe bà cô hỏi"Hồng!Mày có muốn vào Thanh Hoá chơi với mẹ mày không?"Hồng đã toan đáp có, nhưng rồi lại cúi đầu không đáp vì bé biết rõ, nhắc đến mẹ ,bà cô chỉ có ý gieo rắc vào đầu bé những hoài n ghi để bé khinh miệt và ruồng rẫy mẹ.Nhưng đời nào tình thương yêu mẹ của Hồng lại bị những rắp tâm tanh bẩn của bà cô xâm phạm .Hồng càng yêu thương mẹ bao nhiêu thì bé càng căm ghét những hủ tục PK đã đầy đoạ mẹ bấy nhiêu. Hình ảnh mẹ in đậm trong lòng bé, bé khát khao được gặp mẹ đến cháy bỏng. Khi được mẹ ôm trong lòng ,bé bồng bềnh trong cảm giác sung sướng ,quên hết những lời lẽ cay độc của bà cô.



Câu 7 : Cho câu chủ đề Lão Hạc là một nông dân nghèo khổ nh­ng có phẩm chất trong sạch, giàu lòng tự trọng hãy viết đoạn văn theo cách diễn dịch câu chủ đề trên

TL

Lão Hạc là một nông dân nghèo khổ nhưng có phẩm chất trong sạch, giàu lòng tự trọng. Gia cảnh túng quẫn, không muốn nhờ vả hàng xóm lão đã phải bán con chó vàng yêu quý. Việc này làm lão đau đớn dằn vặt lương tâm lắm.Trong nỗi khổ cực, lão phải ăn củ chuối, củ ráy... nhưng vẫn nhất quyết từ chối mọi sự giúp đỡ của ông giáo, nhất định dành tiền để nhờ ông giáo lo cho lão khi chết. Lão thà chết để giữ tấm lòng trong sạch và nhất định không chịu bán mảnh vườn của con dù chỉ một sào. Và cuối cùng dùng bả chó kết liễu cuộc đời khổ cực của mình .

Câu 8: Viết đoạn văn 5-7 câu làm rõ câu chủ đề "Nhân vật LH trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn NC rất giàu lòng tự trọng "Trong đoạn văn có sử dụng một TTT, nêu rõ đoạn văn được trình bày theo cách nào?

Nhân vật LH trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn NC rất giàu lòng tự trọng. Dù sống nghèo khổ, túng quẫn lão vẫn giữ lòng tự trọng. Lão nghèo nhưng không hèn ,không vì miếng ăn mà quỵ luỵ hoặc làm liều. Thậm chí chỉ đoán vợ ông giáo có ý phàn nàn về sự giúp đỡ của ông giáo đối với mình ,lão đã lảng tránh ông giáo. Lão tự trọng đến mức không muốn sau khi mình chết còn bị người ta khinh rẻ. Chẳng còn gì ăn để sống nhưng lão quyết không dụng tới số tiền dành dụm, và đem gửi ông giáo để nếu chết thì ông lo ma chay giúp. Thật là một con người giàu lòng tự trọng. Một nhân cách cao thượng làm sao!



Câu 9:

Đoạn trích TNVB và truyện ngắn LH giúp em hiểu gì về số phận và phẩm chất của người nông dân trước CM tháng Tám. Trình bày 6-8 câu theo cách dd trong đó có sử dụng 1 TTT, 1 TT, 1 thán từ, 1 trường từ vựng .

Đoạn trích TNVB của NTT và truyện ngắn LH của NC giúp em hiểu thêm về số phận và phẩm chất của người nông dân trước CM tháng Tám. Cả hai nhân vật chính trong hai tác phẩm đều là những người nông dân nghèo khổ ,túng quẫn, bi thương.Chị D thì bị bọn tay sai quát thét doạ nạt, đánh đấm bắt phải nộp những thứ thuế vô lí. LH thì phải bán đi con chó -kỉ vật của con trai để lại -rồi tự tử để bảo toàn gia sản cho con. Mặc dù hoàn cảnh là vậy nhưng trong họ luôn có những phẩm chất tốt đẹp, tấm lòng cao cả, đôn hậu, sự nhẫn nhục. Chao ôi! XHPK nửa thực dân tàn nhẫn biết bao!Chính XH đó đã dồn người nông dân vào con đường cùng.



Câu 26.Cho câu chủ đề "Truyện ngắn CLCC của nhà văn O.Hen ri đã thể hiện tình yêu thương cao cả giữa những con người nghèo khổ''. Viết đoạn văn có sử dụng 1TTT, 1TT, 1TrT, 1 câu ghép.

Truyện ngắn CLCC của nhà văn O.Hen ri đã thể hiện tình yêu thương cao cả giữa những con người nghèo khổ.Câu chuyện kể về 3 hoạ sĩ nghèo :G,X và B.G bị bệnh sưng phổi.Quá chán nản, cô đã gửi cuộc đời mình vào chiếc lá cuối cùng của cây thường xuân bám trên bức tường đối diện cửa sổ, cô nghĩ lúc nó rụng xuống cũng là lúc cô lìa đời. Xiu rất lo lắng, chăm sóc G tận tình nhưng tình yêu thương của cô không thể thay đổi được ý nghĩ trong đầu G. Còn cụ B thì sao? Chính vì lo cho G nên trong đêm mưa tuyết khủng khiếp -cái đêm chiếc lá cuối cùng rụng -cụ đã bất chấp tính mạng mình vẽ một chiếc lá giống y hệt CLCC. Chính chiếc lá đó đã cứu sống G, và cũng chính chiếc lá đó đã lây đi sự sống của người tạo ra nó. Chao ôi, tình yêu thương của cụ Bơ men thật vĩ đại làm sao!


B – PHẦN TIẾNG VIỆT :

I. Từ vựng
1. Cấp độ khái quát của từ ngữ và trường từ vựng

– Cấp độ khái quát của từ ngữ.

+ Một từ có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ đó bao hàm nghĩa của một số từ ngữ khác.

+ Một từ ngữ có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác.

+ Nghĩa của một từ ngữ có thể rộng hoặc hẹp hơn nghĩa của từ ngữ khác. Một từ ngữ có nghĩa rộng với những từ ngữ này nhưng có thể có nghĩa hẹp đối với một từ ngữ khác.

Ví dụ: Từ “Thầy thuốc’ có nghĩa rộng hơn so với nghĩa của từ bác sĩ, y sĩ, y tá, hộ lý, nhưng có nghĩa hẹp hơn so với “người”.

– Trường từ vựng là tập hợp từ có ít nhất một nét nghĩa chung.

Ví dụ: Trường từ vựng chỉ gia cầm: gà, ngan, ngỗng, vịt…

2. Từ tượng hình và từ tượng thanh

– Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, hoạt động, trạng thái của sự vật.

Ví dụ: lòng khòng, ngất ngưởng, ngoằn ngoèo, tha thướt…

– Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người.

Ví dụ: ầm ầm, thánh thót, róc rách, xì xì…

– Tự tượng hình và từ tượng thanh có giá trị gợi tả và biểu cảm cao, thường được dùng nhiều trong văn miêu tả và tự sự.
3. Từ địa phương và biệt ngữ xã hội
– Từ địa phương là từ ngữ chỉ sử dụng ở một (hoặc một số) địa phương nhất định.
Ví dụ: O – cô, bầm – mẹ… (Trung Bộ)
Cây viết – cây bút, đậu phộng – lạc… (Nam Bộ)
Thưng (dụng cụ đong gạo, thóc), thầy – bố, … (Bắc Bộ).
– Biệt ngữ xã hội là các từ ngữ chỉ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định.
4. Một số biện pháp tu từ
a. Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự việc, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
Ví dụ:
Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
(Ca dao)
b. Nói giảm nói tránh là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề, tránh thô tục, thiếu văn hóa.
Ví dụ:
Bà về năm đói làng treo lưới
Biển động, Hòn Mê giặc bắn vào.
(Tố Hữu)
II. Ngữ pháp
1. Một số từ loại
a. Trợ từ là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ khác trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự việc, sự vật được nói đến ở từ ngữ đó.
Ví dụ: Ngay, chính, đích thị, những, …
Chiếc mũ này giá những 20 nghìn đồng
b. Thán từ là những từ dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp. Thán từ thường dùng ở đầu câu và có thể được tách thành một câu độc lập.
Ví dụ: ái, ôi, chao ôi, trời, trời ơi, hỡi, vâng, dạ, ạ, …
Chao ôi! Thầy nó chỉ nghĩ lẩn thẩn sự đời.
c. Tình thái từ là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán và để biểu thị sắc thái tình cảm của người nói.
Ví dụ: à, ư, nhỉ, nhé, đi, nào, với, thay, nhé, …
Đi đi em! Can đảm bước chân lên!
(Tố Hữu)
2.. Câu ghép
a.Khái niệm : Câu ghép là câu do hai hoặc nhiều cụm từ chủ vị không bao chứa nhau tạo thành. Mỗi cụm chủ vị là một vế câu.
Ví dụ: Đêm càng khuya, trăng càng sáng.
b. Cách nối các vế câu trong câu ghép.
- Dùng những từ có tác dụng nối.
+ Nối bằng một quan hệ từ hoặc một cặp quan hệ từ.
Ví dụ: Mây đen kéo kín bầu trời và gió giật từng cơn.
Vì trời không mưa nên cánh đồng thiếu nước.
+ Nối bằng một phó từ hay một cặp đại từ hô ứng.
Ví dụ: Ai làm người ấy chịu.
Anh đi đâu, tôi đi đấy.
- Không dùng từ nối, các vế câu thường sử dụng dấu phẩy, dấu hai chấm.
Ví dụ: Bà đi chợ, mẹ đi làm, em đi học.
c. Các kiểu quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép thường gặp là: quan hệ nguyên nhân, quan hệ điều kiện (giả thiết), quan hệ tương phản, tăng tiến, lựa chọn, bổ sung, nối tiếp, đồng thời, giải thích…
Mỗi mối quan hệ thường được đánh dấu bằng những quan hệ từ, cặp quan hệ từ, cặp từ hô ứng: vì… nên, nếu… thì, tuy/mặc dù… nhưng, không những… mà còn, hoặc… hoặc.
Ví dụ: Tuy lưng hơi còng như bà tôi đi lại vẫn nhanh nhẹn.
3. Các loại dấu :

a. Dấu ngoặc đơn :

* Công dụng :Dấu ngoặc đơn dùng để đánh dấu phần có chức năng giải thích, bổ sung, thuyết minh thêm

* Ví dụ: Đùng một cái, họ (những người bản xứ) được phong cho cái danh hiệu tối cao là “chiến sĩ bảo vệ công lý và tự do”.

(Nguyễn Ái Quốc)

b. Dấu hai chấm :

* Công dụng :Dấu hai chấm dùng để đánh dấu phần giải thích, thuyết minh cho phần trước đó, báo trước lời dẫn trực tiếp (dùng với dấu ngoặc kép) hay lời đối thoại (dùng với dấu gạch ngang).

* Ví dụ:

+ Bà lão láng giếng lại lật đật chạy sang:

- Bác trai khá rồi chứ?

(Ngô Tất Tố)

+ Tôi lại im lặng cúi đầu xuống đất: lòng tôi càng thắng lại, khóc mắt tôi đã cay cay.



(Nguyên Hồng)

c. Dấu ngoặc kép :

* Công dụng :Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu từ, ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp;

đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai;

đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san… được dẫn.

* Ví dụ:

Hai tiếng “em bé” mà cô tôi ngâm dài ra thật ngọt, thật rõ quả nhiên đã xoắn chặt lấy tâm can tôi như ý cô tôi muốn.


(Nguyên Hồng)

* RÈN LUYỆN KỸ NĂNG THỰC HÀNH LUYỆN TẬP MỘT SỐ BÀI TẬP :
1. Tìm các từ thuộc trường từ vựng sau :
– Dụng cụ để mài, giũa.
– Bộ phận của con người.
Gợi ý:
– Dụng cụ để mài: giũa: bào, giũa, đá mài, …
– Bộ phận của cơ thể: đầu, mình, chân, tay…
2. Tìm trong thơ ca 2 ví dụ về biện pháp tu từ nói quá hoặc nói giảm nói tránh.
Gợi ý:
Nói quá:
Ngẩng đầu mái tóc mẹ rung
Gió lay như sóng biển tung trắng bờ
(Tố Hữu)
Nói giảm:
Người nằm dưới đất ai ai đó
Giang hồ mê chơi quên quê hương
(Tản Đà)
3. Viết hai câu, trong đó một câu có dùng từ tượng hình, một câu có dùng từ tượng thanh.
Gợi ý:
Mẫu:
– Chiếc xe của chúng tôi bò chậm chập trên con đường ngoằn ngoèo, khúc khuỷu.
– Tiếng nước chảy róc rách bên khe suối.
4. Viết 2 câu ghép trong đó một câu có dùng quan hệ từ và một câu không dùng quan hệ từ.
Mẫu.
– Trời nắng gắt, từng đoàn người mồ hôi nhễ nhại đang đẩy những chiếc xe cải tiến nhích từng bước trên đường .
– Mặc dù bà tôi đã có tuổi nhưng bước chân đi lại rất nhanh nhẹn.
5. Tìm trong thơ văn 3 ví dụ có sử dụng trợ từ, thán từ, tình thái từ.
Gợi ý:
Trợ từ:
– Em có quyền tự hào về tôi và cả em nữa. (Hồ Phương)
Thán từ:
Ô hay, cảnh cũng ưa người nhỉ
(Hồ Xuân Phương)
Tình thái từ:
Em chào cô !
I/ PHẦN TỰ LUẬN:

Câu 1: Xác định câu ghép trong những ví dụ sau, chỉ ra các quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu:

  1. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học”.

  2. Tôi lắng nghe tiếng hai cây phong rì rào, tim đập rộn ràng vì thảng thốt và vui sướng, rồi trong tiếng xạc xào không ngớt ấy, tôi cố hình dung ra những miền xa lạ kia. Thuở ấy chỉ có một điều tôi chưa hề nghĩ đến: ai là người đã trồng hai cây phong trên đồi này?...”

  • Câu a: Quan hệ nguyên nhân

  • Câu b: Quan hệ tiếp nối.


Câu 2: Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 dòng) có sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh và dấu câu đã học. Chủ đề: Mùa xuân đã về.

Câu 3: Người ta thường dùng các cách nào để nói giảm, nói tránh.Nêu 3 ví dụ.

*Gợi ý:

- Người ta thường dùng các cách sau để nói giảm, nói tránh:

+ Dùng từ đồng nghĩa.

+ Dùng từ Hán Việt.

+ Dùng cách phủ định (trong cặp từ trái nghĩa).

  • Ví dụ:

+ Bác Dương thôi đã thôi rồi.

+ Bác đã đi rồi sao Bác ơi!.

+ Cái cô đơn nhất trong khắp thế gian là một tâm hồn đang chuẩn bị sẵn sàng cho chuyến đi xa xôi bí ẩn của mình.

Câu 4: Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 dòng) về chủ đề: Huế - Thành phố Festival của Việt Nam, trong đó có sử dụng câu ghép, dấu hai chấm và dấu ngoặc kép thích hợp.

Câu 5: Viết một đoạn văn ngắn (từ 6 đến 8 câu), trong đó có sử dụng câu ghép, dùng các dấu câu đã học. Đề tài: Tình bạn.

Câu 6: Phân tích giá trị tác dụng của việc sử dụng từ tượng thanh, từ tượng hình sau:

Khi bờ tre ríu rít tiếng chim kêu



Khi mặt nước chập chờn con cá nhảy”.

  • Gợi ý:

  • Từ tượng thanh: Ríu rít: Âm thanh của tiếng chim nghe vui tai, gợi lên kí ức về tuổi thơ.

  • Từ tượng hình: Chập chờn: trạng thái khi ẩn khi hiện.

  • Gợi đến những kỉ niệm tuổi thơ với dòng sông quê hương.

Câu 7: Viết một đoạn văn ngắn (từ 6 đến 8 câu), chủ đề: Mùa đông xứ Huế, trong đó có sử dụng hai câu ghép.

Câu 8: Phân tích giá trị tác dụng của việc sử dụng từ tượng hình sau:

Thân gầy guộc, lá mong manh



Mà sao nên lũy, nên thành tre ơi!”

  • Gợi ý:

  • Từ tượng hình:

+ Gày guộc: gầy gò đến mức chỉ còn da bọc xương.

+ Mong manh: rất mỏng, gây cảm giác không đủ sức chịu đựng.

  • Gợi đến sự mỏng manh, yếu ớt nhưng rất kiên cường, mạnh mẽ, đoàn kết của cây tre. Đó cũng chính là biểu tượng kiên cường, bất khuất của con người Việt Nam.

Câu 9: Cho đoạn văn:

Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc...”.

(Trích Lão Hạc, Nam Cao)

a. Tìm câu ghép trong đoạn văn trên. Xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu đó.

b. Chỉ rõ từ tượng hình, từ tượng thanh và phân tích giá trị biểu hiện (tác dụng) của các từ tượng hình, tượng thanh trong đoạn văn đó.

a/ - Câu ghép: Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít.

- Quan hệ ý nghĩa giữa 2 vế câu: quan hệ bổ sung hoặc đồng thời.



b/ - Từ tượng hình: móm mém

- Từ tượng thanh: hu hu

- Giá trị biểu hiện (tác dụng): Gợi tả hình ảnh, âm thanh cụ thể, sinh động có giá trị biểu cảm cao.

Câu 10

Xác định và phân loại trợ từ, thán từ, tình thái từ trong những câu sau:

a.Con nín đi!

b.cậu giúp tớ một tay nhé!

c.Cậu phải nói ngay điều này cho cô giáo biết!

d.À!Thì ra lão đang nghĩ đến thằng con lão.

TL

a.đi:tình thái từ

b.nhé:tình thái từ

c.ngay :trợ từ

d.À:thán từ

Câu 11

Xác định trợ từ, thán từ, TTT trong các câu sau:

a, Tôi hỏi cho có chuyện:

- Thế nó cho bắt à?

(TTT)

b, Em hơ tay trên que diêm sáng rực như than hồng. Chà! Ánh sáng kì dị làm sao! (Thán từ)

c, Tôi quên cả mẹ tôi đứng sau tôi. Nghe gọi đến tên, tôi tự nhiên giật mình và lúng túng.

(Trợ từ)

Câu 12

Đặt câu (có trợ từ, thán từ, tình thái từ)

- Trời ơi! Cả bạn cũng không tin tôi?



Thán từ Trợ từ

- Bạn chỉ có một cái bút à?

Trợ từ TTT

Câu 13

( BT 2 b tr 158 Ôn tập và kiểm tra )

- Xác định câu ghép:

Pháp / chạy, Nhật / hàng, vua Bảo Đại / thoái vị.

C V C V C V

- Nhận xét:

+ Có thể tách câu ghép trên thành 3 câu đơn.

+ Nhưng mối liên hệ, sự liên tục của 3 sự việc không được thể hiện rõ bằng khi để là câu ghép.

Câu 14: Phân tích câu ghép.

a, Cái đầu lão/ ngoẹo về một bên cái miệng móm mém của lão / mếu như con nít.

(Qh đồng thời)

b, Hoảng quá, anh Dậu / vội để bát cháo xuống phản và lăn đùng ra đó, không nói được câu gì.

(Qh nối tiếp)

c, Bà / cầm lấy tay em, hai bà cháu / bay vụt lên cao, cao mãi. (Qh nối tiếp)

d, Nếu em / không còn muốn nghĩ đến mình nữa thì chị / sẽ làm gì đây. (Qh điều kiện - KQ)
II/ PHẦN TRẮC NGHIỆM:

Câu 1: Các từ in đậm trong câu văn sau thuộc trường từ vựng nào?

Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi.



A. Hoạt động của lưỡi. B. Hoạt động của răng

C. Hoạt động của miệng. D. cả A, B và C đều sai.

Câu 2: Câu văn nào dưới đâu có chứa tình thái từ?

A. Ôi! Cây bông này đẹp quá. B. Này! Con đường này lạ quá.

C. Vệ sĩ thân yêu ở lại nhé D. Chiều nay đi chơi không?

Câu 3: Điền từ thích hợp vào chỗ ……….:

Câu ghép là câu do hai hoặc……………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………



được gọi là một vế câu.

Câu 4: Trong những câu thơ sau, câu nào là câu ghép:

A. Mặt trời xuống biển như hòn lửa. B. Sóng đã cài then, đêm sập cửa.

C. Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi. D. Câu hát căng buồm cùng gió khơi.

Câu 5: Từ “ mà” trong câu văn sau thuộc từ loại nào?

Trưa nay các em được về nhà cơ mà”.



A. Thán từ. B. Tình thái từ. C. Trợ từ. D. Quan hệ từ.

Câu 6: Câu văn nào trong đoạn văn dưới đây có chứa tình thái từ?

“…Khốn nạn thân con thế này! Trời ơi!... Ngày mai con chơi với ai? Con ngủ với ai?”



A. Câu 1 B. Câu 2. C. Câu 3 D. Câu 4

Câu 7: “ru tréo” là từ tượng thanh đúng hay sai?

A. Đúng B. Sai

Câu 8: Từ “ hở” trong những câu thơ sau thuộc từ loại nào?

Cái phút hoa quỳnh nở



Nó thế nào hở trăng?

Nó thế nào hở sao?

Nó thế nào hở giá?

Cái phút hoa quỳnh nở

Làm sao tìm lại đây?”

A. Thán từ B. Tình thái từ C. Trợ từ D. Quan hệ từ.

Câu 9: Điều cần chú ý khi sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội là:

A. Tình huống giao tiếp. B. Tiếng địa phương của người nói.

C. Địa vị người nói. D. Quan hệ giữa người giao tiếp.

Câu 10: Dấu hai chấm trong đoạn văn sau dùng để đánh dấu lời đối thoại:

Đã bao lần tôi từ những chốn xa xôi trở về Ku-ku-rêu, và lần nào tôi cùng nghĩ thầm với một nỗi buồn da diết: “Tôi sắp được thấy chúng chưa, hai cây phong sinh đôi ấy?...”. Đúng hay sai.



A. Đúng B. Sai

Câu 11: Câu văn “ Mồm bỏm bẻm nhai trầu, cặp mắt hung hung đỏ, hấp háy…” thuộc loại câu

A. Câu đơn. B. Câu đặc biệt. C. Câu ghép có từ nối D. Câu ghép không có từ nối.

Câu 12: Quan hệ từ được in đậm trong các câu ghép sau chỉ quan hệ nào?

Nếu là chim, tôi sẽ là loại bồ câu trắng

Nếu là hoa, tôi sẽ là một đóa hướng dương

Nếu là mây, tôi sẽ là một vầng mây ấm

Nếu là người, tôi sẽ chết cho quê hương.

A. Quan hệ nguyên nhân. B. Quan hệ mục đích.

C. Quan hệ điều kiện D. Quan hệ nhượng bộ.

Каталог: wp-content -> uploads -> sites -> 446
sites -> LỊch công tác tuầN 05-tháng 9 (Từ ngày 28/9 đến ngày 2/10/2015)
sites -> KẾt quả nghiên cứu tính chất cơ, VẬt lý VÀ giải phẫu của một số loài gỗ thông dụng ở việt nam làm cơ SỞ cho chế biếN, BẢo quản và SỬ DỤNG
sites -> Dear Parents
sites -> “Thực hiện Hiến pháp và pháp luật góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; bảo vệ quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân”
sites -> Ngày 16 tháng 11 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 73/2010/QĐ-ttg ban hành Quy chế đầu tư xây dựng công trình lâm sinh
sites -> Bài Trò chơi cùng nhau qua cầu
sites -> TS. Hoàng Sỹ Kim Ban biên tập ts. Nguyễn Ngọc Hiếu ts. Nguyễn Việt Hùng Ths. Nguyễn Thúy Anh Ths. Trần Thị Thoa
sites -> BỘ TÀi chính số: 54/2014/tt-btc cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
446 -> Period 1-2-3 the english tenses

tải về 0.5 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương