Ủy ban nhân dân tỉnh bình đỊNH



tải về 86.53 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu10.08.2016
Kích86.53 Kb.
#16857

ỦY BAN NHÂN DÂN

TỈNH BÌNH ĐỊNH


Số: 263/QĐ-CTUBND






CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Quy Nhơn, ngày 14 tháng 02 năm 2008


QUYẾT ĐỊNH

Về việc ban hành Quy định đánh giá, xếp loại việc

thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan



CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH


Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị định số 71/1998/NĐ-CP ngày 08/9/1998 của Chính phủ ban hành Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định đánh giá, xếp loại việc thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan trên địa bàn tỉnh theo Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan ban hành kèm theo Nghị định số 71/1998/NĐ-CP ngày 08/9/1998 của Chính phủ.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh, Thủ trưởng các cơ quan liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố căn cứ Quyết định thi hành./.




CHỦ TỊCH

Vũ Hoàng Hà



ỦY BAN NHÂN DÂN

TỈNH BÌNH ĐỊNH







CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

QUY ĐỊNH

Đánh giá xếp loại việc thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan theo Nghị định số 71/1998/NĐ-CP ngày 08/9/1998 của Chính phủ

(Ban hành kèm theo Quyết định số 263/QĐ-CTUBND

ngày 14/02/2008 của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định)



A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CỦA VIỆC ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI

1. Mục đích:

- Đánh giá mức độ việc thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan theo quy chế được ban hành kèm theo Nghị định số 71/1998/NĐ-CP ngày 08/9/1998 của Chính phủ.



2. Yêu cầu:

- Đánh giá việc thực hiện dân chủ phải chính xác, công khai, trung thực, không chạy theo thành tích, phản ánh đúng tình hình, đặc điểm cụ thể của từng cơ quan, đơn vị;

- Phải được tiến hành hàng năm để làm cơ sở cho công tác thi đua, khen thưởng cũng như việc tiếp tục xây dựng kế hoạch nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện quy chế dân chủ (QCDC) góp phần vào việc xây dựng cơ quan, đơn vị trong sạch, vững mạnh.

3. Phạm vi áp dụng:

Các cơ quan hành chính nhà nước ở tỉnh, huyện và thành phố bao gồm:

- Văn phòng UBND tỉnh và các sở, ban thuộc UBND tỉnh;

- Văn phòng UBND và các phòng thuộc UBND huyện, thành phố;



- Các đơn vị sự nghiệp nhà nước.

B. NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ

TT

NỘI DUNG

Thang điểm chuẩn

Điểm đạt được

1

2

3

4

I

DÂN CHỦ TRONG NỘI BỘ CƠ QUAN

70




1

Đã xây dựng và thực hiện hiệu quả QCDC, Quy chế làm việc tại cơ quan.

5




2

Đã xây dựng và triển khai thực hiện tốt quy chế phối hợp giữa Chính quyền với cấp ủy Đảng, Công đoàn và các tổ chức khác trong việc thực hiện QCDC.

4




3

Có quy định và thực hiện nghiêm túc chế độ giao ban định kỳ, 6 tháng, 1 năm để đánh giá công tác của cơ quan thời gian qua và đề ra giải pháp, kế hoạch thời gian đến. Trong các cuộc họp lãnh đạo lắng nghe ý kiến đóng góp của cán bộ, công chức (CBCC), xác định được công việc trọng tâm trong thời gian tới, các giải pháp thực hiện nghị quyết của Đảng và khắc phục những tồn tại yếu kém trong thực hiện kế hoạch, pháp luật, chính sách, chế độ, nội quy, quy chế cơ quan.

6




4

Định kỳ hàng năm, thủ trưởng cơ quan thực hiện việc đánh giá CBCC thuộc quyền quản lý và chỉ đạo người phụ trách các bộ phận đánh giá đối với CBCC do mình phụ trách.

4




5

Có quy chế và thực hiện tốt việc quản lý tài sản công, việc mua sắm đúng các quy định về công khai tài chính.

3




6

Đã xây dựng và thực hiện tốt quy chế chi tiêu nội bộ; Thực hiện đúng các quy định về công khai tài chính.

3




7

Việc phân bổ các chỉ tiêu liên quan đến tài chính, biên chế và cấp kinh phí bổ sung cho các cơ quan được thực hiện thông qua tập thể cơ quan và đúng theo quy định của pháp luật.

2




8

Có biện pháp phòng ngừa ngăn chặn hành vi tham nhũng và phối hợp tốt với các cơ quan có thẩm quyền trong việc xem xét xử lý các hành vi tham nhũng (nếu có) trong cơ quan.

2




9

Phối hợp với Công đoàn cơ sở tổ chức tốt hội nghị CBCC cơ quan hàng năm đúng thời gian và nội dung quy định.

4




10

Thường xuyên kiểm tra, kịp thời có biện pháp xử lý thích hợp theo quy định của pháp luật đối với CBCC không hoàn thành nhiệm vụ, công vụ, thiếu trách nhiệm, sách nhiễu gây phiền hà, tham nhũng trong giải quyết công việc với tổ chức và công dân.

4




11

100% CBCC cơ quan có nếp sống lành mạnh, trung thực thực hiện tốt nghĩa vụ của CBCC và không vi phạm các điều cấm quy định tại Pháp lệnh CBCC.

4




12

CBCC phục tùng sự chỉ đạo và hướng dẫn của cấp trên trong khi thi hành công vụ.

2




13

CBCC thực hiện tốt phê và tự phê bình đấu tranh xây dựng nội bộ cơ quan trong sạch, vững mạnh; tham gia đóng góp ý kiến vào việc xây dựng các văn bản, đề án của cơ quan.

2




14

Có các hình thức phù hợp để thông báo cho CBCC trong cơ quan biết:

- Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước liên quan đến công việc của cơ quan;

- Kế hoạch công tác hàng năm, hàng quý của cơ quan;

- Kinh phí và các nguồn tài chính hoạt động của cơ quan, thanh quyết toán hàng năm;

- Tuyển dụng, khen thưởng, kỷ luật, nâng bậc lương, nâng ngạch và đề bạt cán bộ, công chức;

- Các vụ việc tiêu cực, tham nhũng trong cơ quan đã được kết luận;

- Kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo trong nội bộ cơ quan;

- Nội quy, quy chế cơ quan.



10




15

Các hình thức thích hợp để CBCC tham gia ý kiến trước khi thủ trưởng cơ quan quyết định:

- Chủ trương, giải pháp thực hiện nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước liên quan đến công việc của cơ quan;

- Kế hoạch công tác hàng năm;

- Tổ chức phòng trào thi đua,

- Báo cáo sơ kết, tổng kết cơ quan;

- Các biện pháp cải tiến tổ chức và lề lối làm việc, thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí, tham nhũng, quan liêu phiền hà, sách nhiễu dân;

- Kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, đề bạt CBCC trong cơ quan theo quy định ;

- Thực hiện các chế độ, chính sách liên quan đến quyền và lợi ích của CBCC;

- Nội quy và quy chế cơ quan;

- Khi quyết định những vấn đề khác với ý kiến tham gia của đa số CBCC; Thủ trưởng cơ quan có trách nhiệm thông báo, giải thích lại cho CBCC biết.



10




16

Thông qua ban Thanh tra nhân dân, hội nghị CBCC cơ quan, việc kiểm điểm tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt định kỳ của đơn vị, CBCC thực hiện tốt việc giám sát, kiểm tra:

- Thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, kế hoạch công tác hàng năm của cơ quan.

- Sử dụng kinh phí hoạt động, chấp hành chính sách, chế độ quản lý và sử dụng tài sản của cơ quan.

- Thực hiện tốt nội quy, quy chế cơ quan.

- Thực hiện các chế độ, chính sách của Nhà nước về quyền và lợi ích của CBCC cơ quan.

- Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong nội bộ cơ quan.



5




II

DÂN CHỦ TRONG QUAN HỆ VÀ GIẢI QUYẾT CÔNG VIỆC VỚI CÔNG DÂN, CƠ QUAN, TỔ CHỨC

30




17

Có thống kê và thực hiện đầy đủ các loại dịch vụ hành chính của cơ quan có liên quan với tổ chức và công dân.

3




18

Niêm yết đầy đủ, rõ ràng các thủ tục hành chính, mẫu đơn, hồ sơ, phí và lệ phí, thời gian giải quyết từng loại công việc.

3




19

Lãnh đạo cơ quan thường xuyên chỉ đạo, kiểm tra CBCC trong việc giải quyết công việc của công dân, tổ chức.

2




20

Có quy định và thực hiện tốt văn hóa ứng xử của CBCC trong cơ quan, đơn vị và trong giao tiếp công vụ với công dân, cơ quan, tổ chức.

3




21

Thực hiện tốt cơ chế một cửa, không gây phiền hà, nhũng nhiễu, khó khăn cho tổ chức và công dân trong thực thi công vụ.

3




22

Có quy chế tiếp dân và thực hiện việc giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân kịp thời, đúng quy định.

3




23

Bố trí nơi tiếp dân, công khai lịch tiếp dân và thực hiện tiếp dân theo đúng quy định.

3




24

Có thông báo để công dân, tổ chức địa phương biết, tham gia ý kiến những chương trình, dự án do cơ quan xây dựng hoặc tổ chức thực hiện có liên quan đến phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

3




25

Thực hiện chế độ báo cáo, triển khai các nhiệm vụ do cấp trên chỉ đạo, hướng dẫn kịp thời, hiệu quả.

3




26

- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra hoạt động, giải quyết kịp thời các yêu cầu, kiến nghị của cơ quan cấp dưới;

- Khuyến khích những thông tin, báo cáo trung thực, khách quan; xử lý nghiêm khắc CBCC cơ hội báo cáo, phản ánh sai sự thật, không trung thực.



4







Tổng cộng

100






C. HƯỚNG DẪN CHO ĐIỂM VÀ ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI

1. Hướng dẫn cho điểm:

- Yêu cầu nghiên cứu kỹ nội dung trước khi cho điểm, khi chấm điểm phải căn cứ vào hồ sơ, tài liệu, bằng chứng, kết quả có liên quan và ý kiến CBCC cơ quan; tiêu chí nào thực hiện tốt chấm 100% điểm, tiêu chí nào thực hiện chưa tốt tính điểm tương ứng với tỷ lệ kết quả thực hiện được theo mức độ 0%, 25%, 50%, 75%;

- Nội dung nào không phải thực hiện thì ghi đủ số điểm tối đa và ghi chú vào bảng chấm điểm;

- Đối với các đơn vị sự nghiệp, thủ trưởng cơ quan chủ quản căn cứ vào quy định này và hướng dẫn của ngành để chỉ đạo các đơn vị trực thuộc đánh giá kết quả phù hợp với quy định chung và thực tế của ngành.



2. Hướng dẫn phân loại:

Tổng số điểm chuẩn là 100 điểm. Căn cứ vào kết quả chấm điểm của từng cơ quan, đơn vị để xếp loại như sau:

- Loại tốt nếu đạt từ 90 điểm trở lên;

- Loại khá nếu đạt từ 80 điểm đến dưới 90 điểm;

- Loại trung bình nếu đạt từ 60 điểm đến dưới 80 điểm;

- Loại yếu nếu đạt dưới 60 điểm.

Trong trường hợp cơ quan, đơn vị vi phạm một trong các nội dung sau đây thì xếp hạ 01 bậc so với bậc đạt được:

+ Có cán bộ, công chức bị xử lý kỷ luật cảnh cáo trở lên;

+ Vi phạm dân chủ, để xảy ra mất đoàn kết kéo dài;

+ Không hoàn thành nhiệm vụ cấp trên giao.



3. Quy trình đánh giá, xếp loại:

- Tháng 12 hàng năm thủ trưởng cơ quan, đơn vị báo cáo cấp Ủy, phối hợp với Chủ tịch công đoàn cơ quan tổng hợp kết quả thực hiện QCDC trong năm, tự đánh giá cho điểm từng chỉ tiêu cụ thể, xếp loại đơn vị mình; kết quả chấm điểm phải thông qua và được đa số CBCC cơ quan thống nhất.

- Sau khi có kết quả chấm điểm:

+ Các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp trực thuộc tỉnh gửi kết quả tự chấm điểm về Sở Nội vụ.

+ Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc gửi về Sở chủ quản để tổng hợp kết quả gửi về Sở Nội vụ.

+ Các đơn vị trực thuộc huyện, thành phố gửi kết quả tự chấm điểm về phòng Nội vụ LĐ-XH để tổng hợp báo cáo UBND huyện, thành phố và gửi về Sở Nội vụ.

+ Sở Nội vụ có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện Quy chế dân chủ cho UBND tỉnh và Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ tỉnh, đề xuất khen thưởng cơ quan, cán bộ, công chức thực hiện tốt quy chế.

Trong quá trình thực hiện nếu phát hiện những điểm chưa phù hợp, yêu cầu cơ quan liên quan tổng hợp, phản ánh bằng văn bản về Sở Nội vụ để tổng hợp trình UBND tỉnh xem xét và điều chỉnh./.






CHỦ TỊCH

Vũ Hoàng Hà


tải về 86.53 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương