Ủy ban nhân dân huyện tuyên hóA



tải về 485.11 Kb.
trang1/2
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2018
Kích485.11 Kb.
#35552
  1   2

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN

TUYÊN HÓA




CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc



ĐỀ ÁN

PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TUYÊN HOÁ

GIAI ĐOẠN 2006-2010

(Ban hành kèm theo quyết định số 2552/QĐ-UBND ngày 29 tháng 12 năm 2006 của UBND huyện)
I. TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI TRONG THỜI GIAN QUA

1. Tình hình phát triển chăn nuôi:

Theo số liệu thống kê, Tuyên Hoá có tổng đàn gia súc, gia cầm qua các năm như sau:




Năm

Tổng đàn

Trong đó



Gia cầm

Trâu



Lợn

2000

51.121

5.470

18.169

27.482

500

232.194

2001

42.995

5.964

16.627

20.364

500

120.250

2002

45.337

6.220

16.057

23.060

701

115.150

2003

46.597

6.304

16.196

24.097

765

160.830

2004

48.881

6.474

16.372

26.035

1.400

162.000

2005

55.020

6.542

16.478

32.000

2.377

133.215

TĐTT bình quân %

1.5

6.65

-1.98

3.1

36.58

-10.53

Qua bảng số liệu trên cho thấy: Gia súc tăng trưởng chậm, không đáng kể, người dân chưa mạnh dạn đầu tư, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới, chủ yếu chăn nuôi theo lối quảng canh, nhỏ lẻ nên hiệu quả kinh tế đạt thấp, ảnh hưởng đến thu nhập cũng như tạo thêm việc làm cho người lao động.



a. Chăn nuôi trâu bò:

Năm 2005 đàn trâu trên toàn huyện đạt 6.542 con, tổng đàn tương đối ổn định qua các năm. Gần đây hệ thống giao thông ngày càng phát triển tạo điều kiện cho các xã rẻo cao như Lâm Hoá, Thanh Hoá, Hương Hoá, Thanh Thạch tăng nhanh tổng đàn và khai thác tiềm năng sẵn có.

Theo số liệu thống kê đến năm 2005, tổng đàn bò là: 16.478, trong đó bò lai sind 740 con, số bò đực giống sind do dự án ATLT hỗ trợ hiện còn 5 con. Chương trình sind hoá đàn bò được dự án ATLT hỗ trợ, triển khai từ năm 1999 đã đem lại hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi nhờ nâng cao tầm vóc và khả năng tăng trọng, từng bước thay đổi tâm lý, tập quán chăn nuôi của người nông dân.

Chương trình vỗ béo bò của dự án ĐDHNN đã đem lại hiệu quả kinh tế cao tăng thu nhập cho người nuôi.

Thực hiện chủ trương phát triển trồng cỏ của lãnh đạo các cấp, các ngành, các đoàn thể, các xã quan tâm thực hiện đến nay đã có 168 ha cỏ trồng trên địa bàn phục vụ chăn nuôi.

b. Chăn nuôi lợn:

Đàn lợn tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng, đến năm 2005 toàn huyện có: 32.000 con, trong đó lợn nái 586 con, chủ yếu là lợn nái móng cái và số lợn F2. Tuy nhiên hình thức chăn nuôi chủ yếu tận dụng các phế phẩm nông nghiệp và các loại thức ăn sẵn có, con giống chủ yếu mua trôi nổi trên thị trường nên chất lượng kém, năng suất thấp dẫn đến hiệu quả kinh tế chưa cao.

Được sự hỗ trợ của các dự án, kỹ thuật nuôi lợn thâm canh đã được tập huấn và nhiều hộ đưa vào nuôi như tổ hợp chăn nuôi ở Cao Quảng.... hàng năm xuất chuồng từ 50-100 con lợn thịt (trọng lượng 70-80 kg/con). Tranh thủ sự hỗ trợ của dự án DEP, HTX Cổ cảng đầu tư xây dựng chuồng trại và nuôi 45 lợn nái, trong đó: có 4 nái ngoại, 11 nái ngoại F1, 20 nái móng cái nhằm một phần đáp ứng nhu cầu con giống trên địa bàn. Một số hộ nông dân đã đầu tư giống lợn thuần ngoại vào nuôi bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế.

c. Chăn nuôi gia cầm:

Đàn gia cầm những năm trước đây phát triển mạnh, một số hộ đã mạnh dạn đầu tư các giống gà thả vườn có năng suất cao như gà Lương Phượng, Tam Hoàng với quy mô 200-300 con. Tuy nhiên trong 2 năm trở lại đây, do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm nên số lượng tổng đàn giảm, các hộ chuyển sang nuôi theo phương thức thả vườn nhỏ lẻ, chủ yếu để cải thiện đời sống gia đình.



2. Cơ sở vật chất nguồn lực chăn nuôi:

Hiện nay toàn huyện có 06 cơ sở nuôi lợn thịt và lợn nái ngoại tập trung tại các xã Mai Hoá, Sơn Hoá, TT Đồng Lê, Kim Hoá, Cao Quảng có thể đáp ứng đủ 10-15% con giống trên địa bàn và cung cấp tinh chất các hộ nuôi lợn nái trong vùng.

Số bò đực giống lai sind hiện có 5 con và 01 điểm thụ tinh nhân tạo, bò tại Đức Hoá đã góp phần hoàn thành chương trình cải tạo đàn bò cho địa phương. Phong trào trồng cỏ chăn nuôi bò phát triển mạnh ở một số xã như: Tiến Hoá, Nam Hóa, Mai Hoá... với diện tích 168 ha phần nào giải quyết được tình trạng khan hiếm thức ăn về mùa khô hạn.

3. Tình hình sản xuất, tiêu thụ, chế biến sản phẩm chăn nuôi:

Trên địa bàn huyện chưa có cơ sở chế biến sản phẩm chăn nuôi và lò mổ tập trung, việc giết mổ chủ yếu ở các lò mổ tư nhân. Mức tiêu thụ các sản phẩm thịt trâu, bò trên địa bàn còn ít nên sản phẩm chăn nuôi chủ yếu do các thương lái vận chuyển về vùng xuôi và vào các tỉnh phía Nam.

Chăn nuôi lợn trong những năm qua có chiều hướng phát triển, sản phẩm chủ yếu phục vụ trên địa bàn. Bên cạnh đó, lợn thịt được các thương lái chuyển từ Nghệ An, Đồng Hới, Quảng Trạch lên, do vậy thị trường tiêu thụ không ổn định giá cả bấp bênh, thường bị tư thương ép giá.

4. Một số tồn tại và nguyên nhân của công tác chăn nuôi:

- Chăn nuôi trong những năm qua tuy có chuyển biến tích cực nhưng tốc độ phát triển còn chậm, tỷ trọng chăn nuôi đạt thấp, chưa tương xứng với thế mạnh và tiềm năng của huyện.

- Chất lượng đàn gia súc, gia cầm chưa được cải tiến. Chăn nuôi nhỏ lẻ, đang ở hình thức hộ gia đình, chưa tạo ra được khối lượng hàng hoá lớn.

- Việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi của người dân đang còn hạn chế. Công tác dịch vụ phục vụ chăn nuôi chưa đồng bộ và còn mang nặng tính bao cấp.

- Công tác phòng trừ dịch bệnh, ý thức tiêm phòng và vệ sinh thú y chưa thực sự được người dân quan tâm đúng mức nên tỷ lệ tiêm phòng hàng năm chưa cao.

- Chưa đảm bảo an toàn dịch bệnh cho gia súc, gia cầm; không có lò giết mổ tập trung mà nằm rãi rác ở các lò tư nhân nên ảnh hưởng đến việc kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y và gây ô nhiễm môi trường.

- Chỉ tiêu kế hoạch 2006 đạt thấp.

* Nguyên nhân của những tồn tại trên là:

1. Một số địa phương chưa quy hoạch được vùng để phát triển chăn nuôi, chưa xác định được đối tượng ưu tiên phát triển, chưa có chính sách, khuyến khích đầu tư thích đáng nên chăn nuôi đang phát triển dưới dạng tự phát, nhỏ lẻ và không tập trung.

2. Do điều kiện kinh tế của nông dân còn hạn chế, chăn nuôi mang tính chất tận dụng thức ăn, chưa mạnh dạn đầu tư phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá.

3. Mạng lưới dịch vụ, các cơ sở vật chất phục vụ chăn nuôi chậm hình thành và chưa phát triển, đồng thời chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi chưa được thường xuyên, do đó chưa thực sự tạo ra động lực thúc đẩy cho chăn nuôi phát triển.

4. Sự phối kết hợp giữa các phòng ban và tổ chức đoàn thể với đơn vị chuyên môn chưa nhịp nhàng nên kết quả một số mô hình trình diễn đang dừng lại trong phạm vi mô hình mà chưa được nhân rộng trên địa bàn.

5. Giao thông đi lại khó khăn, thị trường chưa phát triển, việc giải quyết đầu ra chủ yếu do các tư thương đảm nhiệm, do vậy hiện tượng chèn ép giá thường xuyên xảy ra.

6. Dịch lở mồm long móng ở gia súc, dịch cúm ở gia cầm xuất hiện nên không đạt kế hoạch đề ra.

II. PHƯƠNG HƯỚNG MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH

1. Phương hướng:

Thực hiện Nghị quyết Đại hội huyện Đảng bộ lần thứ XVIII là "Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi và đưa chăn nuôi lên thành ngành chính", trong thời gian tới các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, các phòng ban chức năng, các tổ chức đoàn thể cần phải:

- Tập trung đẩy mạnh công tác quy hoạch, khuyến khích đầu tư có trọng điểm để phát triển và hình thành các vùng chăn nuôi hàng hoá nhằm đảm bảo tiêu thụ trên địa bàn và các vùng lân cận.

- Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo hướng chăn nuôi tập trung, phát triển trang trại chăn nuôi, xây dựng chuồng trại kiên cố, áp dụng chăn nuôi theo hướng thâm canh, chăn nuôi công nghiệp, đa dạng hoá sản phẩm vật nuôi.

- Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, khuyến khích các hộ gia đình cá nhân tập thể phát triển trang trại, chăn nuôi lợn giống thuần ngoại nhằm cung ứng con giống tại chỗ, chất lượng tốt.

- Phát triển chăn nuôi gắn liền với xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh nhằm bảo vệ tốt đàn gia súc, gia cầm và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Thành lập, bố trí điểm bán gia súc, gia cầm sống tại một số địa phương nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y.

- Xúc tiến đầu tư thương mại, liên doanh, liên kết tìm kiếm thị trường nhằm giải quyết tốt đầu ra ổn định cho các sản phẩm chăn nuôi, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân có điều kiện và kinh nghiệm để đầu tư xây dựng một số trang trại chăn nuôi trên địa bàn theo mô hình trang trại chăn nuôi công nghiệp.

- Tập trung phát triển trồng cỏ chăn nuôi, chuyển một số đất màu kém hiệu quả sang trồng cỏ nhằm từng bước chuyển từ chăn nuôi theo hình thức thả rong sang nuôi tập trung. Thành lập cơ sở chế biến thức ăn gia súc, gia cầm nhằm đáp ứng lượng thức ăn tinh cho đàn gia súc, gia cầm.

2. Mục tiêu đến năm 2010:

Phấn đấu đến năm 2010 giá trị sản xuất nông nghiệp đạt trên 100 tỷ đồng, trong đó giá trị chăn nuôi: 49 tỷ đồng chiếm 49% giá trị sản xuất nông nghiệp, đưa tổng đàn gia súc lên 80.000-90.000 con

Trong đó: Đàn trâu: 10.500 con

Đàn bò: 24.500 con

Đàn lợn: 45.000 con

Đàn dê: 4.000 con

Đàn gia cầm: 185.000 con

Trồng cỏ: 600 ha



III. NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU .

1. Nội dung:

Trên cơ sở xem xét về tiềm năng và thế mạnh, cũng như truyền thống của từng địa phương. Huyện sẽ chú trọng đầu tư phát triển các đối tượng nuôi phù hợp:

Cụ thể: Đối với các xã vùng gò đồi như Cao Quảng, Nam Hoá, Ngư Hoá, Sơn Hoá, Kim Hoá, Hương Hoá, Lâm Hoá, Châu Hoá... quy hoạch xây dựng các trang trại nuôi trâu bò, dê với quy mô từ 20 trở lên.

- Các xã Mai Hoá, Tiến Hoá, Thạch Hoá, Đức Hoá, Phong Hoá và các xã còn lại từng bước chuyển chăn nuôi lợn quảng canh sang nuôi lợn thâm canh công nghiệp. Khuyến khích các hộ dân nuôi lợn ngoại theo mô hình trang trại nuôi lợn thương phẩm với quy mô lớn từ 50 con trở lên.



a. Chăn nuôi trâu bò:

- Có kết quả, quy hoạch, khai thác và phát huy tốt ưu thế của vùng gò đồi: Đẩy mạnh chăn nuôi đại gia súc, chuyển từ nuôi bò cày kéo sang nuôi thương phẩm.

- Thực hiện sind hoá đàn bò nhằm nâng cao tầm vóc, trọng lượng từ 160-180 kg như hiện nay lên 240-260 kg/con.

- Phát triển và mở rộng các điểm dịch vụ thụ tinh nhân tạo bằng tinh đông viên của đực sind và bò nhập nội. Hiện nay đã có 1 điểm ở Đức Hoá, kế hoạch sẽ mở thêm Mai Hoá, Tiến Hoá, Sơn Hoá...

- Tuyển chọn và đưa vào sử dụng 60-80 con đực giống lai sind 50% máu ngoại để cải tạo đàn bò bằng phương pháp nhảy trực tiếp.

- Đào tạo tập huấn, tham quan nâng cao trình độ kiến thức chăn nuôi bò lai cho 500 lượt người, bình quân 100 lượt người/năm.



b. Chăn nuôi lợn:

- Phát triển chăn nuôi lợn theo hướng thâm canh, sản xuất hàng hoá, thực hiện nạc hoá đàn lợn bằng việc phát triển đàn lợn nái ngoại, tăng cường công tác thụ tinh nhân tạo để cung cấp nguồn giống lợn ngoại tại chổ, có tỷ lệ nạc cao, tầm vóc, trọng lượng lớn. Phấn đấu đến năm 2010 có trên 300 con lợn nái ngoại, tỷ lệ lợn nái ngoại nuôi thịt chiếm 40%, đảm bảo đàn lợn được nạc hoá 95% tổng đàn.

- Khuyến khích nhân dân chăn nuôi lợn nái ngoại nhằm thực hiện mục tiêu xã hội hoá sản xuất, nhân giống lợn ngoại nuôi thịt thương phẩm theo quy mô hàng hoá. Bước đầu đầu tư cho HTX Cổ cảng nuôi thí điểm để nhân rộng trên địa bàn.

Có chính sách khuyến khích chăn nuôi theo quy mô trang trại, phấn đấu đến năm 2010 toàn huyện có khoảng 15-20 trang trại nuôi lợn thịt thương phẩm với quy mô từ 50 con trở lên.



c. Đối với chăn nuôi gia cầm:

- Tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh, đặc biệt là ngăn chặn bệnh cúm AH5N1 không để xảy ra trên địa bàn, nhằm tiếp tục xây dựng, khôi phục các trang trại chăn nuôi gia cầm theo hướng lấy thịt và trứng trên quy mô lớn, nhằm tăng thu nhập và cải thiện bữa ăn cho nông dân và làm hàng hoá cung cấp cho thị trường. Chuyển giao kỹ thuật chăm sóc các giống gia cầm như: gà Tam Hoàng, gà Lương Phượng, gà Ai Cập, Vịt Kabir, Ngan Pháp.... đồng thời sử dụng gà trống của các đàn gà nói trên để cải tạo đàn gà ta ở địa phương. Dùng máy ấp trứng để nhân nhanh đàn gà giống cho các hộ gia đình khác trong toàn huyện.



d. Chăn nuôi dê:

Tiếp tục phát triển mạnh chăn nuôi dê thịt, tận dụng hàng ngàn ha cây bụi, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người nông dân.

Đưa các đực giống dê Bách Thảo có tầm vóc, thể trọng lớn về cho lai tạo. Phấn đấu đến năm 2010 tỷ lệ đàn dê bách thảo đạt 20% tổng đàn để cải tạo dần đàn dê địa phương.

2. Các giải pháp thực hiện

a. Giải pháp về kỹ thuật

* Công tác giống:

+ Chăn nuôi trâu, bò:

- Hỗ trợ đào tạo dẫn tinh viên cho các xã đảm bảo cân đối giữa các vùng để triển khai công tác thụ tinh nhân tạo bò trên tất cả các địa bàn trong huyện.

- Hỗ trợ mua đực giống lai sind (70 con) cho các xã chưa triển khai chương trình thụ tinh nhân tạo bò.

- Triển khai thiến toàn bộ con bò đực cóc không đủ tiêu chuẩn làm giống để tránh lai tạp.

+ Chăn nuôi lợn:

Khuyến khích, đầu tư cho nhân dân chăn nuôi lợn nái ngoại và nái móng cái, phấn đấu đến năm 2010 toàn huyện có khoảng 1.000 lợn nái trong nhân dân, trong đó: có 300 lợn nái ngoại. Cơ bản đáp ứng được nguồn giống trên địa bàn.

+ Chăn nuôi gia cầm:

Khôi phục tổng đàn gia cầm, đưa một số giống có năng suất cao vào nuôi thí điểm.

+ Chăn nuôi dê:

- Duy trì và phát triển giống dê hiện có tại địa phương, có khả năng chống chịu tốt, thích nghi với khí hậu thời tiết.

- Khuyến khích nhân dân đưa giống dê Bách Thảo vào nuôi để lai tạo, từng bước phát triển đàn dê lai để tăng thể trọng, tầm vóc nhằm đem lại hiệu quả cao hơn trong chăn nuôi...

* Thức ăn:

- Hướng dẫn kỹ thuật cho bà con nông dân ủ rơm, ủ chua, ủ xanh thức ăn để các hộ tận dụng hết các nguồn phụ phẩm nông sản tại chổ như rơm, rạ, thân cây ngô, lạc... làm thức ăn cho trâu, bò.

- Hỗ trợ nông dân chuyển đổi một số diện tích các loại cây trồng kém hiệu quả sang trồng cỏ, kế hoạch đến 2010 sẽ trồng được 600 ha cỏ để chăn nuôi trâu, bò.

- Xây dựng cơ sở chế biến thức ăn tại chổ để giảm cước phí vận chuyển và giảm giá thành sản phẩm.

- Tăng cường sản xuất cây vụ Đông để giải quyết thức ăn cho chăn nuôi trâu, bò.

* Công tác thú ý:

- Tuyên truyền hướng dẫn nông dân xây dựng chuồng trại hợp lý, đảm bảo vệ sinh thú y. Xây dựng lò mổ gia súc tập trung để kiểm tra định kỳ và phun thuốc tiêu độc nhằm hạn chế dịch bệnh xảy ra và lây lan.

- Thực hiện tốt công tác kiểm tra động vật, kiểm tra chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung để kiểm soát dịch bệnh, ngăn ngừa lây lan.

- Xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh tại những vùng chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung.

- Thường xuyên đào tạo và cập nhật kiến thức mới cho đội ngũ cán bộ thú y cơ sở và có chế độ đãi ngộ phù hợp nhằm gắn trách nhiệm cũng như tạo điều kiện để họ an tâm công tác.

* Công tác khuyến nông:

- Tổ chức tập huấn kỹ thuật chăn nuôi bò lai, lợn ngoại, vỗ béo bò, nuôi lợn nái.... cho cán bộ khuyến nông và bà con nông dân.

- Xây dựng các mô hình chăn nuôi lợn nái ngoại, nuôi lợn thịt tập trung, mô hình trồng cỏ chăn nuôi bò thịt để bà con tham quan học tập.

- Cấp uỷ Đảng chính quyền các cấp, các tổ chức đoàn thể, các phòng ban chức năng tuyên truyền, nhân rộng các mô hình chăn nuôi có hiệu quả trên toàn huyện.

b. Giải pháp về chính sách:

* Chính sách con giống:

+ Chính sách hỗ trợ của tỉnh:

Hàng năm căn cứ vào Quyết định số: 67/2005/QĐ-UBND ngày 30/12/2005 của UBND tỉnh Quảng Bình V/v phê duyệt Chương trình phát triển chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2005-2010 để hỗ trợ gồm các hạng mục hỗ trợ như sau:

- Hỗ trợ kinh phí mua bò đực giống.

- Hỗ trợ kinh phí thiến bò đực cóc.

- Hỗ trợ kinh phí mua vật tư TTNT bò.

- Hỗ trợ kinh phí tiền công phối giống.

- Hỗ trợ kinh phí bò đực nhảy trực tiếp.

- Hỗ trợ kinh phí mua bò đực giống.

- Hỗ trợ kinh phí giống cỏ.

- Hỗ trợ kinh phí đầu tư lợn giống nái ngoại.

- Hỗ trợ kinh phí phát triển, khôi phục đàn gia cầm.

+ Chính sách hỗ trợ của huyện:

Về chính sách hỗ trợ của huyện: Hàng năm căn cứ vào nguồn vốn ngân sách của huyện để có chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất chăn nuôi phù hợp và kịp thời cho bà con nông dân.

* Chính sách về công tác thú y phòng chống dịch bệnh:

- Tiếp tục hỗ trợ vác xin để tiêm phòng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho gia súc, gia cầm, tiền công do dân tự trả.

- Có chính sách đào tạo kỹ thuật cho cán bộ làm công tác Thú y xã, đảm bảo 100% cán bộ phụ trách công tác Thú y xã, thị trấn có trình độ trung cấp trú y trở lên.

- Khi có dịch bệnh xảy ra phải tập trung bao vây, khống chế dịch bệnh không để lây lan. Hỗ trợ công tác chống dịch và tiêu huỷ gia súc, gia cầm bị nhiểm bệnh theo chính sách của Nhà nước.



* Chính sách về đất đai:

- Trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất UBND các xã, thị trấn bố trí một phần diện tích vùng gò đồi, diện tích trồng cây nông nghiệp hiệu quả kinh tế thấp sang trồng cỏ và xây dựng trang trại để phát triển chăn nuôi.

- Đối với các trang trại chăn nuôi, huyện cần tạo điều kiện thuận lợi để các trang trại hoạt động, đồng thời nên xem xét miễn hoặc giảm thuế sử dụng đất cho các cơ sở chăn nuôi.

* Chính sách về tín dụng:

- Tạo điều kiện thuận lợi để giúp các hộ gia đình vay vốn phát triển chăn nuôi, xây dựng cơ sở chế biến thức ăn gia súc, giết mổ, chế biến sản phẩm chăn nuôi.

* Về thị trường:

Hỗ trợ tìm kiếm thị trường đầu vào như giống, thức ăn, thuốc thú y và thị trường đầu ra cho sản phẩm chăn nuôi. Khuyến khích tạo điều kiện cho thương nhân thu mua buôn bán các sản phẩm chăn nuôi thuận lợi và đảm bảo vệ sinh thú y.

* Chính sách khen thưởng:

- Để khuyến khích động viên kịp thời cho nhân dân trong công tác phát triển chăn nuôi, hàng năm huyện tổ chức hội nghị tổng kết chăn nuôi, biểu dương khen thưởng những cá nhân tiêu biểu, đồng thời có phương án điều chỉnh kế hoạch, quy hoạch phát triển chăn nuôi năm tới sát thực và khả thi hơn.



IV. KINH PHÍ ĐẢM BẢO

Dự kiến tổng vốn đầu tư:

Trong đó:

- Vốn ngân sách tỉnh và Trung ương: 1.565.000.000đ

- Vốn khác (NS huyện, các dự án, dân đầu tư): 4.140.000.000đ

(Có phụ lục chi tiết kèm theo)

V. HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI

1. Hiệu quả Kinh tế:

* Ước tính hiệu quả chương trình cải tạo đàn bò:

Kết quả dự tính đến năm 2010, sẽ lai tạo được 5.000 con bò lai. Mỗi bò lai có giá trị cao hơn bò nội cùng tuổi khoảng 2 triệu đồng:

5.000 con x 2.000.000đ/ con = 10.000.000đ

Bên cạnh đó số bò lai giống mua về thời gian sử dụng còn 5-6 năm sau để tiếp tục lai tạo.



* Hiệu quả chương trình nạc hoá đàn lợn:

Sau 5 năm triển khai số lợn nái thuần ngoại 500 nái, thời gian sử dụng là 5 năm; năm đầu dự tính đẻ 01 lứa nái 8 con/nái; những năm sau trung bình 15 con/năm/nái. Dự tính đến năm 2010, sẽ cung ứng 34.000 con lợn giống ngoại để nuôi thịt, ước tính hiệu quả nuôi lợn lãi cao hơn F1 là 70.000đ//con.

70.000đ/con x 34.000 con = 2.380.000.000đ.

2. Hiệu quả xã hội:

Sau 5 năm thực hiện, đến năm 2010, ngành chăn nuôi của huyện đã hình thành được vùng sản xuất hàng hoá, cơ bản chủ động nguồn giống chăn nuôi trên địa bàn.

Thay đổi dần tập quán chăn nuôi của người dân, chuyển từ chăn nuôi theo lối quảng canh sang thâm canh, đầu tư áp dụng tiến bộ KHKT, xây dựng và áp dụng quy trình nuôi bền vững, khép kín, tận dụng nguồn phân bón cho sản xuất nông nghiệp giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Tạo ra những mô hình, điển hình để nông dân học tập. Phát triển mạnh chăn nuôi với nhiều hình thức và quy mô khác nhau, nhằm phù hợp với điều kiện của từng vùng.

Giải quyết việc làm cho nông dân, tăng thu nhập, góp phần đẩy mạnh công tác xoá đói giảm nghèo trên địa bàn huyện.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Để ngành chăn nuôi đạt được 45-50% tỷ trọng sản xuất nông nghiệp và là ngành kinh tế mủi nhọn, đồng thời thực hiện thành công chương trình phát triển chăn nuôi 2006-2010 cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể các cấp, cụ thể:

Ban chỉ đạo các chương trình kinh tế tham mưu giúp UBND huyện chỉ đạo các xã thực hiện tốt chương trình chăn nuôi trên địa bàn. Tham mưu, đề xuất với UBND huyện về các cơ chế chính sách phù hợp, có biểu dương khen thưởng kịp thời các tổ chức, cá nhân thành tích, đồng thời tháo gỡ những vướng mắc trong qua trình thực hiện.

Hàng năm tổ chức hội nghị chăn nuôi do UBND huyện chủ trì nhằm thảo luận đánh giá những tồn tại vướng mắc trong năm và đưa ra những giải pháp, định hướng cho năm tới, điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với từng địa phương, giao kế hoạch cụ thể cho từng đơn vị và coi đây là một chỉ tiêu quan trong đánh giá việc lãnh đạo, chỉ đạo KT-XH của cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương và các ban, ngành liên quan.

Căn cứ Đề án chăn nuôi của huyện, UBND các xã, thị trấn xây dựng Đề án và lập kế hoạch chăn nuôi 2006-2010; Hàng năm tổ chức hội nghị chăn nuôi, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về định hướng và hỗ trợ phát triển chăn nuôi của huyện, tỉnh.

Uỷ ban mặt trận TQVN và các tổ chức Đoàn thể quần chúng tăng cường công tác tuyên truyền, chỉ đạo, vận động cán bộ nhân dân triển khai thực hiện./.


TM. UỶ BAN NHÂN DÂN

KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH
(Đã ký)
HỒ THANH NGỌC

PHỤ LỤC 1

TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI HUYỆN TUYÊN HOÁ CÓ ĐẾN 1/8/2006

Đơn vị tính: con




TT


Tên xã

Gia cầm

Dê (Gia súc khác

Gia cầm


Tống số


Đàn Trâu


Đàn Bò


Đàn Lợn


Tổng số


Đàn Gà


Đàn Vịt


Đàn ngỗng

1

Văn hoá

2.379

115

1.098

1.166

196

8.504

7.659

680

165

2

Tiến Hoá

3.849

300

1.505

2.044

229

9.129

8.808

154

167

3

Châu Hoá

2.943

126

1.393

1.724

678

9.196

9.052

66

78

4

Mai Hoá

3.918

356

1.087

2.475

198

10.541

9.890

383

268

5

Phong Hoá

3.056

198

1.120

1.738

138

7.786

7.509

213

64

6

Đức Hoá

3.347

305

1.283

1.759

353

13.454

13.150

50

254

7

Thạch Hoá

3.460

215

1.233

2.301

255

6.497

6.195

17

285

8

Đồng Hoá

3.198

51

1.572

1.575

206

13.280

13.215




65

9

Thuận Hoá

2.065

203

630

1.772

31

50.523

5.461

44

18

10

Lê Hoá

1.726

369

630

727

9

5.002

4.975

8

19

11

Kim Hoá

4.305

1.005

877

2.423




6.450

6.365




85

12

Hương Hoá

2.230

749

550

1.077




9.384

9.340

2

42

13

Thanh Thạch

2.874

555

234

704

9

2.216

2.198




18

14

Thanh Hoá

3.035

974

590

1.741

10

7.783

7.735

48




15

Lâm Hoá

408

147

149

152




844

823




21

16

Thị Trấn

4.663

98

405

3.936

15

3.203

3.137




66

17

Sơn Hoá

2.370

332

1.366

1.072

39

9.886

9.682

30

174

18

Nam Hoá

1.878

175

809

1.068

5

7.582

7.460

2

120

19

Ngư Hoá

567

333

112

122




2.012

2.012







20

Cao Quảng

2.641

718

874

1.449




4.776

4.734

25

17




Cộng

55.722

7.280

17.417

31.025

2.371

143.892

140.156

1.760

1976


PHỤ LỤC 2

KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN ĐÀN GIA SÚC GIA CẦM ĐẾN NĂM 2010


TT

Địa phương

Tổng đàn gia súc (con)

Tốc độ TTBQ

Tổng đàn gia cầm (1000 con)

Tốc độ TTBQ

2006

2007

2008

2009

2010

2006

2007

2008

2009

2010




Tổng số

55.722

65.000

72.000

78.700

85.000

11,5

143.892

180.000

193.200

205.500

218.500

11,0

1

Văn Hoá

2.379

2.720

3.033

3.382

3.677

11,5

8.504

11.000

11.700

12.400

13.200

11,6

2

Tiến Hoá

3.849

4.360

4.860

5.240

5.800

10,8

9.129

15.000

15.900

17.000

18.100

18,7

3

Châu Hoá

2.943

3.470

3.874

4.236

4.678

12,3

9.196

10.500

11.200

12.000

12.700

8,4

4

Mai Hoá

3.918

4.430

4.773

5.156

5.640

9,5

10.541

12.500

13.300

14.100

15.000

9,2

5

Phong Hoá

3.056

3.500

3.955

4.544

4.820

12,1

7.786

9.300

10.000

10.600

11.200

9,5

6

Đức Hoá

3.347

3.850

4.120

4.420

4.508

7,7

13.4 54

14.330

15.200

16.200

17.200

6,3

7

Thạch Hoá

3.460

3.900

4.290

4.500

4.800

8,5

6.497

9.800

10.400

11.000

11.700

15,8

8

Đồng Hoá

3.198

3.680

4.011

4.372

4.660

9,9

13.316

14.180

15.100

16.000

17.000

6,3

9

Nam Hoá

1.878

2.894

3.488

3.860

4.230

2,5

7.582

7.860

8.400

9.000

9.500

5,8

10

Sơn Hoá

2.370

2.640

3.062

3.720

4.100

14,7

9.886

10.526

11.200

12.000

12.700

6,5

11

TT Đồng Lê

4.663

5.350

5.866

6.340

6.670

9,4

9.005

12.000

13.800

14.600

15.500

14,5

12

Thuận Hoá

2.605

3.100

3.420

3.610

3.800

9,9

5.523

7.500

8.000

8.500

9.000

13,0

13

Lê Hoá

1.726

2.580

3.000

3.300

3.630

20,4

5.002

10.000

10.600

11.200

12.000

24,5

14

Kim Hoá

4.305

4.636

4.870

5.120

5.430

6,0

6.450

7.860

8.300

8.800

9.600

10,5

15

Hương Hoá

2.230

2.788

3.100

3.500

4.000

15,7

9.384

9.994

10.600

11.300

12.000

6,3

16

Thanh Hoá

3.305

3.700

4.120

4.532

4.985

17,9

2.789

6.500

7.500

8.000

8.500

32,1

17

Thanh Thạch

2.874

3.161

3.478

3.720

3.900

7,9

2.216

2.520

2.600

2.700

2.8010

6,0

18

Lâm Hoá

408

449

500

570

700

14,4

844

900

1.200

1.400

1.500

15,5

19

Cao Quảng

2.641

3.140

3.410

3.670

3.900

10,2

4.776

5.580

6.000

6.400

6.800

9,2

20

Ngư Hoá

567

652

770

908

1.071

17,2

2.012

2.150

2.200

2.300

2.500

5,6

PHỤ LỤC 3

KẾ HOẠCH PHÂN BỔ BÒ ĐỰC GIỐNG LAI SIND - LỢN NÁI

DIỆN TÍCH TRỒNG CỎ TỪ 2006 - 2010



TT

Đơn vị

Đực giống lai sind (con)

Lợn nái ngoại thuần (con)

Diện tích trồng cỏ (ha)

1

Văn Hoá

4

10

20

2

Tiến Hoá

3

20

40

3

Châu Hoá

4

20

40

4

Mai Hoá

3

50

40

5

Phong Hoá

3

20

35

6

Đức Hoá

4

10

30

7

Thạch Hoá

4

10

30

8

Đồng Hoá

4

10

35

9

Nam Hoá

4

10

40

10

Sơn Hoá

4

20

35

11

TT Đồng Lê

4

40

25

12

Thuận Hoá

3

10

25

13

Lê Hoá

4

10

30

14

Kim Hoá

4

30

30

15

Hương Hoá

3

10

35

16

Thanh Hoá

5




25

17

Thanh Thạch

2




20

18

Lâm Hoá

2




15

19

Cao Quảng

4

20

40

20

Ngư Hoá

2




10

Cộng

70

300

600



PHỤC LỤC 4

KẾ HOẠCH PHÂN BỔ NGUỒN KINH PHÍ



TT

Hạng mục đầu tư

Nguồn kinh phí (triệu đồng)

Tổng

Tỉnh

Nguồn khác

(huyện, các dự án, dân)

1

Tập huấn kỹ thuật, tham quan, học tập

60

60




2

Kinh phí mua đực giống lai sind

1.050

210 (20%)

840 (80%)

3

Kinh phí đào tạo dẫn tinh viên, 4 người x 5.000.000 đ/người

20

20




4

Kinh phí hỗ trợ thiến bò đực cóc; 500 con x 50.000 đ/con

25

25




5

Kinh phí mua vật tư thụ tinh nhân tạo

2.000 con x 100.000 đ/con



200

200




6

Kinh phí tiền công phối giống:

2.000 con x 100.000 đ



200

140

60

7

Kinh phí hỗ trợ bê lai bằng PP nhảy trực tiếp: 3.000 con x 50.000 đ/con

150

140




8

Kinh phí trồng cỏ 200 ha x 3.000.000 đ

600

210

390

9

Kinh phí mua lợn nái ngoại 500 con x 1.000.000 đ/con

500

200

300

10

KInh phí xây dựng 2 cơ sở giết mổ gia súc gia cầm 2x 150.000.000 đ/cơ sở

300

120

180

11

Kinh phí khôi phục đàn gia cầm 10.000 con x 10.000 đ/con

100

30

70

12

Kinh phí hỗ trợ vùng an toàn dịch bệnh 30.000.000 đ x 5 năm

150

150




13

Hỗ trợ nuôi lợn tăng sản (15 con/hộ; con nhỏ nhất>20kg): 1.000.000 đ/hộ

1.050

50

1.000

14

Hỗ trợ chăn nuôi trâu, bò (đàn 10 con/hộ; con nhỏ nhất>20 kg):1.000.000 đ/hộ

1.000




1.000

15

Hỗ trợ chăn nuôi dê (đàn: 15 con/hộ con nhỏ nhất >10kg):1.000.000 đ/hộ

200




200

16

Kinh phí triển khai, phụ cấp QL chỉ đạo20.000.000 đ x 5 năm

100




100

Tổng cộng

5.705

1.565

4.140

Каталог: 3cms -> scripts -> fckeditor -> web -> upload -> File -> ToChucBoMay -> UBNDHuyenThanhPho
File -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh quảng bình độc lập Tự do Hạnh phúc
File -> QuyếT ĐỊnh phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Quảng Trạch đến năm 2020
File -> QuyếT ĐỊnh về việc giải quyết khiếu nại về tranh chấp đất đai giữa
File -> Về việc giải quyết (lần 2) đơn khiếu nại của ông Lê Đức Thịnh, thường trú tại thôn Xuân Tổng, xã Văn Hoá, huyện Tuyên Hoá. Chủ TỊch uỷ ban nhân dân tỉnh quảng bìNH
File -> QuyếT ĐỊnh về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình
File -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
File -> UỶ ban nhân dân tỉnh cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
File -> Ủy ban nhân dân tỉnh quảng bình số: 20/2010/QĐ-ubnd cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
UBNDHuyenThanhPho -> UỶ ban nhân dân huyện quảng trạCH
UBNDHuyenThanhPho -> PHẦn I đẶC ĐIỂm kinh tế XÃ HỘi của huyện minh hoá

tải về 485.11 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương