UỶ ban nhân dân huyện quảng trạCH



tải về 174.31 Kb.
trang1/3
Chuyển đổi dữ liệu13.08.2016
Kích174.31 Kb.
#17766
  1   2   3


UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN

QUẢNG TRẠCH

-----------------

Số: ..../KH-UB


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

------------------------



Ba Đồn, ngày.... tháng 04 năm 2005


KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 5 NĂM (2006-2010)

---------


Phần thứ nhất
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH 5 NĂM (2001-2005)
Thời kỳ 2001 -2005 trong bối cảnh chung của cả tỉnh còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng được sự chỉ đạo của Thường vụ Tỉnh uỷ, HĐND tỉnh, UBND tỉnh, các sở, ban ngành cấp tỉnh. Sự lãnh đạo, chỉ của Thường vụ Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện và sự cố gắng phấn đấu của toàn thể cán bộ và nhân dân trên toàn huyện, đã phát huy các lợi thế về điều kiện tự nhiên, tập trung cho phát triển kinh tế - xã hội. Nền kinh tế của huyện phát triển tương đối toàn diện nhiều chỉ tiêu cơ bản hoàn thành và vượt mức kế hoạch so với Nghị quyết Đại hội huyện Đảng bộ khoá XXI đề ra, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, cơ sở hạ tầng được đầu tư nâng cấp, thu ngân sách hàng năm vượt kế hoạch và có mức tăng khá, Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp, Thương mại - Dịch vụ có chiều hướng phát triển. Trên lĩnh vực văn hoá - xã hội có nhiều chuyển biến tích cực, đời sống nhân dân được nâng lên, chỉ tiêu xoá đói giảm nghèo đảm bảo kế hoạch, Quốc phòng an ninh và tật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Kết quả thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch 5 năm:

- Nhịp độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm: 8,54%/năm.

- Giá trị sản xuất: Nông - Lâm nghiệp tăng bình quân 5 năm 5,39%.

- Giá trị sản xuất Công nghiệp - TTCN - XD tăng bình quân 15,33%.

- Giá trị sản xuất Thương mại - Dịch vụ tăng bình quân 10,54%.

- Sản lượng lương năm 2001: 38.581 tấn, năm 2005 đạt 49.029 tấn.

- Thu ngân sách trên địa năm 2005 đạt 69,190 tỷ đồng, so với năm 2001 vượt 298,3%.

- Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên giảm từ 13,37%o năm 2001 xuống 11,08%o năm 2005; (mục tiêu 8%).

- Tỷ suất sinh giảm từ 17,7%o xuống 13,0%o (mục tiêu phấn đấu mỗi năm giảm 1%).

- Tỷ lệ phổ cập THCS đạt 32/34 xã, chiếm 94,1% (mục tiêu 65-70%).

- Giải quyết việc làm cho 17.000 lao động, vượt so với kế hoạch 5.000 lao động (mục tiêu: 12.000).

- Tỷ lệ hộ đói nghèo từ 25,19% năm 2001, giảm xuống còn 9% năm 2005, bình quân giảm mỗi năm từ 3-4% (mục tiêu: xóa hết hộ đói, giảm hộ nghèo xuống dưới 10%).

- Tỷ lệ xã có điện là 100%, tỷ lệ hộ dùng điện năm 2001 là 95% , đến năm 2004 đạt 98%, cuối năm 2005 đạt 99,5%.

- Tỷ lệ hộ dân dùng nước sạch: Năm 2001 là 50%; Năm 2004 đạt 56,5%, cuối năm 2005 đạt 58%.

- Trạm y tế cơ sở được xây dựng cao tầng, kiên cố hoá lên 11 trạm, chiếm 32,3%. Số trạm y tế cơ sở có bác sỹ: 17/34 trạm, chiếm tỷ lệ 50%.

- Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng: Năm 2001 là 36,7%, cuối năm 2005 giảm xuống còn 26,5%.

- Tỷ lệ xã có trạm truyền thanh: 100% (mục tiêu 70).
I - ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TRÊN TỪNG LĨNH VỰC:

Trong nhiệm kỳ qua thực hiện Nghị quyết Đại hội huyện Đảng bộ khoá XXI, nền kinh tế của huyện tiếp tục duy trì nhịp độ tăng trưởng. Nhiều chỉ tiêu đạt và vượt so với kế hoạch 5 năm. Tốc độ phát triển kinh tế bình quân 5 năm đạt 8,54%/năm, nhịp độ phát triển giá trị sản xuất nông - lâm ngư nghiệp tăng 5,39%; Công nghiệp - TTCN tăng l 5,33%; Thương mại dịch vụ tăng 10,54%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng Nông - Lâm - Ngư nghiệp giảm từ 38,9% xuống còn 35%; tỷ trọng CN-TTCN tăng từ 33,7% năm 2001 lên 36,4%; thương mại - dịch vụ tăng từ 27,4% lên 28,6%.



1. Sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp:

a) Nông nghiệp: Giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2005 đạt 156,266 tỷ đồng, tốc độ phát triển bình quân 5 năm tăng 4,7%/năm. Cơ cấu sản xuất trong nông nghiệp có bước chuyển dịch đáng kể, một số diện tích trồng lúa năng suất thấp được chuyển đổi sang nuôi trồng thuỷ sản như: Quảng Phúc - Thuận; Quảng Phong; Phù Hoá, Quảng Hải; Quảng Văn... Diện tích lúa vụ 10, vụ chiêm, khoai lang đã được chuyển đổi sang các loại giống, cây trồng khác có giá trị cao. Ngành nông nghiệp đang từng bước chuyển biến theo hướng sản xuất hàng hoá và đóng vai trò chủ yếu trong việc ổn định đời sống nhân dân, tạo điều kiện để phát triển CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn.

- Trồng trọt: Trong 5 năm qua sản lượng lương thực (cây có hạt) được tăng trưởng vững chắc. Năm 2001 đạt 38.581 tấn đến năm 2004 đạt 48.058 tấn, dự kiến năm 2005 đạt 49.029 tấn; góp phần ổn định đời sống nông thôn, thúc đẩy phát triển chăn nuôi và đóng vai trò quan trọng trong việc xoá đói nghèo, đảm bảo an ninh lương thực. Việc duy trì sản lượng lương thực ổn định và tăng trưởng cao là nhờ tiến hành đồng bộ các giải pháp: Đảm bảo diện tích tưới, chú trọng thay đổi bộ giống mới, đầu tư kỷ thuật thâm canh, áp dụng các tiến bộ KH-KT, triển khai có hiệu quả các mô hình làm điểm nhân giống, mô hình giống lúa chất lượng cao, lúa lai và công tác xã hội hoá về giống ở cơ sở được nhân dân chú trọng đầu tư đúng mức, đảm bảo gieo trồng đúng lịch thời vụ; Công trình thuỷ lợi được đầu tư hoàn chỉnh, kể cả đầu mối và hệ thống kênh mương nội đồng, nên việc tưới tiêu được chủ động và hợp lý; áp dụng rộng rãi các biện pháp phòng trừ sâu bệnh, cơ giới hoá khâu làm đất và thay đổi phương pháp canh tác lúa bằng phương thức gieo sạ thay cấy, đầu tư diện tích thâm canh cao sản hàng năm từ 3.000 đến 3.500 ha.

Ngoài cây lúa, các cây trồng khác như: lạc, ớt, rau màu, tiêu, cây ăn quả được chú ý phát triển kể cả diện tích, năng suất, sản lượng. Đã có một số mô hình tập trung chuyên canh, thâm canh đạt hiệu quả cao như: Mô hình trồng ớt ở Quảng Lộc, lạc ở Quảng Phúc, mô hình trồng bông ở Quảng Châu; mô hình trồng hoa, trồng rau sạch ở Quảng Long... đạt hiệu quả trên 30 triệu đồng/ha. Đã thử nghiệm một số mô hình cây ngô lai vào sản xuất vụ Đông trên địa bàn huyện bước đầu đã mang lại hiệu quả. Đưa một số diện tích sản xuất từ 2 vụ lên 3 vụ nên đã nâng cao hiệu quả thu nhập trên một đơn vị diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Diện tích lúa vụ 10 và một vụ lúa vụ chiêm sản xuất kém hiệu quả đã được chuyển đổi sang trồng rau màu và nuôi trồng thuỷ sản. Trong những năm gần đây toàn huyện đã thực hiện tốt công tác dồn điền đổi thửa, quy hoạch lại đất đai, quy hoạch lại bờ vùng - bờ thửa, bố trí lại sản xuất hợp lý, đã tạo cho ngành trồng trọt từng bước đi vào tập trung chuyên canh, thâm canh.



- Chăn nuôi: Tổng đàn gia súc năm 2001 là 93.315 con, đến năm 2004 đạt 108.788 con, dự kiến năm 2005 đạt 113.800 con, tốc độ phát triển bình quân hàng năm là 5,17%. (Trong đó đàn trâu, bò đạt 28.800 con, đàn lợn 85.000 con). Tổng đàn gia cầm năm 2001 là 279.565 con, đến năm 2004 đạt 288.595 con, dự kiến năm 2005 đạt 330.000 con, tốc độ phát triển bình quân hàng năm là 9%. Thực hiện đề án phát triển chăn nuôi đã áp dụng nhiều biện pháp kỹ thuật tiến bộ để cải tạo đàn giống gia súc gia cầm ở các địa phương, như chương trình sin hoá đàn bò, tạo ra đàn bò lai chiếm gần 10% tổng đàn bò. Đàn lợn được cải tạo theo hướng ngoại hoá để nâng cao tỷ lệ nạc. Đàn gia cầm được nhập thêm các giống siêu thịt, siêu trứng. Tập trung chỉ đạo một số mô hình chăn nuôi, đầu tư giống, kỷ thuật, để mang lại hiệu quả cao. Công tác thú y được quan tâm đúng mức, nên trong 5 năm qua không có dịch bệnh lớn xảy ra, đàn gia súc gia cầm trên địa bàn huyện được ổn định và phát triển. Tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp năm 2001: 26,3% lê 31,2% năm 2005.

b) Thủy sản: Giá trị sản xuất thủy sản năm 2001 là 46,748 tỷ đồng, đến năm 2004 là 65,736 tỷ đồng. Dự kiến năm 2005 là 73,337 tỷ đồng, tốc độ phát triển bình quân 11,14%. Đây là một trong bốn chương trình kinh tế trọng điểm của tỉnh và huyện nên trong 5 năm qua huyện đã đầu tư để phát triển cả 3 lĩnh vực: Đánh bắt, nuôi trồng và chế biến. Sản lượng hải sản năm 2001 là 6.544 tấn, đến năm 2004 đạt 9.254 tấn, năm 2005 dự kiến đạt 10.259 tấn. Trong đó sản lượng đánh bắt năm 2001 là 5.930 tấn, năm 2004 đạt 8.200 tấn dự kiến năm 2005 đạt 9.000 tấn. Mặc dù việc tiếp thu và tổ chức triển khai đánh bắt xa bờ có những hạn chế, các chủ tàu được vay vốn tín dụng đầu tư đánh bắt xa bờ kém hiệu quả, nợ không thanh toán được, các hợp tác xã bị giải thể nhưng trong nhân dân đã tự bỏ vốn và vay thêm vốn ngân hàng để đầu tư tàu có công suất lớn (năm 2004 có 1.747 chiếc - trong đó 1/3 là tàu thuyền có công suất trên 45CV). Trang bị thêm ngư lưới cụ để vươn khơi đánh bắt xa bờ vì vậy sản lượng hàng năm tăng nhanh; Tỷ lệ hải sản xuất khẩu chiếm 35%.

Sản lượng nuôi trồng năm 2001 là 614 tấn, năm 2004 là 1.054 tấn, dự kiến năm 2005 là 1.259 tấn, tốc độ phát triển bình quân hàng năm là 20,33%. Trong nuôi trồng huyện đã đặc biệt chú trọng phát triển nuôi tôm sú, diện tích nuôi năm 2001 là 220 ha đến năm 2005 dự kiến 395 ha. Một số vùng sản xuất lúa 1 vụ năng suất thấp đã được chuyển đổi sang nuôi tôm như: Quảng Thuận, Quảng Phúc, Quảng Phong, Quảng Hải... nên đã góp phần nâng cao sản lượng nuôi trồng thủy sản. Công tác khuyến ngư đã được chú trọng đúng mức, trong 5 năm đã mở nhiều lớp tập huấn về chuyển giao kỹ thuật và trình diễn các mô hình nuôi thí điểm theo phương pháp thâm canh và bán thâm canh; đã có nhiều hộ nuôi đạt năng suất trên 4 tấn/ha như ở Quảng Thuận, Quảng Phúc, Quảng Phong... Hình thành được vùng nuôi tôm công nghiệp Phúc - Thuận bước đầu đã đi vào sản xuất, nuôi trồng có hiệu quả. Hệ thống dịch vụ đầu vào phục vụ cho nuôi trồng phát triển rộng rãi, đã tạo điều kiện cho nhiều hộ nông dân đầu tư nuôi thâm canh thu được kết quả khá.



c) Lâm nghiệp: Giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp năm 2001 là 13,161 tỷ đồng, năm 2004 là 13,217 tỷ đồng dự kiến năm 2005 là 13,614 tỷ đồng. Thu nhập từ rừng trong 5 năm tăng lên không đáng kể, do rừng trên địa bàn huyện chủ yếu là rừng khoanh nuôi bảo vệ, rừng kinh doanh chưa nhiều.

Diện tích trồng rừng trong 5 năm (200l - 2005) đã trồng được 2.445 ha (trong tổng số 15.445 ha đất trống đồi núi trọc). Trồng cây phân tán 3,738 triệu cây. Diện tích khoanh nuôi bảo vệ từ 8.562 ha (năm 2001) tăng lên 12.500 ha (năm 2005) Hình thành được vùng thông nhựa 5.000 ha đang vào thời kỳ khai thác. Đã chú trọng trồng và khoanh nuôi bảo vệ các khu rừng đầu nguồn, ven sông để bảo vệ môi trường sinh thái, chống xói lở. Công tác giao đất giao rừng đã thực hiện đúng kế hoạch; công tác phòng chống cháy rừng được quan tâm chỉ đạo thực hiện tốt làm cho vốn rừng ngày càng phát triển. Tỷ lệ độ che phủ từ 33% năm 2001 tăng lên 45% năm 2005.



2. Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp:

Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn trong những năm qua tăng trưởng khá, giá trị sản xuất tăng bình quân 16,16% các lợi thế về sản xuất vật liệu xây dựng như xi măng, đá, gạch tuynen... được đầu tư. Tiểu thủ công nghiệp các làng nghề truyền thống được duy trì phát triển. Là một trong bốn chương trình kinh tế trọng điểm của huyện, sản xuất CN, TTCN được đầu tư các chương trình khuyến công và một số dự án như đóng tàu thuyền, dệt lưới ở Cảnh Dương; dây đai nẹp nhựa ở Quảng Thuận... trong đó có một số dự án đã triển khai tốt có hiệu quả. Các mặt hàng truyền thống tiếp tục được duy trì và phát triển, công tác tín dụng đã giúp thêm vốn phục vụ sản xuất. Các làng nghề truyền thống như nón lá ở Thuận Bài (Quảng Thuận); tre đan ở Thọ Đơn (Quảng Thọ), Diên Trường (Quảng Sơn); rèn đúc ở Quảng Hòa; mặt mây xuất khẩu ở Quảng Văn, Quảng Tiến được giữ vững và phát triển về mặt quy mô, đưa lại hiệu quả kinh tế cao.

Thực hiện Nghị quyết của Huyện ủy về phát triển TTCN và ngành nghề nông thôn, phấn đấu mỗi xã có một ngành nghề phụ. Huyện đã phối hợp với Sở Công nghiệp du nhập nghề mây, tre đan xuất khẩu, mời chuyên gia về hướng dẫn giảng dạy cho các xã Quảng Thọ, Quảng Văn, Quảng Tiến, Quảng Phương. Song do khó khăn về thị trường tiêu thụ và nguyên liệu nên bước đầu hiệu quả mang lại chưa cao.

Đã đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng làng nghề Cảnh Dương với diện tích 10 ha và đang triển khai sắp xếp tổ chức sản xuất; đồng thời tiếp tục quy hoạch lập dự án đầu tư xây dựng thêm một số làng nghề khác ở Quảng Thọ, Xuân Hoà (Quảng Xuân), Quảng Phú, Quảng Hoà, Quảng Thuận.



3. Thương mại - Dịch vụ:

Trong những năm qua thương mại, dịch vụ trên địa bàn có bước phát triển khá, đáp ứng nhu cầu đời sống và phát triển kinh tế trên địa bàn. Giá trị dịch vụ tăng bình quân: 10,54%, chiếm tỷ trọng 28,6% (năm 2005). Tổng mứt bán lẻ hàng hoá tăng bình quân: 11,12%. Chợ Ba Đồn đang phát huy là trung tâm thương mại lớn của huyện đáp ứng nguồn hàng cung cấp cho hệ thống chợ nông thôn. Hệ thống chợ nông thôn có 27/34 xã có chợ đang tiếp tục được đầu tư nâng cấp để phục vụ tốt cho việc trao đổi, giao lưu hàng hoá của nhân dân. Hệ thống dịch vụ phát triển rộng khắp đã phục vụ đầy đủ mọi nhu cầu cho sản xuất và đời sống của nhân dân trên địa bàn, đặc biệt là dịch vụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, vận tải hàng hoá. Các mặt hàng chính sách xã hội cho đồng bào miền núi được Công ty Thương mại đáp ứng đầy đủ.



4. Về quan hệ sản xuất:

Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế nhiều thành phần, trong 5 năm qua các thành phần kinh tế trên địa bàn huyện đều được khuyến khích phát triển . Doanh nghiệp nhà nước từ 4 phát triển thêm 1 thành 5, kinh tế tập thể từ 22 HTX lên 86, doanh nghiệp tư nhân từ 0 lên 133, kinh tế cá thể phát triển mạnh trên nhiều lĩnh vực kể cả sản xuất và dịch vụ, kinh tế trang trại hình thành mô hình và đang được chú ý tổng kết để nhân rộng. Quan hệ sản xuất mới đang tạo ra điều kiện để cho các thành phần kinh tế tiếp tục phát triển.



5. Xây dựng cơ sở hạ tầng:

Trong 5 năm đã huy động được 599,737 tỷ đồng để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Trong đó nguồn vốn các dự án quốc tế, nguồn ngân sách trung ương và tỉnh đạt 449,957 tỷ đồng, chiếm 75%; nguồn vốn ngân sách huyện là 85,905 tỷ đồng chiếm 14,3%, nguồn vốn nhân dân đóng góp 63,875 tỷ đồng chiếm 10,7%.

Cơ sở hạ tầng có bước phát triển khá, thúc đẩy kinh tế phát triển, nâng cao đời sống xã hội. Mạng lưới giao thông được quan tâm đầu tư, có 33/34 xã ô tô về đến trung tâm và các thôn xóm. Hệ thống đường huyện quản lý có 57,9 km đường được bê tông và láng nhựa; 1.537 km đường cấp phối. Đường liên thôn, liên xã có 66,7 km được bê tông, 142 km được cấp phối.

- Về thuỷ lợi: Các hồ đập được nâng cấp và cải tạo đảm bảo nguồn nước tưới cho các địa phương, các tuyến kênh mương cấp I của hệ thống thuỷ lợi Vực Tròn, Rào Nan đã được kiên cố hoá. Trong 5 năm qua với phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm" đã bê tông được 145 km kênh mương cấp III đang phát huy hiệu quả phục vụ tốt cho sản xuất nông nghiệp.

- Về xây dựng dân dụng: Trong 5 năm có 45 trường học các cấp, 11 trạm y tế được đầu tư cao tầng; 27 nhà văn hóa xã và thôn được đầu tư xây dựng, các chợ nông thôn được nâng cấp xây dựng lại, tạo điều kiện cho việc giao lưu hàng hoá phát triển, đặc biệt là hàng nông sản phẩm.

Chương trình 135 và 138 của các xã đặc biệt khó khăn, các xã cồn bãi đã thực hiện việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện cho các xã phát triển kinh tế - xã hội, nhằm tạo ra sự đồng đều giữa các vùng.

Các nguồn vốn được đầu tư sử dụng hợp lý và có hiệu quả, qua các đợt thanh tra, kiểm tra các chủ đầu tư được giao sử dụng vốn đảm bảo các quy trình về đầu tư xây dựng cơ bản, các công trình phát huy hiệu quả đảm bảo phát triển cơ sở hạ tầng với công tác xóa đói giảm nghèo.

6. Tài chính - Tín dụng:

- Thu ngân sách trên địa bàn có mức tăng trưởng khá, năm 2001 là 17,324 tỷ đồng, dự đoán năm 2005 là 69,190 tỷ đồng, hàng năm đều vượt cao so với kế hoạch giao, tốc độ tăng của năm sau cao hơn so với năm trước. Bằng nhiều biện pháp tích cực, huyện đã chỉ đạo các ngành và các xã phối hợp tăng cường công tác thu ngân sách, giảm thất thu thuế và gian lận thương mại nên nguồn thu hàng năm đều tăng khá, năm 2003 tăng 47,3% so với 2002; năm 2004 tăng 86,8% so với 2003; năm 2005 tăng: 36% so với 2004.

- Chi ngân sách: Chi ngân sách qua các năm đều đảm bảo nhiệm vụ chính trị - kinh tế - xã hội trên địa bàn, ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng và các chương trình kinh tế trọng điểm, phục vụ tốt công tác xoá đói giảm nghèo.

Các khoản chi đều chấp hành theo đúng quy định của Luật ngân sách và hướng dẫn của Bộ Tài chính.

- Hoạt động tín dụng, ngân hàng từng bước được mở rộng, huy động được nhiều nguồn vốn cho đầu tư phát triển. Các ngân hàng thương mại, quỹ tín dụng đã bám sát các mục tiêu, các chương trình kinh tế phát triển của huyện để cho các đối tượng vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh, mở mang ngành nghề, đáp ứng cơ bản nhu cầu vay vốn của nhân dân; Triển khai có hiệu quả chương trình cho vay, thu nợ, giảm tối đa dư nợ quá hạn.

7. Khoa học công nghệ - Tài nguyên và môi trường:

- Khoa học công nghệ trong thời gian qua đã thúc đẩy việc tăng trưởng và phát triển kinh tế, phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Chú trọng ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong các lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp như đưa các loại giống mới vào sản xuất trong trồng trọt và chăn nuôi, chuyển đổi cây trồng, nuôi trồng thuỷ sản, tập trung xây dựng các mô hình trình diễn để nhân ra diện rộng. Kỹ thuật tin học được áp dụng phục vụ cho công tác chuyên môn và công tác quản lý góp phần tăng cường hiệu lực hiệu quả trong công tác quản lý. Công tác vệ sinh môi trường đã chú trọng, địa bàn thị trấn và các vùng ven đã có thu gom rác thải đảm bảo vệ sinh môi trường.

- Công tác tài nguyên và môi trường: trong 5 năm qua đã chú trọng khai tác tốt nguồn tài nguyên. Công tác quy hoạch, giao đất cấp giấy chứng nhận đất được quan tâm chỉ đạo đến hết năm 2005 sẽ hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho thị trấn và các xã. Công tác dồn điền đổi thửa đã giao xong thực địa cho 32/32 xã, công tác quy hoạch sử dụng đất cấp huyện và cấp xã được chú trọng.

8. Văn hoá - Xã hội:

a) Văn hoá Thông tin - Thể dục thể thao: Trong 5 năm qua công tác VHTT-TDTT được tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng hoạt động từ huyện đến cơ sở; Tập trung tuyên truyền phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị của huyện. Hoạt động của các câu lạc bộ, thư viện, bưu điện văn hoá xã, đài, trạm truyền thanh cơ sở, đã góp phần nâng cao đời sống văn hoá tinh thần cho nhân dân. Thực hiện tốt phong trào toàn dân đoàn kết, xây dựng đời sống ở khu dân cư, phong trào xây dựng gia đình văn hoá, làng văn hoá, đơn vị văn hoá được quan tâm chỉ đạo đúng mức và đạt kết quả cao. Công tác quản lý văn hoá đã thực hiện khá tốt, môi trường văn hoá được

đảm bảo lành mạnh. Các loại hình van hoá truyền thống được duy trì, các di tích lịch sử và văn hoá trên địa bàn huyện được tôn tạo, các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan được đẩy lùi. Phong trào hoạt động TDTT được giữ vững và phát triển đa dạng phong phú. Đến nay toàn huyện có 31.000 hộ gia đình đạt gia đình văn hoá, chiếm tỷ lệ: 68% (mục tiêu đặt ra trên 60%), có 72 làng, đơn vị văn hoá. Gia đình được công nhận gia đình TDTT chiếm 20% trong tổng số gia đình; có 83 trạm, đài truyền thanh cơ sở. Chính vì vậy đã góp phần vào việc đẩy lùi các tệ nạn xã hội, làm ổn định an ninh chính trị, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.



b) Giáo dục - đào tao: Trong 5 năm qua, ngành Giáo dục không ngừng phát triển về số lượng, đảm bảo chất lượng, thực hiện tốt chương trình cải cách giáo dục và phổ cập giáo dục ngày càng có hiệu quả. Tỷ lệ học sinh huy động vào lớp 1 đúng độ tuổi hàng năm đạt từ 98-99%. Tỷ lệ học sinh lớp 5 vào lớp 6 hàng năm đạt từ 95-98%. Nâng cao chất lượng dạy và học, giữ vững tiêu chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, đẩy nhanh tốc độ phổ cập giáo dục trung học cơ sở, đến cuối năm 2004 có 32/34 xã công nhận phổ cập THCS, huyện công nhận phổ cập THCS vượt trước năm so với kế hoạch tỉnh giao. Tỷ lệ lên lớp, tỷ lệ học sinh thi tốt nghiệp đều đạt cao. Các kỳ thi học sinh giỏi ở cấp huyện và cấp tỉnh đạt nhiều giải cao. Nhiều trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia, đến năm 2004 bậc học Mầm non có 2 trường, Tiểu học 28 trường, THCS 1 trường. Năm 2005, Tiểu học dự kiến thêm 4 trường nâng tổng số lên 32 trường, THCS thêm 3 trường, nâng tổng số lên 4. Nhiệm vụ bồi dưỡng nhân tài, đào tạo nguồn nhân lực được duy trì thường xuyên. Phong trào khuyến học, khuyến tài phát triển đã góp phần thúc đẩy phong trào xã hội hoá giáo dục.

c) Chính sách xã hội: Trong 5 năm qua đã tập trung thực hiện có hiệu quả các chương trình, mục tiêu về xã hội, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2001 là 25,19% năm 2004 giảm xuống còn 12%, dự kiến năm 2005 còn 9%. Tỷ lệ thất nghiệp từ 4,7% năm 2001 giảm xuống 2,8% năm 2004, dự kiến năm 2005 còn 2,58%. Giải quyết lao động có việc làm mới hàng năm tử 2.815 người (năm 2001) tăng lên 3.500 người năm 2004, dự kiến năm 2005 là 4.000 người (bình quân hàng năm tăng 8,%). Số lao động được đào tạo và hướng nghiệp nghề trong năm 2001 là 650 người, năm 2004 là 906 người, dự kiến năm 2005 là 1.000 người (bình quân hàng năm tăng 10,8%).

Thực hiện tốt chương trình xoá mái tranh cho hộ nghèo, các chính sách xã hội được đảm bảo. Đời sống xã hội ổn định, lành mạnh, đến quý 2/2005 xoá hết mái tranh cho hộ nghèo, các tệ nạn xã hội ngày càng được đẩy lùi, bộ mặt nông thôn nhất là vùng sâu, vùng xa được đổi mới.



d)Y tế - Dân số - Gia đình và Trẻ em: Trong 5 năm qua đã thực hiện tốt và có hiệu quả chương trình y tế dự phòng, chức năng khám và chữa bệnh cho nhân dân và các chương trình mục tiêu quốc gia như: Chương trình phòng chống sốt rét, chương trình tiêm chủng mở rộng, chương trình phòng chống lao, chương trình phòng chống bướu cổ. Trung tâm Y tế huyện được đầu tư nâng cấp và trang bị thêm các phương tiện kỹ thuật, đội ngũ cán bộ y tế được nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn. Năm 2001 có 17 bác sỹ, 3 cử nhân, năm 2004 đã có 29 bác sỹ, 7 cử nhân. Hoạt động y tế cơ sở tiếp tục chuyển biến tốt, y tế xã và thôn bản được củng cố, chất lượng ngày càng được nâng lên; Thực hiện tốt công tác bảo hiểm y tế, quan tâm đến công tác bảo hiểm y tế người nghèo. Đến nay đã có 17 trạm y tế cơ sở có bác sỹ, chiếm 50% số trạm y tế trên địa bàn. Công tác xã hội hoá y tế ngày càng phát triển, vệ sinh sức khoẻ cộng đồng, phòng chống các bệnh xã hội, sử dụng nước sạch trong nhân dân được quan tâm chỉ đạo thực hiện có hiệu quả.

Dân số trung bình năm 2001 là 195.598 người, năm 2004 là 200.459 người, dự kiến năm 2005 là 202.418 người (Trong đó tỷ lệ nữ chiếm 50,8%) Trong 5 năm huyện đã tích cực chỉ đạo thực hiện các biện pháp sinh đẻ có kế hoạch nên tỷ lệ phát triển tự nhiên dân số từ 13,37%o năm 2001, giảm xuống còn 11,61%o năm 2004, dự kiến năm 2005 giảm xuống còn 11,08%o. Giảm tỷ suất sinh mỗi năm từ 0,7 - 1,0 %o (năm 2001 là 17,7%o, đến năm 2004 là 14,5%o).

Công tác chăm sóc giáo dục trẻ em được quan tâm đúng mức, tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh ngày càng giảm. Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ ngày càng được nâng lên, năm 2005 đạt 98,5%; Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng ngày càng giảm (2001 là 36,7% - phấn đấu đến cuối 2005 giảm xuống còn 26,5%).

9. Quốc phòng - An ninh:

a) Công tác quốc phòng: Trong 5 năm qua được sự quan tâm chăm lo của các cấp, các ngành, đã phối hợp chặt chẽ trong cơ chế lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và tham mưu huyện đã thực hiện hoàn thành các nhiệm vụ quốc phòng. Công tác tuyển quân hàng năm đều đạt và vượt kế hoạch, công tác huấn luyện dân quân tự vệ đạt 100% yêu cầu; trong đó tỷ lệ khá giỏi đạt trên 75%. Công tác diễn tập huấn luyện sẵn sàng chiến đấu chống âm mưu diễn biến hoà bình của các thế lực thù địch thực hiện tốt theo đúng kế hoạch của Quân khu và của Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh. Công tác đăng ký quân dự bị, giải quyết chế độ cho quân nhân hoàn thành nghĩa vụ đảm bảo đúng luật. Công tác quốc phòng ở cơ sở được quan tâm thực hiện tốt. Công tác xây dựng cụm tuyến và cơ sở an toàn làm chủ được quan tâm chỉ đạo tốt. Đã góp phần làm ổn định tình hình, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

b) Công tác an ninh: Trong 5 năm qua tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn nhìn chung ổn định. Các cấp, các ngành đã tập trung thực hiện Nghị quyết 09/CP và Chương trình quốc gia phòng chống tội phạm của Chính phủ. Phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc gắn với Cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư, lồng ghép với phong trào các cuộc vận động khác ở địa phương nên đã thu được nhiều kết quả, góp phần kiềm chế và giảm tình hình tội phạm trên địa bàn huyện. Công tác điều tra nắm tình hình, tham mưu kịp thời cho Đảng và chính quyền giải quyết xử lý dứt điểm, trong 5 năm qua không có đột biến lớn xảy ra. Thực hiện tốt cuộc vận động đảm bảo TTATGT trên địa bàn, nên đã góp phần hạn chế tai nạn giao thông xảy ra. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền và phổ biến pháp luật cho nhân dân đạt hiệu quả cao.

Nhìn chung công tác an ninh trật tự trong 5 năm qua trên địa bàn huyện được giữ vững, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.



Каталог: 3cms -> scripts -> fckeditor -> web -> upload -> File -> ToChucBoMay -> UBNDHuyenThanhPho
File -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh quảng bình độc lập Tự do Hạnh phúc
File -> QuyếT ĐỊnh phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Quảng Trạch đến năm 2020
File -> QuyếT ĐỊnh về việc giải quyết khiếu nại về tranh chấp đất đai giữa
File -> Về việc giải quyết (lần 2) đơn khiếu nại của ông Lê Đức Thịnh, thường trú tại thôn Xuân Tổng, xã Văn Hoá, huyện Tuyên Hoá. Chủ TỊch uỷ ban nhân dân tỉnh quảng bìNH
File -> QuyếT ĐỊnh về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình
File -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
File -> UỶ ban nhân dân tỉnh cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
File -> Ủy ban nhân dân tỉnh quảng bình số: 20/2010/QĐ-ubnd cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
UBNDHuyenThanhPho -> Ủy ban nhân dân huyện tuyên hóA
UBNDHuyenThanhPho -> PHẦn I đẶC ĐIỂm kinh tế XÃ HỘi của huyện minh hoá

tải về 174.31 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương