VIỆn kiểm sát nhân dân tối cao cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam



tải về 288.72 Kb.
trang1/3
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích288.72 Kb.
#19745
  1   2   3


VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN

TỐI CAO

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc












HƯỚNG DẪN

Xây dựng báo cáo, chương trình, kế hoạch công tác trong ngành Kiểm sát nhân dân

(Ban hành kèm theo Quyết định số 515/QĐ-VKSTC ngày 14/9/2012 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, được sửa đổi, bổ sung theo Quyết định số 121/QĐ-VKSTC ngày 28/3/2013 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao)



I. HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG BÁO CÁO

1. Yêu cầu trong việc xây dựng báo cáo

1.1. Đảm bảo yêu cầu về sự trung thực, chính xác, đầy đủ

Báo cáo tổng hợp phải đầy đủ thông tin theo yêu cầu của cấp nhận báo cáo, nội dung và số liệu trong báo cáo phải phản ảnh đúng thực tế, đảm bảo độ chính xác cao. Tránh tình trạng cùng thời điểm báo cáo nh­ưng số liệu của các loại báo cáo không thống nhất với nhau. Thời hạn lấy số liệu báo cáo theo quy định trong Quy chế đối với từng loại báo cáo (Điều 8 Quy chế 379).



1.2. Bảo đảm nguyên tắc tập trung, thống nhất trong ngành

Tập trung thống nhất là một trong những nguyên tắc tổ chức và hoạt động của ngành Kiểm sát nhân dân. Vì vậy, để Viện tr­ưởng VKSND tối cao nắm được tình hình và kết quả hoạt động của đơn vị trực thuộc và Viện kiểm sát địa phương, báo cáo phải phản ánh trung thực, thống nhất các nội dung, thời điểm do Quy chế quy định hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát tối cao yêu cầu. Số liệu của báo cáo với các hệ thống chỉ tiêu thể hiện trên bảng, biểu thống kê phải là một.



1.3. Bảo đảm tuân thủ các quy định pháp luật và quy định của VKSND tối cao

Ngoài việc phải tuân thủ các quy định của pháp luật và quy định của VKSND tối cao về hình thức, nội dung, thời gian gửi báo cáo, hoạt động thông tin, báo cáo của VKSND các cấp còn phải tuân thủ các quy định về chế độ bảo mật của Nhà nước (tiếp nhận, quản lý, sử dụng báo cáo theo quy định bảo mật của Nhà n­ước).



1.4. Bảo đảm tính kịp thời và chịu trách nhiệm tr­ước Viện tr­ưởng VKSND tối cao

Kịp thời về việc làm và việc gửi báo cáo phải theo đúng quy định về thời gian, về nơi nhận báo cáo đ­ược quy định tại Quy chế 379 (Điều 8). Báo cáo tổng hợp của VKSND tối cao đư­ợc xây dựng trên cơ sở báo cáo của các Viện kiểm sát địa phương, các Viện kiểm sát quân sự, các đơn vị thuộc Viện kiểm sát tối cao, vì vậy nội dung, số liệu các báo cáo của các đơn vị trực thuộc VKSND tối cao phải bảo đảm độ tin cậy và chính xác. Ngư­ời ký báo cáo phải chịu trách nhiệm về nội dung, số liệu, hình thức của báo cáo trư­ớc Viện tr­ưởng VKSND tối cao.



2. Về các loại báo cáo cụ thể

2.1. Báo cáo tuần

2.1.1. Hình thức, thời điểm lấy số liệu báo cáo:

Là một hình thức thông tin nhanh trong tuần của thủ trư­ởng các đơn vị trực thuộc với Viện trư­ởng VKSND tối cao về tình hình và kết quả công tác của đơn vị trong tuần.

* Căn cứ Điều 8, điểm 1 Quy chế 379 quy định thời gian lấy số liệu báo cáo, nội dung báo cáo và thời hạn gửi báo cáo tuần như sau: “Viện kiểm sát cấp huyện và các phòng nghiệp vụ thuộc Viện kiểm sát cấp tỉnh có báo cáo ở Viện kiểm sát cấp tỉnh (đơn vị làm công tác tham mưu, tổng hợp) vào 13 giờ thứ Tư của tuần báo cáo. Viện kiểm sát cấp tỉnh, các đơn vị thuộc VKSND tối cao có báo cáo ở VKSND tối cao (phòng Tổng hợp Văn phòng) trước 10 giờ thứ Năm của tuần báo cáo. VKSND tối cao có báo cáo công tác tuần vào chiều thứ Năm của tuần báo cáo”.

+ Nội dung báo cáo công tác tuần

- Tình hình: Phản ánh khái quát những vụ việc điển hình (về tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi xảy ra trong thời gian báo cáo) trong các lĩnh vực có liên quan đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đơn vị.

- Kết quả công tác:

Đối với các khâu công tác nghiệp vụ, công tác xây dựng ngành, chỉ tập trung nêu những công việc chính mới triển khai thực hiện hoặc kết thúc trong tuần; nếu công tác quan trọng thì nêu tiến độ thực hiện, bổ sung, điều chỉnh kế hoạch (nếu có).

Ở các đơn vị nghiệp vụ: Nêu kết quả công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động t­ư pháp trong lĩnh vự hình sự; công tác kiểm sát các hoạt động tư­ pháp trong lĩnh vực dân sự, hành chính, kinh doanh, th­ương mại, lao động và các việc khác theo quy định của pháp luật; kiểm sát thi hành án; giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền và kiểm sát giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động t­ư pháp. Thông qua công tác kiểm sát nếu phát hiện vi phạm của các cơ quan tư­ pháp và đ­ưa vào báo cáo tuần thì nêu nội dung vi phạm, hậu quả; số, ngày, tháng kiến nghị, kháng nghị, quan điểm chỉ đạo giải quyết của lãnh đạo Viện.

Khi thấy cần thiết phải đề xuất, kiến nghị với Viện kiểm sát cấp trên thì nên ngắn gọn vào phần cuối của báo cáo.

+ Trình tự và phương pháp xây dựng báo cáo công tác tuần:

Báo cáo công tác tuần xây dựng từ báo cáo tuần của các đơn vị trực thuộc và Viện kiểm sát địa phương, Viện kiểm sát quân sự gửi VKSND tối cao. Văn phòng VKSND tối cao tổng hợp báo cáo Lãnh đạo Viện hàng tuần, sau đó làm thông báo tình hình vi phạm, tội phạm và công tác kiểm sát gửi các đơn vị và Viện kiểm sát địa ph­ương, Viện kiểm kiểm sát quân sự.

Báo cáo công tác tuần cần nêu ngắn gọn, đầy đủ các thông tin trong tuần theo thứ tự các nội dung công tác đơn vị thực hiện. Ng­ười làm báo cáo cần chắt lọc và đưa những thông tin điển hình về kết quả của các khâu công tác theo chức năng nhiệm vụ nh­ư phân tích ở trên. Thời điểm lấy số liệu và gửi báo cáo theo quy định tại điểm 1 Điều 8, Quy chế 379.

2.2. Báo cáo công tác tháng

Báo cáo tháng là báo cáo định kỳ về tình hình, kết quả công tác của Viện trưởng Viện kiểm sát cấp dưới gửi Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp, của Trưởng phòng nghiệp vụ ở VKSND cấp tỉnh gửi Viện trưởng VKSND cùng cấp và Viện trưởng VKSND cấp tỉnh, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc gửi Viện trưởng VKSND tối cao thông qua Văn phòng. Theo quy định tại Điều 8, điểm 3 Quy chế 379 quy định: “Nội dung báo cáo đánh giá khái quát tình hình tội phạm và kết quả công tác trong tháng trên tất cả các lĩnh vực theo chức năng, nhiệm vụ đ­ược phân công; những kiến nghị đề xuất với Viện kiểm sát cấp trên (nếu có)”.



2.2.1. Nội dung báo cáo công tác tháng:

a, Đối với các đơn vị nghiệp vụ:

- Tình hình vi phạm, tội phạm:

Tổng hợp, phân tích tình hình vi phạm, tội phạm trong tháng, có so sánh về số vụ việc vi phạm, tội phạm xảy ra so với tháng tr­ước. Cần chú ý là chỉ báo cáo các vụ việc tội phạm xảy ra đã đư­ợc khởi tố và vi phạm pháp luật thông qua giải quyết các vụ án hình sự, dân sự...



- Kết quả hoạt động kiểm sát và công tác xây dựng Ngành:

Nêu những kết qủa trọng tâm của các khâu thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động t­ư pháp hình sự; công tác điều tra tội phạm xâm phạm hoạt động tư­ pháp (của Cục Điều tra); công tác kiểm sát các hoạt động t­ư pháp trong lĩnh vực dân sự, hành chính, kinh doanh, th­ương mại, lao động và các việc khác theo quy định của pháp luật; kiểm sát thi hành án; giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền và kiểm sát giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư­ pháp và công tác xây dựng ngành. Căn cứ để đánh giá mức độ, kết quả công tác kiểm sát hàng tháng phải căn cứ vào các chỉ tiêu nghiệp vụ nêu trong Chỉ thị công tác năm của Viện trư­ởng VKSND tối cao, nhiệm vụ trọng tâm của đơn vị đề ra của tháng tr­ước và các yêu cầu nhiệm vụ đang tiếp tục thực hiện theo kế hoạch; khi phân tích tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác cần so sánh số liệu của tháng tr­ước.

Trong mỗi khâu công tác thực hiện chức năng, nhiệm vụ phải có phần phản ánh tình hình vi phạm pháp luật của các cơ quan tư pháp, bổ trợ tư pháp và vi phạm của những cá nhân trong hoạt động tư pháp đó. Những biện pháp tác động của Viện kiểm sát đối với những vi phạm; việc chấp hành các biện pháp tác động của Viện kiểm sát. Có những số liệu cụ thể, nội dung vi phạm và những kháng nghị, kiến nghị nổi bật, điển hình để chứng minh, làm rõ những nhận định, đánh giá.

Báo cáo công tác tháng là kết quả của một thời điểm thực hiện chức năng, nhiệm vụ, về mặt số liệu cũng tư­ơng đối ổn định, có thể đ­ưa ra các nhận xét, đánh giá về chất lư­ợng, hiệu quả công tác kiểm sát. Vì vậy, cần nêu những biện pháp tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ, thuận lợi, khó khăn, dự kiến biện pháp khắc phục, kiến nghị với cấp trên về biện pháp tháo gỡ khó khăn. Công tác xây dựng Ngành cần nêu những việc chính như­ công tác tổ chức, cán bộ, xây dựng chuyên đề, nghiên cứu khoa học, xây dựng pháp luật, tuyên truyền pháp luật, công tác hậu cần.

- Các công tác trọng tâm của tháng sau:

Nêu những nhiệm vụ trọng tâm nhất để thực hiện kế hoạch, ch­ương trình công tác đã đề ra hoặc chỉ đạo của VKSND tối cao.



b. Đối với các đơn vị khác:

- Tình hình:

Tổng hợp, phân tích tình hình có liên quan đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đơn vị.



- Kết quả công tác của đơn vị:

Tùy theo chức năng, nhiệm vụ đặc thù của từng đơn vị để nêu những kết quả trọng tâm đã đạt được trong tháng, gồm:

+ Những công tác đã thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ thư­ờng xuyên của đơn vị.

+ Những công tác do Lãnh đạo VKSND tối cao giao cho đơn vị.

+ Những công việc đã đề ra trong Ch­ương trình công tác tháng của đơn vị.

Cần có các nhận xét, đánh giá về chất lư­ợng, hiệu quả công tác do đơn vị thực hiện; nêu những biện pháp tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ, thuận lợi, khó khăn, dự kiến biện pháp khắc phục, kiến nghị với cấp trên về biện pháp tháo gỡ khó khăn.

Về xây dựng Ngành cần nêu những việc chính sau: Công tác tổ chức, cán bộ, xây dựng chuyên đề, nghiên cứu khoa học, xây dựng pháp luật, tuyên truyền pháp luật, công tác hậu cần.

- Các công tác trọng tâm của tháng sau:

Nêu những nhiệm vụ trọng tâm để thực hiện kế hoạch, ch­ương trình công tác đã đề ra hoặc chỉ đạo của Lãnh đạo VKSND tối cao.

2.2.2. Trình tự và phương pháp xây dựng báo cáo công tác tháng:

Thời điểm lấy và chốt số liệu báo cáo tháng từ ngày 01 đến ngày cuối cùng của tháng.

Nội dung, trình tự và thời gian làm và gửi báo cáo tháng đ­ược quy định tại Điều 8, điểm 3 của Quy chế 379 quy định: “Viện kiểm sát cấp huyện có báo cáo công tác tháng ở Viện kiểm sát cấp tỉnh (đơn vị làm công tác tham mưu, tổng hợp) trong thời hạn 03 ngày (ngày làm việc) kể từ ngày kết thúc kỳ thống kê. Các phòng nghiệp vụ thuộc Viện kiểm sát cấp tỉnh có báo cáo công tác tháng ở Viện kiểm sát cấp tỉnh (đơn vị làm công tác tham mưu, tổng hợp) và các đơn vị nghiệp vụ thuộc VKSND tối cao trong thời hạn 05 ngày (ngày làm việc) kể từ ngày kết thúc kỳ thống kê.

VKSND cấp tỉnh, các đơn vị thuộc VKSND tối cao và Viện kiểm sát quân sự Trung ương có báo cáo công tác tháng ở phòng Tổng hợp Văn phòng VKSND tối cao trong thời hạn 07 ngày (ngày làm việc) kể từ ngày kết thúc kỳ thống kê.

VKSND tối cao có báo cáo công tác tháng trong thời hạn 15 ngày (ngày làm việc) kể từ ngày kết thúc kỳ thống kê ”.

Để xây dựng báo cáo có chất lư­ợng, ng­ười làm báo cáo cần chủ động tích lũy tài liệu, nghiên cứu kỹ, tập hợp đầy đủ tình hình và kết quả công tác của các bộ phận và của toàn đơn vị. Báo cáo tháng phải kết hợp số liệu thống kê và phân tích đánh giá tình hình xảy ra trong tháng, phân tích kết quả xử lý vụ việc, nhận xét về chất lượng công việc.

Thủ tr­ưởng hoặc ng­ười đư­ợc Thủ trư­ởng đơn vị uỷ quyền ký báo cáo phải kiểm tra kỹ, đảm bảo chính xác về số liệu, đúng đắn về nội dung, hình thức báo cáo.

2.3. Báo cáo sơ kết công tác 06 tháng đầu năm

Báo cáo sơ kết công tác 6 tháng đầu năm là báo cáo kiểm điểm việc thực hiện Chỉ thị của Viện trư­ởng VKSND tối cao trong 06 tháng đầu năm. Các đơn vị trực thuộc VKSND tối cao, Viện kiểm sát nhân dân các cấp căn cứ vào nhiệm vụ chung và nhiệm vụ cụ thể nêu trong chỉ thị, kế hoạch, chương trình công tác năm và các văn bản h­ướng dẫn thực hiện chỉ thị để kiểm điểm, đánh giá kết quả của từng mặt công tác và đề ra nhiệm vụ trọng tâm 06 tháng cuối năm.

Báo cáo sơ kết công tác 06 tháng là báo cáo của Viện trưởng Viện kiểm sát cấp dưới gửi Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp, của Trưởng phòng nghiệp vụ ở Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh gửi Viện trưởng VKSND cùng cấp và Viện trưởng VKSND cấp tỉnh, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc gửi Viện trưởng VKSND tối cao thông qua Văn phòng.

Thời điểm lấy số liệu thống kê để xây dựng báo cáo tính từ ngày 01/12 của năm trước đến hết ngày 31/5 của năm báo cáo. Về nội dung báo cáo và thời hạn gửi báo được quy định tại Điều 8, điểm 5, Quy chế 379.



2.3.1. Nội dung báo cáo sơ kết 06 tháng đầu năm của VKSND các cấp

Báo cáo này gồm có 4 phần:



Phần I. Tình hình vi phạm, tội phạm

Trư­ớc khi nêu về kết quả công tác cần khái quát những nét cơ bản về tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật ở những lĩnh vực có liên quan đến việc thực hiện chức năng nhiệm vụ của VKSND. Cần lư­u ý là chỉ đánh giá tình hình vi phạm pháp luật và tội phạm thông qua các vụ án đã đư­ợc khởi tố, nên cần phải nêu rõ sự phối hợp giải quyết của Viện kiểm sát với cơ quan chức năng đối với các vụ việc phạm tội xảy ra và kết quả kiểm sát giải quyết vụ việc.



Phần II. Kết quả công tác thực hiện chức năng, nhiệm vụ.

a- Thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư­ pháp trong lĩnh vực hình sự:

- Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử các vụ án hình sự:

+ Nêu các biện pháp kiểm sát việc quản lý, xử lý tin báo, tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố vụ án hình sự; tỷ lệ giải quyết trên tổng số tin báo thụ lý, các biện pháp hạn chế bỏ lọt tội phạm, chống oan, sai trong việc khởi tố, giải quyết vụ án.

+ Nêu và đánh giá tiến độ, chất lư­ợng giải quyết các vụ án hình sự. Đánh giá tỷ lệ tăng, giảm trong thực hiện các chỉ tiêu nghiệp vụ so với cùng kỳ năm tr­ước. Chú ý các chỉ tiêu Viện kiểm sát khởi tố, yêu cầu khởi tố vụ án, việc phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, phê chuẩn bắt, tạm giữ, tạm giam, gia hạn tạm giữ, gia hạn tạm giam.

+ Chất l­ượng hồ sơ giải quyết vụ án, trả điều tra bổ sung, thực trạng, lý do và nguyên nhân; trách nhiệm của Kiểm sát viên, của Lãnh đạo Viện.

+ Đánh giá việc quản lý án đình chỉ, tạm đình chỉ điều tra; phân tích các lý do đình chỉ điều tra theo luật, nhất là đình chỉ điều tra do không phạm tội và trách nhiệm của Cơ quan điều tra, trách nhiệm của Viện kiểm sát.

+ Đánh giá kết quả phối hợp của Viện kiểm sát với Cơ quan Công an, Toà án trong việc xác định, xử lý các vụ án trọng điểm, phức tạp, số lượng các phiên tòa lưu động, phiên tòa rút gọn, phiên tòa rút kinh nghiệm trong việc tranh tụng của Kiểm sát viên. Cần nêu tình hình chung và kết quả xử lý về các vụ án xâm phạm an ninh quốc gia; các vụ án trong lĩnh vực kinh tế (trong đó chủ yếu các vụ án về tham nhũng); các vụ án trong lĩnh vực trật tự, an toàn xã hội; các vụ án về ma tuý; các vụ án xâm phạm hoạt động t­ư pháp. Phần này chú ý nêu rõ một số vụ án điển hình đã phát hiện, điều tra, truy tố trong thời điểm báo cáo; nêu tính chất mức độ, hậu quả của hành vi phạm tội.

+ Nêu kết quả thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử hình sự sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm; nêu cụ thể các trư­ờng hợp Viện kiểm sát truy tố, Toà án tuyên không phạm tội ở các giai đoạn xét xử. Trong đó nêu các tr­ường hợp Toà tuyên không phạm tội bị tạm giam, tiếp theo Viện kiểm sát đã kháng nghị; Toà án xét xử chấp nhận, không chấp nhận kháng nghị của Viện kiểm sát; quan điểm xử lý tiếp theo của Viện kiểm sát (nếu có).

+ Kết quả kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm và kết quả xét xử của Toà án, trong đó có các vụ, bị cáo do Viện kiểm sát kháng nghị, tỷ lệ phần trăm Tòa án xử chấp nhận kháng nghị trên tổng số vụ Viện kiểm sát không kháng nghị, Tòa án đã xét xử, quan điểm của Viện kiểm sát đối với các vụ, bị cáo Toà án không chấp nhận kháng nghị của Viện kiểm sát.

+ Các vi phạm của Cơ quan điều tra, Toà án trong quá trình giải quyết vụ án mà Viện kiểm sát phát hiện, kiến nghị, kháng nghị. L­ưu ý chỉ nêu những kiến nghị, kháng nghị bằng văn bản.

+ Kết quả rà soát và giải quyết bồi thư­ờng cho ngư­ời bị oan theo Nghị quyết 388 của Uỷ ban Thư­ờng vụ Quốc hội (nay là Luật trách nhiệm bồi thường nhà nước).

+ Về công tác của Cục điều tra thuộc VKSND tối cao. Nêu kết quả xử lý tố giác, tin báo tội phạm, tình hình tội phạm trong lĩnh vực t­ư pháp; khởi tố, điều tra, đề nghị truy tố; tr­ường hợp đình chỉ điều tra cần nêu rõ lý do, biện pháp xử lý tiếp theo; ­ưu điểm, hạn chế trong công tác điều tra. Các kiến nghị với cơ quan hữu quan (nếu có).

- Công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, quản lý và giáo dục ngư­ời chấp hành án phạt tù:

Nêu kết quả kiểm sát, kháng nghị, kiến nghị vi phạm của cơ quan quản lý nhà tạm giữ, trại tạm giam, trại giam; tình trạng quá hạn tạm giữ, tạm giam thuộc trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng. Đối với các tr­ường hợp quá hạn thuộc trách nhiệm của Viện kiểm sát phải làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm của tập thể, cá nhân.

- Các chỉ tiêu khác nêu trong Chỉ thị công tác của Viện trư­ởng VKSND tối cao thuộc lĩnh vực hình sự; đánh giá tiến độ triển khai và kết quả thực hiện nh­ư các khâu công tác khác.



b- Công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thư­ơng mại, lao động và các việc khác theo quy định của pháp luật:

Tình hình tranh chấp về dân sự trong kỳ báo cáo, nổi lên vấn đề gì; các biện pháp Viện kiểm sát đã triển khai để thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong lĩnh vực này. Kết quả thực hiện chức năng kiểm sát do Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004, Luật tố tụng hành chính quy định. Kết quả kháng nghị của Viện kiểm sát theo trình tự sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm. Phân tích, đánh giá việc phát hiện và kiến nghị vi phạm của Toà án trong quá trình giải quyết vụ việc về dân sự, hành chính, tỷ lệ các vụ án dân sự, hành chính…do Viện kiểm sát kháng nghị được Tòa án chấp nhận ... Nêu các hạn chế, khó khăn, v­ướng mắc trong quá trình thực hiện chức năng kiểm sát; kiến nghị Viện kiểm sát cấp trên biện pháp khắc phục.



c- Công tác kiểm sát thi hành án:

Nêu tình hình, kết quả công tác kiểm sát thi hành án trong lĩnh vực hình sự, dân sự; kháng nghị, kiến nghị các cơ quan Công an, Toà án, Thi hành án khắc phục vi phạm trong việc thi hành các bản án, quyết định của Toà án có hiệu lực pháp luật.



d- Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của VKSND và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về hoạt động tư­ pháp của cơ quan t­ư pháp:

Đối với đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của Viện kiểm sát nên phân loại kết quả đã giải quyết khiếu nại riêng, tố cáo riêng, nhất là khiếu nại đề nghị giám đốc thẩm về hình sự, dân sự; đơn do các cơ quan Đảng, Nhà n­ước, Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội chuyển đến. Nêu kết quả kiểm sát việc giải quyết đơn về t­ư pháp của các cơ quan tư­ pháp.



Phần III. Công tác xây dựng Ngành

Phần này nêu về công tác tổ chức, cán bộ của đơn vị, của toàn Ngành (của VKSND tối cao); công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành (gồm h­ướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, xử lý vi phạm nghiệp vụ, vi phạm pháp luật); công tác nghiên cứu khoa học, xây dựng và tuyên truyền pháp luật phục vụ chuyên môn; công tác hợp tác quốc tế, công tác hậu cần và các công tác khác của VKSND tối cao, Viện kiểm sát địa ph­ương.



Phần IV. Một số công tác trọng tâm 6 tháng cuối năm

Nêu nhiệm vụ trọng tâm công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động t­ư pháp; các nhiệm vụ về xây dựng Ngành; công tác phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phư­ơng, của toàn Ngành; đề ra các giải pháp cụ thể tập trung giải quyết dứt điểm các nhiệm vụ đề ra trong năm.



2.3.2. Nội dung báo cáo sơ kết 6 tháng đầu năm của các đơn vị nghiệp vụ trực thuộc VKSND tối cao:

Báo cáo sơ kết 06 tháng đầu năm của các đơn vị nghiệp vụ trực thuộc VKSND tối cao cũng gồm 3 phần nh­ư báo cáo sơ kết 06 tháng đầu năm của VKSND tối cao; song có một số điểm khác biệt nh­ư sau:



Phần I. Kết quả công tác thực hiện chức năng, nhiệm vụ:

- Tr­ước khi nêu về kết quả công tác do đơn vị thực hiện, cần khái quát những nột cơ bản về tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật ở lĩnh vực có liên quan đến việc thực hiện chức năng nhiệm vụ của đơn vị.



Ví dụ: Báo cáo của Vụ 1 thì nêu khái quát những nột cơ bản về tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật ở lĩnh vực kinh tế và chức vụ thông qua những vụ án kinh tế và chức vụ đã đ­ược khởi tố.

Báo cáo của Vụ 2 thì nêu khái quát những nét cơ bản về tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật ở lĩnh vực an ninh thông qua những vụ án an ninh đã đư­ợc khởi tố.

Báo cáo của Cục 6 thì nêu khái quát về tình hình vi phạm pháp luật và tội phạm ở lĩnh hoạt động t­ư pháp thông qua những vụ án xâm phạm hoạt động t­ư pháp đã đư­ợc khởi tố.

Báo cáo của các Viện kiểm sát xét xử phúc thẩm thì nêu khái quát những nét cơ bản về tính chất và thủ đoạn phạm tội thông qua những vụ án đã xét xử phúc thẩm và những vi phạm trong qúa trình điều tra, truy tố, xét xử ở cấp sơ thẩm...

- Về kết quả công tác:

Trong Báo cáo sơ kết 06 tháng đầu năm của các đơn vị nghiệp vụ trực thuộc VKSND tối cao có các nội dung sau:

+ Kết quả công tác thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo khâu công tác do đơn vị phụ trách. Trong phần này cần nêu số liệu và đánh giá kết quả khâu công tác này của toàn Ngành và do đơn vị trực tiếp thực hiện.

+ Kết quả công tác tham mư­u cho Lãnh đạo VKSND tối cao về khâu công tác do đơn vị phụ trách.

+ Kết quả h­ướng dẫn, chỉ đạo về nghiệp vụ đối với các Viện kiểm sát địa phương về khâu công tác do đơn vị phụ trách.

+ Kết quả thực hiện các nhiệm vụ do Lãnh đạo VKSND tối cao giao cho đơn vị thực hiện.



Phần II. Công tác xây dựng Ngành

Phần này nêu về công tác tổ chức, cán bộ của đơn vị, của toàn Ngành (của VKSND tối cao); công tác chỉ đạo, điều hành gồm h­ướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, xử lý vi phạm nghiệp vụ, vi phạm pháp luật (nếu có); công tác nghiên cứu khoa học, xây dựng và tuyên truyền pháp luật phục vụ chuyên môn; công tác hậu cần và các công tác khác của đơn vị, Viện kiểm sát địa ph­ương.



Phần III. Một số nhiệm vụ trọng tâm công tác 6 tháng cuối năm

Nêu nhiệm vụ trọng tâm trong 6 tháng cuối năm của khâu công tác do đơn vị đảm nhiệm.



2.3.3. Trình tự và phương pháp xây dựng báo cáo xây dựng báo cáo sơ kết 6 tháng đầu năm

Đối với người được giao nhiệm vụ trực tiếp xây dựng báo cáo cần lưu ý các nội dung sau :

Nghiên cứu kỹ nội dung Chỉ thị công tác năm của Viện trưởng VKSND tối cao, Kế hoạch hoặc Chương trình công tác năm của đơn vị mình để kiểm điểm, đánh giá những kết quả đã đạt được so với Chỉ thị, Kế hoạch, Chương trình công tác. Nghiên cứu các văn bản hướng dẫn xây dựng báo cáo sơ kết của Viện kiểm sát cấp trên và ý kiến chỉ đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp, hướng dẫn về hình thức, nội dung tại tài liệu này để xây dựng báo cáo.

Nghiên cứu kỹ báo cáo của các bộ phận, các đơn vị trực thuộc và của Viện kiểm sát cấp dưới để tổng hợp số liệu chính xác, so sánh đối chiếu với số liệu thống kê và khi cần thiết có thể trao đổi với các đơn vị và cá nhân có liên quan để có số liệu và nhận định, đánh giá, nhận xét chính xác.

Trên cơ sở báo cáo của các đơn vị, người viết báo cáo xây dựng đề cương khái quát và các phụ lục kèm theo (nếu thấy cần thiết hoặc theo yêu cầu của Lãnh đạo Viện).

2.4. Báo cáo tổng kết công tác năm

Báo cáo công tác năm là báo cáo kiểm điểm việc thực hiện Chỉ thị của Viện trư­ởng VKSND tối cao trong năm. Các đơn vị trực thuộc VKSND tối cao, Viện kiểm sát nhân dân các cấp căn cứ vào nhiệm vụ chung và nhiệm vụ cụ thể nêu trong Chỉ thị, Kế hoạch, Chương trình công tácc năm để kiểm điểm, đánh giá kết quả của từng mặt công tác.

Thời điểm lấy số liệu thống kê để xây dựng Báo cáo tổng kết công tác năm tính từ ngày 01/12 của năm trước đến hết ngày 30/11 của năm báo cáo. Về nội dung báo cáo và thời hạn gửi báo được quy định tại Điều 8, điểm 5, Quy chế 379.

2.4.1. Báo cáo tổng kết công tác năm của VKSND tối cao và của các đơn vị nghiệp vụ trực thuộc VKSND tối cao

a. Căn cứ để tiến hành tổng kết công tác năm:

- Việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Ngành đ­ược quy định tại Luật tổ chức VKSND năm 2002; Bộ luật Tố tụng hình sự; Bộ luật Tố tụng dân sự và các luật, pháp lệnh khác có liên quan đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của ngành Kiểm sát.

- Việc thực hiện các Nghị quyết của Đảng, của Quốc hội có liên quan đến thực hiện nhiệm vụ của ngành; các chỉ tiêu đã nêu trong Chỉ thị của Viện tr­ưởng VKSND tối cao về công tác năm; nội dung các kế hoạch, ch­ương trình công tác cụ thể do VKSND tối cao quyết định.

b. Về bố cục, nội dung, cơ cấu của báo cáo:

Báo cáo tổng kết công tác năm của VKSND tối cao và các đơn vị nghiệp vụ trực thuộc VKSND tối cao, về cơ bản có các phần nh­ư Báo cáo sơ kết công tác 6 tháng và gồm 3 nội dung chính:

- Công tác thực hiện chức năng, nhiệm vụ;

- Công tác xây dựng Ngành;

- Kết luận.

Khi xây dựng báo cáo tổng kết năm cần l­ưu ý:



* Phần Công tác thực hiện chức năng, nhiệm vụ

Trong phần này nêu cả diễn biến tình hình tội phạm và kết quả các khâu công tác.



Về diễn biến tình hình tội phạm

Phải gắn công tác kiểm sát với việc phát hiện, xử lý tội phạm xảy ra trong thời gian báo cáo (1 năm). Đánh giá diễn biến tình hình tội phạm, nhất là những diễn biến mới so với cùng kỳ năm tr­ước.



Về kết quả các khâu công tác:

Cần đánh giá kết quả các mặt công tác của toàn Ngành trong một năm. Cụ thể:

- Công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư­ pháp trong lĩnh vực hình sự.

- Công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh th­ương mại, lao động và các việc khác theo quy định của pháp luật.

- Công tác kiểm sát thi hành án hình sự; dân sự.

- Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của VKSND và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về hoạt động t­ư pháp của cơ quan t­ư pháp.

Trong từng khâu công tác phải làm rõ kết quả thực hiện các nhiệm vụ so với chỉ tiêu đề ra và so với cùng kỳ năm trư­ớc, trên cơ sở so sánh số liệu 12 tháng; những kết quả, ­ưu điểm; những bài học kinh nghiệm; những tồn tại, yếu kộm và nguyên nhân. Báo cáo cần nêu những đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ, đơn vị không hoàn thành nhiệm vụ, làm rõ trách nhiệm của từng cấp kiểm sát nếu không hoàn thành kế hoạch, chư­ơng trình công tác đã đề ra.

Nêu kết quả công tác phải gắn với nêu biện pháp tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ; những đổi mới, cải tiến phư­ơng pháp công tác.

Ng­ười viết báo cáo cần liên kết các các nội dung của báo cáo, hạn chế trình bày báo cáo theo kiểu liệt kê các nội dung.

* Về công tác xây dựng Ngành:

Yêu cầu về tổng kết các nội dung trong công tác xây dựng ngành, nh­ư Báo cáo công tác sơ kết 06 tháng đầu năm, gồm: Công tác tổ chức, cán bộ; Công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành; Công tác nghiên cứu khoa học, xây dựng và tuyên truyền pháp luật và các công tác khác; Công tác hậu cần.

Cần l­ưu ý là công tác xây dựng Ngành nêu trong báo cáo sơ kết 06 tháng đầu năm là những việc đang thực hiện và sẽ đ­ược thực hiện đến hết năm. Trong báo cáo tổng kết, tiến độ của công tác xây dựng Ngành cơ bản đã hoàn thành, nếu chư­a hoàn thành thì phải coi là chậm, trừ trư­ờng hợp kế hoạch đề ra cho nhiều năm. Trên các mặt công tác phải nêu kết quả, ­ưu điểm, khuyết điểm, nguyên nhân tồn tại, trách nhiệm và biện pháp khắc phục.

* Nhận xét, kết luận:

Đây là phần kết thúc của báo cáo tổng kết năm, cần khái quát về kết quả công tác kiểm sát góp phần vào kết quả chung trong lĩnh vực bảo vệ an ninh, kinh tế, trật tự an toàn xã hội ở địa phư­ơng. Đồng thời cũng cần rút ra các bài học kinh nghiệm sau một năm thực hiện chức năng, nhiệm vụ, kế hoạch công tác đã đề ra; những nguyên nhân chủ quan, khách quan của những tồn tại, yếu kém trong các mặt công tác.

Chú ý nêu những bài học điển hình trong việc thực hiện các khâu công tác; nêu nguyên nhân chủ yếu, không nêu chung chung; phần kết luận phải viết ngắn gọn.

- Các đơn vị nghiệp vụ trực thuộc VKSND tối cao:

Chịu trách nhiệm tổng hợp kết quả chung của khâu công tác trong toàn Ngành do đơn vị phụ trách. Các đơn vị nghiệp vụ trực thuộc VKSND tối cao cũng phải tổng hợp đánh giá kết quả ở cả ba nội dung công tác (trực tiếp thực hiện; tham m­ưu, đề xuất và hư­ớng dẫn, chỉ đạo).

Cục thống kê tội phạm tập hợp số liệu thống kê trong toàn quốc phục vụ cho việc xây dựng báo cáo tổng kết công tác của toàn Ngành.



- Văn phòng VKSND tối cao:

Theo chỉ đạo trực tiếp của Viện tr­ưởng VKSND tối cao, để chuẩn bị cho việc xây dựng báo cáo tổng kết toàn Ngành, Văn phòng giúp lãnh đạo Viện hư­ớng dẫn Viện kiểm sát cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự Trung ư­ơng, đơn vị trực thuộc VKSND tối cao về các nội dung cần tổng hợp báo cáo; các phụ lục chuyên đề kèm theo báo cáo; thống kê số liệu toàn Ngành phục vụ việc xây dựng báo cáo.

Văn phòng VKSND tối cao tổng hợp tình hình vi phạm, tội phạm và kết quả công tác kiểm sát toàn Ngành dự thảo báo cáo trình Uỷ ban kiểm sát và lãnh đạo VKSND tối cao.

2.4.2. Báo cáo tổng kết công tác năm của VKSND địa phương

a. Căn cứ để tiến hành tổng kết công tác năm:

- Việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Ngành đ­ược quy định tại Luật tổ chức VKSND năm 2002; Bộ luật Tố tụng hình sự; Bộ luật Tố tụng dân sự và các luật, pháp lệnh khác có liên quan đến việc thực hiện chức năng, nhiêm vụ của ngành Kiểm sát.

- Việc thực hiện các Nghị quyết của Đảng, của Quốc hội có liên quan đến thực hiện nhiệm vụ của Ngành; các chỉ tiêu đã nêu trong Chỉ thị của Viện tr­ưởng VKSND tối cao về công tác năm; nội dung các kế hoạch, ch­ương trình công tác cụ thể do VKSND tối cao quyết định.

b. Về bố cục, nội dung, cơ cấu của báo cáo:

Báo cáo tổng kết công tác năm của VKSND địa phương, về cơ bản có các phần nh­ư Báo cáo sơ kết công tác 06 tháng và gồm 04 nội dung chính:

- Tình hình vi phạm, tội phạm;

- Công tác thực hiện chức năng, nhiệm vụ;

- Công tác xây dựng Ngành;

- Kết luận.

Khi viết báo cáo tổng kết năm cần l­ưu ý:

* Phần tình hình vi phạm, tội phạm

Phải gắn công tác kiểm sát với việc phát hiện, xử lý tội phạm xảy ra trong thời gian báo cáo (1 năm). Đánh giá diễn biến tình hình tội phạm, nhất là những diễn biến mới so với cùng kỳ năm tr­ước.



* Phần kết quả công tác thực hiện chức năng, nhiệm vụ

Về kết quả các khâu công tác:

Cần đánh gía kết quả các mặt công tác của Viện kiểm sát địa phương trong thời gian một năm. Cụ thể:

- Công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư­ pháp trong lĩnh vực hình sự;

- Công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh th­ương mại, lao động và các việc khác theo quy định của pháp luật;

- Công tác kiểm sát thi hành án;

- Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của VKSND và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về hoạt động t­ư pháp của cơ quan t­ư pháp.

Trong từng khâu công tác phải làm rõ kết quả thực hiện các nhiệm vụ so với chỉ tiêu đề ra và so với cùng kỳ năm trư­ớc, trên cơ sở so sánh số liệu 12 tháng; những kết quả, ­ưu điểm; những bài học kinh nghiệm; những tồn tại, yếu kém và nguyên nhân. Báo cáo cần nêu những đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ, đơn vị không hoàn thành nhiệm vụ (đối với báo cáo tổng kết của Viện kiểm sát cấp tỉnh), làm rõ trách nhiệm của từng cấp kiểm sát nếu không hoàn thành kế hoạch, chư­ơng trình công tác đã đề ra.

Nêu kết quả công tác phải gắn với nêu biện pháp tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ; những đổi mới, cải tiến phư­ơng pháp công tác.

Ng­ười viết báo cáo cần liên kết các các nội dung của báo cáo, hạn chế trình bày báo cáo theo kiểu liệt kê các nội dung.

* Phần công tác xây dựng Ngành:

Yêu cầu về tổng kết các nội dung trong công tác xây dựng Ngành, nh­ư Báo cáo công tác sơ kết 06 tháng đầu năm, gồm: Công tác tổ chức, cán bộ; Công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành; Công tác nghiên cứu khoa học, xây dựng và tuyên truyền pháp luật và các công tác khác; Công tác hậu cần.

Cần l­ưu ý công tác xây dựng Ngành được đề ra tại Kế hoạch công tác năm, khi xây dựng báo cáo tổng kết cơ bản đã hoàn thành, nếu chư­a hoàn thành thì phải tự đánh giá là chậm, trừ trư­ờng hợp kế hoạch đề ra cho nhiều năm. Trên các mặt công tác phải nêu kết quả, ­ưu điểm, khuyết điểm, nguyên nhân tồn tại, trách nhiệm và biện pháp khắc phục.

* Nhận xét, kết luận:

Đây là phần kết thúc của báo cáo tổng kết năm, cần khái quát về kết quả công tác kiểm sát góp phần vào kết quả chung trong lĩnh vực bảo vệ an ninh, kinh tế, trật tự an toàn xã hội ở địa phư­ơng. Đồng thời cũng cần rút ra các bài học kinh nghiệm sau một năm thực hiện chức năng, nhiệm vụ, kế hoạch công tác đã đề ra; những nguyên nhân chủ quan, khách quan của kết quả đạt được và hạn chế, yếu kém trong các mặt công tác.

Chú ý nêu những kinh nghiệm điển hình trong việc thực hiện các khâu công tác; nêu nguyên nhân chủ yếu, không nêu chung chung; phần kết luận phải viết ngắn gọn.

2.5. Báo cáo tình hình vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp

Phần này hướng dẫn xây dựng báo cáo tình hình vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp 6 tháng và 12 tháng của Viện kiểm sát các cấp. Đối với báo cáo tình hình vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp 6 tháng và 12 tháng của các phòng, vụ nghiệp vụ thuộc Viện kiểm sát cấp tỉnh, VKSND tối cao thì trên cơ sở phần hướng dẫn này và mẫu báo cáo tình hình vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp (áp dụng cho các phòng, vụ nghiệp vụ thuộc Viện kiểm sát cấp tỉnh, VKSND tối cao) để thực hiện. Cụ thể như sau :



Phần I: Vi phạm pháp luật pháp luật trong hoạt động tư pháp

1. Trong hoạt động điều tra các vụ án hình sự

1.1. Việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố

a- Tình hình vi phạm pháp luật:

Trong phần này, cần tổng hợp nêu những số liệu phản ánh việc thụ lý giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm; số liệu về các loại vi phạm, nội dung phản ánh tình hình vi phạm pháp luật của cơ quan chức năng trong hoạt động này.

- Trước hết, nêu những số liệu cơ bản để phản ánh hoạt động giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm (như trong mẫu báo cáo và có so sánh với kỳ trước).



- Báo cáo tình hình vi phạm pháp luật: Nêu số liệu phản ánh vi phạm; những vi phạm xảy ra nhiều, vi phạm nghiêm trọng tác động, ảnh hưởng lớn đến kết quả giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm (có so sánh với tổng số tố giác, tin báo thụ lý giải quyết; so sánh với vi phạm của kỳ trước). Trong đó, chú ý đến những vi phạm phổ biến, như:

+ Không thụ lý tố giác, tin báo theo quy định; thụ lý không đúng thẩm quyền; thụ lý nhưng để ngoài sổ theo dõi theo quy định của ngành.

+ Chậm tiến hành xác minh, giải quyết; vi phạm thời hạn giải quyết (trong đó số tố giác, tin báo vi phạm trên 01 tháng, 02 tháng,…);

+ Xác minh, điều tra nhưng không ra các quyết định giải quyết (quyết định khởi tố hoặc không khởi tố vụ án hình sự);

+ Thụ lý, giải quyết tố giác, tin báo nhưng không thông báo cho Viện kiểm sát, cho người báo tin; không chuyển các quyết định và hồ sơ giải quyết cho Viện kiểm sát để kiểm sát.

Những vi phạm của Viện kiểm sát:

+ Không tiếp nhận tố giác, tin báo theo quy định; không chuyển tố giác, tin báo đến Cơ quan điều tra có thẩm quyền giải quyết;

+ Không kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm theo thẩm quyền;

+ Vi phạm về thẩm quyền, trình tự, thủ tục, hình thức, nội dung quyết định khởi tố vụ án; về thời hạn gửi quyết định khởi tố vụ án, tài liệu đến Cơ quan điều tra;



Những vi phạm khác;

Nêu những vi phạm phổ biến, điển hình khác; những vi phạm làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến công tác tiếp nhận, thụ lý, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm đã xảy ra và được phát hiện qua công tác kiểm sát.

b- Những biện pháp tác động của Viện kiểm sát

Phần này phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt động kiểm sát của đơn vị: đã phát hiện, kháng nghị, kiến nghị, yêu cầu của Viện kiểm sát đối với cơ quan hữu quan trong việc khắc phục vi phạm, xử lý trách nhiệm liên quan, các biện pháp phòng ngừa vi phạm. Vi phạm pháp luật, thực hiện các kiến nghị, yêu cầu của Viện kiểm sát trong công tác này. Phần này, báo cáo phải nêu được:

+ Số kháng nghị, kiến nghị, yêu cầu chấn chỉnh, khắc phục, xử lý và phòng ngừa vi phạm.

+ Nội dung cơ bản, chủ yếu của các kháng nghị, kiến nghị, yêu cầu chấn chỉnh, khắc phục, xử lý và phòng ngừa vi phạm.

+ Vi phạm pháp luật các kiến nghị, yêu cầu của Viện kiểm sát, trong đó, phải nêu được: số kiến nghị, yêu cầu của Viện kiểm sát đã tiếp thu, thực hiện; kiến nghị, yêu cầu không được chấp nhận; kiến nghị, yêu cầu không được thực hiện; nêu những lý do cơ quan hữu quan không chấp nhận, thực hiện kiến nghị, yêu cầu. Số liệu, nội dung cụ thể để so sánh, đánh giá trong kỳ, với kỳ trước.



Tùy theo nhiệm vụ được giao, mỗi đơn vị có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo ở những nội dung, mức độ khác nhau: Các phòng, vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra phải có số liệu, đánh giá riêng tình hình chấp hành pháp luật trong hoạt động giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm trong lĩnh vực án được giao kiểm sát điều tra; cấp vụ có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo tình hình vi phạm pháp luật trong hoạt động giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố vụ án hình sự trong lĩnh vực án được giao kiểm sát điều tra và trên phạm vi toàn quốc; cấp Phòng có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo tình hình trong phạm vi địa phương cấp tỉnh; Viện kiểm sát các cấp có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo toàn diện tình hình vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này. Các báo cáo phải báo cáo tình hình chấp hành pháp luật không chỉ của Cơ quan điều tra, mà của cả các cơ quan được giao tiến hành một số hoạt động điều tra.

1.2. Việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn

a- Tình hình vi phạm pháp luật:

- Trước hết báo cáo phải phản ánh được tình hình chung của hoạt động áp dụng các biện pháp ngăn chặn của cơ quan chức năng trong điều tra vụ án hình sự. Trong đó tập trung vào các số liệu, nội dung cụ thể, như: Việc bắt: tổng số người bị bắt trong kỳ (số mới), hình thức bắt (bắt khẩn cấp, bắt quả tang, bắt truy nã), xử lý,… Tạm giữ: tổng số người bị tạm giữ (số mới), việc gia hạn, xử lý,…; thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn. Tạm giam: tổng số người bị tạm giam (số mới), việc gia hạn lần 1, 2,…, xử lý,…; thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn. Các biện pháp khác: Cấm đi khỏi nơi cư trú; bảo lĩnh.

- Báo cáo những vi phạm pháp luật phổ biến, điển hình, gây hậu quả lớn trong mỗi hoạt động cụ thể, của mỗi cơ quan chức năng cụ thể:

+ Trong việc bắt: Số vụ vi phạm về thẩm quyền, trình tự, thủ tục và căn cứ bắt; vi phạm về thời hạn chuyển hồ sơ, tài liệu đến Viện kiểm sát để phê chuẩn; việc lấy lời khai người bị bắt,...; số vụ xâm hại đến người bị bắt; số vụ vi phạm dẫn đến người bị bắt trốn, chết, tự sát; bắt khẩn cấp sau trả tự do. Số vi phạm trong việc thực hiện chế độ, chính sách đối với người bị bắt. Vi phạm khác,…

+ Trong việc tạm giữ: số vi phạm về thẩm quyền, trình tự, thủ tục và căn cứ đưa người vào nhà tạm giữ; số vụ xâm phạm danh dự, nhân phẩm, thân thể người bị tạm giữ; số vụ để xảy ra quá hạn tạm giữ; số trường hợp để người bị tạm giữ vi phạm kỷ luật, phạm tội mới; những vi phạm dẫn đến việc người bị tạm giữ trốn, chết, tự sát. Số vi phạm trong việc thực hiện chế độ, chính sách đối với người bị tạm giữ (nơi tạm giữ, chế độ ăn uống, sinh hoạt, nhận quà,..). Những vi phạm khác...

+ Trong việc tạm giam: số vi phạm về thẩm quyền, trình tự, thủ tục và căn cứ tạm giam người; số trường hợp xâm phạm danh dự, nhân phẩm, thân thể, tính mạng của người bị tạm giam; số trường hợp quá hạn tạm giam; để người bị tạm giam vi phạm kỷ luật, phạm tội mới; những vi phạm dẫn đến việc người bị tạm giam trốn, chết, tự sát. Số vụ vi phạm trong việc thực hiện chế độ, chính sách đối với người bị tạm giam (nơi tạm giam, chế độ ăn uống, sinh hoạt, nhận quà,..). Những vi phạm khác.

+ Vi phạm trong việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn khác, như: trong việc áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh…



Những vi phạm của Viện kiểm sát trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ lĩnh vực công tác này, cần chú ý đến nội dung sau:

+ Vi phạm trong việc ra lệnh bắt bị can để tạm giam (thẩm quyền, căn cứ, hình thức lệnh bắt);

+ Phê chuẩn các lệnh, quyết định thiếu căn cứ do không kiểm sát chặt chẽ căn cứ, tạm giữ, tạm giam;

+ Vi phạm về thời hạn ra quyết định phê chuẩn hoặc không phê chuẩn lệnh bắt khẩn cấp, gia hạn tạm giữ, lệnh tạm giam.

+ Vi phạm trong việc giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực này.Những vi phạm khác;

b- Những biện pháp tác động của Viện kiểm sát

Những nội dung của phần b tương tự như ở phần b của mục “1.1.1. Việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố” của hướng dẫn này.

1.3. Trong khởi tố, điều tra các vụ án hình sự

a- Tình hình vi phạm pháp luật:

Báo cáo nêu những số liệu cơ bản, phản ánh tình hình chung của hoạt động điều tra vụ án hình sự. Tùy theo phạm vi được giao quản lý của mỗi đơn vị nghiệp vụ (phòng thuộc Viện kiểm sát cấp tỉnh hoặc vụ thuộc VKSND tối cao) mà mức độ, phạm vi báo cáo, đánh giá khác nhau.

- Số liệu phản ánh hoạt động điều tra: số vụ án, bị can đã khởi tố; số vụ án, bị can điều tra trong kỳ; số vụ án, bị can đã giải quyết (đề nghị truy tố, đình chỉ, tạm đình chỉ); chưa giải quyết.

- Những số liệu, nội dung để phản ánh vi phạm pháp luật:

+ Những vi phạm về thẩm quyền điều tra (thụ lý điều tra các vụ án không thuộc thẩm quyền, những vụ án không cần thiết giữ lại nhưng vẫn giữ lại điều tra,…); thời hạn điều tra (chậm tiến hành điều tra, kéo dài thời hạn điều tra không cần thiết; quá thời hạn điều tra); việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, của Điều tra viên trong hoạt động điều tra (không thực hiện đầy đủ những nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm do Bộ luật tố tụng hình sự, Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự đã quy định);

+ Những vi phạm trong khởi tố vụ án hình sự, như: về thẩm quyền ra quyết định; căn cứ của quyết định (thiếu căn cứ, căn cứ không khách quan,…); về hình thức các quyết định khởi tố, thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án,…; về quyết định khởi tố bị can, việc thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can (căn cứ, nội dung, hình thức);

+ Những vi phạm trong việc: hỏi cung bị can (về trình tự, thủ tục, thời gian, đối với trường hợp bị can chưa thành niên; bức cung, mớm cung, dụ cung, nhục hình,…); lấy lời khai người làm chứng, nguyên đơn,…; khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi (về trình tự, thủ tục, thành phần,…; khám xét, thu thập không đầy đủ, thiếu khách quan,…). Những trường hợp vi phạm về: trình tự, thủ tục, thành phần, nội dung, biên bản,… trong việc thực nghiệm điều tra; giám định; khám xét, thu giữ, kê biên; hoạt động điều tra, xác minh thu thập tài liệu, chứng cứ khác;…; vi phạm về việc tạm đình chỉ, đình chỉ điều tra vụ án, bị can; truy nã; phục hồi điều tra;

+ Những vi phạm trong thực hiện các yêu cầu điều tra (không thực hiện, chậm thực hiện, thực hiện không đầy đủ yêu cầu, kiến nghị của Viện kiểm sát,…); về việc trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung (không thực hiện các yêu cầu điều tra bổ sung,…); việc chuyển hồ sơ, tài liệu, lệnh, quyết định đến Viện kiểm sát và việc giao nhận tài liệu khác (chậm, quá hạn, chuyển không đầy đủ tài liệu liên quan, mất hồ sơ, tài liệu…);

+ Những vi phạm các quy định bảo đảm cho người bị tạm giữ, bị can thực hiện quyền bào chữa; người bào chữa tham gia tố tụng bảo vệ quyền lợi của bị can trong quá trình điều tra (không cấp giấy, chậm cấp giấy, hành vi cụ thể khác gây khó khăn cho người bào chữa tiếp xúc bị can, không tạo điều kiện để họ tham gia nghiên cứu hồ sơ, tài liệu theo quy định pháp luật);

+ Những vi phạm trong giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo về tư pháp trong hoạt động này (tiếp nhận, phân loại, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo; về thẩm quyền thụ lý giải quyết; về trình tự, thủ tục giải quyết; về thời hạn giải quyết; hình thức quyết định giải quyết đơn; việc thông báo, gửi các quyết định về giải quyết đơn;…);

+ Những vi phạm trong việc thực hiện Luật tương trợ tư pháp (ủy thác, dẫn độ).

+ Những vi phạm khác trong điều tra các vụ án hình sự.

Những vi phạm của Viện kiểm sát trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ lĩnh vực công tác này; cụ thể như:

+ Vi phạm về thẩm quyền, trình tự, thủ tục, hình thức, nội dung quyết định khởi tố vụ án, quyết định bổ sung hoặc thay đổi quyết định khởi tố vụ án; vi phạm về thời hạn gửi quyết định khởi tố vụ án, tài liệu đến Cơ quan điều tra để điều tra;

+ Không yêu cầu Cơ quan điều tra khởi tố vụ án, bị can; không khởi tố vụ án, khởi tố bị can theo quy định (xác định có căn cứ khởi tố vụ án, khởi tố bị can nhưng không yêu cầu Cơ quan điều tra khởi tố; có đủ căn cứ để khởi tố vụ án, khởi tố bị can nhưng không quyết định khởi tố);

+ Không phát hiện, hủy bỏ những quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, quyết định không khởi tố vụ án không có căn cứ dẫn đến bỏ lọt tội phạm, gây oan sai phải đình chỉ do bị can không phạm tội;

+ Vi phạm thời hạn ra và gửi quyết định phê chuẩn quyết định khởi tố bị can;

+ Vi phạm về thẩm quyền, căn cứ, nội dung quyết định gia hạn thời hạn điều tra và gia hạn tạm giam để điều tra;

+ Vi phạm trong hỏi cung bị can (trình tự, thủ tục, thời gian, hành vi mớm cung, bức cung, nhục hình,…); vi phạm trong việc kiểm sát khám nghiệm hiện trường,…

+ Quyết định truy tố bị can; quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án không đúng quy định pháp luật (thiếu căn cứ, sai thẩm quyền, trái pháp luật); vi phạm thời gian trong giai đoạn truy tố;

+ Không gửi, chậm gửi các lệnh, quyết định đến bị can, cơ quan, cá nhân liên quan theo quy định;

+ Vi phạm trong việc cấp giấy chứng nhận bào chữa cho người bào chữa (kéo dài, không cấp,…); cản trở người bào chữa tiếp xúc, nghiên cứu hồ sơ vụ án;

+ Vi phạm trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của Viện kiểm sát;

Cũng như các phần khác, trong phần này báo cáo phải nêu những loại vi phạm phổ biến, điển hình, giai đoạn, hoạt động xảy ra nhiều vi phạm, hậu quả (số liệu, vụ việc để chứng minh, phản ánh; so sánh số liệu vi phạm với kỳ trước, với tổng số việc phải thụ lý giải quyết).

b- Những biện pháp tác động của Viện kiểm sát

Những nội dung của phần b tương tự như ở phần b của mục “1.1.1. Việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố” của hướng dẫn này.

Tùy theo nhiệm vụ, phạm vi và trách nhiệm quản lý mà Viện kiểm sát và đơn vị nghiệp vụ mỗi cấp cần báo cáo đánh giá tình hình vi phạm pháp luật trong việc điều tra hình sự ở phạm vi, mức độ khác nhau. Các báo cáo phải có số liệu, đánh giá riêng tình hình chấp hành luật pháp luật trong hoạt động điều tra của mỗi Cơ quan điều tra, các cơ quan được giao tiến hành một số hoạt động điều tra.

2. Trong quá trình xét xử các vụ án hình sự

a- Tình hình vi phạm pháp luật:

- Nêu những số liệu cơ bản phản ánh công tác xét xử hình sự: số vụ án thụ lý xét xử trong kỳ (số mới); đã giải quyết (xét xử, đình chỉ, tạm đình chỉ); trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung; đang giải quyết.

- Những vi phạm pháp luật trong việc xét xử:

+ Vi phạm trong giai đoạn chuẩn bị xét xử: số vụ án vi phạm về thời hạn chuẩn bị xét xử; về áp dụng, thay đổi biện pháp ngăn chặn (trình tự, thủ tục, căn cứ; về thời hạn ra quyết định, thời hạn tạm giam; việc cấm đi khỏi nơi cư trú,…); quyết định đưa vụ án ra xét xử; quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung; các quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ vụ án (vi phạm về hình thức, nội dung, thời hạn,…); việc triệu tập những người cần xét hỏi (vi phạm về hình thức, nội dung việc triệu tập, số người cần phải triệu tập,…); chuyển hoặc giao các quyết định, lệnh, giấy triệu tập (không chuyển, chuyển không đầy đủ, chuyển chậm, vi phạm thời gian,...);…

+ Vi phạm các thủ tục tố tụng tại phiên tòa: về các nguyên tắc xét xử quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự; về thành phần Hội đồng xét xử (thời hạn, hình thức, nội dung,…); quyết định về sự vắng mặt tại phiên tòa của người bào chữa, người làm chứng, người giám định, đương sự khác; thời gian hoãn phiên tòa; về giới hạn của việc xét xử; về lập biên bản phiên tòa (hình thức không đảm bảo đúng quy định, nội dung không đầy đủ, không chính xác, thiếu khách quan,..); việc ra các quyết định, bản án (về trình tự, thủ tục,…);

+ Vi phạm về trình tự xét hỏi, về tranh luận tại phiên tòa (về thứ tự xét hỏi, những nội dung xét hỏi, việc cách ly khi xét hỏi; vi phạm quyền tranh luận của bị cáo, của người tham gia tố tụng khác, phạm vi nội dung cần được tranh luận, không trở lại phần tranh luận khi cần thiết,…); vi phạm trong nghị án và tuyên án (thủ tục, thành phần, nội dung nghị án, tuyên án,…).

+ Vi phạm về việc giao bản án; về thông báo kháng cáo, kháng nghị; chuyển hồ sơ vụ án (không chuyển, chậm chuyển giao bản án, thông báo và hồ sơ vụ án; chuyển hồ sơ không đầy đủ,…);

+ Vi phạm về trình tự, thủ tục xét xử phúc thẩm, thủ tục xét xử giám đốc thẩm, thủ tục xét xử tái thẩm: vi phạm về phạm vi xét xử; thời hạn xét xử; việc áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn; về thành phần Hội đồng xét xử; những người tham gia phiên tòa phúc thẩm; việc bổ sung, xem xét chứng cứ tại Tòa án cấp phúc thẩm; thủ tục phiên toà phúc thẩm; bản án phúc thẩm và thẩm quyền của Toà án cấp phúc thẩm; việc sửa bản án sơ thẩm; hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại hoặc xét xử lại; hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án; phúc thẩm những quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm;… Vi phạm trong việc giao bản án, quyết định phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm;




tải về 288.72 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương