VIỆn kiểm sát nhân dân tối cao cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam


+ Vi phạm thủ tục xét xử đối với người chưa thành niên (về thành phần Hội đồng xét xử, về người bảo vệ quyền lợi cho bị cáo, bị hại,…); việc thực hiện xét xử theo thủ tục rút gọn



tải về 288.72 Kb.
trang2/3
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích288.72 Kb.
#19745
1   2   3

+ Vi phạm thủ tục xét xử đối với người chưa thành niên (về thành phần Hội đồng xét xử, về người bảo vệ quyền lợi cho bị cáo, bị hại,…); việc thực hiện xét xử theo thủ tục rút gọn;

+ Vi phạm các quy định về áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh;


+ Vi phạm các quy định đảm bảo cho người bào chữa, luật sư tham gia tố tụng, bảo vệ quyền lợi của bị can trong quá trình xét xử (không cấp giấy chứng nhận bào chữa theo đúng pháp luật; ngăn cản, hạn chế việc tiếp xúc, nghiên cứu hồ sơ vụ án, việc tham gia, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của bị cáo, bị hại,… tại phiên tòa);

+ Vi phạm các quy định pháp luật trong giải quyết đơn đề nghị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm (không thụ lý, thụ lý không đúng thẩm quyền; chậm giải quyết, vi phạm thời hạn giải quyết đơn,…);

+ Những vi phạm trong việc thực hiện Luật tương trợ tư pháp (ủy thác, dẫn độ).

+ Những vi phạm khác của Tòa án trong xét xử các vụ án hình sự.



Những thiếu sót, hạn chế và vi phạm của Viện kiểm sát trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ lĩnh vực công tác này; cụ thể như:

Không thực hiện đúng pháp luật về quyền công tố và trách nhiệm kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động xét xử; qua hoạt động kiểm sát nhưng không phát hiện những vi phạm tố tụng trong quá trình điều tra, truy tố, trọng tâm là hoạt động xét xử tại phiên tòa (vi phạm trình tự xét hỏi, việc hỏi bị cáo, người làm chứng; không thực hiện, bỏ qua thủ tục tố tụng; trình tự tranh luận không đúng; hoãn phiên tòa thiếu căn cứ; không thực hiện việc tranh tụng, đối đáp theo quy định; không có mặt tại phiên tòa đúng quy định…) dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, như oan sai, phải đình chỉ vụ án….



Trong mỗi phần cần nêu những loại vi phạm phổ biến, điển hình, vi phạm đã gây hậu quả, giai đoạn xảy ra nhiều vi phạm, hậu quả (số liệu, vụ việc để chứng minh, phản ánh; so sánh số liệu vi phạm với kỳ trước, với tổng số vụ án giải quyết). Ngoài đánh giá chung, phải có đánh giá riêng tình chấp hành luật pháp luật trong hoạt động xét xử theo các thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm của Tòa án.

b- Những biện pháp tác động của Viện kiểm sát

Những nội dung của phần b tương tự như ở phần b của mục “1.1.1. Việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố” của hướng dẫn này.

3. Trong hoạt động thi hành án hình sự

a- Tình hình vi phạm pháp luật:

- Nêu số liệu cơ bản phản ánh hoạt động thi hành án hình sự (như trong mẫu báo cáo).

- Về những vi phạm pháp luật trong hoạt động thi hành án hình sự cần tập trung phản ánh những vi phạm cụ thể sau:

Vi phạm của Tòa án:

+ Vi phạm về trình tự, thủ tục, thời hạn ra quyết định thi hành án; các quyết định hoãn, miễn chấp hành án phạt tù, tạm đình chỉ, giảm thời hạn chấp hành án phạt tù; các trong việc tổ chức thi hành án hình sự; như: chậm ra quyết định (15 ngày, 01 tháng, 2 tháng,..); hình thức không đúng; thiếu căn cứ, căn cứ không chính xác; nội dung quyết định không đầy đủ, không đúng pháp luật;

+ Vi phạm thời hạn chuyển giao các bản án đã có hiệu lực pháp luật, các quyết định về thi hành án cho cơ quan thi hành án, cá nhân; việc giải thích các bản án, quyết định của Tòa án;

+ Những vi phạm nổi bật, điển hình khác trong việc thi hành án hình sự.



Vi phạm của cơ quan thi hành hình sự khác (Cơ quan thi hành án thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng):

+ Những vi phạm pháp luật trong việc: tổ chức đưa bị án đi thi hành (chậm áp giải, truy nã; chậm xác minh, truy bắt đối tượng trốn thi hành án); quản lý, giáo dục, cải tạo người thi hành án phạt tù, quản lý thi hành án tử hình (tỉ lệ phạm nhân tại nhà tạm giữ, trại tạm giam vượt quá quy định; thiếu kiểm tra, canh gác,… dẫn đến phạm nhân trốn, chết, tự sát, để phạm nhân vi phạm kỷ luật, phạm tội mới,…; hành vi xâm phạm thân thể, tính mạng phạm nhân; việc thực hiện chế độ quản lý, thi hành án tử hình).

+ Những vi phạm trong việc thực hiện chế độ, chính sách đối với phạm nhân (nơi giam không đảm bảo diện tích, không đảm bảo vệ sinh, chế độ ăn uống, sinh hoạt không đầy đủ, chế độ, thời gian lao động, cải tạo vượt quá quy định; vi phạm trong việc việc quản lý, sử dụng kết quả lao động của phạm nhân,… việc thực hiện những chính sách khác của Nhà nước đối với phạm nhân);

+ Vi phạm trong việc lập hồ sơ quản lý, đề nghị và xét miễn chấp hành án phạt, giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù (việc đánh giá thiếu khách quan, không chính xác kết quả cải tạo của phạm nhân, việc lập hồ sơ quản lý phạm nhân không đầy đủ, đúng quy định; vi phạm trong việc thực hiện các điều kiện, tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục xét miễn chấp hành án phạt, giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù).

+ Vi phạm trong việc lập hồ sơ quản lý, đề nghị đặc xá: trong việc lập hồ sơ đề nghị đặc xá; về thực hiện các điều kiện, tiêu chuẩn, thủ tục đề nghị và xét đặc xá.

+ Những vi phạm trong việc thực hiện Luật tương trợ tư pháp (ủy thác, dẫn độ, chuyển giao người chấp hành án phạt tù).

+ Những vi phạm khác trong việc thi hành án hình sự.

Vi phạm của UBND cấp xã và cơ quan, tổ chức khác:

- Những vi phạm pháp luật trong việc thi hành các bản án phạt tù nhưng cho hưởng án treo, hình phạt cải tạo không giam giữ, quản chế, cấm cư trú, tước một số quyền công dân, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định: về trình tự, thủ tục thi hành án, việc lập hồ sơ quản lý ; việc giám sát, giáo dục, nhận xét đánh giá quá trình cải tạo của người thi hành án treo, cải tạo không giam, giữ. Những vi phạm khác.



Vi phạm của Viện kiểm sát trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ lĩnh vực công tác này; như:

Vi phạm trong việc thực hiện các quy định về thực hiện quyền và trách nhiệm của Viện kiểm sát trong hoạt động thi hành án hình sự (không làm hết trách nhiệm nên không phát hiện những vi phạm của các cơ quan thi hành án hình sự nên dẫn đến những vi phạm nghiêm trọng trong hoạt động thi hành án hình sự).



Chú ý: Trong mỗi phần cần nêu những loại vi phạm phổ biến, điển hình, giai đoạn, hoạt động xảy ra nhiều vi phạm, hậu quả xảy ra (số liệu, vụ việc để chứng minh, phản ánh; so sánh số liệu vi phạm với kỳ trước, với tổng số bị án phải thi hành).

b- Những biện pháp tác động của Viện kiểm sát

Những nội dung của phần b tương tự như ở phần b của mục “1.1.1. Việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố” của hướng dẫn này.

Lưu ý: có số liệu, đánh giá riêng vi phạm pháp luật pháp luật trong hoạt động thi hành án hình sự của mỗi cơ quan: Tòa án, cơ quan thi hành án hình sự trong Công an, Quân đội, UBND cấp xã và cơ quan, tổ chức khác; số liệu phản ánh hoạt động thi hành án của mỗi cơ quan, những vi phạm của mỗi cơ quan để chứng minh.

4. Trong hoạt động giải quyết các vụ, việc dân sự, kinh doanh thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật

a- Tình hình vi phạm pháp luật:

- Số liệu cơ bản phản ánh hoạt động giải quyết các vụ, việc dân sự, kinh doanh thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật.

- Những vi phạm pháp luật:

+ Vi phạm về: thụ lý đơn khởi kiện, thẩm quyền giải quyết (thụ lý không đúng thẩm quyền, việc không thụ lý đơn khởi kiện trái quy định pháp luật,…); vi phạm trong việc xác minh, thu thập, sử dụng chứng cứ (vi phạm về thẩm quyền, trình tự, thủ tục,…); lấy lời khai đương sự, người có liên quan (vi phạm về thẩm quyền, trình tự, thủ tục,…); trưng cầu giám định; định giá tài sản (không tiến hành trưng cầu giám định, định giá tài sản trong trường hợp phải tiến hành, vi phạm về trình tự, thủ tục, thành phần hội đồng, tham gia của cơ quan chuyên môn, nội dung kết quả giám định, định giá có vi phạm,…);

+ Vi phạm trong việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời (đủ căn cứ nhưng không áp dụng; trình tự, thủ tục, nội dung biện pháp khẩn cấp tạm thời trái pháp luật,…);

+ Vi phạm trong giai đoạn chuẩn bị xét xử (không ra các quyết định, giấy triệu tập theo quy định; vi phạm hình thức, nội dung các quyết định, giấy triệu tập,…);việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng không đầy đủ, không kịp thời; thực hiện các quy định về thời hạn tố tụng;thực hiện các quy định về án phí, lệ phí và các chi phí tố tụng khác (không quyết định về án phí, lệ phí, quyết định không chính xác,…);

+ Những vi phạm các quy định pháp luật tại phiên tòa sơ thẩm (về trình tự, thủ tục tại phiên tòa; việc xét hỏi, tranh luận, công bố các tài liệu, chứng cứ,…);

+ Những vi phạm về thủ tục xét xử phúc thẩm; thủ tục giám đốc thẩm; thủ tục tái thẩm (vi phạm về trình tự, thủ tục, xét hỏi, tranh luận,…);

+ Vi phạm trong việc thông báo, gửi các quyết định, bản án cho Viện kiểm sát; việc chuyển, giao những bản án, quyết định cho cơ quan, cá nhân (không ra thông báo, không gửi, chậm gửi các thông báo, quyết định, bản án cho cơ quan, cá nhân theo quy định);

+ Vi phạm trong việc giải quyết đơn đề nghị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm (vi phạm về thẩm quyền, vi phạm thời hạn giải quyết, vi phạm hình thức, nội dung kết quả giải quyết cuối cùng,…);



+ Những vi phạm trong việc giải quyết các việc dân sự và những việc khác theo quy định của pháp luật (như các tiêu chí trên);

+ Những vi phạm khác ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ, việc dân sự.

Những vi phạm của Viện kiểm sát trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ lĩnh vực công tác này; cụ thể như:

Vi phạm trong việc thực hiện các quy định về thực hiện quyền và trách nhiệm của Viện kiểm sát, Kiểm sát viên trong giai đoạn này (không thực hiện, thực hiện không đúng các quy định của tố tụng về trách nhiệm kiểm sát việc giải quyết vụ, việc dân sự; việc thực hiện quy định về tham gia phiên tòa, phiên họp; thực hiện trách nhiệm bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của các đối tượng theo quy định pháp luật).



Nêu những loại vi phạm phổ biến, điển hình, giai đoạn xảy ra nhiều vi phạm, hậu quả xảy ra (số liệu, vụ việc của từng loại việc, mỗi thủ tục tố tụng để chứng minh, phản ánh; so sánh số liệu vi phạm với kỳ trước, với tổng số vụ, việc thụ lý giải quyết).

b- Những biện pháp tác động của Viện kiểm sát

Những nội dung của phần b tương tự như ở phần b của mục “1.1.1. Việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố” của hướng dẫn này.

Lưu ý: có số liệu, đánh giá riêng tình hình chấp hành pháp luật trong việc giải quyết vụ, việc theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm.

5. Trong hoạt động giải quyết các vụ án hành chính

Bố cục, nội dung tương tự mục 1.4. Hoạt động giải quyết các vụ, việc dân sự, kinh doanh thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật



6. Trong hoạt động thi hành án dân sự

a- Tình hình vi phạm pháp luật:

- Số liệu phản ánh hoạt động thi hành án dân sự như trong mẫu báo cáo này.

- Những vi phạm pháp luật phổ biến, điển hình hoặc cá biệt nhưng tác động, ảnh hưởng lớn đến kết quả công tác này:

+ Những vi phạm trong việc tiếp nhận, thụ lý đơn đề nghị thi hành án (từ chối thụ lý đơn đề nghị thi hành án trái pháp luật, thụ lý giải quyết đơn đề nghị thi hành án trái pháp luật, chậm thụ lý giải quyết đơn đề nghị thi hành án,…); trong quá trình ra các quyết định về thi hành án dân sự (vi phạm về thẩm quyền, trình tự, thủ tục, căn cứ, thời hạn,… ra quyết định thi hành án); trong việc phân loại việc có điều kiện, không có điều kiện thi hành (không phân loại, phân loại không chính xác, có điều kiện thi hành nhưng xác định là không có điều kiện, không có điều kiện thi hành án nhưng xác định là có điều kiện thi hành án,…);

+ Những vi phạm về việc xác minh điều kiện thi hành án (chậm tổ chức thi hành án, không tổ chức xác minh điều kiện thi hành án theo đúng quy định của pháp luật,…);

+ Những vi phạm trong việc thi hành án dân sự (trình tự, thủ tục, căn cứ ra các quyết định hoãn thi hành án, tạm đình chỉ, việc xét miễn, giảm tiền thi hành án; không ra quyết định thi hành án khi có đủ điều kiện hoặc điều kiện tạm đình chỉ không còn; vi phạm về trình tự, thủ tục, căn cứ quyết định và việc tổ chức cưỡng chế,…);

+ Vi phạm quy đinh pháp luật trong tổ chức định giá, bán đấu giá,…(trình tự, thủ tục, thành phần việc tổ chức định giá, bán đấu giá tài sản,…); trong việc thu, quản lý tiền thi hành án, việc chi trả tiền thi hành án,…(vi phạm nguyên tắc quản lý tài chính, chậm chi trả, chi trả không đúng số tiền, không đúng đối tượng,…);

+ Những vi phạm pháp luật điển hình khác.



- Những thiếu sót, hạn chế và vi phạm của Viện kiểm sát trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ lĩnh vực công tác này.

Chú ý: trong mỗi mục nêu những loại vi phạm phổ biến, điển hình, giai đoạn xảy ra nhiều vi phạm, hậu quả xảy ra (số liệu, vụ việc để chứng minh, phản ánh; so sánh số liệu vi phạm với kỳ trước, với tổng số việc thụ lý giải quyết).

b- Những biện pháp tác động của Viện kiểm sát

Những nội dung của phần b tương tự như ở phần b của mục “1.1.1. Việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố” của hướng dẫn này.

7. Trong hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo về tư pháp

a- Tình hình vi phạm pháp luật:

- Số liệu phản ánh việc tiếp nhận, thụ lý, giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo về hoạt động tư pháp nói chung và của mỗi cơ quan tư pháp.

- Những vi phạm trong giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo về tư pháp:

+ Những vi phạm về việc tiếp nhận (không tiếp nhận đơn thuộc thẩm quyền, tiếp nhận nhưng không vào sổ sách để quản lý,…), phân loại (không phân loại, phân loại không đúng đơn khiếu nại, tố cáo,…), xử lý đơn khiếu nại, tố cáo (thụ lý, không thụ lý, chuyển đơn không đúng); về trình tự, thủ tục giải quyết, về việc xác minh, lập hồ sơ giải quyết đơn; vi phạm về thời hạn giải quyết đơn; việc ra các quyết định giải quyết đơn, gửi, thông báo kết quả giải quyết đơn cho Viện kiểm sát, các đương sự,…

+ Những vi phạm điển hình khác trong giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo về tư pháp.

Những thiếu sót, hạn chế và vi phạm của Viện kiểm sát trong thực hiện chức năng kiểm sát, nhiệm vụ giải quyết đơn thuộc thẩm quyền.

Nêu những loại vi phạm phổ biến, điển hình, giai đoạn xảy ra nhiều vi phạm, hậu quả xảy ra (số liệu chung, số liệu cụ thể của mỗi cơ quan tư pháp để chứng minh, phản ánh; so sánh số liệu vi phạm với kỳ trước, với tổng số đơn đã thụ lý giải quyết).

b- Những biện pháp tác động của Viện kiểm sát

Những nội dung của phần b tương tự như ở phần b của mục “1.1.1. Việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố” của hướng dẫn này.

Lưu ý: có số liệu, đánh giá riêng vi phạm pháp luật pháp luật trong hoạt động giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp của mỗi cơ quan tư pháp.

8. Trong hoạt động bổ trợ tư pháp

8.1. Trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự

a- Tình hình vi phạm pháp luật:

* Vi phạm của người bào chữa (luật sư, bào chữa viên nhân dân)

- Số lượng người bào chữa tham gia tố tụng hình sự trong giai đoạn điều tra, trong cả 3 giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử trong đó:

+ Số lượng người bào chữa tham gia theo yêu cầu của pháp luật

+ Số người bào chữa bị thu hồi giấy chứng nhận do vi phạm hoặc không đủ điều kiện.

- Số người bào chữa bị từ chối cấp giấy chứng nhận.

- Số những vi phạm của người bào chữa trong giai đoạn điều tra, truy tố như: thông cung, làm lộ bị mật những thông tin liên quan đến vụ án, “chạy án”, các hành vi vi phạm khác,…

- Vi phạm của người bào chữa trong giai đoạn xét xử như: cố tình vắng mặt dẫn đến phải hoãn phiên tòa, gây kéo dài thời gian giải quyết; có những hành vi, xử sự vi phạm nội quy phiên tòa, vi phạm pháp luật; phát biểu tranh luận, bào chữa không tuân thủ quy định, điều hành của chủ tọa, “chạy án”,…), các hành vi vi phạm khác,…

* Vi phạm về giám định, định giá tài sản trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự.

- Số vụ án phải giám định, định giá tài sản; số trường hợp phải giám định, định giá tài sản bổ sung, số phải giám định, định giá tài sản lại (lần 1; lần 2;…);

- Số kết quả giám định, định giá tài sản có vi phạm (vi phạm về thời hạn; về hình thức; về nội dung);

- Những vi phạm trong việc giám định, vi phạm của người giám định, của Hội đồng giám định, Hội đồng định giá tài sản.



* Vi phạm của Người phiên dịch trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự.

- Tình hình vi phạm pháp luật của Người phiên dịch như: thiếu chính xác, không khách quan, không đúng trình tự, thủ tục,…



- Những thiếu sót, hạn chế và vi phạm của Viện kiểm sát trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ lĩnh vực công tác này.

b- Những biện pháp tác động của Viện kiểm sát

Những nội dung của phần b tương tự như ở phần b của mục “1.1.1. Việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố” của hướng dẫn này.

8.2. Trong quá trình giải quyết các vụ, việc dân sự, kinh doanh thương mại, lao động, án hành chính và những việc khác theo quy định của pháp luật

a- Tình hình vi phạm pháp luật:

- Số lượng luật sư tham gia tố tụng dân sự; những vi phạm của luật sư trong quá trình lập hồ sơ, chuẩn bị xét xử, giai đoạn xét xử tại phiên tòa, sau phiên tòa,…;

- Số vụ án phải giám định, định giá; những vi phạm (về thời hạn; vi phạm về hình thức; về nội dung kết quả định giá, giám định);

- Vi phạm của Người phiên dịch; Công chứng viên: số lượng vụ, việc có tham gia của Người phiên dịch, Công chứng viên; số vi phạm của họ (dịch không đầy đủ, thiếu chính xác; công chứng thiếu khách quan, không đúng sự thật,…).

- Những vi phạm khác.

Những thiếu sót, hạn chế và vi phạm của Viện kiểm sát trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ ở lĩnh vực công tác này.

b- Những biện pháp tác động của Viện kiểm sát

Những nội dung của phần b tương tự như ở phần b của mục “1.1.1. Việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố” của hướng dẫn này.

Phần II. Đánh giá về tình hình vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp, hiệu quả hoạt động kiểm sát và những kiến nghị

Có 3 nội dung sau:



1- Đánh giá về tình hình vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp của các cơ quan tư pháp

Khái quát đánh giá về tình hình vi phạm pháp luật nói chung và trong từng lĩnh vực hoạt động tư pháp cụ thể: hoạt động điều tra vụ án hình sự; hoạt động xét xử hình sự; hoạt động thi hành án hình sự; hoạt động giải quyết các vụ, việc dân sự, kinh doanh thương mại, lao động, phá sản doanh nghiệp các việc khác theo quy định của pháp luật; hoạt động giải quyết các vụ án hành chính; hoạt động thi hành án hình sự; hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo về hoạt động tư pháp của các cơ quan tư pháp; hoạt động của cơ quan bổ trợ tư pháp, cơ quan, tổ chức và cá nhân khác.

- Khái quát về những hạn chế, thiếu sót của Viện kiểm sát trong hoạt động tư pháp nói chung và trong từng lĩnh vực hoạt động tư pháp cụ thể.

2- Đánh giá hiệu quả hoạt động kiểm sát hoạt động tư pháp

Việc thực hiện các kiến nghị, kháng nghị, yêu cầu của Viện kiểm sát từng lĩnh vực hoạt động tư pháp cụ thể như: tiếp thu sửa chữa, khắc phục; không chấp nhận kiến nghị; không thực hiện các yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị của Viện kiểm sát, lý do không chấp nhận, thực hiện. Các số liệu, nội dung phản ánh, chứng minh



3- Những kiến nghị, đề xuất

Những kiến nghị với Viện kiểm sát cấp trên, với cơ quan hữu quan để phòng ngừa vi phạm và đảm bảo thực hiện tốt chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp; bảo đảm Vi phạm pháp luật nghiêm túc quy định pháp luật của các cơ quan, cá nhân trong hoạt động tư pháp, nhất là các cán bộ cơ quan tư pháp.



2.5. Báo cáo ban đầu

Tại Điều 10, Quy chế 379 quy định về thời gian và những loại việc phải có báo cáo ban đầu: Viện kiểm sát cấp dưới phải báo cáo Viện kiểm sát cấp trên (bằng văn bản) những vụ, việc được quy định tại danh mục A (kèm theo Quy chế), trong thời gian 24 giờ đối với VKSND cấp huyện, 48 giờ đối với VKSND cấp tỉnh kể từ khi Viện kiểm sát nắm được sự việc. Trường hợp cần thiết có thể báo cáo bằng điện thoại nhưng sau đó phải báo cáo bằng văn bản.



Nội dung báo cáo: Phải nêu được những nội dung chính tại Điểm 2, Điều 10, Quy chế 379 (Báo cáo ban đầu phải nêu rõ thời gian, địa điểm, diễn biến sự việc, hậu quả xảy ra, kết quả xác minh, điều tra ban đầu, các biện pháp nghiệp vụ đã áp dụng, các xử lý khác của Viện kiểm sát và ý kiến đề xuất với Viện kiểm sát cấp trên (nếu có). Sau khi nhận được báo cáo ban đầu của Viện kiểm sát cấp dưới, các đơn vị nghiệp vụ của Viện kiểm sát cấp trên báo cáo ngay với Viện trưởng cấp mình để có biện pháp chỉ đạo kịp thời đối với Viện kiểm sát cấp dưới).

Mục đích của báo cáo: Giúp cho các đơn vị nghiệp vụ của VKSND cấp trên nắm được nội dung vụ, việc, những đề xuất, kiến nghị của Viện kiểm sát cấp dưới để tham mưu cho lãnh đạo Viện kiểm sát cùng cấp có biện pháp chỉ đạo kịp thời.

2.6. Báo cáo của Viện kiểm sát trước Hội đồng nhân dân

2.6.1. Căn cứ xây dựng, mục đích yêu cầu của báo cáo

Điều 140 của Hiến pháp 1992 (sửa đổi bổ sung năm 2001) quy định: “Viện trưởng các VKSND địa phương chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân và trả lời chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân.

Tại Điều 9, Luật tổ chức VKSND năm 2002 quy định: “Viện trưởng VKSND địa phương chịu sự giám sát của Hội đồng nhân dân cùng cấp; chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân; trả lời chất vấn, kiến nghị, yêu cầu của Đại biểu Hội đồng nhân dân”.

Trên cơ sở của Hiến pháp và Luật tổ chức VKSND, Viện trưởng Viện kiểm sát xây dựng báo cáo định kỳ để báo cáo Hội đồng nhân dân, đảm bảo sự giám sát của Hội đồng nhân dân đối với Viện kiểm sát, tăng cường sự phối hợp giữa VKSND với Hội đồng nhân dân cùng cấp trong việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị tại địa phương.

Báo cáo phải bám sát chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp, trên cơ sở quyền hạn và trách nhiệm của Viện kiểm sát khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác kiểm sát.

2.6.2. Nội dung báo cáo

Báo cáo được chia làm 4 phần: Diễn biến tình hình vi phạm, tội phạm ở địa phương trong kỳ báo cáo; công tác thực hiện chức năng, nhiệm vụ của VKSND; Một số nhiệm vụ trọng tâm cuối năm (nếu là kỳ báo cáo giữa năm) hoặc của năm sau (nếu là kỳ báo cáo cuối năm); những kiến nghị, đề xuất (nếu có).



Phần 1: Diễn biến tình hình vi phạm, tội phạm ở địa phương trong kỳ báo cáo

Nêu, đánh giá tình hình vi phạm, tội phạm ở địa phương, những vi phạm, tội phạm nổi cộm, nêu vụ việc điển hình, đáng lưu ý (có so sánh với cùng kỳ của năm trước). Viện kiểm sát chỉ báo cáo trước HĐND tình hình vi phạm và tội phạm thông qua công tác giải quyết các vụ án do ngành Kiểm sát thụ lý. Những vụ việc xảy ra do các cơ quan hữu quan phản ảnh, cung cấp tình hình nhưng chưa có sự tác động của hoạt động kiểm sát thì không báo cáo.



Phần 2: Công tác thực hiện chức năng, nhiệm vụ của VKSND

Đây là phần quan trọng nhất của báo cáo, thể hiện rõ chất lượng, hiệu quả công tác thực hiện chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp trong việc phối hợp đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật tại địa phương, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Phần này phải nêu được những chủ trương lớn của Ngành và Viện kiểm sát địa phương trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ; công tác phối hợp với các cơ quan hữu quan trong việc đấu tranh phòng, chống vi phạm, tội phạm, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội ở địa phương. Sau đó đánh giá đầy đủ kết quả (ưu điểm, khuyết điểm) các khâu công tác theo thứ tự sau:

- Công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp trong lĩnh vực hình sự;

- Công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự, hôn nhân gia đình, hành chính, kinh doanh, thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật;

- Công tác kiểm sát thi hành án;

- Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của VKSND và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về hoạt động t­ư pháp của cơ quan t­ư pháp.

Cần lưu ý chỉ nêu những kết quả chính thể hiện chất lượng và hiệu quả công tác kiểm sát trong việc thực hiện các bộ luật, luật liên quan đến các khâu công tác kiểm sát, không kiểm điểm sâu về nghiệp vụ kiểm sát, không báo cáo cụ thể các vụ việc mà Viện kiểm sát thụ lý, giải quyết, nhất là các nội dung chi tiết trong các vụ án hình sự, dân sự... Tóm lại, báo cáo phải ngắn gọn và phải cân nhắc các số liệu để đưa vào báo cáo.



Phần 3: Một số nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm (nếu là kỳ báo cáo giữa năm) hoặc của năm sau (nếu là kỳ báo cáo cuối năm)

Chỉ nêu những nhiệm vụ trọng tâm đã được đề ra trong Kế hoạch công tác (nếu là kỳ báo cáo giữa năm) hoặc dự kiến những công việc quan trọng có tính định hướng của năm sau (nếu là kỳ báo cáo cuối năm), gắn với việc phục vụ nhiệm vụ chính trị tại địa phương.



Phần 4: Những kiến nghị, đề xuất (nếu có)

Tập trung nêu những đề xuất, kiến nghị với HĐND cùng cấp nhằm tăng cường pháp chế XHCN; những kiến nghị về quan hệ phối hợp giữa Viện kiểm sát với HĐND, UBND, Công an, Tòa án, MTTQ và các tổ chức, đoàn thể khác.




tải về 288.72 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương