UỶ ban nhân dân tỉnh bình đỊnh —— CỘng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam



tải về 70 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích70 Kb.
#27946


UỶ BAN NHÂN DÂN

TỈNH BÌNH ĐỊNH

——


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc



Số: 136 /2005/QĐ-UBND

Quy Nhơn, ngày 14 tháng 12 năm 2005



QUYẾT ĐỊNH

Về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Quyết định số 187/2005/QĐ-TTg

của Thủ tướng Chính Phủ về phê duyệt đề án tổng thể kiểm soát ma tuý qua biên giới đến năm 2010.





UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Quyết định số 187/2005/QĐ-TTg ngày 22/7/2005 của Thủ tướng Chính phủ;

Xét đề nghị của Giám đốc Công an tỉnh Bình Định,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành Kế hoạch thực hiện Quyết định số 187/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án tổng thể kiểm soát ma tuý qua biên giới đến năm 2010( Kèm theo Quyết định này).

Điều 2. Giao Ban chỉ đạo 138 - 139 tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành có liên quan; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố có trách nhiệm triển khai thực hiện Kế hoạch này; đồng thời xây dựng các phương án cụ thể để triển khai thực hiện.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký.

Trưởng ban chỉ đạo 138 - 139 tỉnh, Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương qui định tại Điều 2 chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.





Nơi nhận

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH

- Như điều 3;

- Văn phòng Chính phủ;

- Bộ Tư pháp;

- Ban chỉ đạo TW;

- TT Tỉnh uỷ;

- TT HĐND tỉnh;

- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;

- Các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh;

- Thành viên BCĐ 138 - 139 tỉnh;

- UBND các huyện, thành phố;

- Lưu: VT, K9, K11(vs).


CHỦ TỊCH

Vũ Hoàng Hà




UỶ BAN NHÂN DÂN

TỈNH BÌNH ĐỊNH

———


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

————————————







KẾ HOẠCH

Thực hiện Quyết định số 187/2005/QĐ-TTg

ngày 22/7/2005 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt

Đề án tổng thể kiểm soát ma tuý qua biên giới đến năm 2010

(Ban hành kèm theo Quyết định số 136 /2005/QĐ-UBND

ngày 14 /12/2005 của UBND tỉnh Bình Định)


Thực hiện Quyết định số 187/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án tổng thể kiểm soát ma tuý qua biên giới đến năm 2010; đặc biệt là phải phấn đấu đạt được các mục tiêu, yêu cầu của Đề án đã đề ra. Phòng ngừa, ngăn chặn có hiệu quả tình hình buôn bán, vận chuyển, sử dụng trái phép chất ma tuý; nâng cao hiệu quả việc phát hiện và ngăn chặn, thu giữ ma tuý tại các cửa khẩu, trên đất liền, trên biển, qua đường bưu điện, hàng không. Xây dựng lực lượng chuyên trách về phòng, chống, kiểm soát ma tuý thuộc lực lượng Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan. Nâng cao hiệu quả công tác phối hợp công tác đấu tranh phòng chống ma tuý giữa các lực lượng; giữa địa bàn nội địa và khu vực biên giới, ngoại biên; phát hiện và ngăn chặn hoạt động móc nối giữa các đối tượng trong và ngoài nước để vận chuyển trái phép ma tuý qua biên giới.UBND tỉnh xây dựng kế hoạch thực hiện Quyết định số 187/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về kiểm soát ma tuý qua biên giới đến năm 2010 như sau:



I- Mục tiêu, yêu cầu:

1. Phấn đấu đến năm 2010, cơ bản ngăn chặn được các hoạt động buôn bán, vận chuyển trái phép chất ma tuý qua biên giới, góp phần làm giảm tội phạm và tệ nạn ma tuý trong nước và trên địa bàn tỉnh.

2. Tăng cường năng lực và hiệu quả phối hợp hoạt động của các lực lượng chuyên trách phòng, chống ma tuý của Công an tỉnh, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan để phát hiện xử lý triệt để các hành vi mua bán, vận chuyển trái phép ma tuý qua biên giới; triệt phá các tụ điểm tàng trữ, chứa chấp ma tuý ở các địa bàn giáp ranh, cửa khẩu và trên biển.

3. Đề cao trách nhiệm của các Cấp uỷ đảng, UBND các địa phương; các ban, ngành, đoàn thể của tỉnh, huyện, xã trong việc chỉ đạo và tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống ma tuý; làm trong sạch địa bàn; hạn chế những thiếu sót, tồn tại trong quản lý địa bàn, không để bọn tội phạm ma tuý lợi dụng, hoạt động.

II- Nội dung và giải pháp:

1. Tăng cường năng lực và hiệu quả hoạt động kiểm soát ma tuý của các lực lượng chức năng ở cửa khẩu, trên biển, hàng không và bưu điện. Các lực lượng Công an, Hải quan, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển, An ninh hàng không và Bưu điện thực hiện chức năng, nhiệm vụ được phân công, phân cấp, bảo đảm kiểm soát chặt chẽ để chủ động phòng ngừa, phát hiện, bắt giữ, điều tra xử lý tội phạm và tịch thu ma tuý ngay tại các cửa khẩu.

a) Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh chịu trách nhiệm chỉ đạo lực lượng Bộ đội Biên phòng phối hợp với lực lượng chuyên trách phòng, chống ma tuý của Công an tỉnh, Cục Hải quan Bình Định thực hiện kiểm soát chặt chẽ tại khu vực biên giới và trên biển; tập trung một số công tác sau:

- Chỉ đạo lực lượng Bộ đội Biên phòng phối hợp Công an huyện, Công an xã ở vùng giáp ranh, miền núi tổ chức công tác quản lý Nhà nước về an ninh trật tự ở địa bàn giáp ranh, ven biển. Tăng cường công tác kiểm tra tạm trú, tạm vắng ở những địa bàn có các đối tượng liên quan đến ma tuý; không để tội phạm ma tuý lợi dụng sơ hở ẩn náu, vượt biên, móc nối, lôi kéo người địa phương phạm tội.

- Các đồn biên phòng và vùng cảnh sát biển chủ trì phối hợp với Công an các huyện, thành phố Quy Nhơn, xã ven biển có phương án huy động lực lượng dân quân tự vệ, Công an viên tuần tra, kiểm soát địa bàn trọng điểm về ma tuý và phức tạp về an ninh trật tự; đặc biệt là ở các cửa sông, cửa biển cảng biển mà bọn tội phạm thường lợi dụng để vận chuyển, mua bán trái phép các chất ma tuý.

- Xây dựng phương án, kế hoạch triệt xoá các tụ điểm phức tạp về tàng trữ mua bán trái phép chất ma tuý; có trách nhiệm hỗ trợ cho lực lượng cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý thực hiện công tác nghiệp vụ điều tra các vụ án về tội phạm ma tuý liên quan trên địa bàn biên giới và trên biển.

- Chủ trì phối hợp với lực lượng Công an, trực tiếp tham mưu cho Cấp uỷ đảng, UBND cấp xã vùng giáp ranh, miền núi, ven biển phát động phong trào quần chúng tham gia phòng, chống ma tuý; tham gia quản lý số người nghiện ma tuý; tổ chức có hiệu quả công tác cai nghiện ma tuý cho người nghiện tại các địa bàn nói trên theo qui định của pháp luật.

- Lực lượng chuyên trách phòng, chống ma tuý của Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển vùng 4 tiến hành các biện pháp nghiệp vụ theo chức năng, nhiệm vụ; lập và triển khai lực lượng tuần tra kiểm soát, phòng, chống ma tuý trên tuyến, địa bàn trọng điểm để phòng ngừa, phát hiện và điều tra các vụ án trên địa bàn biên giới và vùng Cảnh sát biển theo qui định của pháp luật.

b) Cục Hải quan Bình Định chủ trì kiểm soát ma tuý ở các cửa khẩu biên giới đường biển, đường hàng không bưu điện quốc tế và khu vực thuộc phạm vi kiểm soát của Cục Hải quan.

- Lực lượng kiểm soát hải quan phải không ngừng đổi mới cho phù hợp với tiến trình hội nhập quốc tế và hiện đại hoá ngành hải quan; đồng thời triển khai các hoạt động nghiệp vụ, thông qua việc thực hiện quy trình, thủ tục kiểm soát hải quan để kiểm tra, kiểm soát hàng hoá xuất, nhập khẩu, người và phương tiện vận tải xuất, nhập cảnh tại địa bàn Hải quan để phát hiện và thu giữ ma tuý.

- Chú trọng việc kiểm tra, kiểm soát tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần nhập khẩu, xuất khẩu vận chuyển quá cảnh vào Việt Nam nhằm ngăn chặn, phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm lợi dụng mua bán vận chuyển trái phép chất ma tuý vào nước ta. Thường xuyên báo cáo cho lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý các thông tin về xuất, nhập khẩu tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần để làm tốt công tác phòng ngừa ma tuý trong nội địa.

- Củng cố kiện toàn lực lượng phòng, chống ma tuý của Hải quan, bảo đảm chuyên sâu về chuyên môn nghiệp vụ, đủ năng lực phát hiện và kiểm soát ma tuý qua cửa khẩu và các khu vực kiểm soát của Hải quan theo qui định của pháp luật.

c) Công an tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo các lực lượng nghiệp vụ trong ngành Công an (Cảnh sát, An ninh, Tình báo) phối hợp với lực lượng chức năng của các sở, ngành triển khai thực hiện các nội dung của Đề án trong phạm vi, quyền hạn được giao, cụ thể là:

- Chỉ đạo lực lượng cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý tập trung triển khai các biện pháp nghiệp vụ trên địa bàn nội địa và các tuyến trọng điểm từ biên giới vào nội địa để nắm tình hình, phòng ngừa, ngăn chặn thu giữ ma tuý. Chủ trì xác lập và điều tra các chuyên án về tội phạm ma tuý có liên quan từ nước ngoài vào nội địa; các vụ án do Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan chuyển giao theo thẩm quyền; hổ trợ theo qui định của pháp luật khi Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển gửi người tạm giữ tại các Trại tạm giam, Nhà tạm giữ của lực lượng Công an hoặc yêu cầu triển khai các biện pháp cần thiết theo qui định của luật phòng, chống ma tuý năm 2000 và Nghị định 99/2002/NĐ-CP ngày 27/11/2002 của Chính phủ về việc qui định điều kiện, thủ tục, thẩm quyền, trách nhiệm của cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm ma tuý thuộc cảnh sát nhân dân.

- Chủ động phối hợp với Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển xây dựng phương án phòng ngừa, thực hiện biện pháp phòng ngừa nghiệp vụ kết hợp với kiểm tra, kiểm soát công khai tại những địa bàn trọng điểm ở các cửa khẩu, cảng và các tuyến có nhiều phức tạp. Phối hợp với Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan triệt phá các đường dây tổ chức tội phạm về ma tuý hoạt động trên tuyến; giải quyết triệt để, không để tồn tại công khai, lâu dài các tụ điểm chứa chấp, tiêu thụ, tập kết, trung chuyển ma tuý trong nội địa và khu vực biên giới.

- Chỉ đạo lực lượng An ninh, Tình báo thông qua các hoạt động nghiệp vụ quản lý xuất, nhập cảnh; thu thập thông tin về tình hình hoạt động của tội phạm ma tuý; thường xuyên trao đổi với các lực lượng chuyên trách phòng, chống tội phạm để có biện pháp phòng ngừa và đấu tranh.

- Công an thành phố Quy Nhơn, các huyện miền núi, ven biển, chỉ đạo lực lượng cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý chủ động nắm tình hình, phối hợp với các Đồn Biên phòng, Công an huyện phụ trách xã tham mưu cho Cấp uỷ đảng, chính quyền, đoàn thể phát động phong trào quần chúng tham gia phòng ngừa, đấu tranh chống các tội phạm và tệ nạn ma tuý; xây dựng các xã, phường, thị trấn trong sạch không có ma tuý.

d) Cảng Hàng không sân bay Phù Cát, Cảng Quy Nhơn, Cảng Thị Nại phối hợp với lực lượng chuyên trách phòng, chống ma tuý của Hải quan, Biên phòng, Cảnh sát biển vùng 4 và Công an tỉnh tăng cường kiểm soát tại cửa khẩu hàng không và đường biển; có kế hoạch hướng dẫn, nâng cao trình độ, kiến thức phòng, chống tội phạm phòng chống ma tuý cho lực lượng an ninh hàng không, an ninh hàng hải, các đơn vị, cá nhân trực tiếp giao dịch, tiếp nhận, vận chuyển hàng hoá, hành lý kịp thời phát hiện dấu hiệu nghi vấn để ngăn chặn vận chuyển trái phép ma tuý qua đường hàng không, hàng hải.

đ) Sở Bưu chính- Viễn thông, Bưu điện tỉnh chỉ đạo các đơn vị chức năng phối hợp chặt chẽ với lực lượng cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý hướng dẫn các doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực bưu chính thực hiện các qui định của pháp luật nhằm ngăn chặn hành vi lợi dụng bưu chính, dịch vụ chuyển phát bưu phẩm và hàng hoá để vận chuyển ma tuý; phổ biến kiến thức phòng, chống tội phạm về ma tuý cho nhân viên các doanh nghiệp này để chủ động phát hiện các hành vi liên quan đến ma tuý.

e) Sở Y tế, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Thương mại và Du lịch có trách nhiệm cung cấp, trao đổi các thông tin về xuất khẩu, nhập khẩu nguyên liệu, vận chuyển tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần; tình hình khách du lịch quốc tế cho lực lượng cảnh sát tội phạm về ma tuý, lực lượng kiểm soát của Hải quan và lực lượng tuần tra kiểm soát của Bộ đội Biên phòng và Cảnh sát biển; từng lực lượng căn cứ vào chức năng nhiệm vụ được giao, chủ động thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát.

2- Phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị ở cơ sở trong phòng, chống tội phạm mua bán, vận chuyển trái phép ma tuý qua biên giới.

a) Xác định rõ trách nhiệm của Cấp uỷ đảng, UBND các cấp trong việc chỉ đạo và tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống ma tuý.

Các lực lượng chuyên trách phòng, chống ma tuý ( Công an, Biên phòng, Hải quan, Cảnh sát biển) chủ động tham mưu cho Cấp uỷ đảng, UBND các cấp chỉ đạo công tác phòng chống và kiểm soát ma tuý; kiên quyết xử lý trách nhiệm về Đảng về chính quyền đối với lãnh đạo chủ chốt của những địa phương, đơn vị để xảy ra tình hình phức tạp về tệ nạn ma tuý và tội phạm về ma tuý.

Lực lượng Bộ đội Biên phòng trực tiếp là các Đồn Biên phòng cửa khẩu phối hợp với Công an huyện phụ trách xã tham mưu cho Cấp uỷ, UBND các xã, phường tuyến biển xây dựng và triển khai các phương án phòng, chống ma tuý gắn với việc nâng cao dân trí, đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội; phối hợp với ngành Lao động- Thương binh và Xã hội tiến hành kế hoạch xoá đói, giảm nghèo để triệt tiêu nguyên nhân, điều kiện gây phức tạp về an ninh trật tự trong đó có ma tuý và tội phạm về ma tuý.

b) Đẩy mạnh các biện pháp phòng ngừa về xã hội góp phần có hiệu quả công tác phòng chống và kiểm soát ma tuý.

Lực lượng Công an, Biên phòng, Hải quan, Cảnh sát biển trực tiếp là Công an thành phố Quy Nhơn, Công an các huyện và các Đồn Biên phòng, cửa khẩu, Chi cục Hải quan cửa khẩu phải thường xuyên tiến hành tuyên truyền pháp luật về phòng chống ma tuý; chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước trong việc xử lý đối với tội phạm về ma tuý, để người dân nâng cao ý thức chấp hành pháp luật; tích cực tham gia phòng chống ma tuý; chú ý vào các đối tượng, khu vực trọng điểm đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, hải đảo.

Ủy ban nhân dân các cấp phải động viên, khen thưởng kịp thời các tổ chức, cá nhân lập thành tích xuất sắc trong công tác phòng chống ma tuý; tăng cường sự chỉ đạo của các Cấp uỷ đảng phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể trong việc vận động đăng ký, cam kết không tham gia vận chuyển mua bán tàng trữ trái phép chất ma tuý, làm trong sạch địa bàn từ cơ sở. Xây dựng địa bàn xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị không có ma tuý, đưa nội dung công tác phòng, chống ma tuý vào qui ước, hương ước của làng, xã, dòng họ.

Các Đồn Biên phòng và Công an huyện phụ trách xã thường xuyên tập huấn kiến thức về ma tuý và nâng cao năng lực cho Công an cấp xã, dân quân tự vệ; phát huy vai trò của già làng, trưởng bản, những người có uy tín trong dòng họ, vận động nhân dân, tuyên truyền pháp luật; giáo dục cảm hoá đối tượng và cai nghiện cho những người nghiện ma tuý, quản lý các đối tượng có biểu hiện nghi vấn hoạt động phạm tội về ma tuý.

Tổ chức mở hòm thư tố giác tội phạm, đường dây nóng tạo điều kiện cho quần chúng nhân dân dễ dàng tham gia phát hiện, tố giác, truy bắt các đối tượng về ma tuý.

3. Củng cố, kiện toàn tổ chức và tăng cường năng lực cho lực lượng chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma tuý.

a) Đối với lực lượng chuyên trách phòng, chống ma tuý của Bộ đội Biên phòng và Cảnh sát biển.

Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và Cảnh sát biển vùng 4 khẩn trương triển khai đúng tiến độ các Đề án, tổ chức biên chế và chức năng, nhiệm vụ của lực lượng chuyên trách phòng, chống ma tuý của Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển theo Quyết định số 1078/QĐ-TTg ngày 11/10/2004 của Thủ tướng Chính phủ. Tiếp tục hoàn thiện giai đoạn II của Đề án tổ chức, biên chế lực lượng phòng, chống ma tuý của Bộ đội Biên phòng giai đoạn 2000 - 2010 để bảo đảm là lực lượng nòng cốt thực hiện có hiệu quả đề án này ở địa bàn biên giới và trên biển.



b) Đối với lực lượng chuyên trách phòng, chống ma tuý, tệ nạn ma tuý của ngành Hải quan.

Tổ chức biên chế cho các đơn vị chuyên trách phòng chống ma tuý thuộc ngành Hải quan theo hướng:

Tuỳ theo tình hình thực tiễn tại Cục Hải quan tỉnh sẽ thành lập Đội Kiểm soát chống ma tuý và thành lập tổ kiểm soát ma tuý ở Hải quan cửa khẩu Quy Nhơn hoặc giao cho lực lượng kiểm soát hải quan kiêm nhiệm.

Ban hành qui chế về trách nhiệm và xử lý các hành vi thiếu trách nhiệm để lọt ma tuý và tội phạm ma tuý của người đứng đầu và các cán bộ kiểm soát tại các trạm, đồn và các địa bàn thuộc đơn vị mình phụ trách.



c) Củng cố tổ chức và tăng cường biên chế cho lực lượng cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý thuộc Công an tỉnh.

Công an tỉnh củng cố tổ chức theo hướng tăng biên chế cho lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý; tập trung đầu mối, thống nhất chuyên sâu và kiện toàn các đơn vị tham mưu, trinh sát, điều tra và đội trinh sát trên các tuyến, cụm địa bàn trọng điểm để tập trung năng lực và tiềm lực đấu tranh có hiệu quả chống tội phạm ma tuý.

Tăng đủ số lượng và nâng cao chất lượng cán bộ, chiến sỹ, đảm bảo đủ năng lực chủ trì đấu tranh trên các tuyến, địa bàn trọng điểm; hỗ trợ cho lực lượng chuyên trách phòng, chống ma tuý của Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển và Hải quan tại cửa khẩu và trên biển.

Trường hợp cần thiết, Công an tỉnh đề xuất UBND tỉnh thành lập Đội đặc nhiệm liên ngành giữa Công an, Hải quan, Biên phòng và Cảnh sát biển để hoạt động khu vực trọng điểm, ven biển và các tuyến giao thông nhằm phát huy đồng bộ các biện pháp, khả năng của từng lực lượng, nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn, phát hiện bắt giữ ma tuý và bắt giữ tội phạm ma tuý, nhất là việc khám phá các đường dây vận chuyển ma tuý xuyên quốc gia.



d) Thực hiện chính sách đối với lực lượng chuyên trách phòng chống ma tuý.

Kiến nghị Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính và các bộ, ngành có liên quan đề xuất, bổ sung đối tượng được hưởng chế độ bồi dưỡng cho lực lượng chuyên trách phòng, chống ma tuý của Công an, Quân đội và Hải quan; nghiên cứu đề xuất chế độ bồi dưỡng đối với lực lượng chuyên trách phòng, chống ma tuý cho phù hợp tình hình hiện nay.

Nghiên cứu bổ sung và tổ chức thực hiện cơ chế khen thưởng đối với cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức có thành tích trong công tác phòng, chống ma tuý tại địa bàn biên giới và trên biển.

4. Đảm bảo phương tiện, kinh phí cho hoạt động kiểm soát ma tuý qua biên giới.

- Tổ chức thực hiện có hiệu quả các Dự án trang bị phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, vũ khí, công cụ hỗ trợ cho lực lượng chuyên trách phòng, chống ma tuý của Công an, Biên phòng, Hải quan.

- Công an tỉnh chủ trì phối hợp với các sở, ngành có liên quan xây dựng Trung tâm cơ sở dữ liệu về ma tuý, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và tội phạm về ma tuý.

- Thiết lập hệ thống thông tin và qui chế trao đổi thông tin trong từng lực lượng và giữa các lực lượng chuyên trách đấu tranh chống tội phạm ma tuý trong cả nước, hỗ trợ tích cực và hiệu quả cho công tác kiểm soát ma tuý qua biên giới.



III- Phân công trách nhiệm và tổ chức thực hiện.

1. Giao Ban chỉ đạo 138 - 139 tỉnh trực tiếp chỉ đạo xây dựng kế hoạch cụ thể triển khai Đề án trên địa bàn tỉnh; Công an tỉnh là cơ quan thường trực giúp Ban chỉ đạo 138 - 139 tỉnh triển khai thực hiện các nội dung của Đề án.

2. Công an tỉnh chủ trì tổ chức triển khai thực hiện các nội dung của đề án; hàng năm xây dựng kế hoạch cụ thể trình Trưởng Ban chỉ đạo 138 - 139 tỉnh phê duyệt để chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Đề án.

3. Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Cảnh sát biển vùng 4 xây dựng kế hoạch chủ trì và phối hợp lực lượng Công an, Hải quan thực hiện Đề án này tại khu vực biên giới và trên biển.

4. Cục Hải quan Bình Định xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện Đề án này tại địa bàn kiểm soát của Hải quan.

5. Sở Tài chính chịu trách nhiệm bố trí và cấp kinh phí kịp thời cho các hoạt động kiểm soát ma tuý theo các Dự án được UBND tỉnh phê duyệt cho Công an, Hải quan, Biên phòng thực hiện Đề án này tại khu vực biên giới và trên biển.

6. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với các sở, ngành có liên quan tổng hợp các kế hoạch của UBND tỉnh về thực hiện các Đề án phòng, chống ma tuý đưa vào chương trình phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh; xây dựng cơ chế, chính sách thu hút nguồn vốn và phân bổ các nguồn lực phục vụ cho việc thực hiện Đề án.

7. Các sở; ngành; Chủ tịch UBND huyện, thành phố có trách nhiệm phối hợp với lực lượng chuyên trách phòng, chống ma tuý thuộc Công an, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển triển khai Đề án theo chức năng nhiệm vụ được giao.

8. Đề nghị Toà án nhân dân tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh phối hợp chặt chẽ với cơ quan điều tra tiến hành truy tố, xét xử nghiêm minh các vụ án về ma tuý để răn đe tội phạm và phòng ngừa chung.

9. Đề án được thực hiện lồng ghép với 8 Đề án của Chương trình hành động phòng, chống ma tuý giai đoạn 2001 - 2005 và Quyết định 49/CP phê duyệt Kế hoạch tổng thể về phòng, chống ma tuý đến năm 2010 của Chính phủ và các chương trình phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.

10. Kế hoạch thực hiện Đề án được chia làm 02 giai đoạn:

- Giai đoạn I (2005 - 2006): Tổ chức thực hiện và sơ kết giai đoạn I.

- Giai đoạn II (2007 - 2010): Tổ chức thực hiện Đề án, sơ kết rút kinh nghiệm, tổng kết Đề án vào tháng 12/2010.

11. Kinh phí thực hiện Đề án:

Kinh phí thực hiện Đề án từ kinh phí phân bổ của Trung ương, ngân sách địa phương, từ đóng góp của cộng đồng và tài trợ quốc tế. Nguồn kinh phí này tổ chức và quản lý sử dụng có hiệu quả, đúng mục đích.

Hàng năm Công an tỉnh chủ trì phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư dự toán kinh phí trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét quyết định trong nguồn kinh phí thuộc chương trình mục tiêu quốc gia hàng năm.

Nhận được Kế hoạch này yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành, địa phương, đơn vị có liên quan nghiêm túc triển khai thực hiện, qúa trình thực hiện nếu có gì vướng mắc liên hệ về Ban chỉ đạo 138 - 139 tỉnh (thông qua Công an tỉnh) để được hướng dẫn thực hiện thống nhất./.



TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH

CHỦ TỊCH

Vũ Hoàng Hà





tải về 70 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương