TIÊu chuẩn ngành 10 tcn 283: 1997



tải về 30.77 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu11.08.2016
Kích30.77 Kb.
#17399
TIÊU CHUẨN NGÀNH

10 TCN 283:1997

QUY PHẠM KHẢO NGHIỆM

HIỆU LỰC THUỐC THUỐC XÔNG HƠI TRỪ CÔN TRÙNG GÂY HẠI TRONG KHO

1. Quy định chung:

1.1. Phạm vi áp dụng:

Quy phạm này quy định phương pháp chủ yếu đánh giá hiệu lực của thuốc xông hơi trừ côn trùng gây hại sản phẩm hàng hóa khô bảo quản trong kho ở điều kiện áp suất khí quyển.



1.2. Cơ quan khảo nghiệm:

Được quy định tại điều 11 của Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 150/NN-BVTV/QĐ ngày 10/03/1995 của Bộ Nông Nghiệp và CNTP cũ nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.



1.3. Điều kiện khảo nghiệm:

Khảo nghiệm phải được bố trí trên những phương tiện chứa đựng, bảo quản và vận chuyển hàng hóa khử trùng như nhà kho, toa xe lửa, côngtennơ.v.v..

Hàng hoá khử trùng chứa đựng trong phương tiện nói trên phải đúng với yêu cầu khảo nghiệm của cơ sở đăng ký khảo nghiệm, khối lượng hàng hóa khử trùng phải chiếm 50-75% thể tích không gian khử trùng.

Côn trùng đưa vào khảo nghiệm:

 Trường hợp yêu cầu khảo nghiệm là đánh giá hiệu lực của thuốc với côn trùng hại trong kho nói chung thì bắt buộc phải có các loài có tính kháng thuốc cao sau:

- Mọt đục thân nhỏ: Rhizopertha dominica (Fab).

- Mọt bột đỏ: Tribolium castaneum (Herbst.).

- Mọt gạo, ngô: Sitophilus oryzae (L.)và S.zeamays (Most.)

 Trường hợp yêu cầu của khảo nghiệm là đánh giá hiệu lực của thuốc với loài côn trùng cụ thể thì không nhất thiết phải khảo nghiệm với các loài côn trùng kháng thuốc nêu trên.

Phải đảm bảo nguyên tắc sai khác duy nhất của thí nghiệm.



1.4. Phạm vi khảo nghiệm:

Khảo nghiệm phải được tiến hành ở hai vùng có khí hậu khác nhau. Khảo nghiệm diện rộng chỉ được tiến hành khi khảo nghiệm diện hẹp thu được kết quả tốt.



2. Phương pháp khảo nghiệm:

2.1. Công thức khảo nghiệm:

Liều lượng thuốc dùng trong khảo nghiệm theo hướng dẫn của cơ sở sản xuất và tình hình thực tế về tính kháng thuốc của côn trùng gây hại trong kho.

Các loại thuốc so sánh phải là loại thuốc có cùng phương thức tác động tới côn trùng gây hại và đã được Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn đưa vào danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng ở Việt Nam

Công thức đối chứng không xử lý thuốc.

Trong từng lần nhắc lại của khảo nghiệm, các công thức được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên - RCD (Ramdom Complication Block Design) hoặc các phương pháp khác hiện đang được sử dụng trong thống kê toán học.

2.2. Quy mô khảo nghiệm và số lần nhắc lại:

2.2.1. Khảo nghiệm diện hẹp:

Thể tích khử trùng là 1m3. Số lượng côn trùng đưa vào khảo nghiệm ít nhất là 100 cá thể/1 loài/1 công thức/ 1 lần nhắc lại và đồng nhất về pha phát dục. Số lần nhắc lại của khảo nghiệm tối thiểu là 3 lần.

2.2.2. Khảo nghiệm diện rộng:

Thể tích không gian khảo nghiệm phải đạt tối thiểu là 300m3/công thức và không lặp lại. Mật độ quần thể côn trùng sống cần khảo nghiệm phải đạt thấp nhất là 10 con/kg. Trường hợp do mật độ quần thể côn trùng có sẵn trên hàng hoá quá thấp, cho phép bố trí các bao chứa hàng có sẵn côn trùng sống với mật độ như trên vào trong lô hàng với số lượng là 20 bao/lô, trọng lượng một bao là 1 kg. Bố trí các bao hàng có sẵn côn trùng vào lô hàng khảo nghiệm theo sơ đồ lấy mẫu của TCVN-4731/1989.

2.3. Tiến hành xử lý thuốc:

2.3.1. Khảo sát khử trùng (đối với khảo nghiệm diện rộng):

Lô hàng phải đáp ứng yêu cầu khảo nghiệm về loại hàng hóa, thể tích, mật độ quần thể côn trùng và các loại côn trùng cũng như các quy định về an toàn lao động.

2.3.2. Chuẩn bị vật tư, nhân lực và trang thiết bị:

Đủ theo yêu cầu của Quy định quản lý nhà nước về hoạt động khử trùng nói trên và yêu cầu của khảo nghiệm.

2.3.3. Làm kín khí:

Đảm bảo độ kín khí tốt để không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường xung quanh và hiệu lực trừ côn trùng của thuốc khảo nghiệm.

2.3.4. Liều lượng thuốc sử dụng và đặt thuốc:

Liều lượng thuốc dùng được tính theo gam chất độc hoặc gam khí độc/m3 không gian khử trùng. Tuỳ theo thuốc ở thể lỏng (khí được hóa lỏng ở điều kiện áp suất cao và nhiệt độ thấp) hoặc ở thể rắn (bột, viên nén hoặc đĩa nén .v.v..).

2.3.5. Báo hiệu nguy hiểm và cảnh giới khử trùng: (đối với khảo nghiệm diện rộng)

Theo quy định của quy trình khử trùng hiện hành.

2.3.6. Xả thuốc và xử lý bã thuốc:

Sau khi mở thùng khử trùng hoặc kho: không gian khử trùng phải được thông thoáng, khi đảm bảo an toàn mới được vào thu bã thuốc để huỷ (đối với thuốc ở thể rắn).

2.3.7. Kiểm tra kết quả sau xông hơi:

Lấy mẫu kiểm tra và đánh giá hiệu lực của thuốc ở các thời điểm xông hơi là: 1, 7, 15, 30 và 45 ngày (trường hợp cần thiết thì đánh giá thêm ở thời điểm 60 ngày sau xông hơi).

2.4. Điều tra và thu thập số liệu:

2.4.1. Phương pháp lấy mẫu:

Lấy mẫu để kiểm tra mật độ quần thể côn trùng (sống) ở thời điểm trước và sau xông hơi, ảnh hưởng của xông hơi khử trùng đến chất lượng sản phẩm sau xông hơi theo phương pháp của TCVN- 4731/1989.

2.4.2. Kiểm tra tỷ lệ nẩy mầm của hạt giống:

Đối với hàng hóa bảo quản dùng khảo nghiệm là hạt giống thì tỷ lệ nảy mầm của hạt ở thời điểm trước và sau xông hơi theo phương pháp thử của TCVN-l700/1986.

2.4.3. Đánh giá tác động của thuốc đối với hàng hóa khử trùng và các vi sinh vật khác:

Theo dõi, ghi chép và chụp ảnh (nếu cần thiết) những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của thuốc khảo nghiệm đến các loài sinh vật khác có trên bề mặt xử lý thuốc không thuộc đối tượng khảo nghiệm (sinh vật có ích và có hại).

3. Thu thập số liệu báo cáo và công bố kết quả:

3 .1. Địa điểm gửi số liệu:

Nếu là khảo nghiệm thuốc xông hơi chưa có trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng ở Việt Nam thì thực hiện theo Điều 14 của Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 150/NN-BVTV/QĐ ngày 10/03/1995 của Bộ Nông nghiệp -CNTP cũ nay là Bộ Nông nghiệp-PTNT.



3.2. Công thức tính toán và xử lý thống kê:

3.2.l. Khảo nghiệm diện hẹp và khảo nghiệm diện rộng (nếu phải bố trí côn trùng từ ngoài vào lô hàng):

Kết quả thu được tính toán theo công thức Abbott như sau:

Trong đó:

+ H(%) là hiệu lực của thuốc tính theo phần trăm.

+ Ca là số lượng cá thể côn trùng sống ở công thức đối chứng sau xử lý.

+ Ta là số lượng cá thể côn trùng sống ở công thức thí nghiệm sau xử lý.

3.2.2. Khảo nghiệm diện rộng:

Kết quả thu được theo công thức Henderson-Tilton như sau:

Trong đó:

+ H(%) là hiệu lực của thuốc tính theo phần trăm.

+ Ca là số lượng cá thể côn trùng sống ở công thức đối chứng sau xử lý.

+ Cb là số lượng cá thể côn trùng sống ở công thức đối chứng trước xử lý.

+ Ta là số lượng cá thể côn trùng sống ở công thức thí nghiệm sau xử lý.

+ Tb là số lượng cá thể côn trùng sống ở công thức thí nghiệm trước xử lý.

3.2.3. Xử lý thống kê:

Kết quả thu được xử lý theo phương pháp phân tích phương sai một hoặc hai nhân tố và phân nhóm theo Duncan.

3.3. Nội dung báo cáo:

(Đối với thuốc chưa có trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chê'sử dụng ở Việt Nam ).

Báo cáo gồm những nội dung sau:

 Tên khảo nghiệm.

 Yêu cầu khảo nghiệm.

 Thời gian và địa điểm khảo nghiệm.

 Nội dung và phương pháp khảo nghiệm:

- Số công thức khảo nghiệm.

- Loại hàng hóa dùng khảo nghiệm.

- Loài dịch hại khảo nghiệm.

- Phương pháp bố trí khảo nghiệm.

- Qui mô khảo nghiệm.

- Số lần nhắc lại.

- Phương pháp xử lý thống kê toán học .

 Đánh giá kết quả khảo nghiệm.

- Các bảng số liệu điều tra, quan sát.

- Đánh giá hiệu lực của từng loại thuốc.

- Nhận xét ảnh hưởng (tích cực và tiêu cực) của thuốc khảo nghiệm đến hàng hóa khử trùng, các loài sinh vật có ích và môi trường.

- Đánh giá mức độ thành công của khảo nghiệm.



 Kết luận và đề nghị.

tải về 30.77 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương