DỊch phần dạy pháp của ngài pa-auk ngàY 8 tháng 4 NĂM 2006 TẠi florida



tải về 108.79 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích108.79 Kb.
#26946
DỊCH PHẦN DẠY PHÁP CỦA NGÀI PA-AUK NGÀY 8 THÁNG 4 NĂM 2006 TẠI FLORIDA
Mục tiêu của người Phật tử là chứng ngộ hay đạt đến Niết Bàn. Niết Bàn là trạng thái hoàn toàn vắng lặng mọi khổ đau. Cuộc sống chúng ta là khổ, sinh là khổ, già là khổ, bệnh là khổ, chết là khổ, sống chung với điều mình không thích là khổ, xa lìa điều mình thích là khổ, mong điều gì mà không đạt được là khổ, tóm lại chấp thủ thân ngủ uẩn này là khổ.
Cuộc sống chúng ta đầy đau khổ. Để thoát khổ, ta cần phải cố gắng thực hành để đạt đến Niết Bàn. Muốn đạt đến NB, trước hết quý vị nên cố gắng hiểu Bốn Sự Thật Tối Thượng, hay còn gọi là Tứ Diệu Đế. Tại sao? Nếu quý vị muốn đạt đến NB, cần phải tận trừ tất cả các lậu hoặc, bao gồm dính mắc tái sanh nào. Nếu còn dính mắc vào đời sống mới, quý vị không thể thóat khỏi vòng sanh tử. Nếu quý vị muốn thóat khỏi tái sanh, luân hồi, nên nổ lực để tận diệt tất cả mọi phiền não, bao gồm cả việc dính mắc vào đời sống mới. Tất cả những gì quý vị nên tận diệt là những phiền não.
Có bài kinh “ÀSAVAKKHAYA SUTTA”, “Đọan Trừ Lậu Hoặc”:
Jānatohaṁ, bhikkhave, passato āsavānaṁ khayaṁ vadāmi, no ajānato apassato. Kiñca, bhikkhave, jānato, passato āsavānaṁ khayo hoti? ‘idaṁ dukkhan’ti, bhikkhave, jānato passato āsavānaṁ khayo hoti, ‘ayaṁ dukkhasamudayo’ti jānato passato āsavānaṁ khayo hoti, ‘ayaṁ dukkhanirodho’ti jānato passato āsavānaṁ khayo hoti. ‘ayaṁ dukkhanirodhagāminī paṭipadā’ti jānato passato āsavānaṁ khayo hoti. Evaṁ kho, bhikkhave, jānato evaṁ passato āsavanaṁ khayo hoti
Tasmātiha, bhikkhave, ‘idaṁ dukkhan’ti yogo karaṇīyo ...pe... ‘ayaṁ dukkhanirodhagāminī paṭipadā’ti yogo karaṇīyo.”
Đây là Bài kinh “Đọan Trừ Lậu Hoặc” trong Tương Ưng Sự Thật, Saccasamyutta. Nghĩa là gì ?
Này chư Tỳ-khưu, Ta nói rằng sự đọan trừ các lậu hoặc là cho người biếtthấy, không phải cho người không biết và không thấy. Cho người biết GÌ và thấy GÌ khiến các lậu hoặc đựơc đọan trừ?

Cho những ai biếtthấy đây là sự thật tối thượng về Khổ(Dukkhasacca); Những ai biếtthấy đây là sự thật về nguyên nhân của khổ(Samudayasacca); những ai biếtthấy đây là sự thật tối thượng về sự chấm dứt khổ (Nirodhasacca); Những ai biếtthấy đây là sự thật tối thượng về con đường đưa đến diệt khổ (Maggasacca). Chỉ những ai như thị biết vậy và thấy vậy, các lậu hoặc mới được đọan trừ.
Vì vậy, cần phải nổ lực để biết rõ, thấy rõ đây là Sự thật tối thượng về Khổ; cần phải nổ lực để biết rõ, thấy rõ đây là Sự thật tối thượng về nguồn gốc của Khổ (Khổ tập); cần phải nổ lực để thấy rõ, biết rõ đây là Sự thật tối thượng về Khổ diệt; cần phải nổ lực để biết rõ, thấy rõ đây là Sư thật tối thượng về Con đường đưa đến Khổ Diệt.”
Kinh Đọan Trừ Các Lậu Hoặc – Tương Ưng Sự Thật.
Theo Bài kinh này, nếu quý vị muốn đọan trừ các lậu hoặc, bao gồm sự dính mắc tái sinh ở bất kỳ cảnh giới nào, đời sống mới nào, quý vị cần cố gắng giác tri Tứ Diệu Đế, tức Bốn Sự thật tối thượng.
Nếu quý vị muốn giác tri Tứ Diệu Đế, Bốn Sự thật tối thượng, quý vị nên cố gắng hành như thế nào?
Có một Bài kinh khác tên là “Samàdhi Sutta”-“Chánh Định” trong Tương Ưng Bộ Kinh.

Samādhiṁ Bhikkhave bhāvetha. Samāhito bhikkhave, bhikkhu yathābhūtaṁ pajānāti. Kiñca yathābhūtaṁ pajānāti? ‘idaṁ dukkhanti yathābhūtaṁ pajānāti, ‘ayaṁ dhukkhasamudayo’ti yathābhūtaṁ pajānāti, ‘ayaṁ dukkhanirodho’ti yathābhūtaṁ pajānāti, ‘ayaṁ dhukkhanirodhagāminì paṭipadā’ti yathābhūtaṁ pajānāti. Samādhiṁ bhikkhave, bhāvetha. Samāhiti bhikkhave, bhikkhu yathābhūtaṁ pajānāti”.


Nghĩa là gì?

Này chư Tỳ-khưu, hãy phát triển định. Một vị Tỳ-kheo có định, như thị giác tri các Pháp. Gì là Pháp vị ấy như thị giác tri?



Vị ấy như thị giác tri đây là Khổ đế (sự thật tối thượng về Khổ)- Dukkha Sacca. Như thị giác tri đây là Khổ Tập (sự thật tối thượng về nguồn gốc của Khổ)- Samudaya Sacca. Như thị giác tri đây là Khổ diệt (sự thật tối thượng về sự chấm dứt Khổ)- Nirodha Sacca. Như thị giác tri đây là Đạo đế (sự thật tối thượng về Con đường đưa đến chấm dứt Khổ)- Magga Sacca.

Vì vậy, này chư Tỳ-kheo, hãy phát triển định. Một vị tỳ-kheo có định, sẽ như thị giác tri các Pháp.”
Bởi chính nguyên nhân này, nếu muốn giác tri Tứ Diệu Đế, quý vị cần nổ lực thực hành để phát triển định. Đây là con đường Thiền Định Samatha. Khi tiến hành thiền định, thực hành giữ giới trong sạch là điều cần thiết. Với giới trong sạch làm nền tảng, qúy vị nên phát triển thiền định. Để phát triển định tâm, có đến 40 đề mục, quý vị có thể chọn bất kỳ đề mục nào mình muốn. Đầu tiên, chúng tôi thực sự hướng dẫn các thiền sinh thực hành niệm đề mục hơi thở hoặc tứ đại. Qúy vị nên chọn đề mục như ý qúy vị muố Nếu thành công với niềm hơi thở hoặc tứ đại rồi, nếu muốn hành các đề mục thiền định khác như 10 Biến xứ, Biến xứ Đất, v.v.. quý vị có thể hành rất dễ dàng. Vậy trước tiên, quý vị nên nổ lực phát triển định theo phương pháp Niệm hơi thở Ānāpānasati (chỉnh Pali), hoặc hành đề mục Tứ Đại.
Tối nay tôi muốn giới thiệu vắn tắt về Ānāpānasati, Niệm hơi thở.

Nếu quý vị muốn thực hành Ānāpāna, niệm hơi thở, quý vị nên tập trung vào đối tượng hơi thở của quý vị, nó có thể xúc chạm quanh lổ mũi hoặc đỉnh môi trên. Tại đây, quý vị chỉ việc chờ và thấy một mình hơi thở mà thôi. Nếu quý vị có thể tập trung vào hơi thở, thì dể rồi, không cần phải đếm hơi thở. Còn nếu quý vị không thể tập trung tốt vào hơi thở, Chú giải khuyên ta nên thử đếm hơi thở. Vậy xin hãy cố gắng tập trung trên đối tượng hơi thở của quý vị. Khi quý vị tập trung vào đối tượng hơi thở, nếu quý vị thấy mình không tập trung được tốt, theo đề nghị của Chú giải, quý vị hãy thử đếm hơi thở. Khi hít vào, quý vị nên ghi nhận trong tâm “hít vào”, khi thở ra, quý vị nên cố gắng ghi nhận trong tâm “thở ra”, hít vào-thở ra, đếm 1; hít vào-thở ra, đếm 2; hít vào-thở ra, đếm 3, … cho đến 8. Rồi quay về đếm lại từ 1,… cho đến 8. Rồi tiếp tục đếm lại từ 1,…. cho đến 8…Giữa 5 và 10, quý vị có thể dừng ở bất kỳ số nào, nên giữ cố định 1 số. Từ 1 đến 8, quý vị nên quyết định giữ cho tâm không để phóng đi chổ khác, nên cố gắng tập trung chỉ trên đối tượng hơi thở mà thôi. Rồi từ từ tâm sẽ bắt đầu tập trung được trong vài giây hoặc trong vài phút. Quý vị phải cố gắng, lặp đi lặp lại như vậy. Khi đếm hơi thở, quý vị nên chú tâm vào hơi thở, chứ không phải con số. Hãy cố gắng tập trung vào đối tượng hơi thở đang xúc chạm quanh lổ mũi hay trên đỉnh môi trên. Ngòai chổ này ra, quý vị không nên theo hơi thở đi vào bên trong lổ mũi hay đi ra ngòai đỉnh môi. Quý vị chỉ nên tập trung vào hơi thở đang chạm tại vị trí xúc chạm, hoặc đỉnh môi trên hay quanh lổ mũi. Nếu hơi thở là rõ chỉ 1 bên lổ mũi, thì chú ý hơi thở ở lổ mũi bên đó, nhưng nó có thể thay đổi vào mỗi thời ngồi. Nếu hơi thở rõ đều ở hai lổ, tốt hơn nên chú ý hơi thở tại đĩnh giữa môi trên. Nếu quý vị có thể chú tâm trên hơi thở được vài giây hay vài phút, cứ tiếp tục trụ tâm trên hơi thở theo cách ấy. Nếu chú tâm được khỏang gần 1 giờ hoặc 2 giờ, lúc ấy, quý vị có thể ngừng đếm hơi thở. Nhưng khi đếm hơi thở, quý vị nên cố gắng biết rõ hơi thở. Nếu hơi thở là dài, quý vị nên cố gắng biết rõ nó là hơi thở dài, nếu hơi thở ngắn, quý vị nên cố gắng biết rõ nó là hơi thở ngắn. Không nên cố gắng niệm “dài, ngắn” có chủ ý, không cần phải niệm: đây là hơi thở dài, đây là hơi thở ngắn, chỉ nên ghi nhận hơi thở dù nó là dài hay là ngắn, chỉ nên đếm hơi thở : hít vào-thở ra đếm 1, v.v.. Theo cách này, hãy cố gắng, từ từ quý vị sẽ có thể duy trì định tâm đối tượng hơi thở được vài phút hoặc nữa tiếng, v.v.. Lúc đó nếu mỗi thời ngồi đều trụ tâm trên hơi thở được khỏang hơn nữa giờ hay 1 giờ như thế trong 2 hay 3 ngāy, quý vị có thể ngừng đếm hơi thở. Khi đang đi cũng vậy, cố gắng chú tâm trên đối tựơng hơi thở cùng cách ấy, không nên để ý các bước đi v.v.. Khi đi, đứng, nằm, ngồi, trong mọi oai nghi, đều phải chú tâm đến hơi thở.

Hôm nay tôi muốn giới thiệu đến đây. Nếu quý vị muốn thực hành thiền Tứ đại, giờ trình pháp ngāy mai, xin hãy thảo luận với tôi.

Có lẽ mọi người muốn đặt câu hỏi, bất cứ điều gì, quý vị có thể hỏi.


Gịong nam : Thưa qúy vị, nếu có câu hỏi gì, đây là cơ hội tốt để hỏi

Gịong nam : Bạch Ngài, sau khi ngồi một chút, nếu thấy tê chân, đựơc chăng nếu con đổi tư thế để khỏi phải chống cự khó khăn với cơn đau?

Sayadaw : Được, nếu nó gây trở ngại cho việc định tâm của bạn, bạn có thể đổi tư thế. Nếu nó không trở ngại đến sự chú tâm, hãy tiếp tục chú tâm đến hơi thở thôi, đừng quan tâm đến cơn đau. Có khi không dễ, nó có thể trở ngại cho việc chú tâm. Nếu cảm thọ đau quá rõ, có thể khiến cho bạn khó tập trung, lúc đó hãy đổi tư thế.

Gịong nữ : Nếu khi tâm phân tán, rời khỏi hơi thở vô và hơi thở ra, suy nghĩ xuất hiện quá nhiều, con nên làm sao?

Sayadaw: Để tránh phóng tâm, Chú giải khuyến khích đếm hơi thở. Quý vị nên đếm để ghi nhận hơi thở, khi hít vào nên ghi nhận “hít vào”, khi thở ra nên ghi nhận “thở ra”; “hít vào-thở ra”, cuối hơi thở ra đếm 1, “hít vào-thở ra” đếm 2, “hít vào-thở ra” đếm 3… cho đến 8. Theo cách như vậy mà đếm, dần dần tâm sẽ bớt phóng đi khỏi hơi thở.

Gịong nam: Thưa Sayadaw, con biết thiền tọa rất quan trọng. Nhưng trong việc thực hành hằng ngāy như khi con đi, con ăn, cũng quan trọng nên xin Sayadaw giải thích giúp cho cách có thể tập trung tâm?

Sayadaw: Có 4 lọai sampajañña, Sampajañña họ dịch là “ hiểu biết rõ rāng”

  1. Hiểu biết rõ rāng về lợi ích,

  2. Hiểu biết rõ rāng về tính thích hợp ( ngòai phạm vi hành thiền),

  3. Tuệ quán thấu suốt hay hiểu biết rõ rāng về niệm xứ (Gocāra Sampajañña) (Đọan 03:07 của file 4-Hỏi đáp)

  4. Tuệ quán thấu suốt hay Hiểu biết rõ rāng về danh-sắc.

Vậy có 4 lọai Hiểu biết rõ rāng. Giờ đây quý vị chỉ đang hành Tuệ quán sát thấu suốt hay Sự hiểu biết rõ rāng về niệm xứ, được gọi “Gocāra Sampajañña”, đặc biệt được chú trọng trong thiền định. Khi quý vị hành thiền định, quý vị nên chú trọng vào chỉ một đề mục thiền định của mình trong bất kỳ tư thế nào của cơ thể. Hiện tại quý vị đang hành Ānāpānasati, niệm hơi thở, quý vị phải tập trung chỉ vào mỗi đối tượng hơi thở thôi. Khi ăn, cũng phải tập trung trên đối tương hơi thở, càng nhiều càng tốt. Nhưng không dể để chú tâm trên đối tượng hơi thở khi đang ăn, tuy nhiên hãy cố gắng, được chừng nào hay chừng đó. Nhưng nếu đang hành thiền Tuệ, khi ngồi thiền quý vị có thể quán sát danh và sắc là vô thường, khổ, vô ngã. Khi đi, đứng, nằm, ngồi, .. mọi tư thế quý vị đều có thể quán sát danh-sắc và các nhân của chúng là vô thường-khổ-và vô ngã, cũng vậy khi ăn quý vị cũng phải quán sát danh-sắc là vô thường, khổ hay vô ngã. Hiện tại quý vị đang hành Ānāpānasati, ở mọi oai nghi, mọi nơi mọi lúc, quý vị chỉ nên chú tâm vào đối tựơng hơi thở mà thôi, cả khi ăn cũng vậy, ghi nhận đối tượng hơi thở được càng nhiều càng tốt.

Gịong nữ : Vậy thưa Sayadaw, có phải là ý Ngài vừa nói, hiện tại người đang hành Niệm hơi thở, khi ăn cũng phải lấy hơi thở làm đối tượng thiền, chứ không phải vào việc ăn và chỉ tập trung vào hơi thở mà thôi, phải không ạ ?

Sayadaw : Đúng vậy. Không dễ nhưng hãy cố gắng tập trung được nhiều chừng nào, tốt chừng ấy. Nên cố gắng!

Gịong nam: Con xin có câu hỏi. Con không biết liệu con có hiểu sai về câu trả lời của Ngài không. Ngài nói vầy: Khi hành thiền niệm hơi thở vô và niệm hơi thở ra, dù trong thời gian ăn cơm, Ngài đề nghị chúng con hành niệm hơi thở vô và niệm hơi thở ra. Con có câu hỏi này: trong Bài kinh “Meghiya Sutta” Trưởng lảo Sariputta đề nghị Đại Đức Rahula hành đề mục niệm hơi thở, sau đó Đại Đức Rahula khi gặp lại Trưởng lão Sariputtta, Ngài dạy Đại Đức 7 đề tài trong khi niệm hơi thở, mà đối với Đại Đức Meghiya, Ngài Sariputta chỉ dạy 5 đề tài. Vậy làm cách nào chúng con biết được việc thực hành của mình là như thế nào?

Sayadaw: Có lẽ họ là những chuyên gia rồi. Lúc bấy giờ Đại Đức Rahula đã có thể phân biệt danh-sắc và các nhân của chúng là vô thường-khổ-vô ngã, Đại đức đã giác tri rõ. Dầu ĐĐ đã giác tri, nhưng đây lại là một cách khác nữa, vì ĐĐ có thể hành cả thiền Định lẫn thiền Tuệ. Nhưng trong Bài kinh “Mahārāhulovàda sutta” Trưởng lão Sariputta khuyến khích ĐĐ Rahula nên hành Ānāpāna, tức niệm hơi thở vì các oai nghi đi, đứng, nằm, ngồi của ĐĐ lúc ấy rất tốt. Các oai nghi như thế rất thích hợp cho việc hành Ānāpāna.

Nếu quý vị hành niệm đề mục hơi thở Ānāpānasati, có 4 giai đoạn 4 ( catukka), mỗi giai đoạn gồm 4 bước. Giai đoạn đầu tiên là thiền định Samatha, giai đoạn thứ 2, thứ 3, thứ 4 là thiền tuệ Vipassanā. Vậy có cả thẩy 16 bước khi hành niệm hơi thở, Ānāpānasati.

Lúc ấy ĐĐ Rahula có thể hành cả thiền Định (Samatha) lẫn thiền Tuệ (Vipassanā)

Gịong nam : Cùng lúc ạ ?

Sayadaw : Không, trong cùng một thời ngồi. Trong cùng 1 thời ngồi thì ĐĐ có thể, nhưng đồng thời thì không dễ, vì trong một sát na tâm, có lẽ không thể liêu tri được tất cả các hành cùng lúc. Các Ngài phải hành riêng biệt. Trong một thời ngồi, các Ngài có thể, chẳng hạn như, trước tiên khi hành Ānāpāna, ngay khi các Ngài tọa thiền, các Ngài có thể hành Ānāpāna, niệm hơi thở để đạt đến Tứ thiền. Đây là lúc thiền Định. Xả Tứ thiền, các Ngài có thể phân biệt danh-sắc và các nhân của chúng là vô thường-khổ-vô ngã. Đây là lúc thiền Tuệ. Vậy trong cùng một thời ngồi, các Ngài có thể hành cả thiền Định (Sāmatha), và thiền Tuệ (Vipassanā). Nhưng khi Đức Phật thuyết Bài kinh “Mahārāhulovāda sutta” lúc ấy ĐĐ Rahula đã 18 tuổi. ĐĐ nhập chúng làm sadi lúc 7 tuổi, từ lúc 7 tuổi đến năm 18 tuổi, suốt 11 năm ĐĐ đã hành thiền.

Gịong nam: Thưa Sayadaw, con nghe có người nói kinh hành cũng quan trọng như thiền tọa vậy. Con biết có vài thiền sinh họ chỉ ngồi thiền mà không có thời kinh hành. Vậy có tỉ lệ nào giữa thời thiền tọa và thời kinh hành hay không, ví dụ như khi tọa thiền là 20 phút thì phải kinh hành 10 hay 20 phút? Liệu có tỉ lệ giữa hai thời này không ?

Sayadaw: Cả hai đều quan trọng, tuy nhiên thiền tọa quan trọng hơn. Đối với người mới bắt đầu, tọa thiền giúp cho việc định tâm trở nên sâu hơn, còn khi kinh hành họ khó mà giữ được sự tập trung cho tốt. Tuy nhiên đối với các vị đã chuyên nghiệp thì chẳng là vấn đề, bất kỳ oai nghi nào đều có thể định được, bởi các Ngài đã chuyên nghiệp.

Vì vậy, khi hành thiền định, nếu quý vị có thể chú tâm trên đề mục thiền định của mình được hơn 1 giờ, 2 giờ, 3 giờ đồng hồ mỗi thời ngồi, thì tốt hơn. Và nếu quý vị có thể duy trì định tâm được 3 giờ mỗi thời ngồi, định của quý vị sẽ trở nên dần dần sâu hơn. Sự định tâm như vậy sẽ là nhân hổ trợ cho tuệ căn cao hơn. Khi quý vị đạt đến định, quý vị có thể dễ dàng thẩm sát được danh-sắc và bản chất vô thường-khổ-vô ngã của chúng. Bởi một tâm định sâu sắc có thể tạo ra một lọai ánh sáng thật sáng và vô cùng mạnh. Khi ánh sáng này thật sáng và thật sung mãn, quý vị có thể thấy mọi Pháp. Nhưng nếu ánh sáng này yếu đi, quý vị không thể thấy rõ. Cũng vậy, khi tâm định sâu sắc, sẽ sinh ra lọai ánh sánh thật sáng và mạnh. Ánh sáng này được gọi là Ánh Sáng Trí Tuệ. Khi Ánh Sáng Trí Tuệ này hiện hữu, nếu quý vị hành thiền Minh sát ( thiền Tuệ), Minh sát Tuệ của quý vị sẽ trở nên bén hơn và sâu sắc hơn. Minh sát tuệ này có thể làm nhân hổ trợ cho Đạo Qủa Tuệ cao hơn và nhanh chóng chứng ngộ Niết Bàn.



Gịong Nam: Vậy là không cần thiết, chẳng hạn như kinh hành 30 phút sau khi ngồi thiền được 1 tiếng, thưa Ngài?

Sayadaw: Không cố định như vậy, còn tùy vào tình huống và ý muốn của vị đó. Nhưng đối với người mới bắt đầu, định chỉ dần trở nên sâu hơn khi ngồi, còn khi đi kinh hành, định chưa thể sâu được.

Gịong nam: Thưa Ngài, thỉnh thỏang khi chú tâm trên hơi thở, đối tượng điểm chạm có vẻ như ở hơi xa, và có khi nó có vẻ rõ hơn và gần hơn. Có phải là khi mình thấy rõ và gần thì mình mới có sự hiểu biết thấu suốt, còn khi thấy nó ở xa thì mình thiếu sự hiểu biết rõ rāng?

Sayadaw: Lúc đó bạn không nên thẩm sát quá nhiều, nếu thẩm sát quá nhiều, định sẽ giảm đi. Tại sao? Khi Trạch pháp giác chi trở nên quá trội, nhóm Định giác chi sẽ bị giảm đi. Điều này là tự nhiên. Vì vậy, sau khi ngồi xuống, nên để ý đến đối tựơng hơi thở mà thôi. Bạn nên chọn cố định một điểm, có thể ở đỉnh môi trên hay quanh lỗ mũi, sau khi cố định một chỗ, bạn nên đặt trọng tâm trên đối tượng hơi thở. Khi có thể định tâm trên hơi thở, bạn không cần thẩm sát liệu hơi thở có đang ở trên điểm chạm hay đang ở xa điểm chạm. Vì với hầu hết những người mới hành thiền, khi định của họ trở nên sâu hơn, họ không còn thấy điểm xúc chạm hay cảm giác xúc chạm, đặc biệt họ cũng không còn cảm nhận lỗ mũi, mặt, đầu, thân hình, chỉ có hơi thở và tâm. Lúc ấy, không nên thẩm sát quá nhiều rằng liệu hơi thở có đang ở trên điểm chạm hay không,… Nếu làm vậy, định của bạn sẽ nhanh chóng yếu giảm, lúc đó bạn sẽ thấy lại mũi, mặt, v.v… Do bởi nguyên nhân đó, khi định của bạn trở nên sâu hơn, hơi thở và tâm thường ở với nhau, lúc đó sẽ không còn thấy điểm chạm. Lúc đó, đừng có đi tìm điểm chạm, chỉ chú tâm đến hơi thở mà thôi.

Gịong nam: Có phải lúc này Ngài muốn nói, đối tượng hơi thở chỉ còn là một khái niệm?

Sayadaw: Đúng vậy.

Gịong nữ: Thưa Ngài, có lúc, không thấy Nimitta, nhưng mình có thể thấy ánh sáng, và mình cứ tiếp tục (tập trung trên hơi thở), mà không lo nghĩ về điều gì khác ạ?

Sayadaw: Đúng vậy. Ánh sáng trí tuệ và ánh sáng của Nimitta là khác nhau, nhưng chúng là cùng một nguồn. Cùng một nguồn có nghĩa là cùng do tâm định khởi lên nương nơi sắc ý căn (heart-base) hay tâm cơ phát sanh ra. Bất kỳ tâm nào khởi sanh dựa vào sắc ý căn đều tạo ra các Kalāpa – được dịch là các tổng hợp sắc nhỏ li ti - do tâm sanh. Các hạt tổng hợp sắc này (gọi tắt là Kalāpa) lan tỏa khắp thân. Một sát na tâm có thể tạo ra vô số Kalāpa. Nếu phân tích các Kalāpa này, có 8 yếu tố sắc là : đất, nước, lửa, gió, màu, mùi, vị, dưỡng tố. Trong số đó có yếu tố màu. Màu lúc này phát sáng tùy thuộc vào năng lực định và tuệ căn của quý vị. Tâm định luôn kết hợp với tuệ căn (The concentrated mind is always associated with wisdom faculty). Khi tuệ căn sung mãn (mạnh), ánh sáng trở nên rất mạnh, ánh sáng trở nên sáng hơn và mạnh hơn. Trong mỗi Kalāpa do tâm sanh, còn có yếu tố lửa, hay được gọi là nhiệt (utu). Nhiệt đó còn tạo ra thế hệ các Kalāpa mới. Khi định trở nên sâu hơn và mạnh mẽ lên, tăng thượng tâm này có thể sản sinh ra các Kalāpa do tâm sanh. Trong các Kalāpa này, yếu tố lửa hay nhiệt trở nên nổi trội, yếu tố nhiệt nổi trội này còn sản sinh ra tiếp các Kalāpa mới, các Kalāpa này trở nên nổi trội hơn. Nếu phân tích các hạt Kalāpa này, mỗi hạt Kalāpa có 8 lọai sắc, trong số 8 lọai sắc này có màu, màu lúc này cũng sáng. Do vậy sự kết hợp của 2 lọai màu, màu trong Kalāpa do tâm định sanh và màu trong Kalāpa do nhiệt sanh, trở nên rất sáng, ánh sáng trí tuệ (the light of wisdom), tỏa khắp thân, bao bọc quanh thân.

Còn Nimitta, Nimitta cũng do tâm sanh, tâm quý vị có thể sản sinh ra hơi thở. Nếu quý vị có thể phân biệt tứ đại trong đối tượng hơi thở, sẽ thấy hơi thở không là gì ngòai một nhóm các tổng hợp sắc nhỏ li ti, Kalāpa. Nếu phân tích tiếp các tổng hợp sắc này, có 9 lọai sắc : đất, nước, lửa, gió, màu, mùi, vị, dưỡng chất và âm thanh thở (breathing sound) (đọan 18:00), tộng cộng là 9. Trong số 9 lọai sắc tố đó, còn có màu, màu cũng trở nên sáng khi định sâu hơn. Về hơi thở, nếu quý vị hành thiền phân tích tứ đại (4 elements meditation) trong hơi thở một cách hệ thống, quý vị sẽ thấy đựơc vô số Kalāpa, vô số các tổng hợp sắc. Sự kết hợp màu của Kalāpa này với màu của Kalāpa kia trở nên dāy đặc, trở thành Nimitta. Nhưng Nimitta đối với vài người còn xuất hiện bên ngòai lỗ mũi. Ngòai lỗ mũi, Nimitta thường là màu của Kalāpa do nhiệt sanh, nhiệt đó ở trong Kalāpa do tâm sanh. Nhiệt này tiếp tục sanh ra các Kalāpa mới. Màu của các Kalāpa trở thành Nimitta. Vì vậy nguồn gốc sinh ra chúng là giống nhau, nhưng ánh sáng trí tuệ và Nimitta là hòan tòan khác nhau, Khi hơi thở trở thành ánh sáng, thì ánh sáng này mới được gọi là Nimitta.



Nhưng ánh sáng trí tuệ thì bao bọc quanh thân hình, trong mọi hướng. Vậy chúng khác nhau. Đối với một số người, khi họ hành Ānāpānasati, họ có thể cảm nhận được ánh sáng trí tuệ. Một vài thiền sinh có thể thấy Nimitta trước. Do vậy họ là hai nhóm thiền sinh khác nhau. Nhưng ánh sáng, khác nhau chỗ nào? Khi hơi thở trở thành Nimitta, ánh sánh trí tuệ có ở chổ này, ở chổ này, ở chổ này, v.v. (Ngài đưa tay chỉ quanh đầu), trong mọi các hướng khác nhau. Nhưng ánh sánh trí tuệ không phải là đối tượng thiền của quý vị, Chỉ có Nimitta mới là đối tượng thiền của quý vị mà thôi. Vậy nên để chắc chắn nắm rõ và phân biệt được về Nimitta ánh sáng trí tuệ, quý vị chỉ nên chú tâm trên đối tượng hơi thở thôi, khi đối tượng này trở nên trắng và sáng, thì nó được gọi là Nimitta.

Gịong nữ: Vậy thưa Ngài, Nimitta sau đó trở thành ánh áng sang trí tuệ ạ? Liệu một thiền sinh có thể ban đầu có được Nimitta, và sau đó Nimitta trở thành ánh sáng trí tuệ ạ?

Sayadaw: Ồ, không phải vậy. Với những người mới bắt đầu, có thể với một vài thiền sinh, hơi thở trở nên màu trắng, màu trắng và hơi thở hợp nhất lại cùng nhau, hơi thở là màu trắng và màu trắng là hơi thở, chúng là một, đây gọi là Nimitta. Lúc ấy ánh sáng trí tuệ cũng khởi sinh ở quanh thân. Với vài thiền sinh, ánh sáng trí tuệ có ở đây, ở đây, ở đây..v.v., nó có thể sinh lên ở các hướng khác nhau với những người mới bắt đầu. Nhưng khi định trở nên sâu hơn, ánh sáng trí tuệ sẽ có ở mọi hướng. Nhưng lúc ấy chúng là hòan tòan khác nhau. Ví dụ như đây là Nimitta (Ngài chỉ vào 1 chổ bên ngòai minh họa), thì ánh sáng trí tuệ ở đây, chúng hòan tòan khác nhau. Ý của tôi là Nimitta không thể sinh ra ánh sáng này, ánh sáng này là do Tuệ căn tương ưng với Định sanh. Tuệ căn đó có thể tạo ra ánh sáng.

Gịong nam: Liệu Nimitta có thể kết hợp với ánh sánh trí tuệ trở thành một chăng hay liệu chúng có thể đựơc sử dụng như nhau?

Sayadaw: Thường thì không như nhau. Diễn đạt cách khác, Nimitta là do tâm định sanh, ánh sáng trí tuệ cũng do tâm định sanh. Nguồn sanh giống nhau. Song điều gì là khác ? Ánh sáng trí tuệ thì ở mọi hướng, có thể đối với một số hành giả, nó tỏa rất xa, đến vài dặm, hoặc phủ khắp vũ trụ hoặc đến các vũ trụ khác. Ví dụ như ĐĐ Anuruddha chẳng hạn, khi đang khai triển thần thông, định này có thể sinh ra ánh sáng phủ khắp cả ngān thế giới… Đây mới là ánh sáng trí tuệ, tỏa khắp châu thân. Nhưng Nimitta thì chỉ ở đây thôi (Ngài chỉ vào trước mũi), Nimitta của Ānāpāna chỉ hòa quyện với hơi thở tự nhiên tại đây thôi.

Gịong nữ: Thưa Ngài, vậy nó có nghĩa Nimitta là màu từ các hạt sắc nhỏ li ti của thân hơi thở?

Sayadaw: Đúng vậy. Trước khi thấy được các sắc cùng tột (hay sắc chân đế) trong đối tượng hơi thở, khi ấy bạn có thể chỉ thấy Nimitta như là một khối màu dāy đặc của đối tượng hơi thở mà thôi. Nếu quý vị có thể hành thiền phân biệt tứ đại một cách hệ thống trên Nimitta, lúc đó quý vị không còn thấy khối màu kết chặt nữa, mà chúng sẽ vỡ ra, bao gồm thành các hạt nhỏ li ti, các tổng hợp sắc. Lúc ấy nếu quý vị có thể tiếp tục phân tích các THS này, quý vị sẽ thấy chỉ có sắc chân đế.

Gịong nữ: Vậy như Ngài nói, Nimitta là vật sáng, nó không phải là đối tượng của thiền Minh sát như chúng ta vẫn thường quán về khổ, vô thường…?

Sayadaw: Nimitta chỉ là đối tượng của thiền Định, không phải là đối tượng của thiền Minh Sát. Nếu quý vị muốn hành lọai thiền Minh Sát, quý vị phải phân biệt tứ đại, đất, nước, lửa, gió, v.v.. trong hơi thở. Lúc đó quý vị sẽ thấy hơi thở không là gì mà chỉ là một nhóm hạt nhỏ li ti, các tổng hợp sắc (THS). Lại nữa, nếu tiếp tục phân tích các THS, quý vị sẽ trực tri được sắc chân đế. Lúc ấy không có Nimitta, hơi thở không thể trở thành Nimitta.

Gịong nữ: Vậy khi Ngài mô tả cái ánh sáng quanh đầu, độ sáng như thế chỉ được sinh ra trong khi hành thiền định, chứ không được sinh ra trong thiền Minh sát ạ ?

Sayadaw: Có chứ, cả thiền minh sát cũng tạo ra ánh sáng này, cả thiền định nữa.

Gịong nữ: Con còn câu hỏi nữa. Khi hành thiền làm cách nào để chống lại cảm giác buồn ngủ khi cơn buồn ngủ kéo đến, có cách nào khắc phục ạ ?

Sayadaw: Quý vị nên thử cách này (Ngài dùng tay xát vào hai lỗ tai, trên đầu…). Có thể nếu quý vị chā xát vào hai tai, vào đầu, cơn buồn ngủ sẽ biến mất, nếu không ổn nữa, nên mở mắt nhìn ánh sáng, như ánh sáng mặt trời v.v..., khi nhìn ánh sáng vài phút, 5 hay 10 phút, cơn buồn ngủ có thể biến mất. Có khi quý vị có thể ôn lại Bài kinh nào đó mà mình từng học thuộc lòng trọn Bài như Bài Kinh Chuyển Pháp Luân Dhammacakkapavattāna sutta hay Bài Kinh Vô Ngã Tướng Anatta lakkhaṇa sutta. Nếu quý vị không có Bài kinh nào, quý vị có thể đứng dậy, đi kinh hành. Nếu vẫn không hết buồn ngủ, quý vị có thể đi rửa mặt…

Gịong nữ: Thưa Ngài, ý Ngài muốn nói rằng có thể chống lại trạng thái này, nếu mình ôn lại Bài kinh nào đó ạ ?

Sayadaw: Bài kinh nào mà quý vị đã từng học qua, như Kinh Vô Ngã Tướng Anatta Lakkhaṇa Sutta, v.v.. rất nhiều Bài, nhưng nên đọc thầm trong tâm thôi.

Gịong nam: Thưa Ngài, Ngài dạy rằng, khi hành Ānāpānasati, đừng có nghĩ đến điểm chạm. Xong, có thể con còn mới quá, nên đôi khi cá nhân con cần đặt tâm đụng đến đến điểm của đối tượng để khiến con cảm thấy là con đang tập trung đến đối tượng. Thực hành như vậy có sai không thưa Ngài ?

Sayadaw: Không, không vấn đề gì.

Gịong nam: Không sao ạ? Dần già điểm chạm tiêu mất?

Sayadaw: Từ từ khi định của quý vị sâu hơn, quý vị có thể sẽ quyên điểm chạm, quý vị có thể không cảm giác sự xúc chạm nữa. Có thể quý vị chỉ còn cảm thấy hơi thở, lúc ấy là tốt. Tại sao chúng ta lại cố định sự chú tâm vào hơi thở tại điểm chạm? Chỉ để khỏi theo hơi thở vào trong hay ra ngòai mà thôi.

Gịong nam: Vì thỉnh thỏang con cảm thấy mình mất đối tượng, con tự nhắc rằng mình hành thiền là để tâm liên hệ đến đối tượng. Như vậy có được không ạ?

Sayadaw: OK.

Gịong nam: Thưa Ngài, nếu mình thấy điểm xúc chạm hay cảm giác xúc chạm, lúc đó tâm của mình có thể dễ bị trượt đi. Vậy làm cách nào có thể biết rõ 100 lần rằng tâm mình đã thực sự trôi đi ?

Sayadaw: Nếu quý vị không hiểu rõ đối tượng hơi thở hay nếu quý vị không tập trung trên đối tượng hơi thở, quý vị sẽ có thể dễ dàng hiểu là mình đang có phóng tâm. Nếu tâm phóng đi, hãy tức thời tập trung tâm trở lại trên hơi thở ở đây, càng nhanh càng tốt.

Gịong nam: Liệu có thể hành đề mục Kasiṇa Trắng (biến xứ trắng), không cần tham khảo bộ xương? Vì nó đã nằm trong ba-la-mật đời trước, nên Kasiṇa trắng trở nên dễ dàng, con không cần tập trung trên bộ xương để hình dung biến xứ. Liệu có thể được chăng ?

Sayadaw: Được, nếu nó đã có sẵn trong ba-la-mật đời trước của quý vị.

(Sayadaw hồi hứớng)

TRANSCRPTION IN ENGLISH

The goal of a Buddhist is to attain Nibbāna. Nibbāna is the complete cessation of sufferings. Our life is suffering, birth is suffering, aging is suffering, illness is suffering, death is suffering, being united with the unpleasant is suffering, being disassociated from the pleasant is suffering, not to get what one wants is suffering, in brief, 5 aggregates of clinging are suffering.

Our life is full of suffering. To escape from this suffering, we must try to practise to attain Nibbāna. If you want to attain Nibbāna, then first you should try to understand the Four Noble Truths. If you want to attain Nibbāna, the destruction of the taints is neccesary, including any attachment to the new existence. If there is still attachment to the new existence, you can not escape from the round of rebirth. If you want to escape from the round of rebirth, first you should try to destroy the defilements including attachment to the new existence.

How you should try to destroy the defilements? There is one sutta called Āsavakkhaya Sutta.


Jānatohaṁ, bhikkhave, passato āsavānaṁ khayaṁ vadāmi, no ajānato apassato. Kiñca, bhikkhave, jānato, passato āsavānaṁ khayo hoti? ‘idaṁ dukkhan’ti, bhikkhave, jānato passato āsavānaṁ khayo hoti, ‘ayaṁ dukkhasamudayo’ti jānato passato āsavānaṁ khayo hoti, ‘ayaṁ dukkhanirodho’ti jānato passato āsavānaṁ khayo hoti. ‘ayaṁ dukkhanirodhagāminī paṭipadā’ti jānato passato āsavānaṁ khayo hoti. Evaṁ kho, bhikkhave, jānato evaṁ passato āsavanaṁ khayo hoti
Tasmātiha, bhikkhave, ‘idaṁ dukkhan’ti yogo karaṇīyo ...pe... ‘ayaṁ dukkhanirodhagāminī paṭipadā’ti yogo karaṇīyo.”

This is Āsavakkhaya Sutta in Samyutta NiKāya. What is the meaning?



“Bhikkhu, I say that the destruction of the taints is for one who knows and sees, not for one who does not know and does not see.

For one who knows what and for one who sees what. That’s the destruction of the taints comes about. The destruction of the taints comes about for one who knows and sees this is the Noble Truth of Suffering (Dukkha Sacca), for one who knows and sees this is the Noble Truth of the Origin of Suffering (Samudaya Sacca), for one who knows and sees this is the Noble Truth of Cessation of Suffering (Nirodha Sacca), for one who knows and sees this is the Noble Truth of the Path leading to the Cessation of Suffering (Magga Sacca). It is for one who knows that, it is for one who sees that. That’s the destruction of the taints comes about.

Therefore an exertion should be made to understand this is the Noble Truth of Suffering (Dukkha Sacca). An exertion should be made to understand this is the Noble Truth of the origin of Suffering (Samudaya Sacca). An exertion should be made to understand this is the Noble Truth of The Cessation of Suffering (Nirodha Sacca). An exertion should be made to understand this is the Noble Truth of the Path leading to the Cessation of Suffering (Magga Sacca”).

This is Āsavakkhaya Sutta in Samyutta Nikāya. According to the Sutta, if you want to destroy the taints, including the attachment to any new existences, then you should try to understand the Four Noble Truths. If you want to understand the Four Noble Truth, how you should try?

There is another Sutta called Samàdhi Sutta or Sacca Samyutta.

“Samādhi Bhikkhave bhāvetha. Samāhito bhikkhave, bhikkhu yathābhūta pajānāti. Kiñca yathābhūta pajānāti? ‘ida dukkhanti yathābhūta pajānāti, ‘aya dhukkhasamudayo’ti yathābhūta pajānāti, ‘aya dukkhanirodho’ti yathābhūta pajānāti, ‘aya dhukkhanirodhagāminì paipadā’ti yathābhūta pajānāti. Samādhi bhikkhave, bhāvetha. Samāhiti bhikkhave, bhikkhu yathābhūta pajānāti”.

What is the meaning?



“Bhikkhu, develop concentration! A Bhikkhu who is concentrated understands the Dhammas as they really are. What does he understand as it really is ? He understands as it really is this is the Noble Truth of Suffering (Dukkha Sacca). He understands as it really is this is the Noble Truth of the origin of Suffering (Samudaya Sacca). He understands as it really is this is the Noble Truth of the cessation of Suffering (Nirodha Sacca). He understands as it really is this is the Noble Truth of the Path leading to the cessation of Suffering.

Therefore Bhikkhu, develop concentration. A Bhikkhu who is concentrated understands the Dhammas as they really are”.

So because of this reason, if you want to understand the Four Noble Truths, then you should try to practise, try to develop concentration. This is Samatha meditation path. While you’re practising Samatha meditation, purification of the virtue is necessary. Based on the purification of the virtue, you must practise Samatha meditation. To develop con centration there are 40 Samatha meditation subjects. Among 40 Samatha meditation subject you can choose any one. Usually we teach Ānāpānasati, Mindfulness of Breathing, or Four Elements meditation, you should choose according to your desire. If you are successful with Ānāpānasati, Mindfulness of Breathing, then if you want to practise other Samatha meditations, such as ten Kasiṇa, Earth Element, etc.. you can do, very easy. So first you should try to develop concentration by way of Ānāpānasati, Mindfulness of Breathing.

If you want to practise Ānāpāna, you should focus on your breath object which is touching around your nostril or upper lip. On this point you should wait and see only just your breath. If you can concentrate on breath object, it is easy, it is not necessary to try counting the breath. But if you can not concentrate well on the breath object, Commentaries suggest you to try counting the breath. So please try to focus on your breath object. While you are focusing on your breath object, if you may not concentrate well, according to the suggestion of the Commentaries, then you should try counting breath:

when breathing in, you should note “breathing in”, when breathing out, you should try to note “breathing out”, then please count 1: “breathing in” – “breathing out” – 1, “breathing in” – “breathing out” – 2, “breathing in” – “breathing out” – 3, …, up to 8, again repeat 1 to 8, again repeat 1 to 8… Between 5 and 10, you can stop any number, but you should have fixed number, it’s better. Between 1 to 8, you should try to decide: “My mind will not wander away”, you should try to focus on your breath object only. Then slowly, concentration will begin for few seconds or few minutes. Again and again you must try. When counting the breath, you should emphasize on the breath, not on the number, please try to concentrate on the breath object which is touching on your nostril or on your upper lip, except this point you should not follow inside the nose or outside the upper lip. You should focus only on your breath object which is touching on your touching point, that touching point is the nostril or upper lip. If the breath is only clear on one nostril side, one side only, then you should focus on that side, but it may be changing in every sitting. But if both sides are clear, the you should focus at the middle of upper lip, it’s better. If you can concentrate on the Breath object for a few seconds or few minutes, then you should try to concentrate on breath the same way. If you can concentrate for nearly one hour or two hours, at that time you can stop the counting breath. But while you are trying to count breath, you should try to understand your breath, when it is long, you should try to understand it is long. If it is short, you should try to understand it is short. But intentionally, you should not try to make long or short, it is also not necessary to note “this is long”, “this is short”. You should be just aware of the breath whether it is long or short, and then please count on that breath object only. So breathing in, breathing out 1, etc.. In this way if you try, slowly you will able to maintain your concentration on your breath object for about a few minutes or half an hour, etc.. At that time, if you can concentrate more than half an hour or about an hour every sitting, such as within 2 or 3 days, at that time you can stop counting. While walking also, please concentrate on your breath object in the same way, you should not concentrate on your foot steps, etc.. When walking, when standing, when sitting, when lying down, in every bodily postures, you must concentrate on your breath object.

So today I would like to introduce just that only. If you want to practise Four Elements meditation, tomorrow interview time then please discuss with me.

Maybe if you want to ask question, any question, you can try.

Male voice: If you have question, this is a good opportunity for you to ask.

Male voice: If after sitting for a period of time, and we feel painful, is it fine to shift position to focus the mind on the object so that we don’t fight too much from the pain?

Sayadaw: Yes, if it is disturbing to your concentration then you can change your bodily posture. If it does not disturb your concentration, please continue to focus on the breath, don’t care about this pain. Sometimes, it is not easy, it may disturb to your concentration, at that time, you may change your bodily posture.

Female voice: Hello everyone. If I am distracted from in and out breath, what do I do? Breath in, breath out and then a thought crosses my mind?

Sayadaw: Maybe to stop wandering mind, Commentaries suggest to try counting breath only. You should note with count, when breathing in, you should note breathing in, when breathing out, you should note breathing out, complete count 1: breathing in – breathing out : 1, breathing in – breathing out : 2, etc.. up to 8. In this way if you count then slowly wandering mind will become less.

Male Voice: Sayadaw, I know that sitting meditation is very importatnt, but our daily practices is as important., so could you explain when we do walking, when we are eating, how can mind be focused?

Sayadaw’s: Maybe there are four kinds of Sampajanna (kiểm tra lại!), they translate “clear comprehension” or “contemplating”.



  1. Clear comprehension of benefit

  2. Clear comprehension of suitability (these are outside meditation). Another two are:

  3. Clear comprehension of resort

  4. Clear comprehension of Ultimate Materiality and Ultimate Mentality

So there are four types of clear comprehensions. Now you’re practising only clear comprehension of resort, it is called “Gocāra sampajañña”. Especially this is emphasized in Samatha meditation. When you’re practising samatha, you should emphasize on your Samatha meditation object only in every bodily posture. Now you’re practising Ānāpāna, Mindfulness of Breathing, in every bodily posture, you must focus on your breath object only. When you’re eating, also you should focus on your breath object as much as possible. But it’s not easy to concentrate on your breath object when you are eating, but as much as you can, you should focus on your breath object. But if you’re practising Vipassanā, at that time while sitting also, you can contemplate Ultimate Mentality and Ultimate Materiality and their causes as Anicca, Dukkha, Anatta. While walking, while standing, while lying down, in every bodily posture, you must also contemplate Ultimate Mentality and Ultimate Materiality as Anicca, Dukkha, Anatta. In the same way, when you are eating, you must also contemplate Ultimate Mentality and Ultimate Materiality as Anicca, Dukkha, Anatta. Now you’re practising Ānāpāna, Mindfulness of Breathing. So in every bodily posture, you should focus on your breath object. When you’re eating also, as much as you can you should focus on your breath object.

Female Voice: So Sayadaw if I hear what you’ve just said, you mean that because we’re practising Ānāpāna, so even we are eating, we should take our breath as object, instead of eating as our object, and concentrate on the breath?

Sayadaw’s: Yes. Not easy, but try to focus as much as you can, you should try!

Male voice: I have a question. I don’t know if I misunderstood the answer, right? To remove. So you said when we are practising breathing in and out, even during the time of eating, you asked us to practise breathing in and breathing out. So I have a question. I have a question : In Meghiya Sutt, as well as Venerable Rahula while going to give to his Son seven topics, as well as to Venerable Meghiya, he gave five topics in Meghiya Sutta. As well as Venerable Rahula, even though Venerable Sariputta asked him to do breathing in and out, then Venerable Rahula met Venerable Sariputta, he gave him seven topics. So how can we recognize for ourselve our weaknesses like at that time.

Sayadaw’s: Maybe they are experts. At that time, Venerable Rahula can discern Ultimate Mentality and Ultimate Materiality and their causes as Anicca, Dukkha and Anatta, he already understood. So although he already understood, but this is another way, because he can practise Samatha and Vipassanā both. But in Maharahulovada Sutta, Venerable Sariputta suggested to the Venerable Rahula to practise Ānāpāna because his bodily posture at that time is very good. That such type of bodily posture is suitable for Ānāpāna meditation. But if you practise Ānāpāna Meditation, there are four catudhā, 4 x 4, number one is Samatha, number two, number three and number four, they are Vipassanā. So there are sixteen ways when you are practising Ānāpāna. At that time Venerable Rahula can practise both Samatha as well as Vipassanā.

Male voice: At the same time?

Sayadaw’s: No, within one sitting. Within one sitting he can try, but at the same time, it’s not easy. At the same time it’s maybe. One mind moment can not understand all formations at the same time, seperately they must do. Within one sitting, they can practise, for example, before they can practise Vipassanā, as soon as they sit, they can practise Ānāpāna up to Forth Jhāna. This is one time. Emerging from fourth Jhāna, they can discern Ultimate Mentality and Ultimate Materiality and their causes as Anicca, Dukkha, Anatta. This is another. So within one section, they can seperately do both Samatha and Vipassanā. But Venerable Rahula at that time 18 years-old, when the Buddha was expounding Maharahulovada Sutta (kiểm tra tên Bài kinh). He was ordained as a novice when he was 7 years-old. From 7 years up to 18 years, 11 years he has already practised.

Male voice: Sayadaw, I heard someone say that walking meditation is as important as sitting meditation, but many yogis they only do sitting without walking meditation. Is there any proportion for given point if we sit for 20 minutes, should we walk for 10 minutes or we should walk for 20 minutes? Is there any proportion between sitting meditation and walking meditation?

Sayadaw’s: Both are important but sitting is more important. Sitting is more important for beginners, when sitting, concentration becomes deeper and deeper. When walking, concentration can not keep so much. But for expert, no problem, any bodily posture is possible, because they are expert. So when you’re practising Samatha, if you can concentrate on your Samatha meditation object for more than 1 hour, 2 hours, 3 hours in every sitting, it is better. If you can maintain your concentration more than 3 hours every sitting, such type of concentration is very deep and profound. Such type of concentration is a suppotrting cause for higher wisdom faculty. If you reach concentration and when you practise Vipassanā, you can easily understand Ultimate Materiality and Ultimate Mentality and their causes as anicca, dukkha, anatta, because very deep and profound concentration can produce a strong and powerful light. When the light is very strong and bright then you can see everything, but if the light is fade, you can not see clearly. In the same way, deep and profound concentration can produce such a strong and powerful light. The light is called the Light of Wisdom. When there is the existence of the Light of Wisdom, if you practise Vipassanā, your Vipassanā insight will be sharper and sharper and deeper and deeper. That deep Vipassanā insight can be supporting cause for higher Path and Fruition Knowledges, quickly realizing Nibbāna.

Male voice: Therefore, it’s not necessary saying we sit for one hour, we must walk 30 minutes?

Sayadaw’s: Not fixed, according to his own situation, his own desire he can do. But for beginners, when sitting, concentration will become deeper and deeper, when walking, concentration is not yet so deep.

Male voice: Bhante, sometimes in doing Ānāpāna meditation, the object of the point of touch seems to be very far away, distant. And sometimes it seems to be clearer and very close. Is it a sign that when it is closer, you have a clearer comprehension, when it is far away, you’re lacking clear comprehension?

Sayadaw’s: Maybe at that time, you should not investigate too much. If you investigate too much then your concentration will become less. Why? When Enlightenment Factor of Investigation becomes excess, then Samadhi group, concentration group will become decreased. This is the natural. So after sitting, you should focus on your breath object only. You should fix one point, upper lip or around the nostril. After fixing, you should emphasize your breath object. When you can focus on your breath object, you should not investigate whether this breath is on the touching point or is far away. Because for some beginners, when their concentration becomes deeper and deeper, they don’t feel any touching point, any touching sensation, especially they do not see nostril, they do not see face, they do not see their head, they do not see their body, only just breath and mind. At that time you should not investigate too much whether this breath is to the touching point or not. If you investigate your concentration will be decrease, then you will see your nose, your face, etc..Because of that reason, for some meditators when concentration becomes deeper and deeper, the breath and the mind always stay together, there will be no touching point. At that time, you should not search for touching point, just focus on the breath object.

Male voice: Is that what you mean by the breath object becomes a concept?

Sayadaw’s: Yes.

Female voice: Venerable Sir, sometimes, we can, without the Nimitta, straight away, we can see the light, we go on, just not worry about anything else?

Sayadaw’s: Yes, yes. Light of Wisdom and light of Nimitta are different. But they are same source. Same source means concentrated mind arising depending on your heart-base. Any consciousness arises depending on your heart-base produce mind-produced Kalāpas, small particles. These Kalāpas spread throughout the body. One mind moment can produce uncountable mind-produced Kalāpas, numerous Kalāpas. In each Kalāpa, there is colour. If you analyze these Kalāpas, there are 8 types of materiality such as earth element, water element, fire element, wind element, colour, ordour, flavor, nutritive essence. Among these eight, there’s color. This colour is bright depending on your ability of concentration and wisdom faculty. That concentrated mind is always associated with wisdom faculty. When wisdom faculty becomes powerful then light becomes powerful, light becomes stronger and stronger. So in each mind-produced Kalāpa, there’s also fire element, this fire element is called “utu”- temparature. That temperature can produce new generation of new Kalāpa. When concentration becomes deeper, very powerful mind, superior consciousness. That superior consciousness can produce superior mind-produced Kalāpa. Among those Kalāpas, fire element also becomes superior. That superior fire element, temparature, can also produce new Kalāpas, these Kalāpa also becomes superior. If you analyze these temparature-produced Kalāpas, in each Kalāpa, there’re 8 types. Among 8 types of Ultimate Materiality, there’s colour. That colour also bright. So the combination of 2 types of color, mind-produced Kalāpa’s color and temparature-produced Kalāpa’s color, these 2 types of color become bright. The light of wisdom is spreading throughout the body, surrounding your body.

But Nimitta, that Nimitta is also mind-produced one. Your mind can produce breath. If you can discern four elements systematically in your breath object, then breath is nothing but a group of small particles, or Kalāpas. These Kalāpas, if you analyze there are 8 types, 9 types such as, earth element, water element, fire element, wind element, colour, odour, flavour, nutritive essence and breathing sound, altogether 9 types. Among 9 types, there’s also colour, that colour also becomes bright when concentration becomes deeper and deeper. So on your breath if you can discern Four Elements meditation systematically, you can see numerous Kalāpas. The combination of one Kalāpa’s colour and another Kalāpa’s color become solid, so that becomes Nimitta only. But Nimitta for some meditators also appear outside the nostril. Outside the nostril, Nimitta is usually temparature-produced Kalāpas’ color. That temperature is only the mind-produced Kalāpas. There’s temperature. That temperature produces new Kalāpas. That Kalāpa’s color becomes Nimitta. So their sources are same but the light of wisdom and Nimitta completely are different. When breath becomes Nimitta, it’s we call Nimitta only.

The light of wisdom is surrounding your body and in every direction. So they are different. For some meditators, when they are practising Ānāpāna, they can perceive the light of wisdom. Some meditators, they can see the Nimitta first, so they are two different meditators. But light, what is the difference? When breath becomes Nimitta, the light of wisdom is here, here, here, etc.. But the light of wisdom is not your meditation object. Nimitta is your meditation object. So to make sure the Nimitta and the Light of Wisdom, to differentiate, you should focus on the breath object, when breath becomes white and bright, the it is called Nimitta.

Female voice: So Bhante, the Nimitta later becomes Light of Wisdom? Can one meditator have at the beginning the Nimitta and later on it becomes the Light?

Sayadaw’s: No, no. For beginners, maybe for some meditators, the breath becomes white color, white color and breath unify together. The breath is white color, white color is the breath, they are same. This is called Nimitta. At that time also, the light of wisdom surrounding the body may arise. For some meditator, the light of wisdom may be here, here, here, etc.., they maybe arise different direction for beginners. But when the concentration becomes deeper and deeper, then the light of wisdom is in every directions. But they are completely different at that time, for example, this is nimitta (Ngài chỉ vào 1 chổ bên ngòai), for example, the light of wisdom here, they are completely differrent. But my meaning is Nimitta can not produce this light. This light is produced by concentrated wisdom faculty. That wisdom faculty can produce this light.

Male voice: Is that possible if the Nimitta will combine with the light of wisdom and become one or they never be used same?

Sayadaw’s: Usually not same. This also,.. in other words this Nimitta also produced by mind, mind-produced Nimitta. Nimitta is also produced by concentrated mind, light of wisdom is also produced by concentrated mind : sources are same. But what is different? The light of wisdom is in every direction, maybe for some meditators, very far, can spread up to many miles, up to the whole world, or up to many different universes.. For example Venerable Anuruddha whenin psychic power, concentration can produce light up to one thousand world cycles. This is light of wisdom only, spreading throughout, surrounding the body. But the nimitta is here only. Ānāpāna nimitta is only mixed together with your natural breath.

Female voice: Sayadaw, then does it mean that that kind of small particles of the breath body, Nimitta as like color of small particles of the breath body?

Sayadaw’s: Yes, before you’re seeing the Ultimate Materiality on your breath object at that time, as a solid, as a compactness you see as Nimitta only. But if you can discern Four Elements meditation systematically on your Nimitta then you can not see the compactness. You can break down their compactness, you can see a group of small particles, Kalāpas. At that time, if you discern these Kalāpas, you can see Ultimate Materiality only.

Female voice: So as you said that Nimitta is a bright thing, so it’s not the object of Vipassanā we’re doing as impermanence, ..

Sayadaw’s: Nimitta is the object of Samatha concentration only, not the object of Vipassanā. If you want to practise Vipassanā type, again you must discern four elements : earth, water, fire, wind, etc.. in breath. At that time, you can see breath is nothing but a group of small particles, small Kalāpas. Again if you analyze small Kalāpas, at that time you will understand Ultimate Materiality. At that time, no Nimitta, your breath can not become Nimitta.

Female voice: So such brightness you described surrounding your head, though just produced during the Samatha stage , not produced in Vipassanā stage?

Sayadaw’s: Yes, Vipassanā concentration also can produce this light. Samatha concentration can also produce this light. Both can produce.

Female voice: I have another question. If during the meditation how do we fight against falling asleep, we may get sleepy and how do we do?

Sayadaw’s: You should try this, maybe if you rub your ears, your head, the sleepiness may disappear. If it’s not OK, you should open to see the light, maybe sunlight, etc… If you see the light slowly sleepiness may disappear. If it does not disappear maybe you should temporarily open your eyes for a few minutes, 5 minutes, 10 minutes, etc .. then sleepiness may disappear. Sometimes you may memorize some suttas such as Dhammacakkapavattana sutta or Anatta Lakkhaṇa sutta, etc.. if you thoroughly practised or already practised. But if thre’s no sutta, then you can get up and if walking is not OK, you can wash your face, etc..

Female voice: So Sayadaw, did you mean that if you really resist this mood, you memorize some suttas, etc..?

Sayadaw’s: Sutta, if you have already practised, such as Anatta Lakkhaṇa Sutta, Dhammacakkapavattāna sutta,.. many suttas, but you should mentally memorize.

Male voice: Bhante, you said that when we practise Ānāpāna, do not think of contact, but sometimes maybe I’m still new, privately I feel that I need to have my mind or my consciousness touching the point of the object to make me feel that I’m now focusing on the object. Is that wrong practise?

Sayadaw’s: OK, no problem.

Male voice: No problem? So overtimes, gradually the contact will disappear?

Sayadaw’s: Slowly when your concentration becomes deeper and deeper, you may forget touching point, you may have no touching sensation. Only you may just breath. At that time, OK, no problem. But why we do fix at touching point, not to follow inside and outside.

Male voice: Because sometimes when I feel that I’m losing the object, I remind myself that I’m practising to have my mind in touch with the object. So that’s OK?

Sayadaw’s: OK

Male voice: Sayadaw, sometimes if we saw the touching point or the touching sensation, our mind can easily drift away. So how can we know a hundred times that our mind actually focus or we are actually.. our mind already drifts away?

Sayadaw’s: If you do not understand the breath clearly as well as if you can not focus on the breath object, then you can easily understand you mind is wandering. If mind is wandering, at that time so please go back to initial touching place, it is better.

Male voice: Is it possible to practise the White Kasiṇa without reference to the bone? Because it’s in the past parami, White Kasiṇa becomes easy, I don’t need to focus on the bone in order to bring up the White Kasiṇa. Is it possible?



Sayadaw’s: Possible if it’s in your pāramī.





Каталог: wp-content -> uploads -> 2013
2013 -> 1. Most doctors and nurses have to work on a once or twice a week at the hospital
2013 -> ĐỀ CƯƠng ôn tập bài kiểm tra 15 phút môn hóA 9 LẦN 1 vq1: Nêu
2013 -> Mãng cäc thiÕt diÖn nhá Tiªu chuÈn thi c ng vµ nghiÖm thu Minipile foundation Standard for constrution, check and acceptance
2013 -> Thiết kế nghiên cứU & thống kê y họC
2013 -> BỘ XÂy dựng số : 14/ 2003/ QĐ-bxd cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
2013 -> Chương dao đỘng cơ
2013 -> Số Hồ sơ: 101/ /thu cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc phiếu giao nhận hồ SƠ Loại hồ sơ: Đăng ký bhxh, bhyt bắt buộc
2013 -> Số Hồ sơ: 103/ /thu cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam số Hồ sơ: 103/ /thu-đC Độc lập Tự do Hạnh phúc
2013 -> Số Hồ sơ: 107/ /thu cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
2013 -> Niên Lịch Phụ Huynh/Học Sinh

tải về 108.79 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương