Tài liệu cơ bản Vương quốc Arập Xêút 1/ Thông tin cơ bản



tải về 29.56 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích29.56 Kb.
#30970




Bộ Thương mại

Đơn vị: Vụ KV4

_________



Hà nội, ngày 8/3/2007

Tài liệu cơ bản Vương quốc Arập Xêút

1/ Thông tin cơ bản:

- Tên nước: Vương quốc Arập Xêút

- Vị trí: Nằm trên bán đảo Arập; phía Bắc giáp Jordan và Irắc; phía Nam giáp Yêmen và Ôman; phía Tây giáp Biển Đỏ; phía Đông trông ra Vịnh Péc-xích (có biên giới với Cô-oét, Ba-ren và Ê-mi-rat).

- Khí hậu: Sa mạc, lượng mưa hàng năm từ 100-200mm; nhiệt độ mùa hè từ 38-44 độ C có khi nóng lên tới 54 độ C, mùa đông nhiệt độ từ 8-10 độ C.

- Diện tích: 1.960.582 km2

- Dân số: 27 triệu người (năm 2006), trong đó 5,6 triệu người lao động nước ngoài.

- Ngôn ngữ: Tiếng Arập

- Tôn giáo: 100% dân số theo đạo Hồi

- Thủ đô: Riyadh

- Quốc khánh: 23/9/1932

- Tiền tệ: Đồng Rial Arập Xêút. Tỷ giá 1 usd = 3.8 Rial

- Cảng biển: Ad Dammam, Al Jubayl, Duba, Jiddah, Jizan, Rabigh, Ra’s al Khafji, Mishab, Ras Tanura, Yanbu’ al Bahr, Madinat Yanbu’ al Sinaiyah.



2/ Lịch sử:

Arập Xêút được coi là cái nôi của đạo Hồi xuất hiện vào đầu thế kỷ VII. Nước này có 2 thánh địa của đạo Hồi là Mecca và Medina.

Thế kỷ 16 Thổ Nhĩ Kỳ chiếm Arập Xêút. Năm 1720, ông tổ dòng họ Xêút là Saud Bin Mohamed Bin Mucran chiếm thung lũng Ha-ni-pha (gần Riyadh) lập lên tiểu vương quốc riêng. Năm 1818, Thổ Nhĩ Kỳ chiếm lại và đến 1902, Abdul Aziz Al-eoud phản công chiếm được Riyadh.

Trong chiến tranh thế giới thứ nhất, Anh chiếm đóng Arập Xêút.

Ngày 23/9/1932, Al-Seoud tuyên bố thành lập Vương quốc Arập Xêút.

3/ Kinh tế:

Arập Xê-út là nước có nền kinh tế lớn nhất trong khu vực Vùng Vịnh và nước xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới. Tài nguyên chính của Arập Xêút là dầu lửa với trữ lượng dầu thô lớn nhất thế giới ước tính khoảng 261,7 tỷ thùng, chiếm 26% trữ lượng dầu thô thế giới (2002). Sản lượng khai thác dầu thô khoảng 8,7 triệu thùng/ngày và chiếm 17% sản lượng thế giới và 35% sản lượng của OPEC. Ngành công nghiệp dầu khí là nguồn thu nhập chính của Arập Xêút, đóng góp 75% thu ngân sách, 45% GDP và 90% kim ngạch xuất khẩu. Ngoài ra, Arập Xêút còn có hơi đốt, đồng, vàng, bô xít.

Năm 2006, tổng sản phẩm quốc nội GDP tăng 5,9% và đạt khoảng 374 tỷ USD tính theo ngang giá sức mua (PPP); xuất khẩu đạt khoảng 204,5tỷ USD và nhập khẩu khoảng 64,16 tỷ USD; nông nghiệp chiếm 3,3%, công nghiệp chiếm 67% và dịch vụ chiếm 29,8% GDP; thu nhầu bình quân đầu người đạt 13,800 usd tính theo PPP.

Các ngành công nghiệp gồm: khai thác dầu thô, lọc dầu, hoá dầu, xi măng, xây dựng, phân bón, chất dẻo.

Sản phẩm nông nghiệp gồm: lúa mỳ, lúa mạch, cà chua, khoai tây, dưa hấu, chà là, các loại quả thuộc họ cam quýt, thịt cừu, gà, trứng, sữa.

Hàng xuất khẩu chủ yếu là xăng dầu và sản phẩm xăng dầu. Nhập khẩu chủ yếu là máy móc thiết bị, thực phẩm, hoá chất, phương tiện vận tải, hàng dệt may.

Lực lượng lao động gồm 7 triệu người, trong đó công nhân nước ngoài khoảng 5,6 triệu người làm việc chủ yếu trong ngành dầu lửa và dịch vụ.

Hàng năm có khoảng 1 triệu tín đồ từ 60 nước theo đạo Hồi hành hương đến thánh địa Mecca đem lại một nguồn thu nhập không nhỏ cho Arập Xêút.



4/ Chính trị:

a/ Đối nội:

Arập Xêút là quốc gia phong kiến thần quyền, không có hiến pháp và quốc hội. Quốc vương nắm toàn bộ quyền lực cùng Hội đồng Bộ trưởng. Luật hồi giáo Shariyate là bộ luật chính thức của đất nước. Quốc vương Abdullah Bin Abdul Aziz là nguyên thủ quốc gia đồng thời là Thủ tướng. Thái tử Sultan Bin Abdul Aziz là Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng.

Hội đồng bộ trưởng do Quốc vương bổ nhiệm và thường bao gồm các thành viên trong Hoàng gia. Hội đồng tư vấn là cơ quan lập pháp gồm 120 thành viên và một Chủ tịch do Quốc vương chỉ định với nhiệm kỳ 4 năm.

Tháng 10/2003, Hội đồng Bộ trưởng thông báo ý định áp dụng chế độ bầu cử đối với 1/2 số thành viên của các nghị viện tỉnh và địa phương và 1/3 số thành viên của Hội đồng tư vấn quốc gia nhiệm kỳ 4-5 năm. Tháng 11/2004, Bộ Nông thôn và Đô thị khởi xướng đăng ký cử tri đối với các cuộc bầu cử hội đồng đô thị mang tính bộ phận.

Các tổ chức chính trị và công đoàn cùng với các hoạt động giải trí công cộng đều bị cấm.

b/ Đối ngoại:

Arập Xêút thi hành chính sách đối ngoại thân Mỹ và Phương Tây. Trong chiến tranh Iran – Irắc, Arập Xê út đứng về phía I rắc chống Iran. Khi I rắc xâm lược Cô-oét, Ar ập Xê út ủng hộ Cô-oét chống I rắc. Ar ập Xê út là nơi trú ngụ của hoàng gia Co-oét và là nước trực tiếp tham gia lực lượng đa quốc gia đánh I rắc. Do cần tập trung chống I rắc, A rập Xê út đã cải thiện quan hệ với Iran (lập quan hệ ngoại giao ngày 17/3/1991).

Sau sự kiện 11/9, quan hệ giữa A rập Xê út và Mỹ xấu đi. Arập Xê út phản đối Mỹ xâm lược I rắc tháng 3/2003, không cho phép quân đội Mỹ sử dụng vùng trời và lãnh thổ của mình để tấn công I rắc. Để tranh thủ sự ủng hộ, Arập Xê út đã cải thiện quan hệ với Nga bằng cách trao đổi các đoàn cấp cao đi thăm lẫn nhau.

A rập Xê út là thành viên của Liên hợp quốc, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), Liên đoàn các nước Hồi giáo (OIC), Hội đồng hợp tác Vùng Vịnh (GCC), ILO, UNCTAD, UNESCO, UNIDO. Tháng 12/2005, Arập Xê út chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).



5/ Quan hệ với Việt nam.

Việt nam và A rập Xê út lập quan hệ ngoại giao ngày 21/10/1999. Đại sứ ta tại Cô-oét kiêm nhiệm A rập Xê út và Đại sứ A rập Xê út tại Băng-cốc kiêm nhiệm Việt nam.

Ngay sau khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao, A rập Xê út đã cử một đoàn liên bộ Ngoại giao, Nội vụ, Lao động do ông Ibrahim Bin Omar Al Khurashi, Đại sứ, Vụ Lãnh sự dẫn đầu đoàn vào thăm Việt nam từ 30/1/2/2/2000.

Tháng 7/2000, Đoàn Thương mại Việt nam do Thứ trưởng Bộ Thương mại Đỗ Như Đính làm trưởng đoàn sang thăm A rập Xê út và nhân dịp này đã trao cho Bạn dự thảo Hiệp định thương mại để phía A rập Xê út nghiên cứu.

Tháng 5/2001, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Văn Ngạnh thăm A rập Xê út.

Hiện nay, ta có khoảng 50 lao động làm việc tại A rập Xê út.

Trước đây, Việt nam đã xuất khẩu mặt hàng thảm len với khối lượng nhỏ sang A rập Xê út. Các doanh nghiệp A rập Xê út cung đã có ý định nhập hàng hải sản của Việt nam nhưng do hàng của ta thời điểm đó không đáp ứng được các tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm nên không thực hiện được.

Năm 1996, Việt nam xuất khẩu hàng hoá đạt trị giá 5 triệu usd; năm 1997 xuất khẩu đạt trị giá 10 triệu usd; năm 1999 xuất khẩu đạt 14,7 triệu usd sang A rập Xê út.

Các doanh nghiệp của A rập Xê út khác tích cực trong việc thâm nhập thị trường Việt nam. Việt nam bắt đầu nhập khẩu từ A rập Xê út từ năm 1994 với trị giá nhỏ; năm 1995 nhập khẩu đạt 5,9 triệu usd; năm 1996 đạt cao nhất 24,7 triệu usd; năm 1997 đạt 22 triệu usd; năm 1998 và 1999 đều đạt 17 triệu usd. Những mặt hàng mà ta nhập chủ yếu là phân urê, chất dẻo, vải may mặc, sắt thép và khung kho và khung nhà thép.

Những năm gần đay, kim ngạch buôn bán giữa hai nước đã bắt đầu khởi sắc. Năm 2005, xuất khẩu của Việt nam sang A rập Xê út đạt 30,5 triệu usd và nhập khẩu đạt 89,5 triệu usd. Năm 2006, xuất khẩu của Việt nam sang A rập Xê út đạt 50,5 triệu usd; nhập khẩu đạt 100,6 triệu usd.

Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của ta sang thị trường này gồm: dệt may, giày dép, hạt tiêu, hải sản, linh kiện và phụ tùng xe gắn máy, linh kiện điện tử, máy móc thiết bị, gốm sứ, hạt điều, rau quả, thủ công mỹ nghệ mây tre đan, mỳ ăn liền, túi xách, ví, vali, ô dù, tivi và đầu video, thuốc lá, sợi, chè, cao su, cà phê, sản phẩm gỗ, sản phẩm nhựa...; mặt hàng nhập khẩu chủ yếu gồm: chất dẻo nguyên liệu, phân urê, thức ăn gia súc và nguyên phụ liệu chế biến, sắt thép kim loại, hoá chất, phụ tùng ôtô và bông...

Arập Xêút là thị trường có nhu cầu lớn đối với một số mặt hàng ta hiện đang có thế mạnh như: dệt may, giày dép, hải sản, đồ gỗ, hàng nông sản (hạt tiêu, chè, gạo, hạt điều), thủ công mỹ nghệ, linh kiện phụ tùng xe máy, máy vi tính và linh kiện phụ tùng… Tuy nhiên, các doanh nghiệp Arập Xêút còn biết rất ít về thị trường cũng như các doanh nghiệp Việt Nam và ngược lại.

Công ty thép Zamil Steel chuyên sản xuất nhà thép tiền chế của nước này đã mở văn phòng đại diện tại Việt nam từ đầu những năm 1990 và chính thức lập công ty liên doanh từ năm 1999. Hoạt động của công ty này tại Việt nam khá thành công và hiện chiếm thị phần khá lớn của thị trường nhà thép tiền chế.

Một số công ty xuất nhập khẩu xăng dầu của A rập Xê út cũng đang đàm phán với các đối tác Việt nam về khả năng ta nhập khẩu xăng dầu của Bạn và đổi lại phía A rập Xê út nhập khẩu một số mặt hàng của Việt nam

Trong tương lai lâu dài, A rập Xê út là một thị trường có tiềm năng tại khu vực Trung Đông. Việt nam có thể xuất khẩu các mặt hàng nông sản, hàng thủ công mỹ nghệ, thuỷ hải sản, may mặc và điện tử sang A rập Xê út; đồng thời xem xét nhập khẩu xăng dầu, phân bón và hoá chất từ thị trường này

Để tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp có cơ hội gặp gỡ trực tiếp, tăng cường hợp tác giao thương và nhằm đảm bảo tăng cường kim ngạch sang thị trường rất lớn này, cần khuyến khích tổ chức nhiều đoàn cũng như các doanh nghiệp cần tích cực chủ động đi khảo sát thị trường A-rập Xê-út để giới thiệu với Bạn về khả năng xuất khẩu của Việt Nam, sự đa dạng về chủng loại hàng hoá, mẫu mã của Việt Nam cũng như tìm kiếm đối tác, hiểu rõ hơn nhu cầu, thị hiếu, tập quán tiêu dùng của A-rập Xê-út. Ngoài ra, còn tranh thủ quảng bá hình ảnh Việt Nam, xúc tiến du lịch và hợp tác đầu tư, góp phần tăng cường quan hệ kinh tế thương mại Việt nam – A-rập Xê-út. Có như vậy mới dần dần tạo thế đứng cho hàng Việt Nam tại thị trường nước này.



_____________________
Каталог: uploads -> attach
attach -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
attach -> Tri thức 001. Thống kê y tế II. Phân tích số liệu định lượng : Tham khảo môn Xử lý và phân tích số liệu / Đại học y tế công cộng
attach -> TRƯỜng đẠi học tôN ĐỨc thắng phòng đIỆn toáN & thông tin tư liệu danh mục sách mới tháng 06/2013
attach -> TÀi liệu cơ BẢn về BÊ-nanh và quan hệ VỚi việt nam I. Khái quát
attach -> Quy hoạch phổ TẦn số VÔ tuyếN ĐIỆn quốc gia
attach -> Danh sách các công ty Sri Lanka đang có nhu cầu xuất nhập khẩu các loại hàng hóa
attach -> TÊn công ty nhu cầU ĐỊa chỉ liên hệ
attach -> Nonlinear systems / Hassan K. Khalil
attach -> Thông tư 202/2014/tt-btc
attach -> PHỤ LỤc quy định thành phần hồ sơ thực hiện chế độ chính sách theo Quyết định 250/QĐ-ttg của Thủ tướng Chính phủ

tải về 29.56 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương