TÀi liệu cơ BẢn nưỚc cộng hòa arập syria



tải về 72.47 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2018
Kích72.47 Kb.
#35365
BỘ CÔNG THƯƠNG

VỤ THỊ TRƯỜNG CHÂU PHI, TÂY Á, NAM Á



TÀI LIỆU CƠ BẢN

NƯỚC CỘNG HÒA ARẬP SYRIA





A. THÔNG TIN VỀ ARẬP SYRIA

I. Khái quát

- Tên nước: Cộng hoà Arập Syria (Syrian Arab Republic)



- Thủ đô: Damascus

- Ngày Quốc khánh: 17/4/1946

- Vị trí: ở Trung Cận Đông (có chung biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ,  Irắc, Jordanie, Israel, Libang và phía Tây giáp Địa Trung Hải)



- Diện tích: 185.180 km2

- Khí hậu: Mùa hè nóng nực, nhiệt độ 38o C, có khi lên tới 43o C. Mùa đông lạnh và khô (từ tháng 12 đến tháng 4), ở các vùng cao có tuyết

- Dân số: 19,74 triệu người



- Địa hình: chủ yếu là sa mạc; đồng bằng duyên hải nhỏ hẹp; núi phía Tây

- Tài nguyên thiên nhiên: xăng dầu, phốt-phát, quặng crôm và măng-gan, nhựa đường, quặng sắt, thạch cao…

- Ngônngữ: Tiếng Arập

- Tôn giáo: Đạo Hồi chiếm 90%, Thiên chúa giáo 10%

- Đơn vị tiền tệ: Bảng Syria, 1 USD = 46,52 bảng Bảng Syria

- Tổng thống: Bashar al-ASAD (từ 17/7/2000)

- Thủ tướng: Muhammad Naji al-UTRI (từ 10/9/2003)

- Ngoại trưởng: Walid Mualem (từ 12/2/2006)

- Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam: 21/7/1966

II. Lịch sử

Syria cổ đại là cái nôi của nền văn minh Lưỡng Hà và còn được gọi là đất nước Al-Sham (vùng Syria, Li-ban, Pa-le-xtin ngày nay). Khoảng 3000 năm trước Công nguyên, Syria là nơi trú ngụ của những dòng người Semite nhập cư. Tiếp đó, người Ai-cập, Assyrian, Hittite, Batư và Hy lạp cũng đã đến đây sinh sống.

    Thế kỷ thứ ba sau Công nguyên, Syria bị Đế chế Byzantine đô hộ và đến thế kỷ thứ 7 người Hồi giáo mới du nhập vào đây. Thế kỷ thứ 10, Byzantine chinh phục lại Bắc Syria; phần còn lại rơi vào tay Triều đại Fatimid của Ai-cập.

    Từ thế kỷ 16 đến đầu thế kỷ 20, Syria bị đế quốc Ottoman đô hộ.

    Trong chiến tranh thế giới thứ nhất, Syria bị quân đồng minh chiếm đóng. Tháng 3/1920 những người theo chủ nghĩa dân tộc ở Syria đã lập ra Vương quốc Đại Syria (bao gồm Syria, Li-ban và Pa-le-xtin), nhưng tháng 4/1920 Hội nghị San Remo đã trao quyền uỷ trị Syria cho Pháp.

    Trước phong trào đấu tranh của những người dân tộc chủ nghĩa Syria, tháng 9/1936 Pháp phải ký Hiệp ước "Franco - Syrian Treaty" công nhận về nguyên tắc nền độc lập của Syria. Nhưng mãi đến 17/4/1946, sau khi Anh vào giải giáp vũ khí của quân Pháp và rút khỏi nước này, nền độc lập của Syria mới thực sự được trọn vẹn.

    Tuy giành được độc lập, nhưng Syria đã phải trải qua 1 thời kỳ dài không ổn định: tháng 5/1958 Syria hợp nhất với Ai-cập thành Cộng hoà Arập thống nhất (UAR) nhưng đến tháng 9/1961 lại tách ra ; và trong suốt 21 năm (từ 1949 đến 1970) ở Syria đã liên tục xảy ra đảo chính và có tới 11 nguyên thủ quốc gia kế tiếp nhau nắm quyền.

    Sau cuộc đảo chính lật đổ chính quyền của Tổng thống Atassi (11/1970), trung tướng Hafez Al-Assad đã được bầu làm Tổng thống Syria (tháng 2/71) và từ đó tới nay tình hình Syria mới tương đối ổn định.

   Ngày 10/6/2000 Tổng thống Hafez Al-Assad từ trần. Để đưa con trai là Bashar Al-Assad (bác sĩ nhãn khoa) lên kế nhiệm cha, Quốc hội Syria đã họp phiên khẩn, sửa đổi hiến pháp, hạ tuổi tối thiểu của Tổng thống từ 40 xuống 34. Ông Bashar Alasad chính thức tuyên thệ nhậm chức Tổng thống ngày 17/7/2000.

III. Kinh tế

    Trước đây Syria là nước nông nghiệp, 70% dân số làm nghề nông. Sau khi Tổng thống Hafez Al-Assad lên cầm quyền, Syria đã chú trọng phát triển công nghiệp, làm cho nền kinh tế Syria thay đổi căn bản. GDP năm 2008 đạt 44,49 tỉ USD. Trong tổng sản phẩm quốc dân của Syria năm 2008, công nghiệp chiếm 27,9%, nông nghiệp 22,5% và dịch vụ 49,6%.  Bình quân thu nhập đầu người: 4.900 USD/ năm (2008). Lực lượng lao động đạt 5,54 triệu người, trong đó tỷ lệ thất nghiệp là 9%.

    Về nông nghiệp: Syria phát triển ngành trồng lúa mì, bông, hoa quả, ô liu và chăn nuôi. Sản lượng lúa mì hiện nay khoảng 1-2 triệu tấn/năm, bông 40 vạn tấn/năm. Hệ thống thuỷ lợi của Syria khá phát triển và có đập lớn nhất là đập Eurphrate.

    Về công nghiệp : Syria phát triển nhanh các ngành công nghiệp khai thác dầu lửa, phốt phát, chế tạo máy và tiếp tục duy trì ngành dệt. Dầu lửa Syria có trữ lượng 2,5 tỷ thùng, sản lượng năm 2008 đạt 381.600 thùng/ngày và 6,5 tỷ  m2 gas.

    Các mặt hàng xuất khẩu chính của Syria là dầu lửa, sản phẩm hoá dầu, rau quả, bông, sản phẩm dệt, gia súc và lúa mì. Hàng nhập chủ yếu của Syria là thiết bị máy móc, phương tiện vận tải, hoá chất, sắt thép, gỗ, giấy, nhựa, thực phẩm.

    Các đối tác thương mại chính: Thổ Nhĩ Kỳ, A-rập Xê-út, I-rắc, Li-băng, Ukraine, Đức, I-ta-lia, Hàn Quốc.



IV. Chính trị

    Sau khi được bầu làm Tổng thống và Tổng Bí thư đảng Xã hội Phục hưng Arập Baath (đảng này lên nắm quyền ở Syria từ 3/1963), năm 1973 Tổng thống Hafez Al-Assad đã cho thông qua Hiến pháp mới : Tổng tống được bầu theo phổ thông đầu phiếu (nhiệm kỳ 7 năm) và có quyền chỉ định Phó Tổng thống, Thủ tướng. Trước những biến động của tình hình thế giới, từ 1992, Syria đã tiến hành cải cách chính trị một cách thận trọng, thả tù chính trị, kể cả những người thuộc  nhóm "Anh em Hồi giáo" và cho phép cộng đồng Do thái ở Syria được ra nước ngoài, cải tổ nội các, cho phép Thủ lĩnh một số lực lượng đối lập sống lưu vong ở nước ngoài được trở lại Syria . Sau khi kế nhiệm cha lên làm Tổng thống năm 2000, ông Bashar Asad  tiếp tục thực hiện đường lối của cố Tổng thống Hafez Al Asad  và hiện Syria là một trong số ít nước A-rập, Đảng cộng sản được hoạt động công khai và tham gia chính phủ.

    Các đảng phái chính trị:

   - Đảng Baath : Đảng cầm quyền.

   - Mặt trận dân tộc tiến bộ : Thành lập năm 1972 gồm 5 đảng : Đảng Baath (giữ vai trò chủ đạo và chiếm đại đa số ghế trong Quốc hội), Đảng XH Arập, Đảng Liên minh xã hội Arập, Đảng cộng sản Xi-ry, Đảng Liên minh xã hội Arập Syria (4 đảng này đều hoạt động hợp pháp và có đại diện trong Quốc hội).

V. Đối ngoại

   Syria theo đuổi đường lối độc lập dân tộc, chống chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa Xi-ôn ; là thành viên tích cực trong phong trào không liên kết.

Syria có ảnh hưởng lớn ở Li-băng. Từ 1978, theo nghị quyết của Liên đoàn A-rập, Syria đưa 30.000 quân đến Li-băng dưới danh nghĩa gìn giữ hoà bình và sau  đó duy trì khoảng 16.000 quân ở đây theo hiệp ước Taif. Vụ ám sát cựu Thủ tướng Li-băng Hariri 2/2/2005 làm dấy lên các cuộc biểu tình ở Li-băng chống lại sự hiện diện quân đội Syria tại Li-băng và buộc Syria rút hết quân khỏi Li-băng tháng 4/2005. Hiện Syria vẫn ủng hộ lực lượng vũ trang Hezbollah và các phe nhóm Palestine tại Li-băng. 

Sau chiến tranh vùng Vịnh lần 1, quan hệ của Syria với Ai-cập và 6 nước vùng Vịnh phát triển mạnh. Các nước GCC đã tài trợ nhiều cho Syria do nước này ủng hộ và đưa quân tham gia lực lượng liên quân do Mỹ đứng đầu chống I-rắc xâm lược Cô-oét. 

Đối với Pa-le-xtin, Syria ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Pa-le-xtin, ủng hộ Hamas nhưng lại tìm cách kiểm soát và khống chế PLO. Quan hệ giữa Syria và một số tổ chức Pa-le-xtin theo đường lối của Y. ARAFAT có những lúc rất căng thẳng. Gần đây quan hệ đang từng bước được cải thiện.

Syria cùng các bên A-rập tham gia hội nghị hoà bình về Trung Đông, đòi I-xra-en phải thực hiện nghiêm chỉnh NQ 242, 338 của HĐBA/LHQ rút quân ra khỏi các vùng đất Arập bị chiếm. Riêng đối với cao nguyên Go-lan (bị chiếm 6/67), Syria muốn I-xra-en rút khỏi khu vực này trước khi hai nước ký hiệp ước hoà bình, còn I-xra-en thì ngược lại. Lập trường  của Syria và I-xra-en còn xa nhau về những vấn đề cơ bản.  Gần đây với sự trung gian của Thổ Nhĩ Kỳ, Syria và Israel đã đàm phán gián tiếp để giải quyết vấn đề Gôlan  - Đối với I-ran, Syria không muốn để I-ran can thiệp sâu vào Li-băng gây trở ngại cho Syria trong quan hệ với Ai-cập, Mỹ. Tuy nhiên để tranh thủ điều kiện thuận lợi cho công cuộc xây dựng đất nước, Syria vẫn duy trì quan hệ chặt chẽ với I-ran. Bộ trưởng Ngoại giao Syria, I-ran, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn thường tổ chức các cuộc họp thường kỳ.



B. QUAN HỆ VIỆT NAM – SYRIA


I. Quan hệ chính trị - ngoại giao

    Ta lập quan hệ ngoại giao với Syria ngày 21/7/1966. Trước đây, ta có Sứ quán thường trú ở Đa-mát (1968 - 1990). Hiện nay Đại sứ ta ở Ai-cập kiêm nhiệm Syria; Đại sứ Syria ở Trung quốc kiêm nhiệm Việt Nam.

    Hai bên đã trao đổi nhiều đoàn chính trị, chuyên môn ở nhiều cấp khác nhau, đặc biệt là các đoàn Đảng (ta có quan hệ với Đảng Baath Xiri từ năm 1978).

    Syria tích cực hợp tác với ta trên các diễn đàn quốc tế và có thái độ đúng đắn đối với các vấn đề của ta và Đông dương ở khu vực Đông Nam Á.   

  Hai bên đã ký: Hiệp định thương mại và nghị định thư trao đổi hàng, Hiệp định hợp tác kinh tế, văn hóa và KHKT, Nghị định thư về thương mại, chương trình hợp tác giáo dục 1995-1996.

   Đoàn ta thăm  Syria: Chủ tịch nước Lê Đức Anh (5/1995), Phó Thủ tướng Nguyễn Khánh (5/1994).

  Đoàn bạn thăm Việt Nam: Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Syria A-mét Fa-rúc A-mút thăm ta (4/2007).

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Đặc phái viên Tổng thống Cộng hòa Arập Syria Faisal Makdad đã sang thăm Việt Nam (17-19/7/2008).


Ngài Y-a-xin Đa-ma-ra, Uỷ viên Trung ương Đảng Xã hội Phục hưng A-rập Xy-ri (Baath) sang thăm Việt Nam (26/11/2008).


II. Quan hệ kinh tế - thương mại

Quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Syria chưa phát triển mạnh trong thời gian qua do hạn chế về bất ổn chính trị… Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Syria năm 2007 đạt 17,36 triệu USD. Sang năm 2008, kim ngạch xuất khẩu song phương giảm xuống còn 5,56 triệu USD, chủ yếu là cơm dừa khô, vải, chè, hải sản… Hàng hoá nhập khẩu từ Syria gồm có: hoá chất, kim loại thường, chất dẻo nguyên liệu… Hy vọng trong những năm sắp tới, quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước sẽ được tăng cường và đẩy mạnh hơn nữa.



Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Syria

giai đoạn 2006 - 2008

(Đơn vị: triệu USD)

Năm

Tổng kim ngạch XNK

Việt Nam XK sang Syria

Việt Nam NK từ Syria

2006

11,846

11,546

299,482

2007

18,342

17,362

980,491

2008

5,83

5,56

0,27

Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam
Cơ cấu ngành hàng xuất nhập khẩu Việt Nam –Syria năm 2008

(Đơn vị: USD)

STT

TÊN HÀNG XK

TRỊ GIÁ (USD)

TÊN HÀNG NK

TRỊ GIÁ (USD)

1

Cơm dừa khô (mã 1203)

1.506.568

Sản phẩm hoá chất

215.599

2

Vải

1.290.113

Kim loại thường khác

50.645

3

Chè

829.573

Chất dẻo nguyên liệu

4.524

4

Hàng Hải sản

737.900







5

Hạt Tiêu

284.862







6

Máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện

205.728







Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam
Каталог: uploads -> news -> file
file -> ĐẢng cộng sản việt nam
file -> BỘ CÔng thưƠng vụ thị trưỜng châu phi – TÂY Á – nam á
file -> Danh sách doanh nghiệp xnk sản phẩm Giày dép, da, phụ kiện ở Braxin Mã số thuế (cnpj)
file -> Danh sách một số doanh nghiệp xnk dược phẩm – y tế Braxin (07/07/009)
file -> Giới thiệu thị trường algeria vụ châu phi – TÂY Á – nam á BỘ CÔng thưƠng mục lụC
file -> Vụ Thị trường Châu Phi, Tây Á, Nam Á TÀi liệu cơ BẢn cộng hoà djibouti
file -> TÀi liệu tóm tắt cộng hòa djibouti
file -> VỤ thị trưỜng châu phi – TÂY Á – nam á TÀi liệu cơ BẢn nưỚc cộng hòa hồi giáo ap-gha-ni-xtan
file -> Danh sách một số doanh nghiệp xnk săm lốp ôtô, xe, máy Braxin ( 02/06/2009)

tải về 72.47 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương