TƯ liệu quốc hội các khóa quốc hội khoá I (1946-1960) Hoàn cảnh ra đời & đặc điểm



tải về 0.68 Mb.
trang1/7
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích0.68 Mb.
#13695
  1   2   3   4   5   6   7
TƯ LIỆU QUỐC HỘI CÁC KHÓA
1. QUỐC HỘI KHOÁ I (1946-1960)

Hoàn cảnh ra đời & đặc điểm:

Quốc hội khoá I là Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, là mốc đánh dấu bước phát triển nhảy vọt đầu tiên về thể chế dân chủ của nước Việt Nam mới.

Quốc hội ra đời trong hoàn cảnh cuộc đấu tranh quyết liệt giành và bảo vệ nền độc lập tự do của Tổ quốc. Sự ra đời của Quốc hội vừa là thành quả vừa là yêu cầu bức thiết của sự nghiệp đấu tranh cách mạng. Quốc hội khoá I là Quốc hội của độc lập dân tộc, của thống nhất đất nước và của đại đoàn kết toàn dân.

Trong điều kiện cả nước vừa phải hoàn thành cách mạng giải phóng dân tộc vừa phải từng bước thực hiện cải cách dân chủ, Quốc hội khoá I đã góp phần quan trọng vào cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp, với chiến thắng Ðiện Biên Phủ lừng lẫy, đưa miền Bắc bước vào thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội, tiếp tục đấu tranh giải phóng miền Nam, tiến tới thống nhất đất nước.

Quốc hội đã thông qua danh sách Chính phủ đầu tiên của Nhà nước Việt Nam độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu, thông qua hai bản Hiến pháp của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, trong đó có bản Hiến pháp năm 1946 - bản Hiến pháp đầu tiên mở ra tiến trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

Nhiệm kỳ hoạt động của Quốc hội khoá I kéo dài từ tháng 1-1946 đến tháng 5-1960, là do trong điều kiện đấu tranh cách mạng (kháng chiến chống Pháp và đấu tranh chống Mỹ và nguỵ quyền Sài Gòn), đất nước bị chia cắt, nên không thể tổ chức được một cuộc bầu cử trên cả nước để bầu Quốc hội khoá mới.



Kỳ họp thứ nhất: Họp ngày 2-3-1946, tại Nhà hát lớn Thành phố - Hà Nội, với sự tham dự của ngót 300 đại biểu, Quốc hội đã:

  • Công nhận danh sách Chính phủ liên hiệp kháng chiến do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu; Công nhận danh sách Kháng chiến Uỷ viên Hội, với Chủ tịch là ông Võ Nguyên Giáp; Công nhận danh sách Quốc gia Cố vấn đoàn, với ông Cố vấn Tối cao Vĩnh Thuỵ (tức cựu hoàng Bảo Ðại) làm Ðoàn trưởng.

  • Bầu Ban Thường trực Quốc hội do ông Nguyễn Văn Tố làm Trưởng Ban.

  • Bầu Ban Dự thảo Hiến pháp gồm 11 người.

Các văn bản pháp quy đã thông qua: 2 Hiến pháp; 16 luật, gồm:

  • Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà năm 1946 (Quốc hội thông qua ngày 9-11-1946).

  • Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà năm 1960 (Quốc hội thông qua ngày 31-12-1959; Chủ tịch nước ký lệnh ban hành ngày 1-1-1960).

  • Dự án luật Lao động (thông qua ngày 8-11-1946).

  • Luật Cải cách ruộng đất (ban hành ngày 19-12-1953).

  • Luật Ðảm bảo quyền tự do thân thể và quyền bất khả xâm phạm đối với nhà ở, đồ vật, thư tín của nhân dân (ban hành ngày 20-5-1957).

  • Luật Quy định quyền lập hội (ban hành ngày 20-5-1957).

  • Luật Quy định quyền tự do hội họp (ban hành ngày 20-5-1957).

  • Luật về Chế độ báo chí (ban hành ngày 20-5-1957).

  • Luật Công đoàn (ban hành ngày 5-11-1957).

  • Luật Qui định Chế độ xuất bản (thông qua ngày 14-9-1957).

  • Luật Qui định Những trường hợp phạm pháp quả tang và Những trường hợp khẩn cấp (thông qua ngày 14-9-1957).

  • Luật Cấm chỉ mọi hành động đầu cơ về kinh tế (thông qua ngày 14-9-1957).

  • Luật Qui định thể lệ bầu cử Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính các cấp (thông qua ngày 14-9-1957).

  • Luật Tổ chức chính quyền địa phương (thông qua ngày 14-9-1957; ban hành ngày 31-5-1958).

  • Luật Quy định chế độ phục vụ của sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam (ban hành ngày 31-5-1958).

  • Luật bầu cử đại biểu Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (ban hành ngày 13-1-1960).

  • Luật hôn nhân và gia đình (ban hành ngày 13-1-1960).

  • Luật Nghĩa vụ quân sự (ban hành ngày 28-4-1960).

Số liệu cơ bản:

Ngày bầu cử: 6-1-1946


Tỉ lệ cử tri đi bỏ phiếu: 89%
Tổng số đại biểu Quốc hội: 403
Số đại biểu được bầu: 333
Số đại biểu không qua bầu cử: 70 (gồm 20 đại biểu thuộc Việt Nam Cách mệnh Ðồng minh Hội [Việt Cách] và 50 đại biểu thuộc Việt Nam Quốc dân Ðảng [Việt Quốc], theo thoả thuận trước cuộc bầu cử đạt được ngày 24-12-1945 giữa Việt Minh [Việt Nam Ðộc lập Ðồng minh Hội] với Việt Cách và Việt Quốc). Việc này thể hiện chủ trương của Việt Minh về hoà hợp dân tộc, tập trung lực lượng kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Thành phần đại biểu Quốc hội: Trong 333 đại biểu được bầu có:



  • 10 đại biểu nữ;

  • 34 đại biểu dân tộc thiểu số;

  • 87% là công nhân, nông dân, chiến sĩ cách mạng;

  • 43% là không đảng phái


2. QUỐC HỘI KHOÁ II (1960-1964)

Ðặc điểm:

Quốc hội khoá II là Quốc hội đầu tiên hoạt động hoàn toàn trong thời kỳ đất nước bị chia cắt, dưới sự lãnh đạo của Ðảng Lao động Việt Nam (Ðảng Cộng sản Việt Nam ngày nay), nhân dân Việt Nam thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược là hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc và tiến hành sự nghiệp xây dựng xã hội mới xã hội chủ nghĩa: miền Bắc bắt đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội và cùng miền Nam tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.



Hoạt động của Quốc hội khoá II đã đóng góp quan trọng vào việc hoàn thành nhiệm vụ xây dựng và khôi phục kinh tế ở miền Bắc, đẩy mạnh cuộc đấu tranh giải phóng ở miền Nam; đã thực thi những chính sách phù hợp về dân chủ, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân trong những điều kiện cực kỳ khó khăn; góp phần bảo đảm hiệu lực và hiệu quả của chính quyền Nhà nước trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, giải phóng đất nước ở miền Nam và đấu tranh thống nhất Tổ quốc.

Kỳ họp thứ nhất: Họp từ ngày 6 đến ngày 15-7-1960, tại Hà Nội, đã bầu:

  • Chủ tịch nước: Hồ Chí Minh

  • Phó Chủ tịch nước: Tôn Ðức Thắng

  • Uỷ ban Thường vụ Quốc hội: 21 thành viên chính thức và 5 thành viên dự khuyết; Chủ tịch: Trường Chinh.

  • Hội đồng Chính phủ; Thủ tướng: Phạm Văn Ðồng

  • Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao: Hoàng Quốc Việt.

  • Chánh án Toà án Nhân dân Tối cao: Phạm Văn Bạch.

  • Uỷ ban Dự án pháp luật của Quốc hội.

  • Uỷ ban Kế hoạch và Ngân sách của Quốc hội.

Các văn bản pháp quy đã thông qua: 6 luật; 9 pháp lệnh.

  • Luật Tổ chức Hội đồng Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (ban hành ngày 26-7-1960).

  • Luật Tổ chức Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (ban hành ngày 26-7-1960).

  • Luật Tổ chức Toà án nhân dân (ban hành ngày 26-7-1960).

  • Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân (ban hành ngày 26-7-1960).

  • Luật Sửa đổi và bổ sung Luật Nghĩa vụ quân sự (ban hành ngày 10-11-1962).

  • Luật Tổ chức Hội đồng Nhân dân và Uỷ ban Hành chính các cấp (ban hành ngày 10-11-1962).

  • Pháp lệnh về việc bầu cử Hội đồng Nhân dân các cấp (ban hành ngày 23-10-1961).

  • Pháp lệnh Quy định cụ thể về tổ chức của Toà án Nhân dân Tối cao và tổ chức các Toà án Nhân dân địa phương (ban hành ngày 30-3-1961).

  • Pháp lệnh Quy định việc quản lý nhà nước đối với công tác phòng cháy và chữa cháy (ban hành ngày 4-10-1961).

  • Pháp lệnh Ðặt Huân chương và Huy chương Chiến sĩ vẻ vang (ban hành ngày 16-9-1961).

  • Pháp lệnh Quy định chế độ phục vụ của sĩ quan Công an nhân dân vũ trang (ban hành ngày 12-8-1961).

  • Pháp lệnh Qui định cụ thể về tổ chức của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao (ban hành ngày 18-4-1962).

  • Pháp lệnh Qui định chế độ cấp bậc của sĩ quan và hạ sĩ quan Cảnh sát nhân dân nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (ban hành ngày 20-7-1962).

  • Pháp lệnh Qui định nhiệm vụ, quyền hạn của Cảnh sát nhân dân nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (ban hành ngày 20-7-1962).

  • Pháp lệnh Qui định cơ quan phụ trách quản lý công tác phòng cháy và chữa cháy và chế độ cấp bậc của sĩ quan và hạ sĩ quan phòng cháy và chữa cháy (ban hành ngày 5-4-1963).

Các hiệp định, hiệp ước, công ước quốc tế đã phê chuẩn: 4 hiệp ước-hiệp định song phương. Gồm:
· Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định Lãnh sự giữa Việt Nam và Tiệp Khắc (phê chuẩn ngày 13-6-1963).
· Nghị quyết phê chuẩn Hiệp ước Thương mại và Hàng hải giữa Việt Nam và Triều Tiên (phê chuẩn ngày 7-1-1963).
· Nghị quyết phê chuẩn Hiệp ước Thương mại và Hàng hải giữa Việt Nam và Trung Hoa (phê chuẩn ngày 7-1-1963).
· .Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định Bưu chính và điện chính giữa Việt Nam và Cuba (phê chuẩn ngày 24-11-1963).

Số liệu cơ bản:

Ngày bầu cử: 8-5-1960


Tỉ lệ cử tri bỏ phiếu: 97,52%.
Tổng số đại biểu: 453
Số đại biểu được bầu: 362
Số đại biểu khoá I miền Nam lưu nhiệm: 91

Thành phần đại biểu Quốc hội:



  • Công nhân: 50

  • Nông dân: 47

  • Cán bộ chính trị: 129

  • Quân đội: 20

  • Nhân sĩ, tôn giáo:

  • Cán bộ văn hoá, giáo dục, pháp luật: 37

  • Ðảng viên: 298

  • Ngoài Ðảng:64

  • Dân tộc thiểu số:56

  • Phụ nữ: 49

  • Thanh niên (20 30 tuổi):42

  • Phụ lão: (trên 60 tuổi): 19

  • Cán bộ kinh tế, khoa học-kĩ thuật: 66

  • Anh hùng lao động và chiến đấu:19

  • Cán bộ ở Trung ương:110

  • Cán bộ ở địa phương: 252


3. QUỐC HỘI KHOÁ III (1964-1971)

Hoàn cảnh ra đời, đặc điểm:

Quốc hội khoá III, được tổ chức theo Hiến pháp năm 1960, là Quốc hội của thời kỳ đất nước thực hiện cả hai chiến lược cách mạng, thời kỳ chống Mỹ cứu nước "tất cả cho tiền tuyến, tất cả để thắng giặc Mỹ xâm lược". Miền Bắc tiến hành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội; Miền Nam đẩy mạnh cuộc đấu tranh giải phóng. Cao trào thi đua yêu nước dâng lên mạnh mẽ chưa từng có.

Hoạt động Quốc hội đã đóng góp quan trọng vào việc hoàn thành nhiệm vụ khôi phục và xây dựng kinh tế ở miền Bắc, đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống Mỹ, cứu nước ở miền Nam. Quốc hội đã có những quyết sách phù hợp về dân chủ, quan tâm đến lợi ích nhiều mặt, hàng ngày của mọi tầng lớp nhân dân; góp phần đảm bảo hiệu lực và hiệu quả của chính quyền Nhà nước trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và giải phóng miền Nam, tiến tới thống nhất đất nước. Nhiệm kỳ của Quốc hội khoá III kéo dài từ tháng 6-1964 đến tháng 6-1971 là do hoàn cảnh có chiến tranh diễn ra trên phạm vi cả nước.

Kỳ họp thứ nhất: Họp từ ngày 25-6 đến ngày 3-7-1964, tại Hà Nội, đã bầu:


  • Chủ tịch nước: Hồ Chí Minh

  • Phó Chủ tịch nước: Tôn Ðức Thắng.

  • Uỷ ban Thường vụ Quốc hội: 23 thành viên chính thức và 3 thành viên dự khuyết;

  • Chủ tịch: Trường Chinh..

  • Hội đồng Chính phủ: Thủ tướng Phạm Văn Ðồng.

  • Các Uỷ ban Thường trực của Quốc hội: Uỷ ban dự án pháp luật; Uỷ ban kế hoạch và ngân sách; Uỷ ban dân tộc; Uỷ ban thống nhất; Uỷ ban văn hoá và xã hội.

Các văn bản pháp quy đã thông qua: 1 luật, 5 pháp lệnh.

  • Luật sửa đổi và bổ sung Luật nghĩa vụ quân sự (ban hành ngày 25/4/1965).

  • Pháp lệnh Quy định cấm nấu rượu trái phép (ban hành ngày 27-10-1966).

  • Pháp lệnh Quy định một số điểm về bầu cử và tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính các cấp trong thời chiến (ban hành ngày 11-4-1967).

  • Pháp lệnh Ðặt các danh hiệu vinh dự Nhà nước: Anh hùng lao động và Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (ban hành ngày 15-1-1970).

  • Pháp lệnh sửa đổi Ðiều 15 của Pháp lệnh quy định cụ thể về tổ chức của Toà án nhân dân tối cao và tổ chức của Toà án nhân dân địa phương ngày 23-3-1961 (ban hành ngày 27-1-1970).

  • Pháp lệnh sửa đổi và bổ sung Pháp lệnh quy định cụ thể về tổ chức của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ngày 16-4-1962 (ban hành ngày 27-1-1970).

Các hiệp định, hiệp ước, công ước quốc tế đã phê chuẩn:

  • Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định văn hoá giữa Việt Nam và Cộng hoà Arập thống nhất (ban hành ngày 28-1-1965).

  • Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định Thương mại dài hạn giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Cộng hoà Arập thống nhất (ban hành ngày 21-4-1965).

  • Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định thương mại và Hiệp định thanh toán giữa Việt Nam và CH Arập Xyri (ban hành ngày 19-8-1970).

  • Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định thương mại và thanh toán giữa Việt Nam và Angiêri (ban hành ngày 2-2-1971).

Số liệu cơ bản:

Ngày bầu cử: 26-4-1964


Tỷ lệ cử tri bỏ phiếu: 8.580.002 người, đạt 97,77%
Tổng số đại biểu ứng cử: 453
Tổng số đại biểu được bầu: 366
Ðại biểu lưu nhiệm: 87

Thành phần đại biểu Quốc hội:



  • Công nhân: 71

  • Nông dân: 90

  • Tiểu thủ công: 7

  • Cán bộ chính trị: 70

  • Quân đội: 18

  • Nhân sĩ, tôn giáo: 12

  • Cán bộ văn hoá, giáo dục, pháp luật: 37

  • Cán bộ kinh tế, khoa học kỹ thuật: 61

  • Ðảng viên: 296

  • Ngoài Ðảng: 71

  • Dân tộc: 60

  • Phụ nữ: 62

  • Thanh niên: (20-30 tuổi): 71

  • Phụ lão (trên 60 tuổi): 21

  • Anh hùng: 22.

  • Cán bộ ở Trung ương: 109

  • Cán bộ ở địa phương: 257


4. QUỐC HỘI KHOÁ IV (1971-1975)

Hoàn cảnh ra đời, đặc điểm:

Quốc hội khoá IV đã tiếp tục động viên quân và dân thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược cách mạng: ở miền Nam tăng cường đấu tranh giải phóng dân tộc, ở miền Bắc kiên trì bảo vệ và xây dựng chủ nghĩa xã hội, đánh thắng chiến tranh phá hoại của địch, động viên sức người, sức của cho tiền tuyến lớn đánh thắng đế quốc Mỹ xâm lược và bè lũ tay sai.

Sau khi Hiệp định Pari về Việt Nam được ký kết, Quốc hội đã thông qua những biện pháp đấu tranh để bảo đảm thi hành nghiêm chỉnh Hiệp định. Ðồng thời, Quốc hội đã quyết định những vấn đề quan trọng của Nhà nước ta nhằm nhanh chóng khắc phục hậu quả của chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế, phát triển văn hoá, ổn định đời sống nhân dân, củng cố quốc phòng; tiếp tục sự nghiệp xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, cùng đồng bào miền Nam hoàn thành thắng lợi sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Quốc hội khoá IV là Quốc hội chiến thắng giặc Mỹ xâm lược, kiên trì và tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội, là Quốc hội khôi phục kinh tế, hàn gắn những vết thương chiến tranh, chuẩn bị đưa đất nước tiến vào thời kỳ mới.

Kỳ họp thứ nhất: Họp từ ngày 6 đến 10-6-1971, tại Hà Nội, đã bầu:


  • Chủ tịch nước: Tôn Ðức Thắng.

  • Phó Chủ tịch nước: Nguyễn Lương Bằng.

  • Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, gồm 24 thành viên chính thức và 3 thành viên dự khuyết; Chủ tịch: Trường Chinh.

  • Hội đồng Chính phủ; Thủ tướng: Phạm Văn Ðồng.

  • Các Uỷ ban Thường trực của Quốc hội: Uỷ ban dự toán pháp luật; Uỷ ban kế hoạch và ngân sách; Uỷ ban thống nhất; Uỷ ban dân tộc; Uỷ ban văn hoá và xã hội.

Các văn bản pháp quy đã thông qua: 1 pháp lệnh.
· Pháp lệnh Quy định việc bảo vệ rừng (ban hành ngày 11-9-1972).

Số liệu cơ bản:

Ngày bầu cử: 11-4-1971


Tỷ lệ cử tri bỏ phiếu: 98,88%
Tổng số đại biểu được bầu: 420

Thành phần đại biểu Quốc hội:



  • Công nhân: 94

  • Nông dân: 90

  • Tiểu thủ công: 8

  • Cán bộ chính trị: 101

  • Quân đội: 27

  • Nhân sĩ, tôn giáo: 13

  • Cán bộ văn hoá, giáo dục, pháp luật: 34

  • Cán bộ kinh tế, khoa học kỹ thuật:53

  • Ðảng viên: 317

  • Ngoài Ðảng: 103

  • Dân tộc: 73

  • Phụ nữ: 125

  • Thanh niên: (20-30 tuổi): 82

  • Phụ lão (trên 60 uổi): 51

  • Anh hùng: 28

  • Chiến sĩ thi đua: 110

  • Cán bộ ở Trung ương: 109

  • Cán bộ ở địa phương: 257


5. QUỐC HỘI KHOÁ V (1975-1976)

Hoàn cảnh ra đời, đặc điểm:

Quốc hội khoá V được bầu trong không khí vui mừng, phấn khởi, đất nước sạch bóng quân xâm lược, nhân dân ta hoàn toàn làm chủ vận mệnh của mình. Quốc hội khoá V, bắt đầu nhiệm kỳ giữa lúc nhân dân ta bước vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên cả nước thống nhất tiến lên chủ nghĩa xã hội. Quốc hội khoá V là Quốc hội đầu tiên của thời kỳ xây dựng đất nước "đàng hoàng hơn, to đẹp hơn" như mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Quốc hội khoá V thể hiện đầy đủ bản chất là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của khối đại đoàn kết toàn dân mà nòng cốt là liên minh công nông. Quốc hội quyết định kế hoạch phát triển kinh tế, văn hoá, động viên nhân dân ta thi đua xây dựng đất nước, củng cố lực lượng quốc phòng.. Quốc hội nhất trí phê chuẩn kết quả của Hội nghị hiệp thương chính trị thống nhất Tổ quốc, thể hiện ý chí mạnh mẽ, nguyện vọng thiết tha và sự nhất trí cao của toàn dân tộc về vấn đề thống nhất Tổ quốc trên cơ sở độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Quốc hội quyết định kế hoạch Nhà nước năm 1976, năm thứ nhất của kế hoạch 5 năm lần thứ hai, mở đầu thời kỳ xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, độc lập, thống nhất và xã hội chủ nghĩa.

Quốc hội khoá V là quốc hội ngắn nhất, từ 4-1975 đến 4-1976, vì đã rút ngắn nhiệm kỳ để tiến hành cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung của đất nước thống nhất.



Kỳ họp thứ nhất: Họp từ ngày 3 đến 6-6-1975, tại Hà Nội, đã bầu:

  • Chủ tịch nước: Tôn Ðức Thắng,

  • Phó Chủ tịch nước: Nguyễn Lương Bằng,

  • Uỷ ban Thường vụ Quốc hội gồm 19 thành viên chính thức và 3 thành viên dự khuyết.

  • Chủ tịch Quốc hội: Trường Chinh.

  • Thủ tướng Chính phủ: Phạm Văn Ðồng.

  • Quốc hội bầu các uỷ ban: Uỷ ban pháp luật; Uỷ ban kế hoạch và ngân sách; Uỷ ban dân tộc; Uỷ ban văn hoá và xã hội; Uỷ ban thống nhất; Uỷ ban đối ngoại.

Số liệu cơ bản:

Ngày bầu cử: 6-4-1975


Tỷ lệ cử tri bỏ phiếu: 98,26%
Tổng số đại biểu được bầu: 424

Thành phần đại biểu Quốc hội:



  • Công nhân: 93

  • Nông dân: 90

  • Tiểu thủ công nghiệp: 7

  • Quân đội: 28

  • Tri thức xã hội chủ nghĩa: 93

  • Nhân sĩ, tôn giáo: 12

  • Ðảng viên: 314

  • Ngoài Ðảng: 110

  • Phụ nữ:137

  • Dân tộc thiểu số:71

  • Anh hùng lao động và chiến đấu: 25

  • Thanh niên: (20-35 tuổi): 142

  • Cán bộ ở Trung ương: 126 .

  • Cán bộ ở địa phương: 298


6. QUỐC HỘI KHOÁ VI (1976-1981)

Hoàn cảnh ra đời, đặc điểm:

Trong điều kiện đất nước thống nhất, sự kiện lịch sử có ý nghĩa trọng đại là tổ chức thành công cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung của cả nước-Quốc hội khoá VI. Quốc hội đã quyết định những vấn đề quan trọng hàng đầu trong thời kỳ phát triển mới của dân tộc; quyết định về đường lối, chính sách của Nhà nước Việt Nam thống nhất; quyết định xây dựng Hiến pháp, về cơ cấu lãnh đạo của Nhà nước khi chưa có Hiến pháp mới, bầu các cơ quan đó để điều hành công việc chung của cả nước.


Tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về tên nước, quốc kỳ, quốc huy, quốc ca và tổ chức Nhà nước khi chưa có Hiến pháp mới. Quốc hội quyết định đổi tên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà thành nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; quyết định khoá Quốc hội được bầu trong cuộc Tổng tuyển cử ngày 25-4-1976 là Quốc hội khoá VI nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; quyết định chính thức đặt tên thành phố Sài Gòn-Gia Ðịnh là Thành phố Hồ Chí Minh. Sự ra đời của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam mở đầu cho bước phát triển mới trong quá trình đi lên của đất nước.

Quốc hội khoá VI đã có những đóng góp tích cực vào việc xây dựng hệ thống chính quyền mới ở miền Nam, xây dựng hệ thống pháp luật thống nhất bảo vệ chính quyền trong điều kiện hoà bình, xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn quốc. Tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá VI đã thông qua Hiến pháp năm 1980.



Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội Khoá VI (Quốc hội chung cả nước): Họp từ ngày 24-6 đến 3-7-1976, tại Hà Nội, đã bầu:

  • Chủ tịch nước: Tôn Ðức Thắng,

  • Phó Chủ tịch nước: -Nguyễn Lương Bằng

  • Nguyễn Hữu Thọ.

  • Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, gồm 21 thành viên chính thức và 2 thành viên dự khuyết.

  • Chủ tịch Quốc hội: Trường Chinh.

  • Thủ tướng Chính phủ: Phạm Văn Ðồng.

  • Chánh án Toà án nhân dân tối cao: Phạm Văn Bạch,

  • Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao: Trần Hữu Dực.

  • Quốc hội thành lập 6 Uỷ ban của Quốc hội: Uỷ ban kế hoạch và ngân sách; Uỷ ban dự án pháp luật; Uỷ ban dân tộc; Uỷ ban văn hoá và giáo dục; Uỷ ban y tế và xã hội; Uỷ ban đối ngoại.

Các văn bản pháp quy đã thông qua: 1 Hiến pháp, 1 luật, 4 pháp lệnh

  • Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1980 (ban hành ngày 19-12-1980)

  • Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (ban hành ngày 20-12-1980).

  • Pháp lệnh về việc Xin ân giảm án tử hình và xét duyệt án tử hình (ban hành ngày 2-12-1978).

  • Pháp lệnh về Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (ban hành ngày 21-11-1979).

  • Pháp lệnh sửa đổi và bổ sung một số điểm về thuế công thương nghiệp và thuế sát sinh (ban hành ngày 26-4-1980).

  • Pháp lệnh sửa đổi và bổ sung một số điều khoản của Pháp lệnh năm 1961 quy định thể lệ bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp (ban hành ngày 22-1-1981)

Các hiệp định, hiệp ước, công ước quốc tế đã phê chuẩn:

  • Nghị quyết phê chuẩn Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia giữa Việt Nam và Lào (ban hành ngày 15-9-1977)

  • Nghị quyết phê chuẩn Hiệp ước hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và Lào (ban hành ngày (15-9-1977).

  • Nghị quyết phê chuẩn Hiệp ước hữu nghị giữa Việt Nam và Cộng hoà dân chủ Ðức (ban hành ngày 13-12-1977).

  • Nghị quyết phê chuẩn Hiệp ước hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và Liên Xô (ban hành ngày 29-11-1978).

  • Nghị quyết phê chuẩn Hiệp ước hoà bình, hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và Campuchia (ban hành ngày 23-2-1979).

  • Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định lãnh sự giữa Việt Nam và Liên Xô (ban hành ngày 28-6-1979).

  • Nghị quyết phê chuẩn Hiệp ước hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và Mông Cổ (ban hành ngày 18-12-1979).

  • Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định lãnh sự giữa Việt Nam và Ba Lan (ban hành ngày 18-12-1979).

  • Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định lãnh sự Việt Nam và Bungari (ban hành ngày 18-12-1979).

  • Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định lãnh sự giữa Việt Nam và Cộng hoà dân chủ Ðức (ban hành ngày 18-12-1979)

  • Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định lãnh sự giữa Việt Nam và Mông Cổ (ban hành ngày 18-12-1979)

  • Nghị quyết phê chuẩn Hiệp ước hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và Tiệp Khắc (ban hành ngày 27-3-1980).

Số liệu cơ bản:

Ngày bầu cử: 25-4-1976


Tỷ lệ cử tri bỏ phiếu: hơn 23 triệu người
Tổng số đại biểu được bầu: 492
Thành phần đại biểu Quốc hội:

  • Công nhân: 80

  • Nông dân: 100

  • Tiểu thủ công nghiệp: 6

  • Quân đội: 54

  • Cán bộ chính trị:141

  • Tri thức và nhân sĩ: 98

  • Các tôn giáo: 13

  • Ðảng viên: 398

  • Ngoài Ðảng: 94

  • Phụ nữ:132

  • Dân tộc thiểu số: 67

  • Anh hùng lao động và chiến đấu:29

  • Thanh niên: (từ 20-30 tuổi): 58

  • Cán bộ ở Trung ương: 114

  • Cán bộ ở địa phương: 378


Каталог: thanhtuu
thanhtuu -> Dùng một ổ cứng cho nhiều máy tính
thanhtuu -> BẢn tin cây trồng công nghệ sinh học ngày 20/04/2011 đến ngày 27/4/2011
thanhtuu -> BUÔn ma thuột sẽ LÀ thành phố wifi nhờ Ứng dụng công nghệ wimax 4G
thanhtuu -> SỰ du nhập của giáo dục phưƠng tây vào nam kỳ việt nam thời thuộc pháP (1861-1945) pgs. Ts ngô Minh Oanh
thanhtuu -> Sinh lý tim mạCH
thanhtuu -> Guide to Nonprofit Program Design, Marketing and Evaluation
thanhtuu -> BẢn tin công nghệ sinh học từ ngày 2/9/2011 đến ngày 9/9/2011 Tin tức toàn cầu
thanhtuu -> BẢn tin cây tròng công nghệ sinh học ngày 29/4/2011 đến ngày 06/05/2011
thanhtuu -> KỸ thuật nuôi chồn nhung đen còn có tên gọi là "hắc thốn", có nguồn gốc từ Nam Mỹ, có nhiều ở vùng núi Andes, được Tây Ban Nha nhập vào nuôi cách đây hàng trăm năm
thanhtuu -> ÐÁP Ứng miễn dịch chống nhiễm trùNG

tải về 0.68 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương