Số: /2015/tt-bxd cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam



tải về 270.13 Kb.
trang1/6
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích270.13 Kb.
#23389
  1   2   3   4   5   6

line 5BỘ XÂY DỰNG

Số: /2015/TT-BXD

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà Nội, ngày tháng năm 2015


Dự thảo: 22-9-2015


THÔNG TƯ

Quy định chi tiết việc thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng, thiết kế và dự toán xây dựng công trình.

line 5

Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014;

Căn cứ Nghị định số 62/2013/NĐ-CP ngày 25/06/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;

Căn cứ Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng;

Căn cứ Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về Quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;

Căn cứ Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng;

Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý hoạt động xây dựng;

Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Thông tư quy định chi tiết việc thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng, thiết kế, dự toán xây dựng công trình.



I - QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng


1. Phạm vi điều chỉnh: Thông tư này quy định chi tiết việc thẩm định dự án, thẩm định thiết kế và dự toán xây dựng công trình của cơ quan chuyên môn về xây dựng, cơ quan chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư; phê duyệt và điều chỉnh dự án, thiết kế và dự toán xây dựng của người quyết định đầu tư, chủ đầu tư.

2. Đối tượng áp dụng: Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc các Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện; cơ quan chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư; người quyết định đầu tư, chủ đầu tư theo quy định của Luật Xây dựng, và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

3. Các Bộ ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước căn cứ vào quy định của Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng (sau đây viết tắt là Nghị định 59/2015/NĐ-CP) và Thông tư này để hướng dẫn cụ thể việc thẩm định đối với các dự án thuộc phạm vi quản lý của mình trong trường hợp cần thiết.

Điều 2. Giải thích từ ngữ


1. Người yêu cầu thẩm định là người quyết định đầu tư, chủ đầu tư hoặc người được ủy quyền bằng văn bản; cơ quan, tổ chức được người quyết định đầu tư giao trong trường hợp chưa có chủ đầu tư.

2. Cơ quan thẩm định là cơ quan chuyên môn về xây dựng theo phân cấp hoặc cơ quan chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư được quy định tại Điều 10, 24, 25 và Điều 26 Nghị định 59/2015/NĐ-CP.

3. Hồ sơ trình thẩm định dự án, thiết kế, dự toán xây dựng là tập hợp các tài liệu, số liệu, bản vẽ và các văn bản pháp lý có liên quan đến dự án, thiết kế xây dựng phục vụ cho công tác thẩm định. Hồ sơ trình thẩm định theo quy định tại Điều 6 của Thông tư này.

Điều 3. Nguyên tắc thẩm định dự án, thẩm định thiết kế và dự toán xây dựng công trình


Việc thẩm định dự án, thẩm định thiết kế và dự toán xây dựng công trình của cơ quan thẩm định phải bảo đảm các nguyên tắc sau:

1. Thực hiện song song các thủ tục hành chính để giảm thời gian ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư.

2. Yêu cầu, nội dung thẩm định phải phù hợp với loại dự án, loại, cấp công trình xây dựng và nguồn vốn sử dụng. Cụ thể:

a) Thẩm định dự án: việc phân loại dự án đầu tư xây dựng thực hiện theo quy định tại Phụ lục I của Nghị định 59/2015/NĐ-CP và dự án có yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 của Nghị định 59/2015/NĐ-CP;

b) Thẩm định thiết kế xây dựng công trình: việc phân cấp, phân loại công trình xây dựng thực hiện theo quy định tại Nghị định của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng và Thông tư hướng dẫn thi hành Nghị định này;

c) Thẩm định tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng công trình: thực hiện theo quy định tại Nghị định của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng và Thông tư hướng dẫn thi hành Nghị định này;

d) Phân loại nguồn vốn sử dụng để đầu tư xây dựng theo quy định tại Khoản 3 Điều 3 của nghị định 59/2015/NĐ-CP.

3. Đúng thẩm quyền; theo quy trình và thời hạn thẩm định đã được quy định.

4. Công khai, minh bạch về quy trình thủ tục, hồ sơ và kết quả thực hiện thẩm định.

5. Căn cứ yêu cầu, tiến độ thực hiện dự án, việc thẩm định thiết kế, dự toán xây dựng công trình có thể được thực hiện toàn bộ công trình hoặc theo giai đoạn thực hiện nhưng phải đảm bảo thống nhất về nội dung và số liệu đầu vào trong trường hợp thực hiện thẩm định theo giai đoạn.

6. Báo cáo kết quả thẩm định phải có đánh giá, kết luận đầy đủ, cụ thể về các nội dung thẩm định theo quy định tại Điều 58 và Điều 83 của Luật Xây dựng.

7. Cơ quan, tổ chức liên quan có trách nhiệm tham gia góp ý kiến bằng văn bản theo yêu cầu của cơ quan thẩm định trong thời hạn theo quy định.

8. Nội dung thẩm định của cơ quan chuyên môn về xây dựng, cơ quan chuyên môn của người quyết định đầu tư đảm bảo đúng theo quy định tại Điều 57 và Điều 82 Luật Xây dựng.

9. Bảo đảm phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan chuyên môn về xây dựng và cơ quan thẩm định trực thuộc người quyết định đầu tư trong quá trình thẩm định dự án, thẩm định thiết kế và dự toán xây dựng công trình.


Điều 4. Thẩm định dự án, thẩm định thiết kế và dự toán xây dựng công trình


1. Việc thẩm định dự án, thẩm định thiết kế cơ sở được thực hiện theo quy định tại Điều 10 và Điều 11 của Nghị định số 59/2015/NĐ-CP; thẩm định thiết kế và dự toán xây dựng công trình theo quy định tại Điều 24, 25, 26 và Điều 27 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP; Riêng đối với thẩm định dự án có yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng được hướng dẫn cụ thể như sau:

a) Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ Xây dựng, Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành theo quy định tại Điều 76 Nghị định 59/2015/NĐ-CP chủ trì thẩm định Báo cáo kinh tế - kỹ thuật của dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, thẩm định thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng công trình của dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách do các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước quyết định đầu tư, thẩm định thiết kế bản vẽ thi công đối với công trình cấp đặc biệt, cấp I thuộc dự án sử dụng vốn khác;

b) Sở Xây dựng, Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành theo quy định tại Điều 76 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP chủ trì thẩm định Báo cáo kinh tế - kỹ thuật của dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, thẩm định thiêt kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng công trình của dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách, thẩm định thiết kế bản vẽ thi công công trình công cộng, công trình có mục đích tôn giáo, công trình có ảnh hưởng lớn đến cảnh quan, môi trường và an toàn của cộng đồng sử dụng vốn khác được đầu tư xây dựng trên địa bàn hành chính của tỉnh, trừ các dự án được quy định tại Điểm a, Điểm c, Điểm d Khoản này;

c) Phòng có chức năng quản lý xây dựng thuộc UBND cấp huyện chủ trì thẩm định Báo cáo kinh tế - kỹ thuật của dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước và thẩm định thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng công trình của dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách đối với dự án do Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã quyết định đầu tư theo phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

d) Riêng đối với dự án sửa chữa, cải tạo, bảo trì và nâng cấp công trình có tổng mức đầu tư dưới 05 tỷ (không phân biệt nguồn vốn sử dụng), cơ quan chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư chủ trì thẩm định Báo cáo kinh tế kỹ thuật của dự án và chủ đầu tư có trách nhiệm gửi kết quả thẩm định đến cơ quan chuyên môn về xây dựng theo phân cấp tại Điểm a, Điểm b Khoản này

để theo dõi, quản lý.

2. Đối với dự án đầu tư xây dựng gồm nhiều công trình có loại và cấp công trình khác nhau, khi không xác định được công trình chính thuộc dự án thì cơ quan chủ trì thẩm định dự án, thiết kế xây dựng các công trình thuộc dự án là cơ quan có trách nhiệm thực hiện thẩm định đối với công trình có cấp cao nhất.

3. Sở Xây dựng, Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành căn cứ điều kiện cụ thể về năng lực cán bộ công chức của địa phương có thể đề xuất với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để ủy quyền cho Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế thuộc tỉnh tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở, thiết kế và dự toán xây dựng công trình được đầu tư xây dựng trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.

4. Việc thẩm định các dự án sử dụng vốn hỗn hợp có phần tham gia vốn nhà nước từ 30% trở lên hoặc dưới 30% nhưng trên 500 tỷ đồng trong tổng mức đầu tư của dự án được thực hiện như đối với dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách.

5. Cơ quan chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư chủ trì thẩm định trong các trường hợp:

a) Đối với dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách và vốn khác: thẩm định các nội dung khác của Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng được quy định tại Khoản 3 Điều 58 Luật Xây dựng, các nội dung khác của Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng được quy định tại Khoản 2 Điều 55 Luật Xây dựng; thẩm định phần thiết kế công nghệ (nếu có).

b) Thẩm định thiết kế, dự toán xây dựng của công trình cấp IV, công trình lưới điện trung áp sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách; công trình sử dụng vốn khác (trừ công trình cấp đặc biệt, cấp I và công trình có ảnh hưởng lớn đến cảnh quan, môi trường, an toàn cộng đồng);

c) Cơ quan chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư căn cứ quy định của Luật Xây dựng, của pháp luật có liên quan và quy định hướng dẫn tại Thông tư này để thực hiện thẩm định;

d) Trường hợp người quyết định đầu tư không có cơ quan chuyên môn trực thuộc để thẩm định hoặc không đủ điều kiện để thực hiện thẩm định thì có thể thuê tổ chức, cá nhân tư vấn có đủ điều kiện năng lực thực hiện thẩm tra làm cơ sở quyết định phê duyệt dự án, thiết kế và dự toán xây dựng công trình theo thẩm quyền hoặc làm cơ sở thẩm định khi cơ quan chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư không đủ điều kiện để thực hiện thẩm định.

6. Chủ đầu tư tổ chức thẩm định, phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công và dự toán thiết kế bản vẽ thi công trong trường hợp thiết kế ba bước nhưng đảm bảo không trái với thiết kế kỹ thuật đã được phê duyệt và không làm vượt giá trị dự toán xây dựng đã được phê duyệt bao gồm cả chi phí dự phòng.

II – QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 5. Trình thẩm định dự án, thiết kế cơ sở, thiết kế và dự toán xây dựng công trình

1. Người yêu cầu thẩm định trình hồ sơ thẩm định đáp ứng các yêu cầu quy định tại Khoản 2 Điều này đến cơ quan thẩm định để thẩm định dự án, thiết kế cơ sở, thẩm định thiết kế và dự toán xây dựng công trình.

Hồ sơ trình thẩm định phải đủ số lượng, đúng quy cách, sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt, bảo đảm tính pháp lý và phù hợp với nội dung đề nghị thẩm định. Số lượng hồ sơ trình thẩm định cụ thể như sau:

a) Thẩm định dự án, báo cáo kinh tế kỹ thuật, thẩm định thiết kế và dự toán xây dựng: 02 bộ hồ sơ;

b) Thẩm định thiết kế xây dựng: 01 bộ hồ sơ;

c) Trong trường hợp cần phải lấy ý kiến các cơ quan có liên quan về nội dung thẩm định, cơ quan thẩm định được yêu cầu bổ sung hồ sơ trình thẩm định.

2. Hồ sơ trình thẩm định dự án, thiết kế cơ sở, Báo cáo kinh tế - kỹ thuật, thiết kế và dự toán xây dựng công trình:

a) Hồ sơ trình thẩm định dự án, thẩm định thiết kế cơ sở gồm: Tờ trình thẩm định theo mẫu, Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng gồm các nội dung theo quy định tại Điều 54 Luật Xây dựng và quy định của pháp luật liên quan, các tài liệu cần thiết kèm theo:

- Văn bản quyết định hoặc chấp thuận về chủ trương đầu tư;

- Nhiệm vụ thiết kế cơ sở được chủ đầu tư phê duyệt;

- Quy hoạch xây dựng chi tiết được phê duyệt hoặc giấy phép quy hoạch trong trường hợp chưa có quy hoạch xây dựng chi tiết được phê duyệt; phương án tuyến công trình được chọn đối với công trình xây dựng theo tuyến;

- Phương án thiết kế kiến trúc và quyết định được lựa chọn trong trường hợp có tổ chức thi tuyển, tuyển chọn thiết kế kiến trúc;

- Văn bản về các nội dung liên quan đến phòng cháy, chữa cháy; bảo vệ môi trường của cơ quan có thẩm quyền (nếu có);

- Tài liệu khảo sát xây dựng để lập dự án; hồ sơ khảo sát, đánh giá hiện trạng chất lượng công trình đối với dự án sửa chữa, cải tạo;

- Biên bản nghiệm thu kết quả khảo sát, thiết xây dựng theo quy định tại Phụ lục I của Thông tư này;

- Các thỏa thuận về đấu nối, sử dụng công trình hạ tầng kỹ thuật;

- Chứng nhận năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức lập dự án, thiết kế cơ sở. Chứng chỉ hành nghề và thông tin năng lực của chủ nhiệm khảo sát, chủ nhiệm và chủ trì thiết kế;

- Các tài liệu cần thiết khác có liên quan (nếu có).

b) Hồ sơ trình thẩm định Báo cáo kinh tế - kỹ thuật gồm: Tờ trình thẩm định, Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng gồm các nội dung quy định tại Điều 55 Luật Xây dựng và các tài liệu cần thiết có liên quan kèm theo. Tùy thuộc mục đích, yêu cầu đầu tư xây dựng công trình, nội dung các tài liệu cần thiết có liên quan kèm theo có thể gồm toàn bộ hoặc một số các tài liệu được quy định tại Điểm a Khoản này;

3. Hồ sơ trình thẩm định thiết kế và dự toán xây dựng công trình gồm: Tờ trình thẩm định theo mẫu, hồ sơ thiết kế (bao gồm các bản vẽ, thuyết minh, chỉ dẫn kỹ thuật đối với công trình cấp II trở lên), dự toán xây dựng (đối với công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn nhà nước ngoài ngân sách) và các tài liệu cần thiết có liên quan kèm theo như:

- Quyết định phê duyệt dự án kèm theo hồ sơ thiết kế cơ sở; kết quả thẩm định thiết kế cơ sở, tổng mức đầu tư đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn nhà nước ngoài ngân sách;

- Nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình, thiết kế công nghệ (nếu có);

- Báo cáo của chủ đầu tư về thực hiện công tác thiết kế, dự toán xây dựng của nhà thầu theo mẫu quy định tại Phụ lục I của Thông tư này;

- Báo cáo khảo sát xây dựng công trình (phù hợp với giai đoạn thiết kế);

- Biên bản nghiệm thu kết quả khảo sát, thiết xây dựng theo quy định tại Phụ lục I của Thông tư này;

- Văn bản về các nội dung liên quan đến phòng cháy, chữa cháy; bảo vệ môi trường của cơ quan có thẩm quyền (nếu có);

- Chứng nhận năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức lập thiết kế. Chứng chỉ hành nghề và thông tin năng lực của chủ nhiệm, chủ trì khảo sát, thiết kế, lập dự toán xây dựng công trình.

Điều 6. Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ trình thẩm định

1. Cơ quan thẩm định có trách nhiệm tiếp nhận kiểm tra sự đầy đủ, tính hợp lệ của hồ sơ trình thẩm định dự án, thiết kế và dự toán xây dựng do người yêu cầu thẩm định trình trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện.

2. Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, cơ quan thẩm định có trách nhiệm xem xét, có văn bản thông báo một lần đến chủ đầu tư để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ trình thẩm định (nếu cần) hoặc có văn bản từ chối tiếp nhận, không xem xét hồ sơ trình thẩm định đối với các trường hợp quy định tại Khoản 4 điều này.

3. Người yêu cầu thẩm định có trách nhiệm nộp phí thẩm định tại cơ quan thẩm định trước thời điểm cơ quan thẩm định phát hành văn bản thông báo kết quả thẩm định. Mức phí thẩm định theo quy định của Bộ Tài chính.

4. Cơ quan thẩm định có quyền từ chối tiếp nhận không xem xét hồ sơ trình thẩm định trong các trường hợp:

a) Trình thẩm định đến cơ quan thẩm định không đúng thẩm quyền thẩm định theo quy định tại Điều 10, Điều 24, Điều 25 và Điều 26 Nghị định 59/2015/NĐ-CP;

b) Dự án, thiết kế xây dựng không thuộc đối tượng phải thẩm định theo quy định của Luật Xây dựng;

c) Hồ sơ trình thẩm định không bảo đảm về mặt pháp lý hoặc thiếu các nội dung cần thiết được quy định tại Điều 5 Thông tư này;.

c) Hồ sơ trình thẩm định thiết kế xây dựng không đảm bảo quy cách theo quy định tại Điều 21 Nghị định 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.

Điều 7. Thực hiện thẩm định

1. Việc thực hiện thẩm định được bắt đầu khi cơ quan thẩm định nhận đủ hồ sơ hợp lệ và kết thúc khi có thông báo kết quả thẩm định đến người yêu cầu thẩm định. Thời hạn thẩm định dự án, thẩm định thiết kế cơ sở, thiết kế và dự toán xây dựng công trình theo quy định tại Khoản 4 Điều 11 và Khoản 8 Điều 30 Nghị định 59/2015/NĐ-CP.

2. Nội dung thẩm định dự án, thiết kế cơ sở, thiết kế và dự toán xây dựng công trình được hướng dẫn cụ thể như sau:

a) Thẩm định dự án, thẩm định thiết kế cơ sở được thực hiện theo nội dung quy định tại Điều 58 của Luật Xây dựng và khoản 1 Điều 6 của Nghị định số 32/2015/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng và quy định của pháp luật có liên quan;

b) Thẩm định thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công thực hiện theo nội dung quy định tại Điều 83 của Luật Xây dựng;

c) Thẩm định dự toán xây dựng công trình thực hiện theo nội dung quy định tại Khoản 2 Điều 10 của nghị định số 32/2015/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

3. Trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày bắt đầu thực hiện thẩm định, cơ quan thẩm định có trách nhiệm gửi văn bản lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức có liên quan. Thời hạn có ý kiến tham gia của cơ quan, tổ chức có liên quan theo quy định tại Khoản 3 Điều 11 và Khoản 4 Điều 30 Nghị định 59/2015/NĐ-CP.

4. Chủ đầu tư có trách nhiệm lấy ý kiến thẩm định về phòng cháy chữa cháy, đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật có liên quan. Các ý kiến thẩm định cần được tổng hợp, gửi cơ quan thẩm định trước khi có thông báo kết quả thẩm định.

5. Trong quá trình thực hiện thẩm định, cơ quan thẩm định có quyền:

a) Yêu cầu cơ quan, tổ chức có liên quan cung cấp các tài liệu cần thiết phục vụ công tác thẩm định;

b) Được mời tổ chức, cá nhân có chuyên môn, năng lực phù hợp tham gia thực hiện thẩm định;

c) Yêu cầu chủ đầu tư thực hiện thẩm tra phục vụ thẩm định theo quy định tại Điều 9 của Thông tư này; yêu cầu của cơ quan thẩm định tại Phụ lục I của Thông tư này.

d) Yêu cầu chủ đầu tư, nhà thầu tư vấn lập dự án, thiết kế, dự toán xây dựng công trình giải trình, làm rõ các nội dung, tài liệu sử dụng liên quan đến thẩm định dự án, thiết kế, dự toán xây dựng công trình;

đ) Trường hợp cơ quan thẩm định phát hiện nội dung hồ sơ trình thẩm định có những thiếu sót như: thiếu các căn cứ pháp lý, mô tả, tính toán, bản vẽ, sơ đồ… dẫn đến không thể đưa ra kết luận thẩm định thì cơ quan thẩm định phải thông báo ngay cho người yêu cầu thẩm định về những thiếu sót và quy định thời hạn để khắc phục. Khi các thiết sót về nội dung hồ sơ trình thẩm định không được khắc phục được trong thời hạn thẩm định thì cơ quan thẩm định dừng việc thẩm định và yêu cầu chủ đầu tư trình thẩm định lại.



Điều 8. Kết quả thẩm định và thông báo kết quả thẩm định

1. Kết quả thẩm định dự án, thẩm định thiết kế và dự toán xây dựng công trình phải đánh giá, kết luận được việc đạt hay không đạt yêu cầu của Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng, thiết kế cơ sở, thiết kế và dự toán xây dựng được trình thẩm định. Cơ sở đánh giá, kết luận khi thẩm định căn cứ vào:

a) Đối với thẩm định dự án, thiết kế cơ sở: sự phù hợp, mức độ đáp ứng đối với các yêu cầu và nội dung lập dự án đầu tư xây dựng được quy định tại Điều 51, Điều 54 và Điều 55 của Luật Xây dựng và quy định của pháp luật có liên quan;

b) Đối với thẩm định thiết kế, dự toán xây dựng công trình: sự phù hợp mức độ đáp ứng các yêu cầu và nội dung thiết kế, dự toán xây dựng công trình được quy định tại Điều 79, Điều 80 và Điều 135 của Luật Xây dựng, quy định của pháp luật có liên quan, nhiệm vụ thiết kế được phê duyệt đối với trường hợp thẩm định thiết kế và dự toán xây dựng công trình.

c) Kết quả thẩm tra (nếu có); ý kiến thẩm định về phòng cháy chữa cháy, đánh giá tác động môi trường (nếu có) và ý kiến của các cơ quan, tổ chức liên quan (nếu có);

2. Cơ quan thẩm định thông báo kết quả thẩm định theo mẫu quy định tại Phụ lục II Nghị định 59/2015/NĐ-CP. Thông báo kết quả thẩm định cần nêu rõ những nội dung đạt hoặc chưa đạt yêu cầu cần phải sửa đổi, bổ sung hoặc trình thẩm định lại (nếu cần). Cơ quan thẩm định có trách nhiệm đóng dấu thẩm định vào hồ sơ dự án, các bản vẽ thiết kế và dự toán xây dựng sau khi chủ đầu tư đã sửa đổi theo yêu cầu của cơ quan thẩm định.

3. Kết luận thẩm định đạt yêu cầu trong thông báo kết quả thẩm định là cơ sở để người quyết định đầu tư thực hiện các bước tiếp theo và phê duyệt dự án, thiết kế và dự toán xây dựng công trình theo quy định.

4. Thông báo kết quả thẩm định được chuyển cho người yêu cầu thẩm định theo hình thức gửi trực tiếp hoặc gửi bảo đảm qua đường bưu điện khi người yêu cầu thẩm định đã hoàn thành việc nộp phí thẩm định theo quy định.

5. Khi kết thúc công việc thẩm định, cơ quan thẩm định có trách nhiệm:

a) Ghi chép các kết luận thẩm định gồm các thông tin như: người thẩm định; thông tin về người yêu cầu thẩm định; kết quả thẩm định; số văn bản và ngày phát hành Thông báo kết quả thẩm định;

b) Lưu trữ, bảo quản theo quy định của pháp luật về lưu trữ đối với các tài liệu của Hồ sơ thẩm định gồm: Tờ trình thẩm định; các tài liệu đề cập đến các kết luận do tổ chức, cá nhân tham gia thẩm định, văn bản góp ý kiến của cơ quan, tổ chức có liên quan; văn bản Thông báo kết quả thẩm định và các tài liệu cần thiết có liên quan;

c) Chuyển trả các tài liệu của hồ sơ thẩm định cho người yêu cầu thẩm định để lưu trữ hồ sơ theo quy định tại Khoản 3 Điều 6 Nghị định 59/2015/NĐ-CP ngay sau khi phát hành Thông báo kết quả thẩm định gồm: bản sao nhiệm vụ khảo sát, thiết kế xây dựng; kết quả khảo sát xây dựng; thuyết minh thiết kế xây dựng; các bản vẽ và dự toán xây dựng công trình đã được đóng dấu của cơ quan thẩm định.



Điều 9. Thẩm tra dự án, thiết kế và dự toán xây dựng

Thẩm tra phục vụ công tác thẩm định là việc cung cấp dịch vụ công để thực hiện nhiệm vụ thẩm định của cơ quan chuyên môn của cơ quan quản lý nhà nước trong hoạt động đầu tư xây dựng. Công tác thẩm tra được thực hiện như sau:

1. Trong quá trình thẩm định dự án, thẩm định thiết kế và dự toán xây dựng, trường hợp cơ quan thẩm định không đủ điều kiện để thực hiện toàn bộ công việc thẩm định do: dự án, công trình xây dựng có khối lượng công việc phải thẩm định lớn, có yêu cầu kỹ thuật đặc thù, áp dụng công nghệ mới, có yêu cầu gấp rút về thời gian thẩm định hoặc việc thẩm định đòi hỏi phải sử dụng các phần mềm chuyên dụng,... thì căn cứ yêu cầu, nội dung và thời gian thực hiện thẩm định, cơ quan thẩm định có văn bản yêu cầu chủ đầu tư lựa chọn trực tiếp tổ chức tư vấn có đủ điều kiện năng lực để thực hiện thẩm tra một số nội dung cần thiết phục vụ công tác thẩm định dự án, thiết kế và dự toán xây dựng công trình do mình thực hiện. Cụ thể:

a) Đối với thẩm định dự án, thiết kế cơ sở: Thẩm tra một hoặc một số nội dung quy định tại các Điểm c, d, đ Khoản 2, Khoản 3 và Khoản 4 Điều 58 của Luật Xây dựng;

b) Đối với thẩm định thiết kế và dự toán xây dựng: Thẩm tra một hoặc một số nội dung quy định tại Khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7 Điều 83 của Luật Xây dựng;

c) Căn cứ các quy định nêu tại Điểm a và b Khoản này, cơ quan thẩm định có trách nhiệm đề xuất yêu cầu, phạm vi cần thẩm tra để chủ đầu tư có cơ sở đàm phán, ký kết hợp đồng với đơn vị tư vấn thẩm tra.

2. Trên cơ sở yêu cầu thẩm tra của cơ quan thẩm định và danh sách các đơn vị tư vấn thẩm tra đã được đăng tải công khai thông tin năng lực hoạt động xây dựng trên Trang thông tin điện tử của Bộ Xây dựng, Sở Xây dựng địa phương, chủ đầu tư lựa chọn trực tiếp đơn vị tư vấn thẩm tra theo quy trình: gửi yêu cầu thẩm tra của cơ quan thẩm định và dự thảo hợp đồng (gồm các yêu cầu về phạm vi công việc, thời gian thực hiện, chất lượng công việc cần đạt được, giá trị hợp đồng) đến đơn vị tư vấn được chủ đầu tư lựa chọn để đàm phán, ký kết hợp đồng với tư vấn thẩm tra trên cơ sở yêu cầu thẩm tra của cơ quan thẩm định. Trường hợp chủ đầu tư không lựa chọn được đơn vị tư vấn thẩm tra phù hợp thì có văn bản đề nghị cơ quan thẩm định lựa chọn đơn vị thẩm tra đáp ứng các yêu cầu về điều kiện năng lực theo quy định để thực hiện thẩm tra.

3. Chủ đầu tư có trách nhiệm xác nhận kết quả thẩm tra của tư vấn và gửi báo cáo kết quả thẩm tra đến cơ quan thẩm định trong thời hạn thẩm tra theo quy định. Kết quả thẩm tra được cơ quan thẩm định chấp nhận sử dụng là cơ sở để chủ đầu tư nghiệm thu kết quả của công việc tư vấn thẩm tra. Mẫu báo cáo kết quả thẩm tra được quy định tại Phụ lục I của Thông tư này.

4. Thời gian thực hiện thẩm tra dự án, thiết kế, dự toán xây dựng theo quy định tại Khoản 5 Điều 11 và Khoản 4 Điều 30 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP. Trường hợp xét thấy vượt quá thời gian thẩm tra theo quy định, nhà thầu tư vấn thẩm tra phải có văn bản gửi đến chủ đầu tư và cơ quan thẩm định giải trình nguyên nhân không đáp ứng được thời gian thẩm tra theo quy định và đề xuất gia hạn thời gian thực hiện.

5. Kết quả thẩm tra là một trong những cơ sở để cơ quan thẩm định xem xét đưa ra kết luận thẩm định.



Điều 10. Phê duyệt dự án, quyết định đầu tư xây dựng

1. Nội dung phê duyệt dự án đầu tư xây dựng thực hiện theo quy định tại Điều 12 Nghị định 59/2015/NĐ-CP và quy định của pháp luật có liên quan, trong đó phải xác định rõ về bố trí kế hoạch vốn theo thời gian thực hiện dự án, thời gian thi công xây dựng công trình, số bước thiết kế được áp dụng.

2. Nội dung phê duyệt dự án đầu tư xây dựng (điều chỉnh) do người quyết định đầu tư quyết định chỉ bao gồm những nội dung điều chỉnh hoặc toàn bộ nội dung của dự án sau điều chỉnh (phần điều chỉnh và không điều chỉnh).

3. Người quyết định đầu tư được ủy quyền cho cấp dưới trực tiếp phê duyệt dự án, quyết định đầu tư xây dựng theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 72 của Luật Xây dựng.

4. Mẫu phê duyệt dự án đầu tư xây dựng quy định tại Phụ lục I của Thông tư này.



tải về 270.13 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương