Số: /2015/tt-bxd cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam


Điều 11. Phê duyệt thiết kế và dự toán xây dựng công trình



tải về 270.13 Kb.
trang2/6
Chuyển đổi dữ liệu19.08.2016
Kích270.13 Kb.
#23389
1   2   3   4   5   6

Điều 11. Phê duyệt thiết kế và dự toán xây dựng công trình


1. Nội dung phê duyệt thiết kế và dự toán xây dựng công trình theo quy định tại Điều 28 của Nghị định 59/2015/NĐ-CP.

2. Nội dung phê duyệt thiết kế xây dựng (điều chỉnh) hoặc dự toán xây dựng (điều chỉnh) do người quyết định đầu tư quyết định chỉ bao gồm những nội dung điều chỉnh hoặc toàn bộ nội dung của thiết kế, dự toán xây dựng sau điều chỉnh (phần điều chỉnh và không điều chỉnh).

3. Người quyết định đầu tư, chủ đầu tư phê duyệt thiết kế và dự toán xây dựng công trình theo quy định tại Khoản 2 của Điều 24, Điều 25 và Điều 26 Nghị định 59/2015/NĐ-CP. Người quyết định đầu tư được ủy quyền cho cấp dưới trực tiếp phê duyệt thiết kế và dự toán xây dựng theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 72 của Luật Xây dựng.

4. Mẫu phê duyệt thiết kế và dự toán xây dựng công trình quy định tại Phụ lục I của Thông tư này.


Điều 12. Điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng


1. Việc điều chỉnh dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn nhà nước ngoài ngân sách trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 61 của Luật Xây dựng, được quy định cụ thể như sau:

a) Người quyết định đầu tư quyết định điều chỉnh dự án khi nội dung điều chỉnh làm thay đổi mục tiêu, quy mô, địa điểm xây dựng, thời gian thực hiện dự án, cơ cấu nguồn vốn bố trí cho dự án, làm tăng tổng mức đầu tư đã được phê duyệt;

b) Chủ đầu tư quyết định điều chỉnh dự án trong quá trình thực hiện đối với các nội dung điều chỉnh khác, trừ các nội dung điều chỉnh dự án đã được quy định tại Điểm a Khoản này. Chủ đầu tư có trách nhiệm báo cáo người quyết định đầu tư đối với những nội dung điều chỉnh do mình thực hiện.

2. Việc điều chỉnh dự án sử dụng vốn khác do người quyết định đầu tư quyết định. Trường hợp điều chỉnh dự án làm thay đổi mục tiêu, quy mô đầu tư, địa điểm xây dựng và khả năng đáp ứng của dự án đối với bảo đảm các yêu cầu về quy hoạch, an toàn, bảo vệ môi trường và quốc phòng, an ninh thì phải được sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

3. Dự án điều chỉnh làm thay đổi mục tiêu, quy mô, địa điểm xây dựng, làm tăng tổng mức đầu tư đã được phê duyệt thì phải được thẩm định, phê duyệt lại. Thẩm quyền thẩm định, phê duyệt dự án điều chỉnh theo quy định tại Điều 10 và Điều 12 của Nghị định 59/2015/NĐ-CP. Chủ đầu tư có trách nhiệm trình thẩm định dự án điều chỉnh kèm theo Báo cáo giải trình về quá trình thực hiện dự án, lý do điều chỉnh dự án, các kiến nghị, đề xuất (nếu có).

Điều 13. Điều chỉnh thiết kế và dự toán xây dựng công trình

1. Điều chỉnh thiết kế, dự toán xây dựng công trình

a) Thiết kế xây dựng, dự toán xây dựng công trình đã phê duyệt chỉ được điều chỉnh trong các trường hợp được quy định tại Khoản 1 Điều 84 của Luật Xây dựng và Khoản 1 Điều 11 của Nghị định số 32/2015/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng;

b) Khi điều chỉnh thiết kế xây dựng có thay đổi về địa chất công trình, tải trọng thiết kế, giải pháp kết cấu, vật liệu sử dụng của kết cấu chịu lực, biện pháp thi công có ảnh hưởng đến an toàn chịu lực của công trình thì phải được thẩm định, phê duyệt lại. Các trường hợp điều chỉnh thiết kế xây dựng còn lại do chủ đầu tư tự tổ chức điều chỉnh, báo cáo người quyết định đầu tư và chịu trách nhiệm về việc điều chỉnh do mình thực hiện;

c) Việc điều chỉnh dự toán xây dựng công trình được thực hiện theo quy định tại Điều 11 Nghị định 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng;

2. Thẩm quyền thẩm định, phê duyệt thiết kế và dự toán xây dựng công trình điều chỉnh theo quy định tại Điều 24, Điều 25 và Điều 26 Nghị định 59/2015/NĐ-CP.

Điều 14. Xử lý tình huống trong thẩm định dự án, thẩm định thiết kế và dự toán xây dựng công trình

1. Dự án có nội dung chủ yếu là mua sắm hàng hóa, dịch vụ nhưng có cấu phần xây dựng thuộc dự án gồm các công việc, hạng mục có giá trị nhỏ, không quyết định đến mục tiêu đầu tư của dự án và không ảnh hưởng đến an toàn trong quá trình sử dụng thì không thuộc đối tượng thẩm định của cơ quan chuyên môn về xây dựng theo quy định của Luật Xây dựng.

2. Trường hợp dự án được phân kỳ đầu tư theo giai đoạn thực hiện, dự án thành phần, trong đó các dự án thành phần có thể vận hành độc lập thì việc thẩm định, phê duyệt dự án, thiết kế và dự toán xây dựng được thực hiện theo giai đoạn thực hiện, dự án thành phần theo yêu cầu của người quyết định đầu tư.

3. Trường hợp chủ đầu tư đã thuê tư vấn thẩm tra trước khi trình thẩm định dự án, thiết kế xây dựng, dự toán xây dựng thì cơ quan thẩm định sẽ xem xét và thông báo đến chủ đầu tư việc có chấp nhận hoặc không chấp nhận sử dụng kết quả thẩm tra để thực hiện công tác thẩm định.

4. Đối với các dự án do Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành làm chủ đầu tư, đơn vị chuyên môn trực thuộc được giao chủ trì thẩm định dự án, thẩm định thiết kế và dự toán xây dựng phải bảo đảm sự độc lập, khách quan trong quá trình thực hiện thẩm định và được bảo lưu ý kiến, kết quả thẩm định hoặc từ chối thực hiện yêu cầu làm sai lệch kết quả thẩm định theo quy định tại Điểm d, Khoản 1, Điều 71 của Luật Xây dựng.

5. Thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công có thay đổi về giải pháp thiết kế so với thiết kế cơ sở đã được duyệt nhưng không thay đổi về quy mô công trình thì không phải thẩm định lại thiết kế cơ sở khi đã được người quyết định đầu tư chấp thuận bằng văn bản.

6. khi điều chỉnh dự án, thiết kế xây dựng làm điều chỉnh nhóm dự án hoặc cấp công trình thì căn cứ vào nhóm dự án, cấp công trình sau điều chỉnh để xác định cơ quan chủ trì thẩm định dự án, thiết kế điều chỉnh.

III - TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 15. Trách nhiệm của Bộ Xây dựng; Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành;


1. Trách nhiệm của Bộ Xây dựng:

a) Tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn, phối hợp, tập huấn và kiểm tra các Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan về công tác thẩm định dự án đầu tư xây dựng, thiết kế và dự toán xây dựng công trình.

b) Tổng hợp báo cáo định kỳ về nội dung, số liệu thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình, thiết kế, dự toán xây dựng công trình theo quy định tại

Điều 76 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ.

2. Trách nhiệm của Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành:

a) Phối hợp với Bộ Xây dựng và chịu trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát chuyên môn nghiệp vụ cán bộ, công chức của các cơ quan chuyên môn về xây dựng trực thuộc về công tác thẩm định dự án đầu tư xây dựng, thiết kế và dự toán xây dựng công trình chuyên ngành.

b) Tổng hợp báo cáo định kỳ về nội dung, số liệu thẩm định dự án đầu tư xây dựng và thiết kế, dự toán xây dựng công trình chuyên ngành theo quy định tại Điều 76 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP và gửi về Bộ Xây dựng để tổng hợp. Báo cáo định kỳ hàng Quý được gửi về Bộ Xây dựng trong 15 ngày đầu tiên của Quý tiếp theo. Mẫu báo cáo theo quy định tại Phụ lục II của Thông tư này.

Điều 16. Trách nhiệm của cơ quan chuyên môn về xây dựng

1. Theo phân cấp chủ trì thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình, báo cáo kinh tế - kỹ thuật, thiết kế và dự toán xây dựng công trình theo quy định tại Điều 58 và Điều 83 Luật Xây dựng năm 2014.

2. Thông báo kết quả thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình, báo cáo kinh tế - kỹ thuật, thiết kế và dự toán xây dựng công trình gửi đến chủ đầu tư để trình người quyết định đầu tư phê duyệt.

3. Thu và quản lý phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình, thiết kế và dự toán xây dựng công trình theo quy định, hướng dẫn của Bộ Tài chính.

4. Tổng hợp báo cáo định kỳ về nội dung, số liệu thẩm định dự án đầu tư xây dựng và thiết kế, dự toán xây dựng công trình chuyên ngành theo quy định tại Điều 76 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP của Chính phủ và gửi về Bộ Xây dựng để tổng hợp. Sở Xây dựng có trách nhiệm tổng hợp số liệu thẩm định của các Sở chuyên ngành và của Phòng có chức năng quản lý xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp quận. Báo cáo định kỳ hàng Quý được gửi về Bộ Xây dựng trong 15 ngày đầu tiên của Quý tiếp theo. Mẫu báo cáo theo quy định tại Phụ lục II của Thông tư này.

5. Thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao theo quy định hiện hành.



Điều 17. Trách nhiệm của người quyết định đầu tư và chủ đầu tư

1. Trách nhiệm của người quyết định đầu tư:

a) Tổ chức thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình, các nội dung khác của Báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế công nghệ (nếu có) theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP.

b) Phê duyệt thiết kế và dự toán xây dựng công trình theo quy định tại Điều 24, Điều 25 và Điều 26 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP; phê duyệt dự án đầu tư xây dựng, báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.

2. Trách nhiệm của chủ đầu tư:

a) Trình người quyết định đầu tư phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình, báo cáo kinh tế - kỹ thuật; phê duyệt và trình người quyết định đầu tư phê duyệt thiết kế và dự toán xây dựng công trình theo quy định tại Điều 24, Điều 25 và Điều 26 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP;

b) Lựa chọn trực tiếp và ký kết hợp đồng tư vấn thẩm tra khi có yêu cầu của cơ quan thẩm định;

c) Gửi hồ sơ trình thẩm định và kết quả thẩm tra (nếu có) đến cơ quan thẩm định;

d) Hoàn thiện hồ sơ trình thẩm định hoặc hoàn thiện hồ sơ trình phê duyệt khi có yêu cầu của cơ quan thẩm định (nếu có);

đ) Lưu trữ hồ sơ theo quy định tại Điểm c Khoản 5 Điều 8 của Thông tư này.



Điều 18. Xử lý chuyển tiếp

1. Đối với việc thẩm định dự án, thẩm định thiết kế và dự toán xây dựng công trình:

a) Dự án đã được phê duyệt trước ngày 01/01/2015 thì không phải phê duyệt lại. Việc thẩm định, phê duyệt thiết kế và dự toán xây dựng công trình trước ngày 05/8/2015 thực hiện theo hướng dẫn tại văn bản 3482/BXD-HĐXD ngày 30/12/2014, sau ngày 05/8/2015 được thực hiện theo quy định tại Nghị định 59/2015/NĐ-CP;

b) Dự án trình thẩm định và đã có ý kiến về thiết kế cơ sở của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước ngày 01/01/2015 nhưng chưa được phê duyệt trước ngày 01/01/2015 thì việc phê duyệt dự án được thực hiện theo quy định của Luật Xây dựng 2014;

c) Đối với các dự án đầu tư xây dựng đang được triển khai thực hiện đã được thẩm tra, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng công trình theo quy định của Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/2/2013 của Chính phủ thì không phải tổ chức thẩm định, phê duyệt lại.

2. Hiệu lực thi hành

a) Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày…. tháng…. năm 2015;

b) Những quy định trước đây về thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng, thiết kế, dự toán xây dựng công trình trái với quy định tại Nghị định 59/2015/NĐ-CP đều bị bãi bỏ;

c) Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đối với những nội dung quy định hướng dẫn tại Thông tư này, đề nghị tổ chức, cá nhân gửi ý kiến góp ý về Bộ Xây dựng để xem xét, tiếp thu chỉnh sửa cho phù hợp./.

Nơi nhận:

- Thủ tướng, các PTT Chính phủ;

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;

- Văn phòng Trung ương Đảng và các ban của Đảng;

- Văn phòng Quốc hội;

- Văn phòng Chính phủ;

- Văn phòng Chủ tịch nước;

- Toà án nhân dân tối cao;

- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;

- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;

- Cục kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;

- Các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước;

- Các Sở Xây dựng;

- Công báo; Website Chính phủ; Website Bộ Xây dựng;

- Lưu: VP, Vụ PC, Cục HĐXD.



BỘ TRƯỞNG
Trịnh Đình Dũng




tải về 270.13 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương