QuyếT ĐỊnh củA Ủy ban nhân dân tỉnh bà RỊa vũng tàu về việc ban hành Quy chế quản lý, khai thác tận thu khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bà Rịa



tải về 72.97 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu21.08.2016
Kích72.97 Kb.
#25125

VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 738/2004/QĐ.UB Vũng Tàu, ngày 25 tháng 02 năm 2004
QUYẾT ĐỊNH CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU

Về việc ban hành Quy chế quản lý, khai thác tận thu
khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bà Rịa
-Vũng Tàu

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU

- Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi) ngày 26/11/2003;

- Căn cứ Luật Khoáng sản ngày 20/3/1996 và Nghị định 76/2000/NĐ-CP ngày 15/12/2000 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Khoáng sản (sửa đổi);

- Căn cứ Quy định về trình tự, thủ tục cấp giấy phép hoạt động khoáng sản, ban hành kèm theo quyết định số 06/QĐ-BTNMT ngày 19/9/2003 của Bộ Tài nguyên & Môi trường;

- Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 87/TT-STNMT ngày 15/01/2004.



QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Nay ban hành kèm theo quyết định này “Quy chế quản lý, khai thác tận thu khoáng sản” để áp dụng thống nhất trong toàn Tỉnh.

Điều 2: Quyết định này thay thế Quyết định số 3900/2000/QĐ.UB ngày 29/8/2000 của UBND Tỉnh về việc ban hành Quy chế Quản lý, khai thác tận thu khoáng sản và có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký. Mọi quy định của UBND Tỉnh trước đây về quản lý, khai thác tận thu khoáng sản trái với quyết định này đều bãi bỏ.

Điều 3: Các ông Chánh văn phòng HĐND và UBND Tỉnh, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố thủ trưởng các cơ quan, các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

TM.UBND TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU
KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
TRẦN MINH SANH



ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
QUY CHẾ
Quản lý, khai thác tận thu khoáng sản trên địa bàn
tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu


(Ban hành kèm theo Quyết định số 738 /2004/QĐ.UB ngày 25/02/2004
của UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
).

CHƯƠNG I


QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1: Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng:

1. Quy chế Quản lý khai thác tận thu khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu được ban hành nhằm cụ thể hóa các Điều từ 65 đến 72 của Nghị định 76/2000/NĐ-CP ngày 15/12/2000 của Chính Phủ quy định chi tiết việc thi hành Luật Khoáng sản;

2. Quy chế Quản lý khai thác tận thu khoáng sản điều chỉnh mọi hoạt động về quản lý, khai thác tận thu khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Riêng đối với hoạt động khai thác tận thu vật liệu san lấp thì tuân theo Quy chế quản lý, khai thác và sử dụng vật liệu san lấp do UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành;

3. Các nội dung không quy định trong Quy chế này được thực hiện theo các quy định của pháp luật hiện hành.



Điều 2: Khai thác tận thu khoáng sản là hình thức khai thác khoáng sản trong điều kiện việc đầu tư khai thác quy mô công nghiệp không có hiệu quả tại các khu vực có khoáng sản phân bố không tập trung, khu vực khai thác lại ở các mỏ đã có quyết định đóng cửa; khai thác vật liệu xây dựng thông thường mà các điều kiện về kinh tế – xã hội cũng như nhu cầu tiêu thụ không cho phép đầu tư khai thác quy mô công nghiệp.

CHƯƠNG II



THẨM QUYỀN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC TẬN THU KHOÁNG SẢN


Điều 3: Thẩm quyền của UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu:

1. UBND Tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về khoáng sản trên địa bàn Tỉnh theo Luật khoáng sản ngày 20/3/1996 và Nghị định 76/2000/NĐ-CP ngày 15/12/2000 của Chính Phủ quy định chi tiết việc thi hành Luật Khoáng sản.

2. UBND Tỉnh là cấp duy nhất có thẩm quyền cấp, gia hạn, thu hồi giấy phép khai thác tận thu khoáng sản trong những khu vực đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt và bàn giao cho UBND Tỉnh quản lý, cấp phép.

Điều 4: Trách nhiệm và thẩm quyền của Sở Tài nguyên và Môi trường:

1. Là cơ quan tham mưu giúp UBND Tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản nói chung và hoạt động khai thác tận thu khoáng sản nói riêng trên địa bàn Tỉnh theo Thông tư Liên tịch số 01/2003/TTLT-BTNMT-BNV ngày 15/7/2003 của liên Bộ Tài nguyên & Môi trường – Nội vụ và quyết định số 6941/QĐ.UB ngày 25/7/2003 của UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về việc thành lập Sở Tài nguyên & Môi trường;

2. Là đầu mối tiếp nhận, thẩm định đơn, hồ sơ xin cấp, gia hạn giấy phép khai thác tận thu khoáng sản và kiểm tra việc thực hiện giấy phép, trả lời bằng văn bản cho chủ đơn nếu hồ sơ không hợp lệ hoặc trình UBND Tỉnh xem xét cấp, gia hạn giấy phép khai thác tận thu khoáng sản theo quy định của Quy chế này;

3. Đề xuất và giúp UBND Tỉnh xây dựng quy hoạch, kế hoạch quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch khai thác tận thu khoáng sản thông qua UBND Tỉnh trình Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt bàn giao lại cho tỉnh quản lý, cấp phép phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh của địa phương;

4. Phối hợp chặt chẽ với UBND các địa phương và các cơ quan hữu trách trong công tác quản lý hoạt động khai thác tận thu khoáng sản từ khâu quy hoạch, cấp phép, kiểm tra việc thực hiện sau giấy phép và kiểm tra xử lý các trường hợp khai thác tận thu khoáng sản không phép, trái phép;

5. Đề xuất trình UBND Tỉnh ra Quyết định đình chỉ, thu hồi những giấy phép khai thác tận thu vi phạm các quy định tại Điều 7 của Quy chế này;

6. Thực hiện các nhiệm vụ khác có liên quan theo quy định của Chính phủ, Bộ Tài nguyên & Môi trường và UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Điều 5: UBND các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thị trấn, xã, phường (gọi chung là cấp huyện, xã) trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:

1. Thực hiện các biện pháp quản lý, bảo vệ nguồn tài nguyên khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn địa phương, kết hợp với việc bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên khác, đảm bảo an ninh, trật tự xã hội, bảo vệ tính mạng và sức khỏe của nhân dân, tài sản của Nhà nước và công dân;

2. Trong phạm vi trách nhiệm, quyền hạn của mình giải quyết các vấn đề liên quan đến việc sử dụng đất, cơ sở hạ tầng và các điều kiện liên quan khác cho tổ chức, cá nhân được phép khai thác tận thu khoáng sản theo quy định của pháp luật;

3. Tuyên truyền, giáo dục và giám sát việc thi hành pháp luật về khoáng sản, tham gia giải quyết những vấn đề tranh chấp về hoạt động khai thác tận thu khoáng sản và xử lý theo thẩm quyền các vi phạm pháp luật về hoạt động khai thác tận thu khoáng sản phát sinh tại địa phương theo quy định của pháp luật;

4. Phối hợp chặt chẽ với Sở Tài nguyên & Môi trường và các cơ quan hữu trách trong công tác quản lý hoạt động khai thác tận thu khoáng sản từ khâu quy hoạch, cấp phép, kiểm tra việc thực hiện sau giấy phép và kiểm tra xử lý các trường hợp khai thác tận thu khoáng sản không phép, trái phép,

5. UBND cấp xã chịu trách nhiệm trước UBND cấp huyện và UBND cấp huyện chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu về hoạt động khai thác khoáng sản không có giấy phép, khai thác trái phép trên địa bàn quản lý. UBND huyện, xã phải thường xuyên kiểm tra xử lý theo thẩm quyền hoặc thông báo cho Sở Tài nguyên và Môi trường biết để phối hợp xử lý các trường hợp khai thác khoáng sản không có giấy phép, khai thác trái phép trên địa bàn.


CHƯƠNG III



QUYỀN LỢI VÀ NGHĨA VỤ CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
ĐƯỢC PHÉP KHAI THÁC TẬN THU KHOÁNG SẢN


Điều 6: Quyền lợi của tổ chức, cá nhân được phép khai thác tận thu khoáng sản:

1. Sử dụng số liệu, thông tin về tài nguyên khoáng sản của Nhà nước liên quan đến mục đích khai thác tận thu và khu vực được khai thác tận thu theo quy định của pháp luật;

2. Tiến hành khai thác tận thu, chế biến khoáng sản theo quy định của giấy phép và đề án khai thác tận thu đã được Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định;

3. Cất giữ, vận chuyển, chế biến, tiêu thụ khoáng sản trong nước hoặc xuất khẩu theo quy định của pháp luật;

4. Xin gia hạn, trả lại giấy phép, chuyển nhượng hoặc để thừa kế quyền khai thác tận thu theo quy định của pháp luật;

5. Khiếu nại hoặc khởi kiện về quyết định thu hồi giấy phép khai thác tận thu hoặc quyết định xử lý khác của các cơ quan nhà nước theo quy định của pháp luật;

6. Được hưởng các quyền khác có liên quan theo quy định của Luật Khoáng sản.

Điều 7: Tổ chức, các nhân được phép khai thác tận thu khoáng sản có các nghĩa vụ:

1. Nộp lệ phí giấy phép, tiền sử dụng số liệu, thông tin về tài nguyên khoáng sản của nhà nước, thuế tài nguyên, ký quỹ phục hồi môi trường và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật;

2. Bảo đảm hoạt động khai thác tận thu phù hợp với đề án khai thác tận thu, Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn chất lượng môi trường đã được Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định chấp thuận và nội dung giấy phép khai thác được cấp;

3. Tận thu tối đa khoáng sản, bảo vệ tài nguyên khoáng sản; bảo đảm an toàn lao động và vệ sinh môi trường;

4. Thu thập, lưu giữ số liệu, thông tin liên quan đến hoạt động khai thác tận thu và báo cáo định kỳ hàng tháng, 6 tháng, năm về kết quả khai thác tận thu khoáng sản cho Sở Tài nguyên & Môi trường; báo cáo các hoạt động khác có liên quan cho các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

5. Đăng ký ngày bắt đầu xây dựng cơ bản và ngày bắt đầu khai thác tận thu khoáng sản với Sở Tài nguyên & Môi trường và UBND địa phương (cấp huyện, xã) nơi có mỏ trước khi thực hiện;

6. Thực hiện các nghĩa vụ về việc đảm bảo quyền lợi của nhân dân địa phương nơi có khoáng sản được khai thác tận thu: kết hợp yêu cầu của hoạt động khai thác tận thu với việc xây dựng cơ sở hạ tầng, bảo vệ, phục hồi môi trường, môi sinh và đất đai sau khai thác theo nội dung Đề án khai thác, Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn chất lượng môi trường đã được Sở Tài nguyên và Môi trường thẩm định chấp thuận; ưu tiên thu hút các lao động tại địa phương vào hoạt động khai thác tận thu khoáng sản và các hoạt động có liên quan;

7. Bồi thường thiệt hại do hoạt động khai thác tận thu khoáng sản gây ra theo quy định của pháp luật;

8. Báo cáo tổng hợp kết quả hoạt động khai thác tận thu khoáng sản cho Sở Tài nguyên và Môi trường trước ngày giấy phép khai thác tận thu khoáng sản hết hạn; Thực hiện việc đóng cửa mỏ, phục hồi môi trường, môi sinh và đất đai khi giấy phép khai thác tận thu chấm dứt hiệu lực theo quy định của Luật Khoáng sản;

9. Thực hiện các quy định của Nhà nước về quản lý hành chính, trật tự và an toàn xã hội và thực hiện các nghĩa vụ khác có liên quan theo quy định của pháp luật.


CHƯƠNG IV



NGUYÊN TẮC, THỦ TỤC CẤP GIẤY PHÉP
KHAI THÁC TẬN THU KHOÁNG SẢN


Điều 8: Nguyên tắc cấp giấy phép khai thác tận thu khoáng sản:

1. Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản được cấp cho các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện theo quy định tại điều 15, Nghị định số 76/2000/NĐ-CP ngày 15/12/2000 của Chính phủ quy định chi tiết việc thi hành Luật Khoáng sản đối với mọi loại khoáng sản, trừ khoáng sản kim loại quý, đá quý.

2. Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản được ưu tiên cấp cho tổ chức, cá nhân thường trú tại địa phương nơi có khoáng sản, không cấp đối với khu vực đang có hoạt động thăm dò hoặc khai thác hợp pháp và khu vực cấm, tạm cấm hoạt động khoáng sản;

3. Không bắt buộc phải tiến hành thăm dò diện tích khu vực được phép hoạt động trước khi bắt đầu khai thác;

4. Khối lượng khai đào, bao gồm cả đất đá thải và khoáng sản đối với một giấy phép khai thác tận thu được cấp cho cá nhân (không phải là doanh nghiệp) không quá năm nghìn (5.000)tấn/năm, được cấp cho tổ chức không quá một trăm nghìn (100.000)tấn/năm;

5. Trong trường hợp có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp thì phải được cấp phép theo quy định của pháp luật; không sử dụng hóa chất độc hại;

6. Mỗi cá nhân chỉ được cấp một giấy phép khai thác tận thu;

7. Diện tích khu vực khai thác tận thu của một giấy phép cấp cho một tổ chức không quá hai mươi (20) hec-ta, cho một cá nhân không quá một (01) hec-ta;

8. Thời hạn của giấy phép khai thác tận thu theo Điều 10 của Quy chế này.

Điều 9: Các khu vực được cấp giấy phép khai thác tận thu phải nằm trong quy hoạch khai thác tận thu của tỉnh, được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt và bàn giao cho UBND Tỉnh quản lý cấp giấy phép, đảm bảo một trong các điều kiện sau:

1. Khu vực có khoáng sản ở dạng sa khoáng nhỏ, quặng lăn và các thân quặng nhỏ phân bố không tập trung, đã được điều tra đánh giá mà đầu tư khai thác quy mô công nghiệp không có hiệu quả kinh tế;

2. Khu vực có khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường nằm xa đường giao thông, hồ nước, sông ngòi và các khu dân cư đô thị mà các điều kiện về kinh tế, xã hội cũng như nhu cầu tiêu thụ không cho phép đầu tư khai thác quy mô công nghiệp;

3. Khu vực khai thác mỏ đã có quyết định đóng cửa mỏ để thanh lý hoặc bảo vệ mà việc khai thác lại theo quy mô công nghiệp không có hiệu quả kinh tế và việc khai thác tận thu không gây mất an toàn cho mỏ đã đóng cửa.



Điều 10: Thời hạn của một giấy phép khai thác tận thu không quá ba mươi sáu tháng, được gia hạn nhiều lần nhưng tổng thời gian gia hạn không quá hai mươi bốn tháng với các điều kiện sau đây, tại thời điểm xin gia hạn:

1. Tổ chức, cá nhân được phép khai thác tận thu đã hoàn thành nghĩa vụ theo quy định tại điều 7 của Quy chế này;

2. Khu vực xin gia hạn giấy phép còn phù hợp với hình thức khai thác tận thu theo quy định của Luật Khoáng sản;

3. Giấy phép khai thác tận thu còn thời hiệu không ít hơn 30 ngày.



Điều 11: Mối quan hệ phối hợp giữa Sở Tài nguyên & Môi trường và UBND huyện trong việc thỏa thuận chủ trương cho phép khai thác tận thu khoáng sản:

1. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản xin chủ trương cho khai thác tận thu khoáng sản tại các khu vực trong quy hoạch đã được Bộ Tài nguyên & Môi trường phê duyệt và bàn giao lại cho UBND Tỉnh của tổ chức, cá nhân, Sở Tài nguyên & Môi trường phải có văn bản hỏi ý kiến UBND huyện sở tại trước khi xem xét trình UBND Tỉnh chấp thuận về nguyên tắc cho tổ chức, cá nhân được lập thủ tục xin khai thác tận thu khoáng sản;

2. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản hỏi ý kiến của Sở Tài nguyên & Môi trường, UBND huyện phải có văn bản trả lời Sở Tài nguyên & Môi trường. Nếu quá thời hạn kể trên mà UBND huyện không có văn bản trả lời thì xem như UBND huyện đồng ý cho tổ chức, cá nhân được lập thủ tục đầu tư khai thác tận thu khoáng sản.

Điều 12: Thủ tục xin khai thác tận thu khoáng sản:

Các tổ chức, cá nhân muốn được khai thác tận thu khoáng sản phải gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường hồ sơ sau đây:

1. Đơn xin khai thác tận thu khoáng sản (có mẫu kèm theo);

2. Đề án khai thác tận thu khoáng sản (nội dung đề án được hướng dẫn theo mẫu kèm theo);

3. Bản đồ khu vực khai thác tận thu khoáng sản trên nền bản đồ địa hình có tỷ lệ không nhỏ hơn 1:5.000, có hệ thống tọa độ vuông góc VN2000 (theo mẫu);

4. Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường của Đề án khai thác tận thu;

5. Bản sao công chứng về tư cách pháp nhân của chủ đơn.

Điều 13: Thời gian giải quyết hồ sơ:

Trong thời hạn không quá sáu mươi (60) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ xin khai thác tận thu khoáng sản hợp lệ (không kể thời gian Sở Tài nguyên & Môi trường thu thập ý kiến của các cơ quan hữu trách và thời gian tổ chức, cá nhân bổ sung hồ sơ theo yêu cầu), Sở Tài nguyên & Môi trường hoàn thành việc thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực tế để cấp Phiếu xác nhận Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường của Đề án khai thác tận thu, trình UBND Tỉnh phê chuẩn dự toán chi phí phục hồi môi trường và cấp giấy phép khai thác tận thu hoặc trả lời chủ đơn bằng văn bản về việc giấy phép không được cấp.

Việc thẩm định dự toán chi phí phục hồi môi trường phải có sự tham gia của Sở Tài chính Vật giá.

CHƯƠNG V


GIA HẠN, THU HỒI GIẤY PHÉP
KHAI THÁC TẬN THU KHOÁNG SẢN VÀ ĐĂNG KÝ NHÀ NƯỚC
KHU VỰC KHAI THÁC TẬN THU KHOÁNG SẢN


Điều 14: Thủ tục xin gia hạn giấy phép khai thác tận thu khoáng sản:

Để được gia hạn giấy phép khai thác tận thu khoáng sản thì trước ngày giấy phép hết hạn không ít hơn ba mươi (30) ngày, tổ chức, cá nhân phải gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường hồ sơ xin gia hạn, bao gồm:

1. Đơn xin gia hạn giấy phép khai thác tận thu khoáng sản (có mẫu kèm theo);

2. Báo cáo kết quả hoạt động khai thác tận thu kể từ ngày giấy phép có hiệu lực đến thời điểm xin gia hạn, các nghĩa vụ đã thực hiện: nộp thuế, bồi thường thiệt hại, bảo vệ môi trường, phục hồi đất đai ở các diện tích đã chấm dứt hoạt động khai thác tận thu;

3. Bản đồ hiện trạng khu vực khai thác tận thu tại thời điểm xin gia hạn;

4. Văn bản chấp thuận và đề nghị của UBND huyện sở tại.



Điều 15: Thời gian giải quyết hồ sơ xin gia hạn giấy phép khai thác tận thu:

Trong thời hạn không quá mười lăm (15) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn và hồ sơ hợp lệ khi giấy phép khai thác còn hiệu lực, Sở Tài nguyên và Môi trường phải xem xét, kiểm tra thực tế và trình UBND Tỉnh gia hạn hoặc trả lời chủ đơn bằng văn bản về việc giấy phép không được gia hạn;



Điều 16: Thu hồi giấy phép khai thác tận thu khoáng sản:

1. Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản bị thu hồi khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:

a. Sau mười hai (12) tháng kể từ ngày được cấp giấy phép khai thác tận thu khoáng sản, tổ chức, cá nhân chưa bắt đầu hoạt động khai thác tận thu mà không có lý do chính đáng;

b. Tổ chức, cá nhân được phép khai thác tận thu vi phạm một trong các quy định tại điều 7 của Quy chế này mà không khắc phục trong thời hạn do Sở Tài nguyên & Môi trường yêu cầu bằng văn bản;

c. Có phát hiện mới về tài nguyên khoáng sản mà khu vực đang được phép khai thác tận thu không còn phù hợp với hình thức và điều kiện khai thác tận thu;

d. Khu vực khai thác tận thu bị công bố là khu vực cấm hoặc tạm thời cấm hoạt động khoáng sản vì các lý do quốc phòng, an ninh, bảo vệ di tích lịch sử văn hóa, cảnh quan hoặc vì lợi ích công cộng khác.

2. Khi giấy phép khai thác tận thu bị thu hồi hoặc đã hết hạn thì tổ chức, cá nhân được phép khai thác tận thu phải di chuyển toàn bộ tài sản của mình ra khỏi khu vực khai thác, phục hồi môi trường, môi sinh và đất đai bị ảnh hưởng do hoạt động khai thác gây ra.

3. Trong trường hợp giấy phép khai thác tận thu bị thu hồi theo quy định tại các điểm c và d khoản 1 điều này, thì tổ chức, cá nhân được phép khai thác tận thu được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét giải quyết những thiệt hại theo quy định của pháp luật.



Điều 17: Đăng ký khu vực khai thác tận thu khoáng sản:

Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản, giấy phép gia hạn do UBND Tỉnh cấp kèm theo bản đồ khu vực khai thác được chuyển đến đăng ký tại Sở Tài nguyên và Môi trường trước khi giao giấy phép cho chủ đơn; Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm gửi đến Cục địa chất và Khoáng sản Việt Nam để báo cáo (01 bộ) và thông báo cho UBND huyện nơi có khoáng sản được khai thác tận thu biết để phối hợp quản lý.


CHƯƠNG VI



THANH TRA VÀ XỬ LÝ VI PHẠM VIỆC QUẢN LÝ,
KHAI THÁC TẬN THU KHOÁNG SẢN


Điều 18: Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về khoáng sản. Nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra chuyên ngành về khoáng sản tuân theo quy định tại các Điều 59, 60 của Luật Khoáng sản và các quy định của Chính phủ, Bộ Tài nguyên & Môi trường.

Điều 19: Hoạt động thanh tra khoáng sản chỉ tuân thủ theo pháp luật, đảm bảo tính chính xác, khách quan, công khai kịp thời. Không tổ chức, cá nhân nào được can thiệp trái pháp luật vào hoạt động thanh tra khoáng sản.

Điều 20: Tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền khiếu nại về Quyết định xử phạt vi phạm hành chính và hành vi hành chính, quyết định áp dụng các biện pháp ngăn chặn và đảm bảo việc xử lý vi phạm hành chính của Đoàn Thanh tra hoặc Thanh tra viên;

Thẩm quyền, thủ tục, thời hạn giải quyết khiếu nại, tố cáo được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

Tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra có quyền khởi kiện về quyết định hoặc biện pháp xử lý vi phạm hành chính của Đoàn thanh tra hoặc Thanh tra viên theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.

Điều 21: Tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra có nghĩa vụ:

1. Cung cấp đầy đủ các thông tin, tài liệu, chứng từ, sổ sách theo yêu cầu của Trưởng đoàn thanh tra hoặc Thanh tra viên và chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin, tài liệu cung cấp;

2. Thực hiện các yêu cầu, kiến nghị, quyết định của Đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên và báo cáo kết quả thực hiện trong thời hạn quy định của Đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên;

3. Trường hợp có khiếu nại thì trong khi chờ giải quyết khiếu nại vẫn phải thực hiện yêu cầu, kiến nghị, quyết định của Đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên.



Điều 22: Tổ chức, cá nhân khai thác tận thu khoáng sản không có giấy phép của cấp có thẩm quyền, khai thác tận thu không đúng theo giấy phép quy định, cản trở việc bảo vệ tài nguyên khoáng sản, cản trở hoạt động khai thác tận thu hợp pháp của các tổ chức, cá nhân, cản trở việc kiểm tra, thanh tra về khoáng sản hoặc vi phạm các quy định khác của pháp luật và Quy chế này thì tuỳ thuộc mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính, xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự và bồi thường thiệt hại gây ra (nếu có).

CHƯƠNG VII



ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 23: Giao trách nhiệm cho Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn và triển khai thực hiện Quy chế này. Trong quá trình thực hiện nếu cần bổ sung, sửa đổi, Giám đốc Sở Tài nguyên & Môi trường trình UBND Tỉnh xem xét, quyết định.

T/M UBND TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU
KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
TRẦN MINH SANH

Каталог: Portals
Portals -> Phan Chau Trinh High School one period test no 2 Name: English : 11- time : 45 minutes Class: 11/ Code: 211 Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp A, B, C, d để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau
Portals -> PHẦn I: thông tin cơ BẢn về ĐẠi hàn dân quốc và quan hệ việt nam-hàn quốc I- các vấN ĐỀ chung
Portals -> Năng suất lao động trong nông nghiệp: Vấn đề và giải pháp Giới thiệu
Portals -> LẤy ngưỜi học làm trung tâM
Portals -> BÀi tậP Ôn lưu huỳnh hợp chất lưu huỳnh khí sunfurơ so
Portals -> TỜ trình về việc ban hành mức thu phí tham gia đấu giá quyền sử dụng đất
Portals -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Portals -> GIẤY Ủy quyền tham dự Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2016

tải về 72.97 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương