OOo CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam



tải về 0.51 Mb.
trang1/2
Chuyển đổi dữ liệu15.08.2016
Kích0.51 Mb.
#20455
  1   2





GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM

HỌC VIỆN PHẬT GIÁO VIỆT NAM TẠI TP.HCM



--------oOo-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do – Hạnh phúc



--------oOo-------

KHOA PHẬT PHÁP HOA NGỮ

TP. HCM, ngày 16 tháng 09 năm 2010


BIÊN SOẠN

Th.S Thích Minh Thanh





入 門 漢 古

TP.HCM 2010 – PL.2554



NHẬP MÔN HÁN NGỮ CỔ ĐẠI

  • Chữ Trung Quốc (Sơ lược quá trình Chữ Hán)

  • Lục thư + Bút thuận

  • 214 bộ thủ chữ Hán

  1. Chữ Trung Quốc

Chữ Trung Quốc, hay còn gọi là chữ Hán, (漢字/汉字; Hán-Việt: Hán tự) là một dạng chữ viết biểu ý của tiếng Trung Quốc. Chữ Trung Quốc có nguồn gốc bản địa, sau đó du nhập vào các nước lân cận trong vùng bao gồm Triều Tiên, Nhật BảnViệt Nam. Tại các quốc gia này, chữ Hán được vay mượn để tạo nên chữ viết cho ngôn ngữ của dân bản địa ở từng nước.

Sơ lược

Truyền thuyết cho rằng Hoàng Đế là người sáng tạo ra văn tự Trung Hoa từ 4-5 ngàn năm trước, nhưng ngày nay không còn ai tin rằng Hoàng Đế là nhân vật có thực nữa. Cả thuyết Thương Hiệt cho chữ mà các học giả thời Chiến Quốc đưa ra cũng không thuyết phục, vì không ai biết Thương Hiệt ở đời nào. Gần đây, người ta đào được ở An Dương (Hà Nam) nhiều mu rùa, xương loài vật, và đồ đồng, trên đó có khắc chữ, và các nhà khảo cổ phỏng đoán rằng chữ viết ở Trung Hoa ra đời muộn nhất là vào thời kỳ nhà Thương, khoảng 1800 năm trước Công nguyên.

Cũng như Ai Cập và nhiều dân tộc văn minh thời thượng cổ, chữ viết Trung Hoa thời đó là những hình biểu ý, nghĩa là vẽ phác vật mình muốn chỉ. Chẳng hạn:



  • muốn chỉ Mặt Trời, Trung Hoa vẽ (Ai Cập cũng tương tự), sau thành chữ 日;

  • muốn chỉ Mặt Trăng, Trung Hoa vẽ (Ai Cập vẽ ), sau thành chữ 月;

  • muốn chỉ dòng nước, Trung Hoa vẽ , sau thành chữ 水;

  • muốn chỉ khu ruộng, Trung Hoa vẽ , sau thành chữ 田;

  • muốn chỉ cây cối, Trung Hoa vẽ , sau thành chữ 木;

  • muốn chỉ cái miệng, Trung Hoa vẽ (Ai Cập cũng vẽ ), sau thành chữ 口.

Đó là vào thời kỳ đầu, đến giai đoạn tiếp theo thì chữ cũng tượng hình mà thêm tính cách biểu ý như -nhật: cả tiếng Trung Hoa lẫn tiếng cổ Ai Cập đều có nghĩa là ngày; -nguyệt: tiếng Trung Hoa thêm nghĩa chỉ tháng; tiếng Ai Cập cũng dùng cách này để chỉ tháng: vẽ một mặt trăng, nhưng thêm một ngôi sao: .

Qua giai đoạn sau, mỗi hình ở Ai Cập chỉ một vần, như chỉ cái miệng, nhưng miệng người Ai Cập thời xưa đọc là ra (hay re), cho nên vần đó chỉ thêm vần ra (hay re).

Giai đoạn cuối, mỗi hình (gọi là dấu cũng được) chỉ một âm như hình không chỉ vần ra (hay re) nữa mà chỉ phụ âm r.

Từ đó, chữ viết cổ Ai Cập không còn là chữ tượng hình mà hình thành chữ tượng thanh - cũng gọi là ký âm - như các chữ của phương Tây: Hy Lạp, La Mã, ...

Chữ Trung Hoa, trái lại, ngừng ở giai đoạn hai, không dùng hình để chỉ vần, ghi âm, mà dùng thêm nhiều cách khác để tạo chữ mới như hội ý, giả tá, chuyển chú... Tóm lại, chữ viết vẫn giữ tính chất tượng hình mà không thành tượng thanh, mặc dầu có sử dụng phép hài thanh: dùng thanh âm của một chữ để ghi thanh âm của một chữ khác. Ví dụ dùng chữ thành (成), là nên, để ghi âm chữ thành (城) là thành lũy và chữ thành (誠) là thành thực; như vậy hai chữ thành 城 và 誠, mỗi chữ gồm hai phần - một phần ghi âm (thành 成), một phần ghi ý. Như chữ thành (城) bao gồm thổ (土) là đất (vì thành làm bằng đất) và ngôn (言) là lời (lời nói thành thật).

Đặc điểm:

Bất lợi


  • Thời gian học dài: Người học chữ Trung Quốc phải có nhiều (hai ba năm) mới nhớ được mặt chữ của ba bốn ngàn từ thường dùng; nếu dùng lối tượng thanh thì nhanh và đơn giản hơn.

  • Chữ viết phức tạp, nhiều nét: có những chữ trên hai mươi lăm nét.

  • In sách báo tốn công vì rất rắc rối, phải sắp gần một vạn chữ vì không thể dùng ba bốn chục ký tự mẫu và dấu như các chữ lối tượng thanh.

  • Không đánh được tín hiệu: phải dùng khoảng 8.000 dấu hiệu (code), mỗi dấu hiệu thay cho một chữ.

Thuận Lợi:

Cái lợi của chữ Trung Hoa cũng hiển nhiên:



  • Khi nhớ mặt chữ của một từ thì người học rất khó quên được ý nghĩa của nó, chẳng hạn chữ an (安) gồm nữ (女 đàn bà) ở dưới miên (宀 mái nhà) nên có nghĩa là an (an ổn), hoặc chữ minh (明) gồm nhật (日 mặt trời) và nguyệt (月 mặt trăng) nên có nghĩa là sáng. Như vậy mỗi từ của Trung Hoa có tính chất sống động hơn từ của phương Tây và vì vậy đọc một bài thơ Trung Hoa viết bằng chữ Trung Hoa thì cảm thấy có ý nghĩa hơn, thú vị hơn khi đọc cũng bài thơ đó phiên âm ra chữ quốc ngữ. Cái thú còn tăng thêm gấp bội, nếu ta thưởng thức được nét bút của người viết, và ai cũng nhận ra môn "thư họa" (vẽ chữ) của Trung Hoa là bước đầu của môn hoạ, người Trung Hoa nào viết chữ đẹp cũng được xem giống như một hoạ sĩ.

  • Lợi ích lớn nhất cho dân tộc Trung Hoa là nhờ lối chữ tượng hình mà họ nhanh chóng thống nhất được đất nước, dễ giữ được đế quốc của họ, vượt được hết nhiều dị biệt của các thổ ngữ, những hàng rào ngôn ngữ. Họ có rất nhiều thổ ngữ, nếu dùng một thứ chữ tượng thanh, như tự mẫu La Tinh chẳng hạn, thì người Bắc Kinh không sao hiểu được người Vân Nam, người Tứ Xuyên không sao hiểu được người Sơn Đông..., mà nước của họ đã bị chia thành nhiều tiểu quốc, dân tộc rồi, như châu Âu có người Ý, Pháp, Đức, Anh, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha...

Cũng nhờ lối chữ đặc biệt này mà rất nhiều Hoa kiều ở khắp thế giới từ Đông Nam Á tới Âu Châu, Mỹ Châu, dù sinh sống ở quốc gia nào và sử dụng ngôn ngữ của dân tộc khác nhưng vẫn giữ được nền văn hóa cổ, vẫn giữ được phong tục, truyền thống và dùng bút đàm mà hiểu được nhau.

Nhưng đối với những người chưa biết nhiều về chữ Hán, thì thường có một quan niệm sai lầm là họ cứ tưởng rằng chữ hán rất khó học. Thật ra không hoàn toàn đúng, nếu so sánh với việc học chữ Anh, thật ra chữ Hán dễ học hơn chữ Anh. Lý do thật đơn giãn vì người học chữ Hán chỉ cần nhớ được 3 ngàn chữ đơn là có thể đọc viết được các loại sách báo & tạp chí, trong khi người học chữ Anh thì cần phải nhớ 50 ngàn từ ... ... ... Vả lại biên soạn & in ấn chữ Hán không còn khó khăn như xưa bởi sự trợ giúp của máy vi tính, người thông thạo gõ chữ hán có thể gõ được từ 60 ~ 200 chữ trong 1 phút.



Chữ Hán ở các nước

Trung Quốc:

Chữ Hán bắt nguồn từ Trung Quốc từ thời xa xưa dựa trên việc quan sát đồ vật xung quanh và vẽ thành dạng chữ tượng hình, chữ mang ý nghĩa. Chữ Hán đã trải qua nhiều thời kỳ phát triển. Cho tới hiện nay, chữ Hán cổ nhất được cho là loại chữ Giáp Cốt (Giáp Cốt Tự 甲骨字), chữ viết xuất hiện vào đời nhà Ân (殷) vào khoảng thời 1600-1020 trước Công Nguyên. Chữ Giáp Cốt là chữ Hán cổ viết trên các mảnh xương thú vật và có hình dạng rất gần với những vật thật quan sát được.

Chữ Giáp Cốt tiếp tục được phát triển qua các thời:


  • Nhà Chu 周 (1021-256 TCN) có chữ Kim (Kim Văn 金文), là chữ viết trên các chuông bằng đồngkim loại

  • Chiến Quốc 戰國 (403-221 TCN) và thời nhà Tần 泰 (221-206 TCN) có chữ Triện (Đại Triện và Tiểu Triện) và có chữ Lệ (Lệ Thư 隸書)

  • Nhà Hán 漢 (Tiền Hán 206 TCN-8 CN, Hậu Hán 25-220) có chữ Khải (Khải Thư 楷書)

Chữ Khải còn có thể được chia thành chữ Hành (Hành Thư 行書) và chữ Thảo (Thảo Thư 草書). Chữ Khải là loại chữ được dùng bút lông chấm mực tàu viết trên giấy và rất gần với hình dáng chữ Hán ngày nay vẫn còn được dùng ở Nhật, Đài Loan hay Hồng Kông. Chữ Thảo là loại chữ được viết bằng bút lông có lược bớt hoặc ghép một số nét lại. Sự phát triển chữ Hán trải qua các thời kỳ có thể được minh họa bằng một số chữ sau:

Chữ Giáp Cốt → Chữ Kim → Chữ Triện → Chữ Lệ → Chữ Khải → Chữ Thư

Ngày nay chữ Hán ở Trung Quốc đã có xu thế được giản lược đơn giản hơn và ở Trung Quốc còn sử dụng hai loại chữ: chữ Phồn Thể (繁體字) và chữ Giản Thể (簡體字).

Triều Tiên:

Hán ngữ được du nhập vào bán đảo Triều Tiên khá lâu, khoảng thời kỳ đồ sắt. Đến thế kỷ thứ 4 trước công nguyên xuất hiện các văn bản viết tay của người Hàn. Các bản viết tay này được sử dụng chữ Hán. Tiếng Hán là thứ ngôn ngữ khó, dùng chữ Hán để viết tiếng Triều Tiên trở nên phức tạp, cho nên các học giả người Hàn đã tìm cách cải biến chữ Hán để phù hợp với âm đọc của tiếng Triều Tiên. Vào khoảng thế kỷ thứ 15, ở Triều Tiên xuất hiện chữ Hàn, được gọi là Hangul (한글), chữ này trải qua nhiều thế kỷ phát triển thăng trầm, cuối cùng chính thức được dùng thay thế cho chữ Hán cho tới ngày nay. Chữ Hàn ra đời, lúc ban đầu gồm 28 ký tự, sau đó còn 24 ký tự giống như bảng chữ cái La Tinh, và được dùng để ký âm tiếng Hàn. Tuy chữ Hàn ra đời nhưng chữ Hán (Hanja) vẫn còn được giảng dạy trong trường học. Năm 1972, Bộ Giáo dục Hàn Quốc đã quy định phải dạy 1800 chữ Hán cơ bản cho học sinh. Còn ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, người ta đã bỏ hẳn chữ Hán.

Nhật Bản:

Chữ Hán du nhập vào Nhật Bản thông qua con đường Triều Tiên. Chữ Hán ở Nhật được gọi là Kanji, Hán tự (漢字), và được du nhập vào Nhật theo con đường giao lưu buôn bán giữa Nhật và Triều Tiên vào khoảng thế kỷ thứ 4, 5. Tiếng Nhật cổ đại vốn không có chữ viết, nên khi chữ Hán du nhập vào Nhật, người Nhật dùng chữ Hán để viết tiếng nói của họ. Dạng chữ đầu tiên người Nhật sáng tạo từ chữ Hán để viết tiếng Nhật là chữ Man-yogana (Vạn Diệp Giả Danh 萬葉假名). Hệ thống chữ viết này dựa trên chữ Hán và khá phức tạp. Chữ Vạn Diệp Giả Danh được đơn giản hóa thành Hiragana ひらがな (Bình Giả Danh 平假名), và Katakana カタカナ (Phiến Giả Danh 片假名). Cả hai loại chữ này trải qua nhiều lần

chỉnh lý và hoàn thiện mới trở thành chữ viết ngày nay ở Nhật. Tiếng Nhật hiện đại được viết bằng bốn loại ký tự

1. Chữ Hán (Kanji, 漢字)

2. Chữ mềm (Hiragana, ひらがな)

3. Chữ cứng (Katakana, カタカナ)

4. Chữ La Tinh (Romaji, ローマ字).

Chữ Hán trong tiếng Nhật thường có ít nhất hai cách đọc, cách đọc theo âm Hán cổ, được gọi là On-yomi (Âm Độc 音讀), và cách đọc theo âm tiếng Nhật được gọi là Kun-yomi (Huấn Độc 訓読). Trong quá trình phát triển chữ viết cho tiếng Nhật, người Nhật còn mượn chữ Hán để sáng tạo ra một số chữ (khoảng vài trăm chữ) và mỗi chữ này chỉ có cách đọc theo âm tiếng Nhật, và được gọi là Quốc Tự (Kokuji 國字), tiếng Nhật gọi là Quốc Tự Quốc Huấn (國字國訓), nghĩa là "chữ quốc ngữ âm quốc ngữ". Những chữ quốc ngữ này của người Nhật có cách hình thành khá giống chữ Nôm của Việt Nam (xin xem phần sau về chữ Nôm). Tháng 11 năm 1946, Bộ Giáo dục Nhật đề nghị đưa vào giảng dạy 1850 chữ Hán cơ bản trong trường học, và được Quốc hội Nhật thông qua năm 1947. Đến năm 1981 thì lượng chữ Hán thông dụng được điều chỉnh lại gồm khoảng 1945 chữ thường dùng, khoảng 300 chữ thông dụng khác dùng để viết tên người. Đến năm 2000, các chữ Hán dùng để viết tên người được điều chỉnh thêm, số lượng tăng lên trên 400 chữ. Các chữ Hán này được lập thành bảng gọi là Bảng chữ Hán thường dùng (Jyoyo Kanji Hyo hay Thường Dụng Hán Tự Biểu 常用漢字表) và Bảng chữ Hán dùng viết tên người (Jinmeiyo Kanji Hyo hay Nhân Danh Dụng Hán Tự Biểu 人名用漢字表).

Việt Nam:

Trước khi chữ Hán du nhập vào Việt Nam, một số học giả cho rằng người Việt có chữ viết kiểu nút còn gọi là chữ khoa đẩu [?] , theo các nhà nghiên cứu thì, không phải người Việt dùng kiểu thắt nút để trị quốc như các sách sử của Trung Quốc, mà người Việt có văn tự riêng của mình - Bằng chứng là các văn tự được tìm thấy ở các văn bia miền núi phía Bắc. Các văn tự này có chữ viết ngoằn nghèo như lửa nên còn gọi là Hỏa tự. Tiếng Việt cổ đại là thứ ngôn ngữ thuộc họ Mường-Khmer, khác hẳn họ ngôn ngữ với tiếng Hán. Nhiều tác giả cho rằng chữ Hán du nhập vào Việt Nam vào khoảng thế kỷ 1 trước Công nguyên, ngay sau khi quân Hán phương Bắc chiếm xong Việt Nam. Trong suốt một nghìn năm, từ thế kỳ 1 TCN tới năm 938, tiếng Việt bị ảnh hưởng mạnh mẽ của chữ Hán, hay còn gọi là chữ Nho. Trong suốt thời gian Bắc thuộc với chính sách Hán hóa của nhà Hán, tiếng Hán đã được giảng dạy ở Việt Nam, và người Việt Nam đã chấp nhận thứ ngôn ngữ mới đó song song với tiếng Việt, tiếng nói truyền miệng. Người Việt Nam tiếp thu tiếng Hán và chữ Hán, đồng thời đã Việt hóa nhiều từ của tiếng Hán thành từ tiếng Việt, gọi là từ Hán-Việt. Có rất nhiều từ Hán-Việt đã đi vào trong từ vựng của tiếng Việt. Sự phát triển của tiếng Hán ở Việt Nam trong thời kỳ bắc thuộc song song với sự phát triển của tiếng Hán ở chính Trung Quốc thời đó. Tuy nhiên, năm 938, sau chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền, Việt Nam đã độc lập và không còn lệ thuộc vào phương Bắc nữa, nhưng ngôn ngữ vẫn còn bị ảnh hưởng nặng nề của tiếng Hán. Sau ngày giành được độc lập, mặc dù tiếng Hán là ngôn ngữ được sử dụng chính thức nhưng đã phát triển theo hướng khác với sự phát triển tiếng Hán ở Trung Quốc. Tiếng Hán vẫn tiếp tục được dùng và phát triển nhưng cách phát âm các chữ Hán lại theo cách phát âm của người Việt, và chúng ta có âm Hán-Việt. Do nhu cầu phát triển của tiếng Việt, tiếng nói của dân tộc Việt, người Việt đã sử dụng chữ Hán để tạo ra chữ viết cho họ, đó là chữ Nôm.

Nhưng chữ nôm không phải là bộ chữ hoàn thiện, cũng giống như người Quảng Đông Trung Quốc vậy. Họ có thể viết chữ Hán Quảng đông trong trò chuyện bình thường, nhưng họ cũng phải sử dụng chữ Hán

chuẩn trong văn thư để tỏa lòng trân trọng, dù đối tượng tiếp nhận văn thư là người Quảng Đông Trung Quốc.



  1. Sáu cách cấu tạo của Chữ Hán - Lục Thư (六書)

Cũng như các chữ viết khác trên thế giới, chữ Hán được hình thành từ các nét vẽ miêu tả các sự vật hiện tượng xung quanh con người. Nhưng khác ở đây là chữ Hán đã chọn một cách phát triển không giống các chữ viết khác trên thế giới. Với các chữ viết khác trên thế giới, khi xã hội phát triển, con người đã đơn giản các nét vẽ và dùng các nét đó để thể hiện cho một âm tiết nào đó trong tiếng nói của các dân tộc đó. Còn với chữ Hán, nó vẫn giữ lại ý nghĩa tượng hình ban đầu của chữ. Và dùng các phép tạo chữ khác để tạo nên các chữ có ý nghĩa trừu tượng (xem thêm ở dưới). Chính vì thế, chữ tượng hình mặc dù chiếm một phần không lớn trong chữ Hán, nhưng lại có tầm quan trọng rất lớn trong hệ thống chữ Hán.

Chữ Hán được hình thành theo các cách chính:

Sáu phép cấu tạo chữ Hán của Hứa Thận 許慎 trong “Thuyết văn giải tự” 說文解字. gồm: Tượng hình, Chỉ sự, Hội ý, Hình thanh, Chuyển chú, Giả tá.


    1. Tượng hình: vẽ mô phỏng các vật cụ thể

Vd:   日,   月, 木, 門, 弓, 鹿, 象

    1. Chỉ sự: sắp xếp các ký hiệu, dấu hiệu để biểu thị những khái niệm trừu tượng không thể vẽ ra như đối với các vật cụ thể được.

Vd: tức chữ 上 (thượng: trên)

tức chữ 下 (hạ: dưới)

─  一 (nhất: một), ━  二 (nhị: hai), ≡  三 (tam: ba) ...

 方 (phương: vuông),   圓 (viên: tròn),  回 (hồi: về)...


    1. Hội ý: ghép những thành tố có ý nghĩa lại

Vd: Chữ (採: thái): 釆 thái là “trái cây”, 扌là “tay”, dùng tay để lấy trái cây là “hái”. Chữ tế 祭 gồm kết hợp (cái tay), 月 (nhục: thịt) và 示 (kỳ: thần) thành chữ (tế: cúng thần) ý nói: dùng tay bưng thịt để tế tự trước thần. Ích益 diễn tả ý nước tràn ra khỏi chậu, mạc莫 mặt trời lặn trong đám cỏ, mộ 暮 buổi chiều, minh 明 mặt trời với mặt trăng thì sáng, chúng 眾 nhiều người thì đông, lâm林 nhiều cây hợp thành rừng, sâm 森: rừng rậm...

    1. Hình thanh: kết hợp một yếu tố ghi âm thanh (thanh) với một yếu tố chỉ ý nghĩa (hình):

Vd: Hồ湖 được cấu tạo bởi nước (氵) và âm hồ (胡) thành ao hồ. Nó còn có thể cấu tạo ra một loạt từ đồng âm khác như 蝴, 葫, 糊...hay như mã (馬)  媽, 碼, 螞, 嗎...

草 thảo: cỏ = 艹 thảo (ý nghĩa) + 早 tảo (vần)(quan hệ hình trên thanh dưới).

圓 viên: tròn = 囗 vi: bao vây + 員viên (quan hệ hình ngoài thanh trong).


    1. Chuyển chú: Từ nghĩa chính của một chữ suy ra nghĩa tương quan:

Vd: Nhật日 là mặt trời, chuyển thành nghĩa “ngày”; nguyệt月 mặt trăng có nghĩa “tháng”; thượng上 nghĩa “ở trên”, chuyển thành nghĩa “đi lên”; chữ lão 老 vốn là bộ thủ, chữ khảo考 thuộc về bộ “lão”. Do chữ 老 bớt đi phần dưới và thêm vào âm phù 亏. tức là cùng một đầu bộ mà hai chữ tương

đồng có thể chú thích lẫn nhau (đồng ý tương thụ). Tương tự, chữ 刑 (hình: cắt, giết) và 剄 (hĩnh: cắt cổ tự tử), 顛 (điên: đỉnh, chóp) và 頂 (đỉnh: đỉnh, chóp) đều là những chữ chuyển chú...



    1. Giả tá: Mượn một chữ có sẵn để thay cho từ mới xuất hiện sau. Vd: 長 (trường: dài)  長 (trưởng: lớn), 好 (hảo: tốt)  好 (hiếu: thích), 和 (hòa: hòa)  和 (họa: xướng họa), 令 (lệnh: hiệu lệnh)  令 (lệnh: huyện lệnh), 離 (ly) ban đầu là tên chim, sau được dùng với nghĩa mới là “lìa” (ly khai, ly biệt, phân ly)...

Nhật xét:

Có thể nói, trong “Lục thư”, cách tạo chữ theo hình thanh tỏ ra có nhiều ưu điểm nhất. Lấy một âm nào đó, cho kết hợp với những yếu tố khu biệt nghĩa (bộ) có thể tạo ra rất nhiều chữ đồng âm khác nghĩa. Điều đó có lợi cho việc học chữ Hán: nhìn vào phần âm là có thể biết cách đọc chữ. Trong khi loại chữ tượng hình, hội ý...thì học chữ nào biết chữ đó. Đối với chữ hình thanh, khi đã nắm vững qui luật kết hợp, thì việc nhớ chữ, nhớ nghĩa cũng có phần thuận tiện hơn. Phép tạo chữ hình thanh vẫn được áp dụng mãi về sau này. Hầu như những chữ Hán mới xuất hiện đều là chữ hình thanh.

Tuy nhiên, cũng cần thấy rằng, do sự thay đổi không ngừng vè mặt ngữ âm, nên đã dẫn đến những trường hợp không ăn khớp vè âm đọc. Ngày nay, có khá nhiều chữ hình thanh không thể dựa vào phần biểu âm để đọc chữ nữa. So sánh những cặp chữ sau đây, tuy có phần biều âm giống nhau nhưng âm đọc lại khác nhau:

抽 箱 惜 編 妙 (trừu, tương, tích, biên, diệu)

袖 霜 錯 篇 沙 (tụ, sương, thác, thiên, sa)

Phần “thanh” thì như thế, phần “hình” (biểu ý) cũng có những trường hợp chẳng có quan hệ gì với nghĩa của chữ, nói đúng hơn là không rõ ràng.

Đối với người học chữ Hán hiện nay, cách hình thanh là cần được coi trọng hàng đầu.


  1. Viết chữ Hán:

Như chúng ta thấy, chữ Hán có cấu tạo rất phức tạp. không giống với những thứ chữ ráp vần theo mẫu tự La tinh, còn có những chữ cùng âm hoặc âm đọc gần giống nhau, có những chữ tự dạng rất giống nhau…Đó là những nguyên nhân khách quan dẫn đến vấn đề đọc lầm và viết lầm chữ…

Ngoài ra, chữ Hán có nhiều kiều chữ, đó là kết quả của từng cách viết cụ thể. Chẳng hạn chữ thảo là sản phầm của lối viết phóng khóang, bay bướm, liền mạch (ít hoặc không nhấc bút trong khi viết); chữ khải là sản phẩm của lối viết sắp xếp từng nét với nguyên tắc ngang bằng sổ thẳng; còn hành thư là do cách viết vừa liên mạch phóng khóang, vừa chân phương mà có.



Bàn về cách viết chữ Hán ở đây, là bàn về lối viết kiểu chữ “chân thư”, kiểu chữ chính qui thông dụng lâu nay.











































CÁCH TRA MỘT SỐ:









PHỤ LỤC

Ghi chú: Bản “214 bộ thủ chữ Hán” này do Cố HT.Thích Hoàn Quan biên soạn, chúng tôi chép ra đây, để Sinh viên tham khảo, không phải tốn công tra cứu. Nó được soạn theo văn vần, dễ thuộc nhớ lâu, giúp SV tăng thêm tri thức cần thiết trong việc học và sử dụng cả Hán ngữ cổ và hiện đại.


tải về 0.51 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương