BÀI ĐỌc thêm của giáO Án dạy hán cổ Tiền ngôn



tải về 1.01 Mb.
trang1/6
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích1.01 Mb.
#30006
  1   2   3   4   5   6
BÀI ĐỌC THÊM CỦA GIÁO ÁN DẠY HÁN CỔ

Tiền ngôn:

Bài đọc thêm này được sọan với mục đích mở rộng thêm cho bài chính khóa, vì vậy trong khi biên sọan, chúng tôi có gắng theo đuổi mấy tiêu chí sau:



  1. Nội dung:

Chúng tôi có gắng tuyển lựa những bài đọc có nội dung tương tự với bài chính khóa, bao gồm những câu thơ, bài thơ, bài kệ, những mẩu chuyện đạo, điển tích văn học... được trích dịch từ nhiều nguồn khác nhau như: Kinh Pháp Cú, Kinh Bách Dụ, Kinh Hoa Nghiêm, Quy Sơn Cảnh Sách, Minh tâm bửu giám, Tam Tự Kinh, Kinh Thi, Tăng Quảng hiền văn và sách văn học Trung Quốc, v.v... nhằm giúp sinh viên khi học bài đọc thêm, có cơ hội ôn lại, củng cố kiến thức cho bài chính khóa, tăng thêm vốn từ ngôn ngữ về Phật học.

  1. Hình thức biên soạn:

Giống như bài chính khóa, chúng tôi biên sọan bài đọc thêm, gồm các mục: chú thích từ mới, phiên âm, dịch nghĩa, nói đại ý và tác giả tác phẩm (nếu có)..

  • Những từ ngữ nào đã xuất hiện trong bài chính khóa rồi, thì không giải thích nữa; ngoại trừ một vài từ được dùng với nghĩa đặc biệt, thì giải thích thêm cho sinh viên đọc bài dễ hiểu và mở rộng thêm về nghĩa của từ.

  • Phần dịch nghĩa, nếu có bài nào dịch theo thể thơ, mang tính nghệ thuật của những dịch giả đi trước, thì chúng tôi cũng đưa vào nhằm tạo hứng thú cho sinh viên trong khi đọc hỉểu và gây dễ nhớ...

  • Những bài có nội dung đạo lý răn đời, yêu chuộng tính chơn thiện mỹ, thì kèm theo phần đại ý...

  • Những bài có đủ xuất xứ, tác giả tác phẩm, thì chúng tôi cũng đưa vào để sinh viên tiện việc tra cứu khi cần...

  1. Phương pháp triển khai:

Khi hướng dẫn sinh viên học bài đọc thêm, Giáo thọ mời sinh viên lên bảng chép bài. Sau đó, Giáo thọ giải thích từ mới, hướng dẫn sinh viên phiên âm, dịch nghĩa. Về phần ngữ pháp, chỉ giải thích những điểm ngữ pháp nào đặc biệt, nhằm giúp sinh viên tập dịch cho chuẩn mực, chứ không cần nói nhiều về ngữ pháp văn phạm. Khi dịch nghĩa, cố gắng dịch sát nghĩa, bám sát nguyên văn. Khi hiểu đúng nội dung bài rồi mới tiến thêm bước nữa là dịch thóat, dịch thơ (nếu có). Sau khi phiên âm dịch nghĩa rồi, cho sinh viên chép lại bài dịch để làm tài liệu về nhà xem lại...

TP.HCM 16-09-2010

Người biên soạn

Th.S Thích Minh Thanh

QUY ƯỚC VỀ CHỮ VIẾT TẮT

  • P: tiếng Phạn

  • Pl: tiếng Pali

  • DT: danh từ (名詞)

  • Đgt: động từ (動詞)

  • PT: phó từ (副詞)

  • TT: tính từ (形容詞)

  • ĐT: đại từ (代詞)

  • LT: liên từ (連詞)

  • TRT: trợ từ (助詞)

  • ST: số từ (數詞)

  • PVT: phương vị từ (方位詞)

  • GT: giới từ (介詞)

  • TN: tân ngữ (賓語)

  • BN: bổ ngữ (補語)

  • TRN trạng ngữ (狀語)


  • Vd: ví dụ
  • Phần chú thích và tác giả được đặt trong ngoặc đơn (…..)

  • Những con số trước mỗi bài dạng như “1. Bài ( )” tương đương với số thứ tự và tiêu đề của 80 bài chính khóa của “Giáo án dạy Hán cổ”.

  • Nhng số liệu dạng như “〔註01-14là mục cần chú thích trong bản Kinh Pháp Cú chữ Hán. Vd: 雖多誦經集〔註01-14. Trong quá trình trích dịch, chúng tôi đã dịch luôn chú thích. Tuy nhiên, để tiện tra cứu khi cần thiết, chúng tôi vẫn dữ lại những số liệu đó mà không xóa bỏ.



PHẦN CƠ BẢN

  1. Bài (數 目)

一唸嗔心起,百萬障門開 (華嚴經普賢行品
)

    1. Chú thích:

唸 (念) niệm: nghĩ, nhớ (Đgt, 8 nét, bộ tâm 心). Ở đây được dùng như một lượng từ cho từ ghép “sân tâm” 嗔心; 嗔 sân: giận, cáu (Đgt, 13 nét bộ khẩu 口); 心 tâm: tim, ý, lòng (DT, 4 nét, bộ tâm 心); 起 khởi: trỗi dậy, nổi lên, phát ra (Đgt, 10 nét, bộ tẩu 走); 障 chướng: ngăn, che lấp, tấm ngăn (Đgt/DT, 14 nét, bộ phụ 阜,阝); 門 môn: cửa hai cánh (DT, 8 nét, bộ môn 門); 開 khai: mở, bày, đặt (Đgt, 12 nét, bộ môn 門).

    1. Phiên âm:

Nhất niệm sân tâm khởi, bách vạn chướng môn khai (Hoa Nghiêm Kinh – Phổ Hiền hạnh phẩm).

    1. Dịch nghĩa:

Một niệm sân hận nổi lên, muôn vàn chướng ngại kéo đến..

    1. Đại ý:

Trong Kinh cũng có câu: “Nhất sân chi hỏa, năng thiêu vạn khỏanh công đức chi lâm” (Một ngọn lửa sân có thể thiêu rụi cả muôn khoảnh rừng công đức). Vì thế khuyên người tu học và làm Phật sự, luôn giữ tâm bình tĩnh, sáng suốt, thì việc gì cũng thành tựu và vượt qua mọi chướng ngại vậy.

  1. Bài (人天)

人天路上, 作福為先 ; 生死海中, 唸佛第一

    1. Chú thích:

路 lộ: đường đi (DT, 13 nét, bộ túc 足); 上 thượng: ở trên (DT, 3 nét, bộ nhất ); 作 tác: làm (Đgt, 7 nét, bộ nhân 人, 亻); 福 phúc: phước, những điều tốt lành (DT, 14 nét, bộ thị/kỳ 示,礻); 為 vi: (Đồng Đgt, 12 nét, bộ hỏa 火, 灬); 先 tiên: trước (DT, 6 nét bộ nhân 儿); 生 sinh: sống, đối lại với chữ tử, sinh sản; (Đgt, 5 nét, bộ sanh 生); 死 tử: chết (Đgt, 6 nét, bộ đãi 歹); 海 hải: biển, nơi trăm sông đều đổ về (DT, 10 nét, bộ thủy 水,氵); 中 trung: bên trong, giữa (DT, 4 nét, bộ cổn丨); 佛 Phật: Phật, bậc giác ngộ (DT, 7 nét, bộ nhân 人 , 亻); 第 đệ: thứ đệ , thứ tự (DT, 11 nét, bộ trúc 竹, ).

    1. Phiên âm:

Nhân thiên lộ thượng, tác phước vi tiên; sinh tử hải trung, niệm Phật đệ nhất.

    1. Dịch nghĩa:

Ở cõi trời người, làm phước đứng đầu; trong biển sanh tử, phép niệm Phật là trên hết..

  1. Bài (人大人小)

明月山頭叫 (照), 黃犬臥花心 (陰) (王安石)

    1. Chú thích:

山 sơn: núi (DT, 3 nét, bộ sơn 山); 頭 đầu: cái đầu (DT, 16 nét, bộ hiệt 頁); 叫 khiếu: kêu (Đgt, 5 nét, bộ khẩu 口); 照 chiếu: soi sáng (Đgt, 13 nét, bộ hỏa 火, 灬); 黃 hoàng: sắc vàng (TT, 12 nét, bộ hoàng 黃); 犬 khuyển: con chó (DT, 4 nét, bộ khuyển 犬); 臥 ngọa: nằm (Đgt, 8 nét, bộ thần 臣 ); 花 hoa: hoa, bông (DT, 8 nét, bộ thảo 艸, 艹); 陰 âm: phần âm, trái lại với dương, chộ rợp, bóng cây (DT, 11 nét, bộ phụ 阜,阝).

    1. Phiên âm:

Minh nguyệt sơn đầu khiếu, hoàng khuyển ngọa hoa tâm. (Vương An Thạch)

    1. Dịch nghĩa:

(Chim) minh nguyệt hót trên đầu núi, (sâu) hoàng khuyển nằm giữa đóa hoa..

    1. Tác giả và đại ý:

Vương An Thạch (王安石 18/12/102121/5/1086), tự Giới Phủ (介甫), hiệu Bán Sơn Lão Nhân (半山老人 ), người ở Phủ Châu – Lâm Xuyên (nay là huyện Đông Hương, tỉnh Giang Tây), là một nhà văn nổi tiếng thời Bắc Tống và cũng là nhà kinh tế, chính trị lỗi lạc trong lịch sử Trung Quốc.

Tô Thức (苏轼, 8/1/1037–24/8/1101), tự Tử Chiêm, hiệu Đông Pha cư sĩ nên còn gọi là Tô Đông Pha, là nhà văn, nhà thơ nổi tiếng Trung Quốc thời Tống. Ông được mệnh danh là một trong Bát đại gia Đường Tống.

Giữa Vương An Thạch và Tô Thức có một giai thoại lý thú. Tô Thức đọc thơ của Vương An Thạch, thấy có hai câu:



Minh nguyệt sơn đầu khiếu (明月山頭叫)

Hoàng khuyển ngọa hoa tâm (黃犬臥花心)

Đông Pha chê là vô lý: trăng sáng sao lại hót ở đầu núi, chó vàng sao lại nằm trong lòng hoa được? Do nghĩ như vậy nên Đông Pha lấy bút sửa chữ khiếu ra chữ chiếu (照 ) , sửa chữ tâm thành chữ âm (陰), thành ra:

Minh nguyệt sơn đầu chiếu (Trăng sáng soi đầu núi)

Hoàng khuyển ngọa hoa âm (Chó vàng nằm dưới hoa).

Tô Đông Pha cả gan tự ý sửa đổi thơ của Thừa Tướng - quan nhất phẩm. Sau đó, Tô Đông Pha bị đổi tới một nơi ở phía nam. Ở đây, Đông Pha thấy một loài chim tên là Minh nguyệt, và một loài sâu tên là Hoàng khuyển. Lúc đó, Đông Pha nhớ lại hai câu thơ của Vương An Thạch, có nghĩa là:

Con chim Minh nguyệt hót ở đầu núi

Con sâu Hoàng khuyển nằm giữa đóa hoa

Lúc ấy mới biết kiến thức của mình còn kém họ Vương nhiều.

Bởi thế, ngôn ngữ luôn đi đôi với văn hóa địa phương, nếu không biết kết hợp chặt chẽ hai mặt này thì việc dạy và học ngôn ngữ sẽ trở nên khô khan và đôi khi bị sai lầm thiếu sót. Đó là điều không tránh được.


  1. Bài (天青)

青天白日十分晴,轎上蕭蕭忽雨聲。(宋 杨万里 - 明发房溪)

    1. Chú thích:

青天白日 thanh thiên bạch nhật: ban ngày trời sáng, cũng ví cho sự việc rõ ràng công khai hoặc phẩm hạnh thanh cao.

白 bạch: trắng (TT, 5 nét, bộ bạch白); 分 phân: chia rẽ, tách ra (DT, 4 nét, bộ đao 刀); 晴 tình: tạnh, lúc không mưa (TT, 12 nét, bộ nhật 日) ; 轎 kiệu: xe nhỏ, cái kiệu (DT, 19 nét, bộ xa 車); 蕭蕭 tiêu: ầm ầm, xào xạt (từ tượng thanh, 16 nét, bộ thảo 艸, 艹); 忽 hốt: chợt, thoáng (PT, 8 nét, bộ tâm 心); 雨 vũ: mưa (DT/Đgt, 8 nét, bộ 雨 ); 聲 thanh: tiếng (DT, 17 nét, bộ nhĩ 耳) .



    1. Phiên âm:

Thanh thiên bạch nhật thập phân tình, kiệu thượng tiêu tiêu hốt vũ thanh. (Tống Dương vạn lý – minh phát phòng khê)

    1. Dịch nghĩa:

Ban ngày sáng sủa trời quang tạnh, trên kiệu tiếng mưa bỗng rào rào.

    1. Đại ý:

Đây là một bài trong hai bài “Minh phát phòng khê” của Dương Vạn Lý.
hai câu thơ bút pháp linh động, mới mẻ đặc biệt. Tả cảnh: trời quang mây tạnh, bỗng đâu, trên đầu kiệu dội xuống tiếng rì rào, khiến lữ khách ngồi trong kiệu kinh ngạc nhìn dáo dác. Thì ra âm thanh của những giọt sương đọng trên cành tùng nhiễu xuống, tạo nên những âm thanh trong trẻo vang vọng! Chỉ một chút này, phác họa lên vẻ thanh vắng u tịch của lối nhỏ trong rừng tùng vào buổi sớm mai, khiến người ta cảm nhận được vẻ thi vị tràn trề: một buổi sáng sớm trong lành mát mẻ, hương tùng phảng phất, giọt sương long lanh, vô cùng sảng khoái..Đây chính là phong cách nghệ thuật điêu luyện của hai câu thơ tả cảnh trên.

  1. Bài (在家中)

孝順還生孝順子,忤逆還生忤逆兒。不信但看檐頭水,點點滴滴不差移。(姜太公)

    1. Chú thích:

順 thuận: thuận, xuôi (TT, 12 nét, bộ hiệt 頁); 還 hoàn: về, trở lại (Đgt, 17 nét, bộ xước 辵, 辶); 子 tử: con (DT, 3 nét, bộ tử 子) ; 忤 ngỗ: hai bên, bên đi bên lại vừa gặp nhau (Đgt, 8 nét, bộ sước 辵, 辶); 逆 nghịch: nghịch, ngược (TT, 10 nét, sước 辵, 辶); 兒 nhi: đứa bé (DT, 8 nét, bộ nhân 人 , 儿); 不 bất: chẳng, không (PT, 4 nét, bộ nhất 一); 信 tín: tin, không nghi ngờ (Đgt, 9 nét, bộ nhân 人 , 儿); 但 đản/đãn: những, chỉ (PT, 7 nét, bộ nhân 人 , 儿); 看 khán: coi, xem (Đgt, 9 nét, bộ mục 目); 檐 thiềm: mái hiên (DT, 17 nét, bộ mộc 木); 水 thủy: nước (DT, 4 nét, bộ thủy 水); 點 điểm: nét chấm, giọt nước, vật nhỏ tí (DT, 17 nét, bộ hắc 黑); 滴 trích: giọt nước (DT, 14 nét, bộ thủy 水, 氵); 差 sai: sai, nhầm (Đgt, 10 nét, bộ công 工); 移 di: dời đi, biến dời (Đgt, 11 nét, bộ hòa 禾)。

    1. Phiên âm:

Hiếu thuận hoàn sinh hiếu thuận tử, ngỗ nghịch hoàn sinh ngỗ nghịch nhi. Bất tín đản khán thiềm đầu thủy, điểm điểm trích trích bất sai di.

    1. Dịch nghĩa:

Nếu mình hiếu với mẹ cha,
Mai sau con hiếu với ta khác gì.
Nếu mình ăn ở vô nghì,
Ðừng mong con thảo làm gì uổng công
Kìa xem giọt nước xuôi dòng,
Giọt sau, giọt trước cũng đồng một nơi


    1. Tác giả và đại ý:

Họ Khương, tên Tử Nha (1128-1015 TCN), được tôn xưng “Thái Công Vọng”. Người sau phần đông gọi ông là “Khương Tử Nha 姜子牙”, “Khương Thái Công 姜太公”. Ông là một nhà chính trị và quân sự lỗi lạc trong lịch sử Trung Quốc. Ông đã có công phụ tá Văn vương, hưng bang lập quốc, đồng thời giúp con của Văn vương là Võ vương Cơ Phát tiêu diệt Thương triều, được phong ở đất Tề, để có cơ hội thực hiện nguyện vọng kiến công lập nghiệp của mình.

Nội dung bài thơ dạy người ta: là người phải nhớ công ơn mà lo báo đáp cho cha mẹ, không nên hất hủi cha mẹ mà mang tội bất hiếu. Theo lý nhân quả, báo hiếu cha mẹ cũng là lo cho mình. Gương tốt và xấu trong đời, xưa nay cũng đã minh chứng điều đó.



  1. Bài (天初晚)

根深不怕風搖動,樹正無愁月影斜。(增廣賢文)

    1. Chú thích:

根 căn: rễ cây (DT, 10 nét, bộ mộc 木); 深 thâm: sâu (TT, 11 nét, bộ thủy 水,氵); 怕 phạ: sợ (Đgt, 8 nét, bộ tâm 心 ,忄); 風 phong: gió (DT, 9 nét, bộ phong 風); 搖 diêu/dao: lay động (Đgt, 13 nét, bộ thủ 手, 扌); 動 động: động, làm (Đgt, 11 nét, bộ lực 力); 樹 thụ: cây cối (DT, 16 nét, bộ mộc 木); 正 chánh: phải, ngay thẳng (TT, 5 nét, bộ chỉ 止); 無 vô: không (Đgt, 12 nét, bộ hỏa 火, 灬); 愁 sầu: lo, buồn phiền (Đgt, 13 nét, bộ tâm 心); 影 ảnh: hình, bóng (DT, 15 nét, bộ sam 彡); 斜 tà: vẹo, lệch (TT, 11 nét, bộ đẩu 斗).

    1. Phiên âm:

Căn thâm bất phạ phong diêu động, thụ chánh vô sầu nguyệt ảnh tà (Tăng quảng hiền văn).

    1. Dịch nghĩa:

Rễ sâu chẳng sợ gió lay động, cây thẳng sợ chi bóng nguyệt xiên.

    1. Đại ý:

Dân gian có câu: “Cây ngay không sợ chết đứng”. Nếu bản thân hành động chính đáng, không có gì mờ ám, thì không sợ bị người ta chỉ trích, nghị bàn. Khuyên mọi người phải cẩn thận giữ mình mà thôi..

  1. Bài (兩燕子)

燕燕于飛 , 差池其羽 , 之子于歸 , 遠送于埜 , 瞻 望 弗 及 , 泣洟如雨. ( 詩 經 • 燕 燕 )

    1. Chú thích:

燕 yến: chim én (DT, 16 nét, bộ hỏa 火, 灬); 之 chi: ấy (Đại từ chỉ thị, 4 nét, bộ phiệt 丿); 于 vu: đi, đi lấy (Đgt/giới từ, 3 nét, bộ nhị 二) 歸 quy: về (Đgt, 18 nét, bộ chỉ 止); 于歸 vu quy: con gái đi lấy chồng; 飛 phi: bay (Đgt, 10 nét, bộ phi 飛); 差池 si trì: vẻ không ngay đều (DT, si, 10 nét, bộ công 工; trì, 6 nét, bộ thủy 水,氵); 其 kỳ: của nó (Đại từ chỉ thị, 8 nét, bộ bát 八); 羽 vũ: lông/cánh chim (DT, 6 nét, bộ 羽); 遠 viễn: xa (TT, 14 nét, bộ sước 辵, 辶); 送 tống: đưa đi (Đgt, 10 nét, bộ sước 辵, 辶); 埜 (野) dã: đồng, quê mùa (DT, 11 nét, bộ thổ 土),瞻 chiêm: xem, ngửa mặt lên nhìn (Đgt, 18 nét, bộ mục 目); 望 vọng: trông xa, ước mong (Đgt, 11 nét, bộ nguyệt 月); 弗 phất: chẳng, trừ đi (PT, 5 nét, bộ cung 弓); 及 cập: kịp, đến (Đgt, 4 nét, bộ hựu 又); 泣 khấp: khóc không ra tiếng (Đgt, 8 nét, bộ thủy 水, 氵); 洟 thế: nước mắt, nước mũi (DT, 10 nét, bộ thủy 水, 氵); 如 như: giống như, bằng (Đgt, 6 nét, bộ nữ 女).

    1. Phiên âm:




Phiên âm:

Dịch nghĩa:

Dịch thơ:

Yến yến vu phi

Si trì kỳ vũ

Chi tử vu quy

Viễn tống vu dã

Chiêm vọng phất cập

Khấp thế như vũ

(Kinh Thi – yến yến)


Kìa trông đàn én, chúng nghiêng cánh bay.  Mình trở về nhà cha mẹ, ta đưa tới cánh đồng.  Nhìn theo mà không thấy hình, nước mắt chảy như mưa

Kìa trông con én nó bay

Nó sa cánh này nó liệng cánh kia

Gã kia bước chân ra về

Ta tiễn mình về đến quãng đồng không

Trông theo nào thấy mà trông

Nước mắt ta khóc ròng ròng như mưa.

    1. Tác giả và tác phẩm:

Kinh Thi (詩經 Shī Jīng) là một tác phẩm kinh điển Nho giáo trong Ngũ Kinh1, tương truyền do Khổng Tử san định từ những câu ca dao rất cổ của nhân dân Trung Hoa thời Xuân Thu. Ngày xưa, Thiên tử cứ năm năm đi tuần thú một lần và ra lệnh cho quan Thái sư hiến dâng ca dao để xem phong tục của dân. Chư hầu nhặt những câu thi ca ấy để hiến lên Thiên tử, Thiên tử tiếp nhận và liệt vào nhạc quan, lấy cái đó để xét phong tục tốt hay xấu, biết việc chính trị nên hư.

Theo lời dẫn trên thì những bài ca dao trong Kinh Thi đã được sưu tập trước thời Khổng Tử. Nguyên nhan đề là Thi chứ không có chữ Kinh. Người ta thêm chữ ấy vì cho rằng Kinh Thi được Khổng Tử san định.

Nội dung Kinh Thi, viết về những phong tục, lịch sử Trung Quốc đương thời và lòng phản ứng của nhân dân đối với triều đình, vua hoang dâm tàn bạo, quan tham lam hà khắc. Bút pháp đa dạng, sinh động, diễn tả tâm tình hoặc réo rắt, hoặc chân thành, hoặc nghiêm trang, hoặc lơi lả qua những lời thơ hàm súc gọn gàng.

Vì thế, Kinh Thi được coi như một tấm gương để muôn thuở soi chung. Lấy việc chính đáng, đức nhân mà tu thân, lấy việc dâm tà, lơi lả mà răn mình xa lánh. Người xưa đọc Kinh Thi để hiểu lòng người, để biết những cây cối cỏ hoa, những côn trùng, chim, thú, những núi sông đô ấp...



  1. Bài (大路上)

往來三界之賓。出沒為他作則。(溈山警策)

    1. Tác giả:

Quy Sơn Linh Hựu (guīshān língyòu 潙山靈祐), 771-853, là một vị Thiền sư Trung Quốc trứ danh, môn đệ của Bách Trượng Hoài Hải và thầy của Ngưỡng Sơn Huệ Tịch. Cùng với Ngưỡng Sơn, Sư khai sáng tông Quy Ngưỡng. Sư là vị Thiền sư nổi danh nhất thời đó và môn đệ của Sư không dưới 1500. Sư có trứ tác Quy Sơn cảnh sách văn, được phổ biến rộng rãi trong giới Thiền cho đến ngày nay.

    1. Chú thích:

往 vãng: đi, đã qua (Đgt); 來 lai: đến (Đgt, 8 nét, bộ nhân 人); 界 giới: cảnh, cỏi (DT, 9 nét, bộ điền 田); 賓 tân: người khách (DT, 14 nét, bộ bối 貝); 沒 một: mất, chết, chìm (Đgt, 7 nét, bộ thủy 水 ,氵); 則 tắc: phép, khuôn mẫu/ thì, ắt (DT/PT, 9 nét, bộ đao 刀,刂).

    1. Phiên âm:

Vãng lai tam giới chi tân, xuất một vị tha tác tắc (Quy Sơn cảnh sách)

    1. Dịch nghĩa:

Là khách đi lại trong ba cõi, ẩn hiện làm khuôn phép cho người.

  1. Bài (鳥獸)

善惡到頭終有報,高飛遠走也難藏。(明心寶鑒)

    1. Chú thích:

終 chung: hết, kết cục (PT, 8 nét, bộ mịch 糸); 也 dã: cũng (PT, 3 nét, bộ ất 乙); 難 nan: khó (PT, 19 nét, bộ chuy 隹); 到頭 đáo đầu: đến cùng, đến cuối, hết mức (PT).

    1. Phiên âm:

Thiện ác đáo đầu chung hữu báo, cao phi viễn tẩu dã nan tàng. (Minh tâm bửu giám)

    1. Dịch nghĩa:

Lành dữ cuối cùng sẽ báo ứng, cao bay xa chạy khó ẩn thân.

    1. Đại ý:

Đạo lý nhân quả của nhà Phật không sai chạy chút nào, làm lành làm ác cuối cùng đều có kết quả báo ứng. Dám khuyên người nên làm lành, lánh dữ để được hưởng phúc mai sau và tránh hậu quả không ai muốn vậy.

  1. Bài (飢與渴)

渴時一滴如甘露,醉後添杯不如無。(增廣賢文)

    1. Chú thích:

滴 trích: giọt nước (DT, 14 nét, bộ thủy 水,氵); 如 như: bằng, cùng (Đgt so sánh, 6 nét, bộ nữ 女); 甘露 cam lộ: sương ngọt (DT, ví với điềm lành, điều bổ ích); 醉 túy: say rượu, say đắm (Đgt, 15 nét, bộ dậu 酉); 後 hậu: sau (PVT, 9 nét, bộ xích 彳); 添 thiêm: thêm (Đgt, 11 nét, bộ thủy 水 ,氵); 杯 bôi: chén, ly (DT, 8 nét, bộ mộc 木); 無 vô: không (Đgt, 12 nét, bộ hỏa 火, 灬).

    1. Phiên âm:

Khát thời nhất như cam lộ, túy hậu thiêm bôi bất như vô (Tăng Quảng hiền văn).

    1. Dịch nghĩa:

Khi khát một giọt như cam lồ, say rồi thêm chén cũng như không.

    1. Đại ý:

Dân gian có câu: “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”. Ý nói làm từ thiện phải đúng chỗ đúng lúc, đừng nên chở củi về rừng, thêu hoa trên gấm. Nếu không thì chỉ là thi ân có tính tóan, thả con săn sắt, bắt con cá rô mà thôi...

  1. Bài (兩岸間)

屋漏更遭連夜雨 , 行船又遇打頭風。(增廣賢文)

    1. Chú thích:

漏 lậu: dột, nước rò rỉ (Đgt, 14 nét, bộ thủy 水 ,氵); 遭 tao: gặp, không hẹn mà gặp (Đgt, 15 nét, bộ sước 辵, 辶); 連夜雨 liên dạ vũ: mưa thâu đêm, mưa dầm (DT); 打頭風 (逆風) đả đầu phong (nghịch phong): gió ngược.

    1. Phiên âm:

Ốc lậu cánh tao liên dạ vũ, hành thuyền hựu ngộ đả đầu phong (Tăng Quảng hiền văn).

    1. Dịch nghĩa:

Nhà dột lại gặp mưa dầm, đi thuyền lại gặp gió bão.

    1. Đại ý:

Như dân gian có câu: “họa vô đơn chí”, đã lâm tình cảnh không may, lại thêm tai họa dồn dập.

  1. Bài (庭前樹)

近水知魚性,近山識鳥音。(增廣賢文)

    1. Chú thích:

近 cận: gần (TT, 8 nét, bộ sước 辵, 辶); 知: tri: biết (Đgt, 8 nét, bộ thỉ 矢); 性 tính: mạng sống, tính tình (DT, 8 nét, bộ tâm 心 ,忄); 識 thức: hiểu biết, phân biệt (Đgt); 音 âm: tiếng phát ra có độ trong đục, cao thấp (DT, 9 nét, bộ âm 音).

    1. Phiên âm:

Cận thủy tri ngư tánh, cận sơn thức điểu âm (Tăng Quảng hiền văn).

    1. Dịch nghĩa:

Gần nước biết tánh cá, gần núi hiểu tiếng chim.

    1. Đại ý:

“Nhân giả lạc sơn, trí giả lạc thủy”(Người nhân thích núi, kẻ trí thích nước). Người nhân và kẻ trí cách ly thế tục, vui chơi sơn thủy, gần gũi tự nhiên, có được thú lạc “tri ngư tính, thức điểu âm”(biết tính cá, hiểu tiếng chim). Phàm phu tục tử không thích sơn thủy, không thưởng thức được cảnh đẹp sơn thủy, cá chim hữu tình. Câu ngạn ngữ này, không chỉ muốn người ta gửi tình nơi sơn thủy, mà còn muốn nhắn nhủ một điều: nếu muốn có được kinh nghiệm, cần phải đi thể nghiệm thực tế, không phải chỉ học từ chương như anh mù rờ voi. Nếu biết nắm bắt thực tế thì dụng công ít mà thâu kết quả gấp bội, chẳng lợi ích lắm sao?

  1. Bài (馬八匹)

行如風、立如松、坐如鐘、臥如弓,則有儀可敬,有威可畏。

    1. Chú thích:

風 phong: gió (DT, 9 nét, bộ phong 風); 松 tùng: cây thông (DT, 8 nét, bộ mộc 木); 坐 tọa: ngồi (Đgt, 7 nét, bộ thổ 土); 鐘 chung: chuông, đại hồng chung (DT); 弓 cung: cây cung (DT, 3 nét, bộ cung 弓); 有 hữu: (Đgt, 6 nét, bộ nguyệt 月); 儀 nghi: dáng, làm mẫu, làm phép (DT, 15 nét, bộ nhân 人, 亻); 可 khả: đáng, có thể (Đgt năng nguyện, 5 nét, bộ khẩu 口); 威 uy: oai, dáng tôn nghiêm đáng sợ (DT, 9 nét, bộ nữ 女); 畏 úy: s (Đgt, 9 nét, bộ điền 田).

    1. Phiên âm:

“Hành như phong, lập như tùng, tọa như chung, ngọa như cung” tắc hữu nghi khả kính, hữu uy khả úy.

    1. Dịch nghĩa:

Đi như gió, đứng như tùng, ngồi như chung, nằm như cung” là người có nghi đáng kính, có uy đáng sợ.

    1. Đại ý:

Dân gian nói: “Đi như phong (gió), đứng như tùng, ngồi như chung (chuông), nằm như cung”có nghĩa là khi di chuyển, bước đi phải nhanh dứt khóat và có lực; đứng phải cho thẳng thắn như cây tùng; ngồi chỉnh tề như đại hồng chung; nằm nghiêng bên tay phải, chân hơi co lên giống như cây cung, sẽ tránh bị áp lực lên lục phủ ngũ tạng, khiến cho máu huyết được lưu thông, giúp ngủ ngon và bảo đảm sức khỏe. Đó cũng là thể hiện con người sống theo quy luật, oai nghi không khiếm khuyết. Cũng như Cảnh sách nói: “Hình nghi đĩnh đạc, dung mạo khả quan”. Được như vậy, mới là con ngươi có nghi đáng kính, có oai đáng sợ vậy…

  1. Bài (左右手)

Chữ Hán:

Phiên âm:

Dịch thơ:

手 持 一 百 八

滅 罪 等 河 娑

遠 離 三 途 苦

赤 色 變 蓮 花

南 無 定 心 王 菩 薩


Thủ trì nhất bá bát
Diệt tội đẳng hà sa
Viễn ly tam đồ khổ
Xích sắc biến liên hoa.

Nam Mô Định Tâm Vương Bồ-tát



Kệ lần tràng hạt:

Tay cầm trăm tám Bồ-đề,
Tiêu mòn các tội đặng về Tây phương,
Khỏi nơi chốn khổ ba đường,
Lửa hồng liền biến liên hương nhiệm mầu.
Nam mô Định Tâm Vương Bồ-tát





    1. Đại ý:

持 trì: cầm (Đgt, 9 nét, bộ thủ 手, 扌); 滅 diệt: mất, tắt, hết (Đgt, 13 nét, bộ thủy 水,氵); 罪 tội: tội, lỗi lầm (DT, 13 nét, bộ võng 网, 罒); 等 đẳng: ngang bằng, cùng, đều (Đgt, 12 nét, bộ trúc 竹, ); 河娑 hà-sa: nói đủ là “hằng hà sa”, nghĩa: cát sông Hằng Ấn Độ, ví với số nhiều không đếm được; 遠 viễn: xa (TT, 14 nét, bộ sước 辵, 辶); 離 ly: rời, lìa (Đgt, 19 nét, bộ chuy 隹); 三 途 tam đồ: ba đường (Địa ngục, Ngạ quỷ, Súc sinh); 苦 khổ: đắng, khốn khổ (TT, 9 nét, bộ thảo 艸,艹); 赤 xích: màu đỏ (TT, 7 nét, bộ xích 赤); 變 biến: biến đổi, chuyển biến (Đgt, 23 nét, bộ ngôn 言); 蓮 liên: hoa sen (DT, 15 nét, bộ thảo 艸,艹); 定 định: tĩnh tâm, dẹp cho yên (Đgt, 8 nét, bộ miên ).

菩薩 bồ-tát: P: bodhisattva, được dịch âm là bồ-đề-tát-đỏa. Trong đó, bồ-đề (P: bodhi) dịch nghĩa là “đạo”, “giác”...; còn tát-đỏa (P: sattva) dịch nghĩa: “hữu tình” hay “chúng sanh”. Vậy, từ bồ-đề-tát-đỏa nghĩa là: đạo chúng sanh, giác hữu tình. Nói cụ thể hơn, bồ-tát là bậc tu hành theo đạo Phật, đã đạt đến một mức giác ngộ nào đó, có khả năng giác ngộ và dẫn dắt chúng sanh đến quả giác ngộ như mình.

“Kệ lần tràng” hay còn gọi “kệ khai chuỗi” đọc trước khi lần chuỗi niệm Phật. Ở đây là chuỗi 108 hạt.


  1. Bài (身體)

一日無常到,方知夢里人。萬般將不去,唯有業隨身

    1. Chú thích:

常 thường: thường, luôn (PT, 11 nét, bộ cân 巾); 方 phương: phương (DT, 4 nét, bộ phương 方); 夢 mộng: chiêm bao, nằm mơ (Đgt, 14 nét, bộ tịch 夕); 里 (裏) lý: ở trong, lớp lót áo (DT, 7 nét, bộ 里); 萬般 vạn ban: tất cả, mọi loài, hết thảy (DT); 將 tương: mang, cầm (PT, 11 nét, bộ thốn 寸); 去 khứ: đi (Đgt, 5 nét, bộ 厶); 唯 duy: độc, chỉ có (PT, 11 nét, bộ khẩu 口); 業 nghiệp (karma): hành động, tạo tác (của thân, khẩu, ý), (DT, 13 nét, bộ mộc 木); 隨 tùy: theo sau (DT, 16 nét, bộ phụ 阜,阝-); 身 thân: thân thể (DT, 7 nét, bộ thân 身).

    1. Phiên âm:

Nhất nhật vô thường đáo

Phương tri mộng lý nhân

Vạn ban tương bất khứ

Duy hữu nghiệp tùy thân



    1. Dịch nghĩa:

Một ngày vô thường đến

Mới biết người trong mộng

Muôn việc chẳng mang theo

Chỉ có nghiệp theo mình.

    1. Đại ý:

Một khi vô thường đến (Diêm Vương rũ sổ, quỷ sứ dẫn đường) thì tiền tài của báu, vợ đẹp con khôn.. không gì mang theo được. Lúc đó hành trang cho tiền trình vạn lý chỉ có nghiệp thiện ác mà thôi. Con người lúc sinh tiền tạo nghiệp tham, sân, si, thập ác thì chiêu cảm xuống ba đường khổ. Còn như tạo nghiệp bố thí tu thập thiện thì được sinh thiên giới. Nếu người chuyên làm việc thiện, lại tín tâm niệm Phật, thì chắc chắn thẳng tiến Tây phương Cực Lạc rồi.

  1. Bài (人面)

善念存心, 則面如菩薩 ; 惡念一起, 即形同夜叉

    1. Chú thích:

善 thiện: lành, đối lại với ác (TT, 12 nét, bộ khẩu 口); 存 tồn: còn, trái lại với vong (mất), đang hiện hữu; 惡 ác: xấu, dữ, ngược lại với thiện (TT, 11 nét, bộ tâm 心); 即 tức: chính là (Đgt, 7 nét, bộ tiết 卩); 形 hình: hình dạng (DT, 7 nét, bộ sam 彡); 同 đồng: cùng như một, cùng nhau (Đgt, 6 nét, bộ khẩu 口); 夜叉 dạ-xoa: P: Yakasa, Trung Hoa dịch: năng hám quỷ, tiệp tật quỷ... trong thần thoại Ấn Độ, thì Dạ-xoa thuộc một loại tiểu thần linh. Trong Phật Giáo, được cho là một loài ác quỷ ăn thịt người, có khả năng đi rất nhanh hay bay lượn trong không trung...

    1. Phiên âm:

Thiện niệm tồn tâm, tắc diện như Bồ-tát; ác niệm nhất khởi, tức hình đồng Dạ Xoa

    1. Dịch nghĩa:

Tâm nghĩ điều lành thì mặt như Bồ-tát, tâm nghĩ điều dữ thì tướng như Dạ Xoa

    1. Đại ý:

Kinh nói: “hữu tâm vô tướng, tướng tự tâm sinh; hữu tướng vô tâm, tướng tùng tâm diệt”. Quả đúng như vậy, một người dù diện mạo khôi ngô tuấn tú, nhưng tâm địa xấu xa thì cũng không gây được thiện cảm với người ngoài. Ngược lại, dù khuôn mặt không đẹp đẽ sắc xảo, nhưng có tâm địa nhân hậu thì tự nhiên cũng có sức thu hút người khác hơn. Cho nên ông bà ta cũng có câu “cái nết đánh chết cái đẹp” hay “tốt gỗ hơn tốt nước sơn là vậy”...

  1. Bài ()

靜 坐 當 思 己 過 , 閑 談 莫 論 人 非 《格言联壁》

    1. Chú thích:

靜 tĩnh: yên tĩnh, trái lại với động (TT, 14 nét, bộ thanh 青); 當 đương: cần, phải (TrĐgt, 13 nét, bộ điền 田); 己 kỉ: riêng, mình, đối lại với người (Đại từ, 3 nét, bộ kỉ 己); 過 quá: lỗi, đã qua (DT, 13 nét, bộ sước 辵 , 辶); 閑 nhàn: an nhàn, nhàn hạ (TT, 12 nét, bộ môn 門); 談 đàm: bàn bạc (Đgt, 15 nét, bộ ngôn 言); 莫 mạc: chớ (PT, 11 nét, bộ thảo 艸,艹); 論 luận: nghị luận, so sánh (Đgt, 15 nét, bộ ngôn 言); 非 phi: chẳng phải, không phải (PT, 8 nét, bộ phi 非).

    1. Phiên âm:

Tĩnh tọa đương tri kỷ quá, nhàn đàm mạc luận nhân phi (Cách ngôn liên bích).

    1. Dịch nghĩa:

Ngồi lặng hãy xét lỗi mình, tán gẫu đừng luận lỗi người

    1. Đại ý:

Phàm làm người, hãy luôn tự xét lỗi mình trước, lấy đó làm mục đích để tu thân dưỡng tính. Mỗi khi chuyện vãn với người, tối kị chỉ trích phê phán người khác. Há không biết rằng: “người đến nói chuyện thị phi, chính là kẻ thị phi” đó sao? Hơn nữa, dân gian cũng có câu: “Bịnh tùng khẩu nhập, họa tùng khẩu xuất” (Bịnh từ miệng đi vào, họa từ miệng đi ra). Dám khuyên người hãy cẩn thận giữ mình mà lo tu..!

  1. Bài (臟腑)

佛門一粒米,大如須彌山,今生不了道,披毛戴角還

    1. Chú thích:

粒 lạp: hạt gạo, hạt lúa (DT, trong bài dùng như lượng từ).

須彌山 Tu di sơn: núi Tu DiP: Sumeru), dịch nghĩa là Bảo sơn (núi báu), Diệu Cao sơn (núi Diệu Cao), là một ngọn núi ở trung tâm thế giới trong thần thoại Ấn Độ, sau được sử dụng làm thuật ngữ Phật Giáo. Có người nói chính là núi Hy Mã Lạp ngày nay. Truyền thuyết nói: núi này cao 84000 do-tuần (tương đương 110 vạn km, gấp 85 lần trái đất). trên đỉnh núi có Đế Thích thiên, bốn phía có Tứ thiên vương. Kinh Trường A Hàm nói: phía bắc Tu di sơn là Bắc cu lô châu, phía đông là Đông Thắng thần châu, phía tây là Tây Ngưu hóa châu, phía nam có Nam Thiệm bộ châu.



了 liễu: hiểu, biết, xong (Đgt, 2 nét, bộ quyết 亅), ~ 道 liễu đạo: hiểu/ngộ đạo, việc tu đã xong; 披 phi: khóac, mang (Đgt, 8 nét, bộ thủ 手,扌); 戴 đái/đới: đội lên đầu (Đgt, 18 nét, bộ qua 戈); 還 hòan: trở lại, trả lại (Đgt, 17 nét, bộ sước 辵, 辶).

    1. Phiên âm:

Phật môn nhất lạp mễ, đại như Tu Di sơn, kim sanh bất liễu đạo, phi mao đới giác hoàn.

    1. Dịch nghĩa:

Một hạt gạo cửa Phật, lớn như núi Tu Di, Đời này không ngộ đạo, mang lông đội sừng trở lại.

    1. Đại ý:

Đây là câu nói của Vĩnh Minh Diên Thọ Thiền sư, khuyên gắng người xuất gia nên tinh tấn cầu đạo, công đức cúng dường một hạt gạo của đàn-na lớn như hòn núi Tu Di. Nếu đời nay chưa đắc đạo thì làm sao đền đáp được công đức đó, chỉ có cách kiếp sau mang lông đội sừng mà trả nợ thôi.

  1. Bài (表裏)

(一四九). 猶如葫盧瓜,散棄於秋季,骸骨如鴿色,觀此何可樂?(法句經)

    1. Chú thích:


tải về 1.01 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương