Nông nghiệp bùi Thị Thơ, Võ Châu Tuấn



tải về 0.52 Mb.
Chế độ xem pdf
trang1/7
Chuyển đổi dữ liệu26.05.2022
Kích0.52 Mb.
#52113
  1   2   3   4   5   6   7
388-Article Text-687-1-10-20200730



UED JOURNAL OF SOCIAL SCIENCES, HUMANITIES AND EDUCATION VOL.2, NO.2 (2012)
42 
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ LỆ C:N ĐẾN THỜI GIAN Ủ VÀ 
CHẤT LƯỢNG PHÂN HỮU CƠ SINH HỌC Ủ TỪ PHỤ PHẾ PHẨM 
NÔNG NGHIỆP 
Bùi Thị Thơ, Võ Châu Tuấn 

TÓM TẮT 
Tỉ lệ C:N ban đầu trong nguyên liệu có ảnh hưởng quan trọng đến chất lượng phân ủ. 
Trong bài báo này, ch
úng tôi đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của tỉ lệ C:N (ở các mức 
20:1, 30:1, 40:1, 50:1) đến thời gian và chất lượng phân ủ từ các nguyên liệu lục bình, rơm rạ 
và phân trâu bò. Kết quả thí nghiệm cho thấy, tỉ lệ C:N của nguyên liệu ở mức 30:1 là phù hợp 
nhất để rút ngắn thời gian ủ (45 ngày) và nâng cao chất lượng phân ủ. Nhiệt độ tối đa của khối 
ủ đạt 68,6
o
C sau 15 ngày ủ; pH cuối cùng đạt 7,45; EC cuối cùng đạt 5,45 dS/m. Hàm lượng 
mùn (16,7%) ở mức rất giàu. Hàm lượng đạm (1,8%) và kali (1,25%) tổng số ở mức nghèo, lân 
tổng số (0,48%) ở mức khá. Các chỉ tiêu ở trên là phù hợp khi sử dụng làm phân bón cho đất 
nông nghiệp. 
Từ khóa: Lục bình, phân hữu cơ sinh học, rơm rạ, tỉ lệ C:N, vi sinh vật 
1. Đặt vấn đề 
Nghiên cứu ứng dụng phân bón hữu cơ góp phần thúc đẩy xây dựng nền nông 
nghiệp bền vững là mục tiêu đang đặt ra ở nhiều nước tiên tiến trên thế giới. Ở nước ta, 
nguồn phụ phế phẩm nông nghiệp như phân trâu bò, lục bình và rơm rạ ở nhiều vùng 
nông thôn là rất lớn; tuy nhiên, nguồn phụ phế phẩm này vẫn chưa được khai thác và sử 
dụng hợp lý, làm ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường cũng như cảnh quan. Vì vậy, việc 
tận dụng nguồn nguyên liệu này để chế biến thành phân bón hữu cơ sinh học là một giải 
pháp hữu ích phục vụ cho sản xuất nông nghiệp bền vững.
Sản xuất phân bón hữu cơ từ các phụ phế phẩm nông nghiệp bằng phương pháp 
ủ đống đã được áp dụng phổ biến ở trong và ngoài nước. Tuy nhiên, để ủ được nguồn 
phân đạt chất lượng tốt còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: nguồn nguyên liệu, điều 
kiện ủ, thời gian ủ... Trong đó, hoạt động phân giải của vi sinh vật là yếu tố then chốt, 
ảnh hưởng đến chất lượng cuối cùng của sản phẩm. Cacbon (C), nitơ (N), phốt pho (P), 
kali (K) là các nguyên tố dinh dưỡng cần thiết để vi sinh vật trong khối ủ sinh trưởng và 
phát triển, đồng thời sự cân đối giữa các chất dinh dưỡng này cũng rất quan trọng, đặc 
biệt là tỉ lệ C:N có trong nguyên liệu. Tỉ lệ này nếu cao quá thì sự phát triển của vi sinh 
vật sẽ bị hạn chế, kết quả cho thời gian ủ lâu hơn. Ngược lại, nếu tỉ lệ C:N quá thấp dẫn 
đến dư thừa lượng N, lượng N thừa có thể bị bay hơi vào không khí dưới dạng amoniac 
hay nitơ oxit, và phát sinh mùi hôi gây ô nhiễm môi trường xung quanh [6].
Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của 
tỉ lệ C:N đến thời gian ủ và chất lượng phân hữu cơ sinh học từ một số phụ phế phẩm 
nông nghiệp phổ biến hiện nay. 

tải về 0.52 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương