NIỀm tin vàO ÐỨc kitô trưỚc sự thách ðỐ



tải về 230.9 Kb.
trang1/3
Chuyển đổi dữ liệu30.07.2016
Kích230.9 Kb.
#10395
  1   2   3

NIỀM TIN VÀO ÐỨC KITÔ

TRƯỚC SỰ THÁCH ÐỐ

CỦA CÁC NỀN VĂN HOÁ




VĂN HOÁ, HỘI NHẬP VĂN HÓA,

GẶP GỠ GIỮA CÁC NỀN VĂN HÓA




Sự giải phóng không thể bị giản lược vào chiều kích hạn hẹp của kinh tế, chính trị, xã hội hay văn hóa, nhưng nó phải nhắm tới con người toàn diện, trong mọi chiều kích, cho đến và gồm cả việc hướng đến tuyệt đối, ngay cả sự tuyệt đối của Thiên Chúa.”1



H 1. Bìa 1
Bức Họa vẽ các Nữ Nhạc Sĩ Ba Tư

trong Cung Điện Hasht-Behesht

(thuộc Văn Hóa Farhang) 2
Dẫn Nhập

Bài nói chuyện của nguyên Ðức Hồng Y Joseph Ratzinger, Bộ Trưởng Bộ Giáo Dục Ðức Tin, với Liên Hội Ðồng Giám Mục Á Châu họp tại Hongkong từ ngày 03 đến ngày 05-03-1993 (đăng trong báo DC, số ra ngày 16-07-1995).

Bài này giúp ta hiểu rõ nội dung phong phú của văn hoá và tìm ra được nền tảng đúng đắn cho mọi cuộc hội nhập văn hoá, đó chính là Sự Thật ẩn sâu trong mỗi con người. Hơn nữa, tác giả còn trình bày rõ hơn mối quan hệ giữa đức tin và văn hoá, nhất là đức tin Kitô giáo với các nền văn hoá lớn của thế giới. Ðồng thời, ngài cũng vạch ra được đường hướng cơ bản cho cuộc đối thoại giữa các nền văn hoá và các tôn giáo trên thế giới hiện nay.

Ở trong đất nước đa tôn giáo như Việt Nam, những tư tưởng cô đọng trong bài nói chuyện này đáng để cho một SH Trường Kitô giáo đọc và suy tư về cuộc hội nhập văn hoá của đức tin Kitô giáo tại Việt Nam khi chung ta tiếp xúc với đủ mọi thành phần người trẻ trong xã hội đương đại và toàn cầu hóa này trong sứ vụ rao giảng Tin Mừng của mình.

CON NGƯỜI VĂN HOÁ, HỘI NHẬP VĂN HÓA,

GẶP GỠ GIỮA CÁC NỀN VĂN HÓA

Nhân Học Văn Hóa” Như Là Nền Tảng Nhận Thức Của Con Người



1) Nhân học văn hóa ngày nay là một trong bốn ngành lớn của nhân học được nghiên cứu thành hệ thống và được kiểm nghiệm qua dòng lịch sử3: Nhân Học Thể Lý, Nhân Học Văn Hóa, Khảo Cổ Học và Ngôn Ngữ Học. Đó là một ngành nhân học đã phát triển và cổ võ cho khái niệm “văn hóa” như là một khái niệm khoa học có ý nghĩa, nghiên cứu những biến thể văn hoá giữa các dân tộc và giữa con người, và xem tầm ảnh hưởng lớn lao của các tiến trình liên quan đến nền kinh tế toàn cầu và chính trị lên các thực tại văn hóa.

Đặt vào mối tương quan với các ngành khác, nhân học văn hóa4 một bộ phận chính của nhân học, có chức năng nghiên cứu văn hóa dưới mọi khía cạnh và sử dụng những phương pháp, khái niệm và dữ liệu của khảo cổ học, dân tộc học, dân tộc học mô tả,5 văn hoá dân gian,6 và ngữ học trong những mô tả và phân tích của nó về những dân tộc khác biệt của thế giới7 .

Vì con người sở đắc văn hóa qua học hỏi,8 nên tuy các dân tộc sống ở nhiều nơi khác nhau hay hoàn cảnh khác nhau thì vẫn có thể phát triển những văn hóa giống nhau.
2) Khái niệm nhân học về “văn hóa,” phản ảnh phần nào một khu vực nào đó trên thế giới, đặc biệt ở thế giới Tây phương, chống lại xu hướng nhị nguyên của thế giới cũ nhìn thấy sự đối kháng giữa một bên là “văn hóa,” và phía bên kia là: “tự nhiên.”9 Và theo tầm nhìn hạn hẹp này như thế, có một số người ở những vùng hẻo lánh, xa rời “thế giới văn minh” thì vẫn còn ở trong tình trạng “tự nhiên.”
3) Ngày nay, các nhà nhân chủng học lý luận rằng văn hóa là “bản chất con người,”10 i.e., con người trong sắc thái thiên nhiên nhất, và họ cho rằng mọi dân tộc đều có khả năng phân loại theo một cách nào đó tùy theo sự nhận thức và truyền thống của họ, những kinh nghiệm cá nhân hay của dân tộc, biết mã hóa một cách biểu tượng sự phân loại này, và giảng dạy cùng lưu truyền các điều này cho thế hệ khác.11 Các nhà nghiên cứu nhân chủng cũng chỉ ra rằng, qua văn hóa, con người có thể thích nghi vào môi trường xung quanh trong một cung cách phi di truyền, và vì thế những dân tộc sống ở những môi trường khác nhau thì thường có những văn hóa khác nhau.
4) Phần nhiều những lý thuyết nhân chủng học thì khởi nguồn trong việc đánh giá và đặt mối quan tâm vào sự căng thẳng giữa nền văn hóa địa phương và văn hóa toàn cầu, hay nghiên cứu mạng nối kết giữa các dân tộc trong những vùng không gian hay hoàn cảnh khác biệt.
5) Trong bối cảnh ngày nay, với những nội hàm phức tạp của nó, thế giới toàn cầu hóa cũng là thế giới đa văn hóa, đa nguyên rõ nét. Không còn các dân tộc muốn sống tự cung tự cấp được. Ai cũng cần giao lưu và gia nhập vào các tổ chức chung, từ các tổ chức chính trị, kinh tế, xã hội đến thể thao, âm nhạc, văn hóa. Các mạng thông tin càng ngày càng phát triển và càng nối kết rộng rãi vừa xa vừa nhanh với các đường cáp quang càng nhiều khả năng chuyển tải những tín hiệu từ những vệ tinh địa tĩnh. Từ đó có sự vươn lên của nghệ thuật, của sự bảo toàn văn hóa vật thể cũng như phi vật thể.

Với những dữ liệu càng lúc càng phong phú, những viễn tượng của con người về thế giới bao quanh và vũ trụ, về con người lần hồi cũng phải thay đổi. Những não trạng phụ quyền với nền văn hóa tôn trọng đàn ông đã ngự trị trong nhận thức Tây phương và cả Đông phương hơn năm ngàn năm qua, cũng bắt đầu tan rã để nhường bước cho sự đi lên của nữ quyền, của sự hiện diện của người nữ trong nhiều lãnh vực như giảng dạy cấp cao ở môi trường đời cũng như đạo, vị trí trong nền kinh tế và chính trị kể cả tôn giáo mà xưa chỉ dành cho thế giới người nam. Con người cũng chợt nhận ra thế giới bao quanh là “home”12 của mình. Và nhận thức được họ cũng thuộc về thế giới “không-con-người”13 và sự tàn phá môi trường này thì gây ảnh hưởng trực tiếp ngay lên chính con người.14


6) Trong những nội hàm xác định các xu hướng toàn cầu hóa, người ta cũng nói đến một sự phục hưng các tôn giáo. Điều kỳ lạ là khi con người càng muốn phát triển một xã hội tiêu thụ “đơn chiều kích” theo cách nói của triết gia Tân Marxist Herbert Marcuse, thì đồng thời nhu cầu tôn giáo lại càng khẩn thiết. Trong phần đề tựa của tác phẩm Community and Spiritual Transformation15 nhà linh đạo Gibson Winter đã nói lên có “một dấu chỉ của thời đại mới đó là sự canh tân tôn giáo xảy ra khắp cùng thế giới.”16

7) Có một nhận thức thật sâu sắc của Đức Benedict XVI, khi còn là Bộ Trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin, nói lên mối tương quan văn hóa và tôn giáo mà ta cần chú ý. Trong ba ngày họp với với Liên Hội Đồng Giám Mục Á Châu tại Hongkong từ ngày 03 đến ngày 05-03-1993, ngài đã có nhận định:

Trong tất cả các nền văn hóa mà ta biết được trong lịch sử, tôn giáo luôn luôn là mt yếu t căn bn của văn hóa, thậm chí linh hồn ca văn hóa. Chính tôn giáo n định cu trúc ca các giá tr và do đó hình thành nên lý l ni ti của cấu trúc ấy.17
Và theo ngài khi hai nền văn hóa đi vào đối thoại, vấn đề hội nhập văn hóa18 lại được đặt ra và ngài cho thấy muốn có hội nhập văn hoá thì mỗi nền văn hoá phải có tính phổ quát cách tiềm tàng; điều đó có ý nghĩa theo ngài, là cho “dù ở trong nền văn hóa nào thì cũng chỉ có một bản tính nhân loại đang hoạt động19 tìm về sự hiệp nhất là một chân lý chung của kiếp người, đang ẩn tàng trong mọi nền văn hoá.20

Nhìn chung như thế, nhân học văn hóa thiết yếu đụng đến những nền văn hóa.



Chính vì thế nhu cầu trở về nguồn gốc của định nghĩa văn hóa là khẩn thiết. Ta biết rằng văn hóa là một thực tại thật sự phức tạp và khó định nghĩa. Thật vậy, có bao nhiêu nhà nhân chủng học là có bấy nhiêu định nghĩa về văn hóa! Nếu chỉ giới hạn vào các tài liệu liên quan trực tiếp đến nhân học thì A. L. Kroeber và C. Kluckhohm đã góm nhặt được từ năm 1952 gần như là 300 định nghĩa và đã phân tích đến 164 định nghĩa.21 Trong chương này chính chúng ta sẽ tự giới hạn vào ý nghĩa mà các nền nhân học đương đại hiểu về văn hóa.

NHỮNG NỖ LỰC CỦA NHÂN LOẠI

TRONG TIẾN TRÌNH XÁC LẬP VĂN HÓA
Theo nhà nhân chủng học Mỹ A. L. Kroeber, “sự hiện thực của khoa nhân học mang tầm ý nghĩa lớn lao nhất trong bán thế kỷ đầu thứ XX, đó là đã mở rộng và xác định khái niệm về văn hóa.”22 Trong khoảng thời gian ngắn, khái niệm này đã trở thành một công cụ suy tư quan trọng về sứ mạng và hoàn cảnh của Giáo Hội trong thế giới hôm nay. Hiến chế Gaudium Spes23 cũng đã dành nguyên một chương nói về văn hóa. Tông huấn Evangelii Nuntiandi 24 của Đức Phaolo VI, chính xác đã được nhìn nhận như là một Hiến Chương của sự Tin Mừng hóa các nền văn hóa. Năm 1982, Đức Yoan-Phaolô II đã lập ra Ủy Ban Tư Vấn Giáo Hoàng về Văn Hóa với một xác tín mạnh mẽ rằng sự đối thoại giữ GH và những nền văn hóa mang một tầm quan trọng chính yếu cho nhân loại và GH. Từ Vatican II, người ta nhận thấy nơi nhiều GH địa phương một sự ý thức hóa về văn hóa càng lúc càng rõ nét.
Văn Hóa Theo Nhân Học Đương Đại
Văn hóa là một khái niệm và là một từ khóa mang nội hàm rộng lớn, phong phú và đa nguyên. Về mặt từ nguyên, trong tiếng Trung25 có bộ Văn và âm Hóa ,Văn là cái dấu vết do đạo đức lễ nhạc giáo hóa mà có vẻ đẹp đẽ rõ rệt,26 còn Hóa là lấy lễ giáo mà cảm,27 ghép hai âm lại là 文化.28Trong tiếng Tây phương: Tiếng Anh hay Pháp culture; tiếng Đức kulture có nguyên gốc Latinh là cultura bắt nguồn từ gốc động từ colere có nghĩa là “trồng trọt,”29 canh tác, khai khẩn. Không phải khai khẩn nông nghiệp (agri-culture) nhưng con người, khai khẩn những khả năng thể lý, tinh thần, tâm lý, thiêng liêng… của con người. Nói cách chung văn hóa liên quan đến những khuôn mẫu30 sinh hoạt con người và những cơ cấu biểu tượng đem lại ý nghĩa và tầm quan trọng cho các sinh hoạt này. Những triết gia như Leibniz, Voltaire, Hegel, von Humbold, Kant, Freud, Adorno, Marcuse,… tất cả đều đã suy nghĩ về hạn từ ‘văn hóa’ trong bối cảnh mà các tác giả sử dụng.
1) Ở trong những thời kỳ đầu của triết học, ‘văn hóa’ thường được hiểu như là đối nghịch với ‘thiên nhiên.’
Văn hóa là cách thế mà con người cải biến cái tự nhiên để làm cho cái tự nhiên trở nên dễ chịu và phù hợp với con người. Con người xem xét thế giới xung quanh mình và làm cho nó trở thành một nơi có ý nghĩa hơn để sống. 31
2) Còn theo các nhà nhân chủng học, ‘con người là một con vật văn hóa.’ 32 Mỗi chúng ta, từ lúc đầu đời, đã được ‘Chương trình hóa,’ được giáo dục hay bị ‘nhồi sọ’ theo một cung cách nào đó duy nhất để làm người. Như thế tự thân chúng ta đã xa rời những khả năng và những phương thế khác để hiện thực đời mình. Văn hóa đó là tổng thể phức tạp bao gồm những yếu tố giúp hình thành mỗi người chúng ta nên con người mà ta phải trở thành. Văn hóa theo chúng ta như bóng với hình. Nó gần gũi với chúng ta đến mức độ ta luôn rất khó giải thích cho tha nhân thật sự chính xác ta là ai. Đồng thời, văn hóa vượt tràn chúng ta. Chúng ta không sở hữu nó. Mà trái lại, chính nó mới sở hữu chúng ta và tạo dạng cho đời sống chúng ta. Các thành viên trong gia đình, những con người cùng môi trường, giai cấp xã hội, chủng tộc và Giáo Hội của chúng ta cùng chia sẻ cội nguồn văn hóa này.33

Những nền văn hóa có thể được hiểu như là


những hệ thống biểu tượng và ý nghĩa mà ngay kẻ sáng lập ra nó cũng đặt lại vấn đề, là những khái niệm thiếu hẳn những ranh giới cố định, luôn nhấp nhô thiếu ổn định, và đi vào tương tác cùng đua tranh với nhau.34
Con Người Như Hữu Thể Sáng Tạo Văn Hóa
Đã có một thời, không có con người và cũng chẳng có văn hóa. Văn hóa là cái gì gắn liền với tổ chức xã hội loài nguời.
1. Con Người Như Chủ Thể Văn Hóa

Khi xuất hiện trên hành tinh xanh này, từng bước một, như có một lệnh truyền từ nội tâm sâu xa nhất và một sức mạnh thúc đẩy con người đứng lên làm chủ mặt đất và khai hóa nó.
Chính vì thế, khi bàn đến sau này vai trò của Tin Mừng và hội nhập văn hóa, ta cần để ý đến:
tiêu điểm của cuộc hội ngộ giữa Tin Mừng và văn hóa là sự chuyển hóa, không chỉ là văn hóa, mà là về xã hội xét như một toàn thể, trong tiến trình đó xã hội ấy trở thành nước Thiên Chúa.35
Sự minh giải vai trò của văn hóa cũng như của các nền văn hóa hay tiểu văn hóa trong sự tương tác với nhau, 36 sẽ giúp cho chúng ta hiểu rõ hơn ngay chính sự tương tác giữa Tin Mừng và văn hóa, làm cho con người như con vật văn hóa sẽ được biến luyện37 ra sao để trở thành nhân loại thích ứng với Trời Mới Đất Mới.
2. Văn Hóa Như Sự Diễn Tả Cái Thường Nhật
Như trên ta đã thấy, con người là hữu thể sáng tạo ra ra văn hóa và bằng các phương tiện văn hóa do nó tạo ra, con người thuần hóa ngay chính mình cũng như tạo vật xung quanh.
3. Những Cố Gắng Tiếp Cận Văn Hóa

Không thể có một định nghĩa văn hóa khả dĩ bao quát hết mọi khía cạnh của con người. Tự thân, văn hóa là một hạn từ khóa bao quát chất chứa trong bản thân nó quá nhiều nội hàm. Chính vì thế nhìn văn hóa như một phổ gồm các cách tiếp cận sẽ giúp chúng ta phân biệt ít nhiều những phẩm chất của văn hóa. Cách chung, ta có thể tiếp cận văn hóa bằng con đường chủng tộc học hay con đường nhân loại học.38

Ở vào ngành nhân chủng học, có thể nói, lần đầu tiên khái niệm văn hóa được hệ thống là vào thế kỷ XIX khi các nhà nghiên cứu chú tâm vào vấn đề văn hóa và đặt ra các phương pháp luận để dõi theo sự nghiên cứu của họ và có thể lượng giá.


1) Năm 1871, trong tuyệt tác Primitive Culture,39 Edward Tylor (1832-1917), một trong những nhà nhân học của thế giới nói tiếng người Anh, lần đầu tiên đã sử dụng hạn từ ‘culture (văn hóa)’ trong viễn tượng ca nn nhân hc xã hi. Ông đã định nghĩa văn hóa như sau:
Văn hóa hay văn minh hiểu theo nghĩa rộng trong dân tộc học, là một tổng thể phức hợp bao gồm kiến thức, niềm tin, nghệ thuật, đạo đức, luật lệ, phong tục, và bất cứ những năng lực, tập quán nào mà con người thu nhận được với tư cách là một thành viên của xã hội.40
2) Với những đặc điểm chính yếu mà tác giả nêu lên trong định nghĩa này, ta có thể dùng chúng làm điểm quy chiếu cho những tiếp cận và những mô tả về thực tại văn hóa mà các định nghĩa khoa học khác cố gắng diễn tả. Thật vậy,

(i) Chúng đều làm nổi bật phần chung: văn hóa như là tổng thể hữu cơ (một khái niệm về sự sống, một dự án cuộc sống, một hệ thống) mà một cá nhân thu nhận được qua việc học hỏi với tư cách là một thành viên của môi trường của mình.41

(ii) Theo Tylor, chủ đề chính của văn hóa, chính là con người như là thành viên của nhóm người phân biệt rõ nét. Lúc mới sinh ra con người là “phi văn hóa.”

(iii) Theo ông, văn hóa không là một thực tại mà người ta thừa hưởng do di truyền, nhưng con người thu nhận được qua học hỏi42 sau khi sinh ra.



H. E. B. Tylor

(1832-1917)43
Và vì thế ta có thể quan niệm văn hóa cách chung như là di sản xã hội của nhân loại, hay một cách riêng biệt hơn, như là một dòng chảy đặc biệt ở bên trong di sản này.44 Văn hóa như vậy, có tính ổn định, chất chứa những quá trình mang tính kế thừa, truyền thống trong đó con người tham dự vào.
3) Gần đây hơn, hai nhà nhân học Mỹ, Alfred L. Kroeber (1876-1960)45Clyde Kluckholn (1905-1960)46 cho một cái nhìn bao quát hơn nữa.47 Theo các ông, cách chung có hai hướng đụng đến văn hóa. Một hướng thừa kế triết hc thi Ánh Sáng, gi “văn hóa,” là toàn bộ di sn tri thc tích lũy t Thi C Đại mà các dân tc Tây phương xác tín là đã hình thành lên nn văn minh ca h trên đó. Hướng kia, chuyên về nhân hc hơn, thì gi “văn hóa” theo định nghĩa được coi là chun do Edward B. Tylor đưa ra năm 1871:48
Văn hóa bao gồm những mô hình minh nhiên và mặc nhiên của hành vi và cho hành vi, được đón nhận và được chuyển giao nhờ qua các biểu tượng, hình thành nên sự thành tựu riêng biệt của nhóm người, bao gồm sự hóa thân của họ qua các đồ tạo tác; cốt lõi chính của văn hóa bao gồm những ý tưởng truyền thống (bắt nguồn từ lịch sử và được chọn lọc qua lịch sử) và nhất là những giá trị thiết thân với họ; một đàng, các hệ thống văn hóa có thể được xem như là sản phẩm của hoạt động, đàng khác, chúng cũng đưọc xem như là yêu tố điều kiện hóa hoạt động sau này. 49

Các định nghĩa nói trên cho ta sự nhận xét sau:50
(i) Văn hóa gắn liền với con người. Những yếu tố cấu thành nên văn hóa xuất phát từ một thế giới quan và một h thng các giá tr da trên thế gii quan này.

(ii) Các yếu t này được din t nh qua mt h thng biu tượng thuộc nhiu loi: trong thn thoi, nht là nhng thn thoại về ngun gc vũ tr, con người; trong nhng trình thut lch s (v các anh hùng dân tc); trong nhng sáng to ngh thut bng ngôn t, âm thanh (âm nhc và kch ngh), màu sc (tranh), đá (tượng), thân th (múa) hay không gian (cung đin); và trong những nghi thức phng v th hin mi tương quan của con người vi thn thánh giúp cho vic ni tâm hóa và đảm bo mi dây hip nht ca cng đồng.


tải về 230.9 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương