NIỀm tin vàO ÐỨc kitô trưỚc sự thách ðỐ


- Phác hoạ đôi nét về diện mạo nền Thần học á Châu



tải về 230.9 Kb.
trang3/3
Chuyển đổi dữ liệu30.07.2016
Kích230.9 Kb.
#10395
1   2   3

2- Phác hoạ đôi nét về diện mạo nền Thần học á Châu
Các sử gia Công giáo cho rằng, thần học Á Châu tiến triển chậm hơn so với khu vực Châu Phi và Châu Mỹ Latinh. Có tình trạng ấy là vì nó bị kẹp chặt trong khuôn khổ của nền “thần học chính thống” bất di bất dịch của phương Tây, phù hợp với tính cách của các giáo hội ở các nước thuộc địa hoặc phụ thuộc. Phải đến những năm 60, khi Châu Á có những thay đổi lớn về kinh tế, chính trị, xã hội và tôn giáo do sự tan rã của chủ nghĩa thực dân thì thần học Á Châu mới có sự chuyển biến.(14)

Ngay từ những năm 60 một số nhà thần học Châu Á đã nêu lên vấn đề cần thiết phải xây dựng một nền thần học Kitô sao cho phù hợp với người Châu Á. Tuy nhiên, phải đến Đại hội lần thứ nhất các Giám mục Á Châu họp tại Manila, Philippin (1970), thì việc xây dựng nền “thần học địa phương” mới được đặt ra. Đại hội này hứa sẽ: “Phát triển một nền thần học địa phương và làm tất cả những gì có thể để đời sống và sứ điệp của Tin Mừng được nhập thể hơn bao giờ hết vào các nền văn hoá phong phú và lâu đời của Á Châu.”(15) Hội nghị toàn thể Liên Hội đồng các Giám mục Á Châu lần thứ nhất về Loan bao Tin Mừng tại Châu Á thời hiện đại (1974) khẳng định: “Việc xây dựng nền thần học Á Châu phải được coi là một ưu tiên đặc biệt. Vì cần phải biết phân định các đòi hỏi về thần học và biết diễn tả các kiến thức và nguyên tắc thần học, khi sống cận kề các thực tại của Á Châu.”(16)

Trong những thập niên 80 thế kỉ XX, giới thần học Kitô giáo của khu vực đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo nhằm tìm kiếm một nền “Thần học Kitô giáo theo cung cách á Châu(17).Đặc biệt, nhà thần học dòng Tên người ấn Độ, Linh mục S.Kappen (1924-1993), đã có bài viết quan trọng: “Định hướng để xây dựng một nền thần học á Châu” nêu lên những vấn đề khá cơ bản và toàn diện, từ cội nguồn, cấu trúc của suy tư thần học đến những yêu cầu cho việc xây dựng một nền thần học Á Châu đích thực. Với chủ trương làm “thần học từ dưới lên”, ông cho rằng, cội nguồn của thần học Á Châu “phải là cuộc gặp gỡ của chúng ta với Thiên Chúa trong hoàn cảnh “lịch sử hiện tại”. Đó là “thế giới thực tiễn(18). Theo ông: “Mùa xuân của thần học Á Châu chỉ xuất hiện khi chúng ta khước từ làm thần học bằng uỷ quyền, nghĩa là khước từ làm những đài tiếp vận cho những tư tưởng tiền chế ở nơi khác và khi chúng ta sáng tạo ra một trật tự xã hội công bằng và tự do”(19).


1 Tông Huấn Evangelii Nuntiandi, số 33. (Loan Báo Tin Mng).

2 Cung điện Tám Tầng Trời (Palace of the 8 Heavens, năm 1669). Nền văn hóa này rất tiêu biểu cho văn minh BaTư. Photo do User Zereshk. Cf. (http://en.wikipedia.org/wiki/File:Mehmooni2.jpg)

3 Đặc biệt tại Mỹ và Anh.

4 Cf. http://www.crystalinks.com/anthropology.html.

5 Ethnography.

6 Folklore (= Các truyền thống, câu chuyện, phong tục, ... của một cộng đồng).

7 Cf. Adamson Hoebel (1969). Anthropology: The study of man. New York: McGraw–Hill. (Bản dịch Việt Ngữ, (2007, tr. 15)). Hoebel (1906-1993) là nhà nhân chủng học, giáo sư môn học này tại ĐH Minnesota, ông cũng nổi danh như nhà giáo dục với những công trình nghiên cứu về hệ thống luật pháp trong những xã hội tiền văn hóa (chưa biết đọc hay viết chữ). Ông là nghiên cứu sinh môn nhân chủng học dưới sự hướng dẫn của các nhà nhân chủng thời danh tại ĐH Columbia như Franz Boas và Ruth Benedict. Tác phẩm thời danh khác: E. Adamson Hoebel (1979). Anthropology and the Human Experience, 5th ed. (New York: McGraw Hill).

8 Ví dụ qua tiến trình enculturation (hấp thụ văn hóa) và socialization (xã hội hóa).

9 Giữa “Nature và Culture.” Thiên nhiên hay tự nhiên.

10 Human nature.

11 Điều này không còn nghi ngờ khi các nhà khảo cổ phát hiện trong những hang động những đồ họa, hình tượng của người cổ đại đã nói lên những suy nghĩ, những kết luận của họ về bản thân hay các loài cũng như thế giới xung quanh.

Cf. (http://en.wikipedia.org/wiki/Cultural_anthropology)



12 Gốc từ Hilạp là oikos ( có nghĩa là ngôi nhà. Từ đó, ta hiểu ý nghĩa của Ecology (= oikos + logia) ngành khoa học nghiên cứu những hệ luận làm tổn thương môi trường, ví dụ khai thác cách bóc lột thiên nhiên như chỉ là đối tượng vật chất.

13 The non-human world. Đó là thế giới còn lại bao quanh, khi không kể con người vào.

14 Tầng ozon bị thủng gây các tác hại lên da thịt và võng mạc, tàn phá rừng đặc biệt rừng mưa nhiệt đới thì gây lụt lội, bão tố, đất trồi, gây ô nhiễm lên không trung và ao hồ sông rạch, đại dương thì khí thở thiếu trong lành, nước dùng trở nên độc hại, thực phẩm rau cỏ không sạch….

15 Cộng Đồng và Biến Đổi Thiêng Liêng (1989).

16 Gibson Winter (1989, tr.1). Community and Spiritual Transformation.

17 Cf. http://lavangparish.org/v_collection1_10.html. Bài nói chuyện của Đức Hồng Y Joseph Ratzinger, Bộ Trưởng Bộ Giáo Dục Đức Tin (DC, số ra ngày 16-07-1995). Bản dịch của Phêrô ĐXT.

18 Cf. Định Nghĩa ở sau.

19 Ibid. Ratzinger (tr. 2).

20 Ibid.

21 A. L. Kroeber và C. Kluckhohm (1952).Culture: A Critical Review of concepts and definitions. Cambridge: Harvard University Press.

22 A. L. Krober (1950). Anthropology. Trích từ Scientific American, vol 183, tr. 87.Cf. Trích lại nơi Achiel Peelman (1989). L’inculturation: L’Eglise et les Cultures. Paris: Desclée/Novalis.

23 7/12/1965.

24 8/12/1975.

25 giản thể hay phồn thể theo Thiều Chửu (2003, tr. 249 và 77). Hán Việt Tự Điển.

26 Cf. Thiều Chửu (tr. 249) Một từ ghép gần gũi là văn minh (wén míng).

27 Cf. Thiều Chửu (tr. 77).

28 Đọc theo Latinh là wén huà.

29 To cultivate, liên quan đến mọi sự gì do con người tạo ra (như là khác biệt với những gì do thiên nhiên tạo ra) để diễn tả bản thân (to express themselves) và làm cho thế giới này trở nên dung thân hơn và “nơi chốn” thân thiện hơn (to make the world more habitable and hospitable “place”). Cf. Thomas H. Groome (1998, tr. 152-153). Sharing Faith.

30 Patterns.

31 Michael Amaladoss. (1998). Beyond Inculturation: Can The Many be One (Bên Kia Hội Nhập Văn Hóa, Bản dịch của Lê Công Đức (2000). Michael Amaladoss, SJ (sinh 1938) là giáo sư thần học tại Vidyajyoti College of Theology, Delhi, India, và Giám Đốc Institute for Dialogue with Cultures and Religions (Viện Đối Thoại với các Nền Văn Hóa và Tôn Giáo) tại Chennai, Ấnđộ. Cha là một nhà giảng thuyết tầm thế giới và tác giả của nhiều ấn phẩm về Sứ Vụ, Linh Đạo, và Thần Học Giải Phóng. Cha là giáo sư thỉnh giảng thường xuyên của The East Asian Pastoral Institute, Manila. Ý nghĩa này liên quan đến cái “tự nhiên” và cơ cấu hóa cái tự nhiên trong những mối liên quan đến đời sống hiện sinh của con người. Ý nghĩa này xuất phát từ cung cách riêng mà ta nhìn Thiên Chúa, con người và vũ trụ.

32 a cultural animal. Ví dụ Cf. Achiel Peelman (1989, tr. 42). Ibid.

33 Cf. Achiel Peelman (1989, tr. 42). Ibid.

34 Cf. Carther Vayghn Findley & John Alexander Rothney (2006, tr. 14). Twentieth-century World.

35 Michael Amaladoss. (1998, tr. 85).

36 Cf. M. Amaladoss. Ibid. (tr. 85).

37 trans-formation. Cf. Giáo Trình Linh Đạo Huấn Luyện Ch III. (2007).

38 Trong tiếng Việt, văn hoá là hạn từ có một nội hàm ngữ nghĩa khá phong phú và phức tạp.Ta có thể hiểu văn hoá liên quan đến mọi hoạt động sáng tạo của con người; trong đời thường ta cũng có thể hiểu văn hoá như là một lối sống, thái độ ứng xử; và cũng có thể hiểu văn hoá như trình độ học vấn mà bản thân ta đạt được (Ví dụ hồ sơ về lý lịch khoa học của cá nhân ghi rõ trình văn hóa của mình).

39 Văn Hóa Nguyên Thủy. Edward. B. Tylor (1871; 1873). Primitive Culture: Researches in to the Development of Mythology, Philosophy, Religion, Art, And Custom. Ngài Edward Burnett Tylor (2/10/1832 – 2/1/1917), là một nhà nhân chủng học người Anh. Ông được nhìn nhận như là đại biểu của thuyết tiến hóa văn hóa. Trong tuyệt tác Primitive Culture and Anthropology, ông định nghĩa bối cảnh nghiên cứu khoa học của nhân học, dựa tên lý thuyết tiến hóa của Charles Darwin. Ông xác tín rằng có một nền tảng chức năng liên quan đến sự phát triển xã hội và tôn giáo mà ông xem là mang tính phổ quát. (Cf. Paul Bohannan (1969). Social Anthropology. New York: Holt, Rinehart & Winston). E. B. Tylor được xem như là một nhà nhân chủng học nền tảng của ngành khoa học nhân học xã hội, và các công trình nghiên cứu của ông đóng góp cho ngành nhân chủng học được nhìn nhận là quan trọng và mang tầm ảnh hưởng lâu dài.

40 E.B. Tylor (1871; 1873). Primitive Culture: Researches in to the Development of Mythology, Philosophy, Religion, Art, And Custom.

41 Cf. Achiel Peelman (1989, tr. 43). Ibid.

42 Cf. Phần diễn giải ở sau.

43 http://en.wikipedia.org/wiki/Image:Edward_Burnett_Tylor.jpg.

44 Cf. R. Linton (1936, tr. 78). The Study of Man. New York: D. Appleton-Century. Cf. F. Faucher (1973, tr. 43). Acculturer L’Evangile: Mission Prophétique de L’Église. Montréal: Fides

45 Alfred Louis Kroeber sinh 11/06/1876 tại Hoboken, New Jersey –5/10/1960 tại Paris, là một trong những nhà nhân chủng học thời danh của Mỹ ở vào thời kỳ đầu bán tk XX.

46 Sinh 11/01/1905 tại Le Mars, Iowa-28/07/1960, gần Santa Fe, New Mexico, là nhà nhân học Mỹ và lý thuyết gia xã hội. Ông được biết đến như nhiều như là người có nhiều năm nghiên cứu nhân chủng học với bộ tộc Navajo và sự đóng góp cho sự phát triển lý thuyết về văn hóa nằm trong nhân chủng học Mỹ.

47 A.L. Kroeber and Clyde Kluckhohn (1952). In Culture: A Critical Review Of Concepts And Definitions. Cf. Nicolas Journet (.). Văn hóa là gì?

(http://chungta.com/PortletBlank.aspx/E87168AED88D45648F671CE3F2BB418/View/Van-Hoa/D862161D2AEF4B18AFC5EDF350650EFE

/5149.viePortal?print=Van_hoa_la_gi$20954).


48 Nghĩa là toàn bộ nhng tri thức, tín ngưỡng, ngh thut, giá tr, nhng lut l, phong tục và tt c nhng năng lc và tp quán khác mà con người vi tư cách thành viên của xã hi nm bt được.

49 A. L. Krober & Kluckhohn (1952). Culture, a Critical Review of Concept and Definitions (Văn Hóa, Một Quan Niệm Phê Bình Về Khái Niệm Và Định Nghĩa). “Culture consists of patterns, explicit and implicit, of and for behavior acquired and transmitted by symbols, constituting the distinctive achievement of human groups, including their embodiment in artifacts; the essential core of culture consists of traditional (i.e. historically derived and selected) ideas and especially their attached values; culture systems may, on the one hand, be considered as products of action, on the other as conditioning elements of further action.” (p. 357). Trích từ Các Bài Thuyết Trình của Viện Bảo Tàng Khảo Cổ Học và Dân Tộc Học Mỹ, ĐH Harvard (Ch 47, tr. 18). Xuất bản đầu tiên năm 1952, Vol. XLVII—No. 1 of the Papers of the Peabody Museum of American Archaeology and Ethnology, Harvard University. Cambridge, MA. Cf. Book A. L. Kroeber & Clyde Kluckhohn & Wayne Untereiner & Alfred G. Meyer (1952). Cambrgidge: Peabody Museum (435 pgs). Cf. A. Hoebel (tr. 30); Cf. Chris Jenks (1993, tr. 36-37). Culture. London: Routledge. Cf. M. Amaladoss (2000, tr. 87). Bên Kia HNVH. (Bản dịch).

50 Cf. M. Amaladoss (2000, tr. 87-88). Bên Kia HNVH. (Bản dịch).

51 Ví dụ vô thức tập thể (collective uncosciousness, C. Jung). Vô thức tập thể là một hạn từ của khoa tâm lý phân tích do Jung sáng lập. Nó được xem như là một phần của tâm thức vô thức (unconscious mind), ẩn tàng trong nhân loại dưới mọi dạng hình sống có thần kinh hệ và mô tả cấu trúc tâm linh (psyche) tổ chức kinh nghiệm độc lập ra sao. Jung phân biệt vô thức tập thể với vô thức cá nhân (personal unconscious), trong đó vô thức cá nhân được xem tựa như hồ chứa kinh nghiệm của từng cá nhân duy nhất, trong khi vô thức tập thể thu tóm và tổ chức tất cả những kinh nghiệm cá nhân này. Vô thức tập thể này thì hoàn toàn giống nhau trong các cá nhân của một cộng đồng. Cf. C. Jung (tr. 43). Archetypes and the Collective Unconscious.

(Cf. http://en.wikipedia.org/wiki/Collective_Unconscious). Tâm thức vô thức đó là hạn từ do triết gia lãng mạn người Đức, Sir Christopher Riegel, tk XVIII đặt ra, và mãi sau này mới được du nhập vào Anh nhờ thi sĩ và nhà khảo luận Samuel Taylor Coleridge (21/10/1772-25/7/1834). Tâm thức vô thức có thể định nghĩa như là phần của tâm thức đã để cho một số các hiện tượng tâm linh được hiển hiện trong tâm thức của con người mà ngay đương sự không biết đến thời gian thế nào.



52 Cf. M. Amaladoss (2000, tr. 88). Bên Kia HNVH. (Bản dịch).

53 Sự Tuyên Ngôn thống nhất của UNESCO về Sự Đa Dạng Văn Hóa vào ngày 2/11/2001, khóa 31, tại Paris (The universal declaration on Cultural Diversity adopted by the 31st session, at Paris).

54 Định nghĩa này có cùng phương hướng với những kết luận của: (i) Hội Nghị Thế Giới về những Chính Sách Văn Hóa tại Mexico City, năm 1982 (The World Conference on Cultural Policies, Mondiacult); (ii) Ủy Ban Thế Giới về Văn Hóa và Phát Triển, năm 1995 với chủ đề “Sự Đa Dạng Sáng Tạo của Chúng Ta” (The World Commission on Culture and Development, “Our Creative Diversity”); và Hội Nghị Liên Quốc Gia về Chính Sách Văn Hóa và Phát Triển tại Stockholm năm 1998). (The Intergovernmental Conference on Cultural Policies Development).



tải về 230.9 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương