NIỀm tin vàO ÐỨc kitô trưỚc sự thách ðỐ



tải về 230.9 Kb.
trang2/3
Chuyển đổi dữ liệu30.07.2016
Kích230.9 Kb.
#10395
1   2   3

(iii) Con người to ra văn hóa. Trong tư cách là mt biu tượng, văn hóa là trung gian gia con người và t nhiên. Đàng khác, văn hóa gi vai trò hun luyn mt cách ý thc hay vô thc51 theo nghĩa nó giúp cho mt thành viên tr ca cng đồng có th sát nhp hài hòa vào đời sng cng đồng.


(iv) Văn hóa thiết yếu mang tính cộng đồng. Nó được hình thành từ rất nhiều người, không phải là do một cá nhân nào, và qua dòng thời gian, có khi rất lâu, và toàn tại khi những con người tạo ra nó đã khuất rồi. Tuy nhiên một thành viên của cộng đồng, với tư chất đặc biệt có khả năng sáng tạo, có thể tạo ra những tiền đề và làm thay đổi văn hóa.52
3) Koichiro Matsuura, GĐ của UNESCO khi tuyên ngôn trước toàn thế giới về tính Đa Dạng Văn Hóa vào Phiên Họp lần thứ 31, ngày 2/11/2001 tại Paris53 cũng đã nhấn mạnh:
Văn hóa nên được đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hoàn, vật chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và nó chứa đựng, ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin.54
Đức Tin Kitô giáo có khả năng thông truyền cho các nền văn hóa

Theo Benedict, đức tin Kitô giáo có quyền và có khả năng thông truyền cho các nền văn hoá khác, tiếp nhận chúng và thể hiện phần của mình cho các nền văn hoá đó.

Thật ra, việc này bao hàm tất cả những vấn đề có liên quan với nền tảng của đời sống Kitô hữu: Tại sao lại tin? Có một chân lý cho con người không, một chân lý có thể nắm bắt được và dành cho hết mọi người ? Hay thông qua các biểu tượng khác nhau, chúng ta phải chấp nhận chỉ biết sơ qua mầu nhiệm, một mầu nhiệm không bao giờ tỏ lộ hết cho chúng ta?

Nói về niềm tin của mình cho người khác chỉ là một hành động tuỳ ý hay là một bổn phận thật sự? Dù những câu hỏi này không thể được đề cập thẳng thắn và bàn bạc rộng rãi, ta cũng phải cưu mang chúng trong tâm trí vì chúng là nền tảng cho phép ta suy tư về đức tin và văn hoá.


VĂN HOÁ, HỘI NHẬP VĂN HÓA, GẶP GỠ GIỮA CÁC NỀN VĂN HÓA

1. Văn hóa liên hệ với tôn giáo thế nào, và làm sao văn hoá có thể tiếp xúc các hình thức tôn giáo vốn xa lạ với văn hoá ?


1) Ta có thể đưa ra một nhận xét rằng: Trong thời đương đại chính Âu châu là tác giả đầu tiên khai sinh ra khái niệm văn hoá, coi văn hoá là một thực tại tách biệt với tôn giáo hay thậm chí đi ngược lại tôn giáo.

Trong tất cả các nền văn hoá mà ta biết được trong lịch sử, tôn giáo luôn luôn là một yếu tố căn bản của văn hoá, thậm chí là linh hồn của văn hoá. Chính tôn giáo ấn định cấu trúc của các giá trị và do đó hình thành nên lý lẽ nội tại của cấu trúc ấy.

2) Nhưng, nếu như vậy thì là một thách đố cho người sứ vụ: làm cho đức tin Kitô giáo hội nhập vào các nền văn hoá

Thật sự là khó hiểu khi một nền văn hoá đã từng sống và tồn tại nhờ một tôn giáo nào đó, đã hoà trộn hết sức chặt chẽ, lại có thể đem gán với một tôn giáo khác, nếu không muốn cả hai đi tới chỗ tiêu vong.



Kéo một tôn giáo ra khỏi nền văn hoá mà nó đã từng khai sinh ra là đã cướp đi linh hồn của nền văn hoá ấy.

Nói cách khác, nếu ghép một quả tim mới, như quả tim Kitô giáo, vào nền văn hoá ấy thì sớm hay muộn cơ thể vốn không được tiền định cho việc lắp ghép này sẽ loại trừ tôn giáo xa lạ ấy. Tìm một giải đáp tích cực cho công việc này quả là khó.

3) Công việc hội nhập này chỉ có ý nghĩa khi đức tin Kitô giáo và tôn giáo kia, đang tồn tại cùng với một nền văn hoá nhất định, không hoàn toàn khác nhau.

Công việc này chỉ có ý nghĩa khi hai tôn giáo ấy cởi mở tiếp nhận nhau hay có thể nói, khi hai tôn giáo ấy tự nhiên có xu hướng muốn xích lại với nhau, kết hợp với nhau.

Như vậy, muốn có hội nhập văn hoá thì mỗi nền văn hoá phải có tính phổ quát cách tiềm tàng.

Dù ở trong nền văn hoá nào ta cũng chỉ có một bản tính nhân loại hoạt động. Tìm về sự hiệp nhất là một sự thật chung của kiếp người, có trong tất cả mọi nền văn hoá.

4) Nói cách khác, tìm cách hội nhập văn hoá chỉ là một việc làm có ý nghĩa khi không gây bất công cho một nền văn hoá nào, vì tâm trí mọi người vốn đã sẵn sàng tiếp đón sự thật nên sẽ thấy nền văn hoá ấy được mở ra và được phát triển thêm nhờ tiềm năng của một nền văn hoá khác.


Bởi vậy, yếu tố nào trong nền văn hoá gạt bỏ sự cởi mở và trao đổi này, yếu tố ấy chính là yếu tố thiếu sót trong nền văn hoá đó, vì loại bỏ các nền văn hoá khác là đi ngược lại bản tính con người.

Còn một nền văn hoá cao là nền văn hoá luôn cởi mở, khả năng cho đi và nhận lại, có khả năng phát triển chính mình, chấp nhận sự thanh lọc và ngày càng hoà hợp với chân lý và con người.



2. Một cố gắng định nghĩa Văn Hóa Theo Benedict
Văn hoá là hình thức chung, được phát triển qua dòng lịch sử, diễn tả các quan niệm và giá trị chi phối đời sống của một cộng đồng.
1) Trước hết, văn hoá có liên quan với tri thức và các giá trị. Văn hoá là một nỗ lực hiểu biết về thế giới và cuộc sống con người trong thế giới. Nhưng đó không phải chỉ là một nỗ lực hiểu biết thuần tuý lý thuyết, mà đúng hơn đó là một nỗ lực nhằm phục vụ những ích lợi căn bản của đời sống con người.

2)Trong sự hiểu biết ấy, điều tiếp theo là con người trong nền văn hóa đó, phải biết thế nào là làm người, và vai trò của con người trong thế giới ra sao.


3) Nói cách khác, vấn đề là làm sao để tự hoàn thành bản thân khi ta theo đuổi sự thành công và hạnh phúc

Nói tới văn hóa là đụng chạm tới một sự hiểu biết, một nhận thức một và sự hiểu biết cùng nhận thức phải đưa đến sự hành xử (praxis), liên đới với những giá trị và cả hệ thống đạo đức. (Chính tín và chính hành).
4) Như thế, theo nghĩa cổ điển, văn hoá là vượt lên trên cái thấy ngay, cái bên ngoài để đi tới những nguyên nhân đích thực, và nhờ đó, theo nghĩa sâu xa nhất, văn hoá là cởi mở đối với cái thần thiêng.
Tương tự như vậy, như đã nói, trong văn hóa, cá nhân vượt lên trên bản thân mình và như được đưa lên trước để tham gia vào một chủ thể mang tính xã hội rộng lớn hơn, nơi đây cá nhân có thể vay mượn, giữ gìn và phát triển các quan niệm.
5) Văn hoá luôn gắn liền với một chủ thể xã hội, một đàng vừa thu thập các kinh nghiệm của các cá nhân, đàng khác vừa gọt dũa để hình thành nên các quan niệm ấy.

Chủ thể chung ấy sẽ bảo quản và phát triển những quan niệm mà cá nhân không thể nào tự mình có được, những quan niệm có thể được gọi là tiền lý trí hay siêu vượt lý trí. Muốn vậy, các nền văn hoá sẽ nại vào sự khôn ngoan của các "niên trưởng" là những người gần gũi với thần thánh hơn; rồi những người đó lại nại vào những truyền thống nguyên thuỷ mang tính chất của những mạc khải, nghĩa là không xuất phát từ sự tìm tòi và thảo luận của con người, mà là do từ ban đầu đã có sự giao tiếp với nền tảng của vạn vật. Nói khác đi, văn hoá nào cũng phải dựa vào một sự thông tin nào đó của thần linh(1).
3. Giao Diện Giữa các Nền văn Hóa
1) Văn hóa bước vào khủng hoảng khi bản thân nó không còn khả năng tiếp cận di sản siêu việt nhờ vào một sự hiểu biết mới mẻ có tính phê phán.

Trong trường hợp ấy, một sự thật được kế thừa từ xưa đến nay bỗng trở nên đáng nghi ngờ, có thể bị đem ra bàn cãi: những gì xưa nay vẫn được coi là chân lý bỗng nhiên chỉ còn là một tập quán thuần tuý và vì thế không còn hiệu lực nữa.
2) Ngoài ra, văn hóa phát sinh từ dòng lịch sử. Xã hội biến chuyển, và vì thế, theo thời gian, văn hoá sẽ thành hình nhờ được tiếp xúc với các thực tại mới mẻ và tiếp thu được các tri thức và nhận thực mới nhờ có nhiều quan niệm mới ra đời.

Khi không qui hướng về bản thân, thì văn hoá sẽ tiến triển theo dòng thời gian, gặp gỡ các dòng văn hoá khác để đi tới chỗ hiệp nhất.



3) Văn hoá có tính lịch sử có nghĩa là nó có khả năng để phát triển, nhưng khả năng phát triển này lại tuỳ thuộc vào khả năng tự mở ra và để cho các lần giao tiếp ấy biến đổi mình. Ta có thể phân biệt các nền văn hoá mang tính vũ trụ/tĩnh với các nền văn hoá mang tính lịch sử. Các nền văn hoá cổ đại thường mô tả mầu nhiệm vũ trụ một cách như nhau. Còn thế giới theo văn hoá Do Thái giáo và Kitô giáo thì coi hành trình với Thiên Chúa là hành trình qua lịch sử. Chính vì thế, lịch sử là yếu tố rất căn bản.
4) Tuy phân biệt văn hoá tĩnh và văn hoá động là một sự phân biệt rất thích đáng theo một nghĩa nào đó, nhưng nó chưa nói lên hết được tất cả vấn đề vì ngay cả các văn hoá tập trung vào vũ trụ cũng nhắc tới sự chết và sự tái sinh, nhắc tới việc trở thành con người là cả một quá trình. Dưới con mắt của các Kitô hữu, ta có thể nói trong các văn hoá này cũng đã có cả một sự năng động có tính cách chờ đợi Chúa đến. Tuy nhiên, đây là một đề tài mà sau này ta sẽ trở lại(2).
5) Những cố gắng nhỏ bé của chúng ta trong việc làm sáng tỏ các phạm trù căn bản của khái niệm văn hoá như trên đây chỉ nhằm giúp chúng ta hiểu rõ hơn làm sao các nền văn hóa gặp gỡ nhau và hòa lẫn với nhau.

Ngay bây giờ, chúng ta đã có thể nói rằng gắn kết một nền văn hoá vào một nét đặc thù nào đó hay vào một cách diễn tả cá biệt nào đó là khởi sự để có sự đa dạng trong văn hoá cùng với những đặc điểm riêng của chúng. Ngược lại, tính lịch sử của văn hóa, chuyển biến của văn hoá trong thời gian và qua thời gian, đã hàm chứa khả năng cởi mở của văn hoá.

Một nền văn hoá cá biệt không chỉ loay hoay với kinh nghiệm riêng của mình về Chúa, về thế giới và về con người. Ðúng hơn vì nhu cầu, nền văn hoá ấy phải gặp gỡ các nền văn hoá khác, cùng với những kinh nghiệm khác biệt của chúng, và phải chấp nhận như thế.



6) Từ đó chúng ta thấy, một nền văn hoá đào sâu và gọt dũa được những trực giác và giá trị riêng của mình là tùy theo nền văn hoá ấy cởi mở hay đóng kín, rộng rãi hay chật hẹp bên trong mình. Ðiều này sẽ dẫn đến một sự thay đổi sâu sắc so với hình ảnh trước đây của nền văn hoá đó; sự thay đổi này không hề là sự vong thân hay ức hiếp.
7) Một sự biến chuyển thành công được giải thích là do văn hoá nào cũng có khả năng hướng tới phổ quát, khả năng ấy có thể thấy cách cụ thể trong việc một nền văn hoá này tiếp thu được những chất liệu của một nền văn hoá khác và có những biến chuyển riêng trong nội bộ.

Tiến trình này thậm chí còn có thể dẫn đến việc giải quyết được sự vong thân tiềm tàng của con người so với chân lý và so với bản thân của người đó một khi người này gắn bó với một nền văn hoá. Ðiều này có thể mang ý nghĩa là sự vượt qua có tính cách chữa lành của một nền văn hoá. Văn hoá chỉ làm bộ chết, chứ kỳ thật nó đã hồi sinh và nó kế thừa trọn vẹn tất cả những gì của riêng mình ngay từ phút khởi đầu.
4. Một sự Giao Thoa Văn Hóa hơn là Hội Nhập
1) Theo Đức Benedict, chúng ta không nên nói hội nhập văn hoá mà phải nói là sự gặp gỡ giữa các nền văn hoá hay có thể nói, tính giao thoa văn hoá (inter-culturality).

nói hội nhập văn hoá là giả thiết có một niềm tin nằm ngoài văn hoá được đem trồng vào một nền văn hoá trung lập xét về mặt tôn giáo, cho hai chủ thể là đức tin và văn hoá ấy, vốn chưa quen biết nhau cách chính thức, được gặp nhau và hòa trộn với nhau.

Thế nhưng, nói thế là hoàn toàn giả tạo và không thực tế, vì ngoại trừ nền văn minh kỹ thuật hiện đại, không có niềm tin phi văn hoá, cũng như không có văn hoá phi tôn giáo. Ðặc biệt, rất khó tưởng tượng hai cơ thể hoàn toàn xa lạ với nhau, bỗng chốc trở thành một đơn vị tự sinh tự dưỡng nhờ sự cấy ghép, quên rằng khi làm thế là đã chặn sự phát triển của mỗi bên lại.
2) Còn nói tới sự giao thoa văn hóa là cho thấy rằng hiện tượng này chỉ có thể xảy ra khi văn hoá nào cũng có tiềm năng trở thành phổ quát và cởi mở với các nền văn hoá khác để phát huy thành những hình thức mới.
3) Cho đến nay, chúng ta mới chỉ quan tâm tới cái mà thiên hạ gọi là những suy tư mang tính hiện tượng học, nghĩa là mới chỉ xem các nền văn hóa hoạt động và phát triển thế nào. Khi cứu xét điều ấy, chúng ta đã giả thiết nền văn hoá nào cũng có khả năng trở thành phổ quát, coi đó như một nguyên tắc nền tảng làm nên lịch sử, lấy sự thống nhất làm mục tiêu.

Nhưng, đến đây, chúng ta có thể tự hỏi tại sao lại như thế. Tại sao nền văn hoá nào cũng cá biệt và vì thế, khác nhau? Nhưng đồng thời, tại sao nền văn hoá nào cũng cởi mở với các nền văn hoá khác, giúp nhau gọt dũa và có thể kết hợp lại với nhau?
4) Vả lại, sở dĩ có sự dị biệt, có thể đưa tới sự cô lập, là vì tâm trí con người rất hữu hạn. Không ai ôm hết toàn bộ được; vô số những quan niệm và những hình thức suy tư khác nhau, làm nên một bức tranh ghép cho thấy sự bổ sung và liên hệ giữa các quan niệm và hình thức suy tư đó. Muốn làm nên toàn bộ, mỗi người phải cần đến người khác. Con người chỉ đạt tới sự thống nhất và sung mãn cho con người mình khi biết trao đổi với các thành quả văn hoá lớn.
5) Trước đây, chúng ta đã nói tới sự thống nhất nơi con người vì đã được Thiên Chúa nắm lấy một cách kín đáo thông qua chân lý. Tuy nhiên, chúng ta cũng biết rằng còn có một yếu tố tiêu cực trong đời sống con người, một sự vong thân làm cản trở sự hiểu biết và cuối cùng cắt đứt con người với chân lý và từ đó, với người khác.

Yếu tố tiêu cực này, mà ta không thể phủ nhận được, chính là dấu cho biết sự nghèo nàn của chúng ta khi nỗ lực đẩy mạnh sự gặp gỡ giữa các nền văn hoá.

Có thể suy ra rằng nếu ta đã không đúng khi tố giác mọi tôn giáo trên mặt đất này đều là thờ ngẫu tượng thì cũng sai không kém khi coi mọi tôn giáo đều có giá trị tích cực như nhau. Chúng ta đừng quên rằng tâm hồn chúng ta đã bị in đậm không những các lời phê bình tôn giáo của Feuerbach và Marx, mà còn thần học của nhiều bậc đại tài như Karl Barth và Bonhoeffer nữa.
Một Kinh Nghiệm Giao Thoa Tôn Giáo Giữa Bát Nhã và Tình Yêu: Aloysius Pieris
1. Aloysius Pieris sinh năm 1934 tại SriLanca, linh mục SJ (1965), trong một đất nước mà Phật giáo là quốc giáo.
1) A. Pieris nghĩ rằng chính CĐ Vat II đã đem lại cho Cha động lực tìm kiếm sự hợp tác đối thoại giữa Phật giáo và Kitô giáo…

2) Ngoài CĐ, còn có 2 kinh nghiệm khác thúc đẩy Cha định hướng cho hoạt động và suy nghĩ của mình:

(1) Khó khăn khi xin học Phật giáo vì bầu khí hiềm khích giữa những người Kitô hữu và Phật tử vẫn khá nặng nề vào cuối thập niên 1960, phần lớn là do những tiền kiến trước lâu dài đối với thái độ tự tôn xa xưa của các nhà truyền giáo (!). ieris không tài nào thuyết phục các nhà sư tin thiện chí cầu học , mãi đến một hôm, mặc áo chùng thâm linh mục, và một giỏ trái cây và hương hoa sấp mình ra lễ trước một nhà sư trong hàng lãnh đạo, ông mới được nhận vào Phật học, và từ đó không bao giờ gặp khó khăn nữa.

(2) Kinh nghiệm thứ hai phũ phàng hơn: khi Srilanca được độc lập năm 1972, nhưng giới trẻ đặc biệt xa lánh chính quyền và giới lãnh đạo Phật giáo và kết thân với Marxít. Một người trẻ theo cánh tả cho biết cũng như hàng Ngũ Phât giáo, giáo quyền Kitô giáo thường về phe nhà giàu và bỏ rơi người nghèo.

(3) Theo Pieris Châu Á là một lục địa nghèo và đa tôn giáo, với một thiểu số kitô giáo.

Các tôn giáo tiến bối của Kitô giáo, ngày nay vẫn sống mãnh liệt, cũng đang là nguồn giải phóng cứu độ con người trong các quốc gia…

(4) GH tại Chấu Á, nếu muốn “hội nhập” vào những nèn văn hóa địa phương mà linh hồn là các tôn giáo thì:

(i) GH phải dìm mình, chịu thanh tẩy trong dòng sông Yordan của các đạo Chấu Á (mà cốt lõi là cứu độ và giác ngộ) và

(ii) dấn thân chịu thánh tẩy trên đồi Canvê của cảng nghèo bất công tràn lan tại Châu Á.
==================================

Trong tác phẩm ‘Thần Học Giải Phóng Á Châu,' Cha Pieris đứng trên lập trường của một người con của Giáo hội mang dòng máu Á Châu, thao thức mong mỏi rằng Giáo hội của Đức Ki-tô tại Á Châu sẽ trở thành một Giáo hội của Á Châu.

Là một tiến sĩ thấm nhuần triết học Phật giáo và hành thiền, tư tưởng của cha không chỉ là một tư duy của trí tuệ mà mang âm vang của một kinh nghiệm cá nhân, do đó có một sức sống mãnh liệt.

Là một người nghèo sinh tại Châu Á, những suy tư của cha rất gần gũi với thao thức của trái tim người Công giáo Việt Nam chúng ta.

Cha Pieris không phải là nhà thần học duy nhất đề cập đến những vấn đề nóng bỏng của xã hội Á Châu, nhưng điều đáng chú ý là qua các lời phê phán triệt để, ta vẫn thấy được tinh thần khiêm nhu, hoà hảo, tuân phục với lời kêu gọi đánh mất chính mình vì hạnh phúc của người nghèo; và qua đối thoại với các tôn giáo Á Châu, ta nhận ra một tâm hồn được Đức Ki-tô chiếm hữu, thôi thúc và rộng mở đón nhận những giá trị tinh thần của các dân tộc Á Châu

====================



Vài nét về thần học Á Châu (Phần 1) (Số 4(40)/2006)[/color]
Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo Thứ năm, 03/08/2006
Thời gian gần đây, các nhà thần học Kitô giáo và một số nhà khoa học(1) đã bàn tới nền Thần học á Châu-một nền thần học xuất hiện ở Châu Á vào những thập niên cuối của thế kỉ XX. Vậy Thần học Á Châu là gì?
Thời gian gần đây, các nhà thần học Kitô giáo và một số nhà khoa học(1) đã bàn tới nền Thần học Á Châu-một nền thần học xuất hiện ở Châu Á vào những thập niên cuối của thế kỉ XX. Vậy Thần học Á Châu là gì? Theo định nghĩa của các nhà thần học, đó là việc “đi tìm căn tính của Giáo hội Kitô trong một thế giới chủ yếu không phải Kitô giáo, là việc định nghĩa và giải thích lại ý nghĩa của sứ điệp Đức Kitô trong bối cảnh văn hoá Á Châu”(2). Nói cách khác, Thần học Á Châu là việc tìm kiếm, đọc, giải thích lại Kinh Thánh hay diễn tả đức tin Kitô giáo phù hợp với bối cảnh văn hoá-xã hội, tôn giáo, tâm lí, lối sống của người Châu Á. Đó là một nền thần học cho người Châu Á và của người Châu Á. Sự xuất hiện của dòng thần học này có ý nghĩa quan trọng đối với các Giáo hội Châu Á trong việc đi tìm “căn tính” của mình nhằm làm cho Kitô giáo hội nhập sâu hơn vào đời sống của các dân tộc Châu Á. Bởi vậy, tìm hiểu đạo Công giáo ở Châu Á nói chung, ở Việt Nam nói riêng không thể không nghiên cứu về Thần học á Châu. Bài viết phác họa đôi nét về bối cảnh ra đời, diện mạo và một số nội dung cơ bản của Thần học Á Châu. Tác giả xem đây là bước đầu “nhập môn” vào lĩnh vực thần học - một lĩnh vực nghiên cứu phức tạp và khá mới mẻ đối với một người “ngoại đạo.”
1- Bối Cảnh Châu Á - Những Thách Đố đối với Nền Thần Học Kitô giáo
Bối cảnh Châu Á, như Tuyên ngôn của Đại hội các Giám mục Á Châu tổ chức tại Manila, Philippin (1970), đã nêu, đó là một “Bộ mặt muôn màu” với những điểm nổi bật như: đa dạng; đông dân và đói nghèo; bất bình đẳng; bị chiến tranh tàn phá và bất ổn; có nhiều nền văn hóa, tôn giáo, lịch sử và truyền thống lâu đời nhưng rất khác nhau, v.v…(3)

Châu Á là một đại lục gồm nhiều quốc gia khác nhau về lịch sử, xã hội, nhưng lại có những điểm tương đồng: đa số các nước Châu Á vốn là những nước thuộc địa hoặc nửa thuộc địa của phương Tây trong nhiều thế kỷ. Ngày nay, chủ nghĩa thực dân cũ đã bị giải thể, song nhiều nước Châu Á lại rơi vào chủ nghĩa thực dân mới, lệ thuộc về kinh tế, chính trị vào các nước phương Tây. Quá trình hiện đại hoá đang đặt ra nhiều vấn đề như sự phân hoá giàu nghèo, môi trường bị huỷ hoại, sự suy giảm văn hoá truyền thống, v.v… Mặc dù gần 2/3 nhân loại sống ở Châu Á, song phần lớn là những người nghèo. Nhưng “họ không nghèo về giá trị, phẩm chất, cũng không phải về tiềm năng con người. Nhưng họ nghèo vì họ không có thể có được của cải và tài nguyên vật chất mà họ cần để xây dựng một cuộc sống thực sự là của con người cho chính bản thân mình.”(4)

Châu Á cũng là nơi có những nền văn hoá rất đa dạng, những nền triết học, tư tưởng phát triển và những truyền thống lâu đời như tôn trọng sự sống, gần gũi với thiên nhiên, thảo kính cha mẹ, ông bà, tôn kính người cao tuổi và tổ tiên, có tinh thần cởi mở, bao dung tôn giáo, chung sống hoà bình. Có thể nói: “Á Châu không phải là một tờ giấy trắng” (F.Welfred), cũng “không phải là một vùng đất hoang, mà là một vùng đất trù phú, nơi đã có sẵn cả một truyền thống lâu đời và phong phú của các tư tưởng triết học và tôn giáo… Á Châu còn ngay cả sau mấy trăm năm đón nhận văn hoá và tôn giáo của Châu Âu, vẫn duy trì được vững chắc văn hoá và tôn giáo của mình.”(5)

Châu Á còn là cái nôi sinh ra nhiều tôn giáo lớn trên thế giới, ở Trung Cận Đông là nhóm các tôn giáo độc thần như Do Thái giáo, Kitô giáo và Islam giáo; ở Tây Bắc á là những tôn giáo nội tâm như ấn Độ giáo, Phật giáo, Jaina giáo; còn ở Đông á là các tôn giáo như Khổng giáo, Đạo giáo, Thần đạo (Shinto)(6). Ngoài ra, nhiều dân tộc còn có hệ thống tín ngưỡng bản địa rất phong phú, nhất là tục thờ cúng tổ tiên khá phổ biến ở nhiều quốc gia.


Đạo Kitô dù đã có mặt ở Châu Á từ nhiều thế kỉ, nhưng luôn ở vị trí cực tiểu(7). Lại nữa, Châu Á vốn được xem là quê hương của Chúa Giêsu, song thật trớ trêu và đáng buồn là đạo Kitô luôn bị coi là thứ “tôn giáo ngoại lai”, “xa lạ” với người dân Châu Á như Liên Hội đồng các Giám mục Á Châu đã thừa nhận(8). Nhà thần học Ấn Độ, Linh mục Feli Welfred nhận xét: “Thật là hài hước khi “tính ngoại lai” là một đặc trưng của tất cả các giáo hội địa phương tại Châu Á”. Nguyên nhân chính là vì: “Các giáo hội địa phương tại các quốc gia Á Châu nói chung đã tách mình ra khỏi dòng chảy của cuộc sống, đã đứng ngoài lịch sử, cuộc đấu tranh và ước mơ của dân chúng. Các giáo hội ấy thất bại trong việc đồng hoá mình với dân chúng, cho dù đã thực hiện nhiều công việc bác ái từ thiện rất đáng khen.”(9)

Không chỉ Giáo hội mới bị coi là “ngoại lai”, nền thần học Kitô giáo ở Châu Á cũng bị xem là một thứ sản phẩm “nhập khẩu” của phương Tây. Nhà thần học dòng Tên người Sri Lanka, Linh mục Aloysius Pieris cho rằng: “Chúng ta không có nổi một nền thần học chính thức nào ngoài nền thần học địa phương của một giáo hội địa phương La Mã… Đã ngoài 400 năm nay, những người Công giáo chúng ta ở Châu Á đều đã rập khuôn thần học địa phương của La Mã trong tâm hồn và trí khôn, trong giáo lí và trong phụng tự. Chúng ta không biết đến một nền thần học nào khác từ thủa chúng ta theo đạo. Do đó, nền thần học La Mã đã trở thành truyền thống thiêng liêng của chúng ta, thành quá khứ đầy uy tín của chúng ta, tiêu chuẩn định đoạt tính chính thống của chúng ta”(10).


Bối cảnh Châu Á nêu trên là một thách đố lớn đối với đạo Công giáo và nền thần học Kitô giáo. Tại Đại hội lần thứ V của Liên Hội đồng các Giám mục Châu Á với chủ đề: “Cùng nhau tiến tới thiên niên kỉ thứ ba” tổ chức tại Bandung, Inđônêxia (6.1990)(11), nhà thần học dòng Tên người Philippin, Linh mục A.Lambino đã nêu lên ba thách đố lớn đối với các Giáo hội Châu Á, đó là: 1) Hội nhập văn hoá, làm cho đức tin Kitô giáo bám rễ thực sự trong khu vực, để nó không bị coi là yếu tố “ngoại lai”; 2) Giải phóng người nghèo, vì phần lớn các dân tộc Châu Á còn trong tình trạng đói nghèo và là nạn nhân của sự bất công; 3) Đối thoại với các tôn giáo, vì Châu Á có rất nhiều các tôn giáo lớn”(12). Chính vì vậy, “cuộc khủng hoảng thần học Á Châu còn bộc lộ một cuộc “khủng hoảng căn tính văn hóa của Kitô giáo”, trong đó có nhu cầu thoát khỏi “trung tâm quyền lực tư tưởng Châu Âu”(13). Điều đó đòi hỏi cần có một giáo hội địa phương đích thực và một nền thần học có đủ khả năng đáp trả được những thách đố đang đặt ra ngõ hầu làm cho Kitô giáo có thể hội nhập sâu hơn vào Châu Á.


tải về 230.9 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương