Những "anh hùng thế giới" ttct tổng thống Mỹ Kennedy trong một bài diễn văn đã từng nói: “Đừng hỏi tổ quốc đã làm gì cho bạn mà hãy hỏi bạn đã làm gì cho tổ quốc”



tải về 24.16 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu02.09.2016
Kích24.16 Kb.
#30844
Những "anh hùng thế giới"

TTCT - Tổng thống Mỹ Kennedy trong một bài diễn văn đã từng nói: “Đừng hỏi tổ quốc đã làm gì cho bạn mà hãy hỏi bạn đã làm gì cho tổ quốc”. Bảy trong số 10 gương mặt được giới thiệu sau đây là những người dân rất bình thường, thấy chuyện khó khăn, vất vả của đồng loại mà suy nghĩ cần làm điều gì đó. Các tổ chức dân sự mà họ thành lập đã và đang góp phần chia sẻ sứ mệnh “trao quyền cho mọi người dân” mà chính phủ của họ đang thực hiện.

1. Yohannes Gebregeorgis & sách cho trẻ em






Sinh ra ở vùng nông thôn Ethiopia, cha Yohannes không biết chữ, buôn bán súc vật và luôn muốn con trai mình học hành tử tế. Yohannes rời đất nước sang Mỹ từ năm 1981. Là thủ thư, ông hiểu rằng trẻ em ở nước mình không có sách truyện để đọc. Ước mơ có một tủ sách riêng cho mình và chia sẻ tủ sách - vốn gợi mở cho trí óc trẻ thơ những điều kỳ diệu và khoảng trời mơ ước - chỉ thành hiện thực khi ông 56 tuổi.

Đó là năm 2002, Gebregeorgis về lại Ethiopia với 15.000 đầu sách do thư viện thiếu nhi ở San Francisco trao tặng. Ông mở thư viện sách trẻ em Shola ở tầng trệt nhà mình tại Addis Ababa. Bọn trẻ ngay lập tức thích thú đọc sách, khiến ông phải dựng thêm lều để đủ cho hàng trăm trẻ đến đọc. “Tôi chỉ muốn trở lại Ethiopia và giúp trẻ em có tương lai, có hi vọng” - Gebregeorgis nói. Những chú lừa đã trở thành trợ thủ đắc lực cho ông khi chúng tải những bao sách đến những vùng hẻo lánh ở Awassa hằng tuần. Mới đây, ông tổ chức tuần lễ sách trẻ em lần thứ 5. Năm 2007, gần 100.000 trẻ em đã đến thư viện của ông. Bây giờ ông đã có 17 thư viện ở khắp nước.



2. Marie Da Silva - thiên thần của trẻ mồ côi vì HIV/AIDS



Bà từng là hộ lý ở Los Angeles (Mỹ), cũng là chủ tịch và người sáng lập trường dành cho trẻ mồ côi ở Malawi. Hiện khoảng 200 học sinh học ở nơi từng là nhà của Da Silva. Sinh ra và lớn lên ở Malawi, nam châu Phi, Da Silva mất 14 thành viên trong gia đình, cả cha và hai anh vì HIV/AIDS.

14% người trưởng thành ở đất nước này và hơn 500.000 trẻ em bị mồ côi vì HIV/AIDS. Ngôi trường Jacaranda School mà bà sáng lập có nghĩa là “Hi vọng”. Bà mơ sẽ xây một trường mới có thiết bị giảng dạy và một thư viện thật sự. “Tôi trao công cụ - tri thức - cho bọn trẻ, chúng sẽ trở thành một con người. Đó là sứ mệnh của tôi”.



3. Viola Vaughn và “công việc tốt nhất”



Sau khi con gái 26 tuổi đột ngột qua đời để lại năm đứa cháu, bà Viola Vaughn cố tìm kiếm sự yên tĩnh trong tâm hồn. Bà sinh ra ở Detroit, Michigan (Mỹ), song hầu hết thời gian bà làm việc ở châu Phi và coi đây như nhà của mình. Vì vậy, bà cùng chồng quyết định quay lại châu Phi. Chồng qua đời tại Senegal, bà lại tìm kiếm niềm vui bằng cách dạy học cho các cháu từ 4-12 tuổi.

Thành công của bà khiến những người dân địa phương chú ý. Vì vậy, người địa phương đề nghị bà dạy các con họ - vốn học không giỏi và phải ở lại lớp. Trong hai tuần, có 20 bé gái đến nhà xin học vì ở trường không dạy. Tại đất nước này, người ta muốn bé gái làm việc nhà hơn là đến trường. Không đủ thời gian đi học, các bé gái thường học kém, phải nghỉ học.

Năm 2001, bà chuyển phòng ngủ của các cháu bà thành lớp học. Bà hướng dẫn các bé dạy lẫn nhau, bé lớn kèm bé nhỏ. Nhiều em đi học trở lại. Chương trình dạy “10.000 bé gái” vẫn tiếp tục, các bé được bà dạy làm bánh, may đo, búp bê có thể xuất khẩu. Một nửa số tiền đó quay trở lại giúp các em học hành. Bây giờ bà đã dạy 1.500 bé gái ở sáu điểm trường khác nhau. Có những bé từng bị nhà trường đuổi học, giờ đang học đại học. Bà cho rằng nếu bà đưa được 10.000 bé vào học, chỉ cần 1.000 bé quay lại Kaolack - nơi bà dạy học - làm việc thì sẽ thay đổi được cả vùng đất này.

4. Maria Ruiz - “kiến tha mồi”



Hằng tuần, bà Maria Ruiz gốc El Paso vượt qua biên giới Mỹ - Mexico vài lần để cứu trợ hàng trăm người Mexico nghèo khổ. Bà cùng gia đình xây bếp ăn tập thể, trường dành cho trẻ em mồ côi. Đó là một đất nước có cuộc sống quá khác biệt nhưng chỉ cách 30 phút đi xe hơi về phía nam bang Texas.

Bà thấy người dân sống trong lán trại, nhà tạm, không điện nước. Giáo viên nói học sinh không đi học được vì đói. “Tim tôi như muốn co thắt lại vì những đứa trẻ. Tôi không thể khoanh tay mà quay đi. Tôi phải làm điều gì đó”.

12 năm qua, bà vẫn lái xe đến Juarez, Mexico, mang hàng cứu trợ đến cho hàng trăm trẻ em nghèo và gia đình. Bà nấu ăn và mang đến trường mỗi ngày cho khoảng 1.200 trẻ. Cùng với chồng và hai con, bà tiếp tục nhận viện trợ ở khắp El Paso - từ lương thực, quần áo, đồ chơi, kể cả đồ dùng, và đem phân phát vài lần trong một tháng.

5. Phymean Noun: cứu trẻ em



Những đống rác là nơi trẻ em là lực lượng lao động chính. Phymean Noun đã bỏ việc để giúp các em học hành và tìm ra lối thoát. Noun dành 30.000 USD tiền tiết kiệm của mình để bắt đầu trường học đầu tiên.

Năm 2004, tổ chức của cô People Improvement Organization (PIO) mở một trường học ngay cạnh bãi rác thải lớn nhất ở Phnom Penh (Campuchia). Bây giờ, 240 trẻ đã được đi học, được ăn và các dịch vụ y tế, cùng một cơ hội để sống trong môi trường an toàn.

“Tôi đã thấy rất nhiều đứa trẻ bị chết vì xe rác. Bảy tuổi mà chúng đã phải làm quần quật hàng giờ, nhặt nhạnh để kiếm vài hào bằng cách bán chai lọ, thùng và bao nilông. Tôi kể cho bọn trẻ chuyện của mình và về tầm quan trọng của học hành. Nếu bọn trẻ cứ đi làm, không hiểu biết, học hành, chúng sẽ là nạn nhân của bọn buôn người và bị cuốn trong cái vòng xoáy đói nghèo.

Chúng tôi đang cố gắng giúp các em có những kỹ năng mà chúng có thể cần cho tương lai. Ngay khi chúng ta nghèo, sống khó khăn khổ sở không tiền, chúng ta vẫn cần đi học. Tôi nói các em không được từ bỏ hi vọng”.



6. Anne - “theo bước chân tôi”



Mỗi sáng chạy bộ trên đường phố Philadelphia (Mỹ), Anne Mahlum vẫn thường nhìn thấy những người không gia đình vẫy tay chào khi cô chạy qua. Nhưng một lần Anne dừng lại và đặt câu hỏi: “Tại sao những người này vẫn ở đó?”. Thế là vận động viên marathon kỳ cựu này quyết định liên lạc với các mái ấm, kêu gọi quyên góp để giúp họ.

Câu lạc bộ “Theo bước chân tôi” ra đời tháng 7-2007. Từ chín thành viên trong lần chạy đầu tiên, đến nay số thành viên là những người không gia đình của câu lạc bộ đã tăng đến 54 cùng với hơn 250 tình nguyện viên đến từ ba mái ấm ở Philadelphia.

Mỗi tuần các thành viên luyện tập cùng nhau ba lần và đã chạy được trên 8.000km. “Chúng tôi là một tập thể yêu thương, hỗ trợ và tôn trọng lẫn nhau” - Mahlum nói. Các thành viên của câu lạc bộ đã động viên, chia sẻ cho nhau những kinh nghiệm và giá trị cuộc sống mà họ từng trải qua. “Theo bước chân tôi” không chỉ dừng lại ở việc chạy bộ, mà còn tổ chức đào tạo nghề cho các thành viên và dự định mở rộng ra toàn bang trong năm 2009.

7. Carolyn LeCroy - cầu nối của người tù



Sinh ở Norfolk, Virginia, bà Carolyn LeCroy từng bị tổng cộng án 55 năm tù vì tội sở hữu ma túy và cố tình phân phát ma túy. 12 năm trước, sau khi ra tù, bà bắt đầu dự án “Thông điệp” với mục đích kết nối người tù và thân nhân của họ. Bà hiểu những người tù mà không có người thăm thì sẽ buồn thế nào.

Theo Bộ Tư pháp Mỹ, chỉ có 20% người tù có con thăm hằng tháng. Là tù nhân, lại là nữ, sau khi mãn hạn, bà đã quay những cảnh tù nhân nữ khác và gửi về cho con cái và gia đình họ. Từ đó, ít nhất ba lần/năm dự án của bà hoạt động tại sáu nhà tù liên bang. Thường các tù nhân nữ sẽ xin lỗi con cái họ và có những lời nói để phục hồi mối quan hệ đã mất do xa cách. Bà và những người tình nguyện đã ghi nhận khoảng 3.000 video, câu chuyện, bài thơ, những lời nguyện ước mà các tù nhân nữ gửi cho con cái và gia đình họ. 



 KHỔNG LOAN tổng hợp

tải về 24.16 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương