Microsoft Word 5 \320\340o Th? Nga My 266-275. doc



tải về 2.14 Mb.
Chế độ xem pdf
trang1/5
Chuyển đổi dữ liệu27.10.2023
Kích2.14 Mb.
#55452
  1   2   3   4   5
1071-1-2084-1-10-20160519



Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Ngoại Ngữ 28 (2012) 266-275
266 
Khảo sát về chiến lược đọc hiểu của người Việt Nam học tiếng 
Nhật bằng hệ thống “Eye camera”
Chú trọng đến chiến lược sử dụng kiến thức về âm Hán Việt 
trong đọc hiểu 
Đ
ào Thị Nga My* 
Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Phương Đông, Trường Đại học Ngoại ngữ 
Đạ
i học Quốc gia Hà Nội,
Đường Phạm Văn Đồng, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
Nhận bài: 23 tháng 9 năm 2012, Nhận đăng: 06 tháng 12 năm 2012 
Tóm tt.
Nghiên cứu về chiến lược đọc hiểu là một trong những vấn đề trọng tâm trong các nghiên 
cứu về quá trình thụ đắc ngôn ngữ thứ hai. Nghiên cứu này sử dụng một thủ pháp mới trong 
nghiên cứu khoa học xã hội, đó là hệ thống eye camera để tìm hiểu về những chiến lược đọc hiểu 
của người Việt Nam học tiếng Nhật. Qua so sánh cách đọc văn bản của ba nhóm đối tượng là 
người Việt Nam học tiếng Nhật, người nước ngoài khác học tiếng Nhật và người bản ngữ tiếng 
Nhật, chúng tôi tìm hiểu về những đặc trưng trong việc sử dụng các chiến lược đọc hiểu của người 
Việt Nam. Đồng thời, chúng tôi so sánh sự tương quan giữa việc sử dụng các chiến lược đọc hiểu 
với kết quả đọc hiểu để tìm ra cách sử dụng chiến lược hiệu quả. 
T khóa:
đặc trưng, chiến lược, âm Hán Việt, cách đọc, eye camera. 
1. Lý do và mđích nghiên cu
*
 
Do có sự tương đồng về mặt văn tự và từ 
vựng trong ngôn ngữ của các nước thuộc khối 
văn hóa Hán ngữ, nên người học thuộc các 
nước trong cộng đồng này khi học ngôn ngữ 
của nhau có nhiều thuận lợi. Người ta không 
thấy lạ khi người Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài 
Loan học tiếng Nhật thường nhanh hơn những 
người học ở các khu vực khác. Trong khi đó, 
Việt Nam tuy được coi là một 
nước
nằm trong 
khối văn hóa Hán ngữ, nhưng người Việt Nam 
_______ 
*
Đ
T: 84

983 309 799 
Email: daongamy@gmail.com 
học tiếng Nhật chưa có thành thích nổi bật hơn 
học viên các nước ngoài khối văn hóa này. Điều 
này, theo Matsuda (2007) là do người Việt Nam 
chưa biết tận dụng vốn kiến thức về âm Hán 
Việt của mình. 
Quan tâm đến vấn đề này, một số nhà 
nghiên cứu đã đối chiếu sự tương đồng và khác 
biệt về mặt ngữ nghĩa giữa từ Hán Việt và Hán 
Nhật, đồng thời tìm hiểu về ảnh hưởng của kiến 
thức về từ Hán Việt đến việc học tiếng Nhật của 
người Việt Nam, ví dụ Nakagawa(2006), 
Matsuda (2007), Đào Thị Nga My (2008). Tuy 
nhiên, số lượng các nghiên cứu về vấn đề này 
so với các nghiên cứu tương tự lấy đối tượng là 


Đ.T.N. My./ 
Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Ngoại ngữ 28 (2012) 
266-275
267 
người Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc còn rất 
ít ỏi. Các nghiên cứu mới chỉ tập trung phân 
tích đầu ra (output) của người học, mà chưa đi 
sâu vào phân tích mặt tri nhận.
Từ những lí do trên, nghiên cứu này đã sử 
dụng hệ thống eye camera để quan sát sự di 
chuyển của tia nhìn khi đọc một văn bản bằng 
tiếng Nhật, qua đó tìm hiểu về những đặc trưng, 
các chiến lược mà người học là người Việt Nam 
sử dụng, đặc biệt là chiến lược sử dụng kiến 
thức về âm Hán Việt, so sánh sự tương quan 
giữa cách sử dụng các chiến lược với mức độ 
hiểu văn bản, từ đó tìm ra cách sử dụng âm Hán 
Việt hiệu quả nhất trong việc đọc một văn bản 
bằng tiếng Nhật. 

tải về 2.14 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương