Microsoft Word 5 \320\340o Th? Nga My 266-275. doc



tải về 2.14 Mb.
Chế độ xem pdf
trang3/5
Chuyển đổi dữ liệu27.10.2023
Kích2.14 Mb.
#55452
1   2   3   4   5
1071-1-2084-1-10-20160519

3. Tiến hành thc nghi
a. Phương pháp thc nghi
Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng 
hệ thống eye camera để ghi lại những chuyển 
độ
ng của nhãn cầu người đọc khi thực hiện thao 
tác đọc. Eye camera có rất nhiều loại, trong 
nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng loại để bàn 
của công ty Cơ khí Takei (Takei Kiki Kogyo) 
(Hình 1)
Cơ cấu hoạt động của hệ thống eye 
camera dạng này như sau: 
Bộ phận dò tìm sẽ phát ra một tia hồng 
ngoại yếu hướng vào nhãn cầu của đối tượng. 
Trong lòng đen của mắt có lòng đen và đồng tử, 
trong đó có những hình ảnh Purkinje được hình 
thành do phản xạ ánh sáng (Hình 2). Cử động 
của nhãn cầu được đo bằng cách đo khoảng 
cách từ tâm đồng tử tới tâm của hình ảnh 
Purkinje. Khoảng cách đó sẽ thay đổi khi tia 
nhìn di chuyển, dựa vào sự biến đổi đó ta sẽ 
tính được sự chuyển động của tia nhìn (Hình 3).
Hình 1-Hình 3: Giới thiệu về Eye camera (Tham khảo Yanagisawa (2009) 
Hình 2: Lòng đen, đồng tử, hình ảnh 
Purkinje 
Hình 3: Tâm điểm và cự li giữa đồng tử và 
hình ảnh Purkinje 
Hình1: Máy dò tìm của hệ thống eye 
camera 


Đ.T.N. My./ 
Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Ngoại ngữ 28 (2012) 
266-275 
270 
b. Đối tượng thc nghi
Chúng tôi tiến hành thực nghiệm với 24 đối tượng, trình độ tiếng Nhật và quốc tịch của các đối 
tượng được tóm lược trong Bảng 2 dưới đây. 
Bảng 2: Đối tượng thực nghiệm 
Trình độ tiếng Nhật 
Trình độ trung cấp 
Trình độ trên trung cấp 
NVS
6 người 
3 người 
NVNS 
(Hàn Quốc, ĐàiLoan, 
Hồng Kông, Ba Lan, 
Iran, Thổ Nhĩ Kì, 
Bungari) 
2 người 
9 người 
Đố
i tượng 
NS 
4 người 
Thời gian thực hiện 
14/2/2012~ 1/3/2012 (4 lần) 
c. Chuẩn bị cho thực nghiệm 
Chọn 3 đoạn văn có độ dài khoảng 150 – 
200 kí tự, với độ khó tăng dần: đoạn văn 1: 
tương đối dễ; đoạn văn 2: tương đối khó; đoạn 
văn 3: khó. Để xác định mức độ khó của đoạn 
văn, chúng tôi dùng phần mềm Reading Chutor 
để
đo
i
. Tiêu chí chọn đoạn văn là sao cho trong 
các đoạn đều có các từ gốc Hán. Tiếp theo, dựa 
trên sự tương đồng và khác biệt về ngữ nghĩa 
giữa từ Hán Việt và Hán Nhật, chúng tôi phân 
loại các từ gốc Hán xuất hiện trong bài thành 4 
nhóm: S (có ý nghĩa và cách dùng giống hoặc 
gần giống giữa tiếng Nhật và tiếng Việt); D (có 
ý nghĩa và cách dùng hoàn toàn khác giữa tiếng 
Nhật và tiếng Việt); O (có ý nghĩa và cácdùng 
có phần không trùng khớp giữa tiếng Nhật và 
tiếng Việt); N (không có trong tiếng Việt)
ii
. Với 
những đoạn văn không có đủ cả 4 nhóm trên, 
chúng tôi biên tập lại sao cho trong mỗi đoạn 
văn đều xuất hiện cả 4 nhóm từ gốc Hán trên.
d. Cách tiến hành thực nghiệm 
- Trước hết, đối tượng của thực nghiệm 
ngồi trên một cái ghế, đặt cằm lên một cái giá 
đỡ
, đầu được cố định nhẹ bằng một khung sắt, 
khoảng cách từ nhãn cầu tới màn hình máy tính 
khoảng 75 cm và đọc thầm bài đọc hiện lên trên 
màn hình.
- Suốt quá trình đọc, từ máy dò tìm sẽ phát 
ra tia hồng ngoại, đo chuyển động của tia nhìn 
và chuyển dữ liệu vào máy tính. 
- Sau khi đối tượng đọc xong một bài đọc, 
chúng tôi đề nghị họ kể lại nội dung vừa đọc 
(người Việt Nam kể bằng tiếng Việt, đối tượng 
không phải người Việt Nam kể lại bằng tiếng 
Nhật). Toàn bộ nội dung các đối tượng kể lại 
đượ
c ghi âm bằng máy ghi âm. 
- Cuối cùng, chúng tôi đề nghị đối tượng 
vừa nhìn màn hình ghi lại tia nhìn của mình khi 
đọ
c các đoạn văn, và tiến hành phỏng vấn họ về 
một số vấn đề cần làm rõ. 
- Sử dụng phần mềm TALK EYE II để đo 
chuyển động của nhãn cầu, đồng thời sử dụng 
thêm phần mềm thống kê Gankyuundoutokei II 
để
phân tích dữ liệu. 

tải về 2.14 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương