Microsoft Word 5 \320\340o Th? Nga My 266-275. doc



tải về 2.14 Mb.
Chế độ xem pdf
trang2/5
Chuyển đổi dữ liệu27.10.2023
Kích2.14 Mb.
#55452
1   2   3   4   5
1071-1-2084-1-10-20160519

2. Đọc hiu và chiến lượđọc hi
Theo Temma(1989), đọc hiểu là hoạt động 
nhằm lí giải nội dung những ý đồ của người 
viết thông qua việc đọc văn bản được viết bằng 
văn tự. 
Thuật ngữ Chiến lược (Strategy) vốn dĩ chỉ 
những chiến thuật tổng hợp lâu dài nhằm đạt 
đượ
c mục đích nào đó (Kawauchiyama, 1998). 
Parrott (1993) thì cho rằng Chiến lược “là một 
biện pháp mà người học (mặc dù không nhất 
thiết phải có ý thức) sử dụng một cách tích cực 
để
tạo điều kiện thuận lợi hoặc tăng cường học 
tập”. 
Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, những thao 
tác diễn ra trong đầu khi chúng ta đọc văn bản 
tiếng mẹ đẻ và khi đọc văn bản bằng ngôn ngữ 
thứ hai là khác nhau. Khi ta đọc văn bản bằng 
tiếng nước ngoài, trong đầu ta sẽ lần tìm các 
“Chiến lược” nhằm bổ xung, lấp đi những lỗ 
hổng về kiến thức ngôn ngữ. Ellis (1986) cho 
rằng việc nghiên cứu về chiến lược mà người 
học ngôn ngữ sử dụng là vấn đề quan trọng 
hàng đầu trong nghiên cứu về quá trình thụ đắc 
ngôn ngữ thứ hai. 
Phạm Thị Tời (2000) đã trích dẫn Oxford 
(1990) và đưa ra 6 nhóm chiến lược học tiếng 
như sau: 
a. Nhóm chiến lược siêu nhận thức 
(metacognitive strategies) 
Gồm các chiến lược có liên quan đến việc 
lập kế hoạch và tổ chức tổng thể các kinh 
nghiệm học tập một cách có lựa chọn từ việc 
chọn lựa chiến lược để sử dụng trong một 
trường hợp cụ thể và cho một mục tiêu cụ thể. 
b. Nhóm chiến lược xúc cảm (affective 
strategies) 
Gồm các chiến lược giảm lo âu, tự động viên 
khuyến khích và tự nhận thức về cảm xúc. 
c. Nhóm chiến lược xã hội (social 
strategies) 
Gồm những chiến lược tạo ra các cơ hội để sử 
dụng ngoại ngữ và học bằng cách tương tác với 
người khác. 
d. Nhóm chiến lược trí nhớ (memory 
strategies) 
Thường được sử dụng trong việc học từ 
vựng. Ví dụ: chiến lược sử dụng sự liên kết trí 
nhớ như khi muốn học từ “hen” (con gà) trong 
tiếng Anh, ta có thể liên tưởng tới từ “hen” 
(bệnh hen) trong tiếng Việt. 
e. Chiến lược nhận thức (cognitive 
strategies) 
Các chiến lược để hiểu và sản sinh ngôn 
ngữ mới bao gồm việc học tập có ý thức như 
ghi chép, thực hành một cách tự nhiên, suy 
luận, phân tích đối chiếu, tóm tắt, liên hệ các 
thông tin mới với thông tin cũ… 
f. Nhóm chiến lược bù đắp (compensation 
strategies) 


Đ.T.N. My./ 
Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Ngoại ngữ 28 (2012) 
266-275 
268 
Được dùng để vượt qua những hạn chế về 
kiến thức và đạt được mục đích giao tiếp, ví dụ 
do không biết từ “dentist” (nha sĩ), có sinh viên 
đ
ã sử dụng cụm từ “tooth doctor” (bác sĩ răng) 
để
thay thế. 
Ikenoue (1996) dựa trên những đề xuất của 
Oxford (1994) đã liệt kê các chiến lược tri nhận 
và siêu tri nhận như Bảng 1 sau:
Bảng 1: Các chiến lược tri nhận và siêu tri nhận 
Tri nhận 
Siêu tri nhận 
Trực tiếp/ Quan hệ trực tiếp với ngôn ngữ đích 
Gián tiếp/ Trợ giúp gián tiếp việc học tiếng 
Chiến lược 
Chiến lược 
A. Lặp lại 
Thay đổi mục đích, đọc lại nhiều lần 
B. Nhanh chóng nắm bắt ý tác giả 
Scanning, skimming 
C. Tìm cách hiểu văn bản qua sử dụng tài liệu 
Sử dụng từ điển… 
D. Dịch ra tiếng mẹ đẻ 
Decording 
E. So sánh với tiếng mẹ đẻ để phân tích 
F. Sử dụng chuyển di từ tiếng mẹ đẻ 
G. Học trong môi trường tự nhiên 
Sử dụng tài liệu, giáo trình trong thực tế 
H. Đoán bằng các biện pháp mang tính ngôn ngữ 
Suy đoán, dự đoán qua kiến thức ngôn ngữ 
I. Đoán bằng các biện pháp phi ngôn ngữ 
Suy đoán, dự đoán nhờ kiến thức về bối cảnh 
J. Liên tưởng khái niệm, tài liệu học với những kiến 
thức đã có. 
Sử dụng tri thức vốn có 
K. Chú ý đến những vấn đề, mục cần thiết 
Bỏ qua không đọc những chi tiết rườm rà 
L. Không câu nệ vào những chỗ chưa hiểu 
Bỏ qua không đọc những chỗ chưa hiểu 
M. Hiểu về việc học ngôn ngữ 
N. Đặt mục tiêu 
O. Làm rõ nhiệm vụ (task), tự mình đặt ra nhiệm vụ 
Đọ
c có mục tiêu 
P. Tìm kiếm cơ hội thực hành 
Ý thức được tầm quan trọng của cơ hội 
Q. Theo dõi hoạt động và học tập của bản thân 
R. Đánh giá hoạt động và học tập của bản thân 
S. Đánh giá một cách tích cực để tạo sự tự tin 
Nhằm mục đích tìm hiểu về các chiến lược 
của người học khi đọc văn bản, các nhà nghiên 
cứu đã tiến hành nhiều thực nghiệm. Ví dụ: Block 
(1986) đã sử dụng thủ pháp THINK – ALOUD 
TASK yêu cầu người đọc phát thành tiếng tất cả 
những cảm xúc, suy nghĩ trong đầu, qua đó tác 


Đ.T.N. My./ 
Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Ngoại ngữ 28 (2012) 
266-275
269 
giả phân tích quá trình xử lí văn bản cũng như 
những nguyên nhân cản trở quá trình nắm bắt 
thông tin từ văn bản của người đọc, và rút ra kết 
luận rằng dạng chiến lược mà người đọc sử 
dụng có liên quan đến việc thành công 
(successfull) hay thất bại (un-successfull) trong 
việc hiểu văn bản. Trong giáo dục tiếng Nhật, 
Taniguchi (1991) nghiên cứu về các phương 
pháp dạy đọc hiểu thông qua việc chia sinh viên 
thành các nhóm, cùng phát ra thành lời quá 
trình tư duy của mình trong khi đọc thành lời. 
Taniguchi (1991) đã kết luận rằng nếu sử dụng 
các giáo trình đọc hiểu có chú trọng đến việc 
phát huy kiến thức nền (schema), đồng thời có 
phương pháp dạy thích hợp thì người học, mặc 
dù kiến thức ngôn ngữ còn hạn chế, sẽ sử dụng 
rất nhiều chiến lược để tiến hành hoạt động đọc 
hiểu.
Những nghiên cứu trên đã dùng phương 
pháp nghiên cứu thực chứng để chỉ ra liên quan 
giữa việc sử dụng các chiến lược đọc hiểu với 
hiệu quả đạt được. Tuy nhiên, những tư duy 
trong quá trình đọc hiểu diễn ra rất phức tạp, 
đ
ôi khi người đọc không kịp diễn đạt bằng lời 
nói. Ngoài ra, việc diễn đạt các suy nghĩ thành 
lời nói bằng ngoại ngữ trong văn bản hay bằng 
tiếng mẹ đẻ cũng là một vấn đề còn đang bàn 
cãi. 
Trên cơ sở đó, chúng tôi đã thử nghiệm với 
một phương pháp nghiên cứu mới, được cho là 
khách quan hơn, đó là sử dụng hệ thống eye 
camera để ghi lại những chuyển động của đồng 
tử khi đọc văn bản, đồng thời dựa trên những 
phỏng vấn sau thực nghiệm (follow up 
interview) để phân tích những chiến lược mà 
người đọc sử dụng khi đọc văn bản.

tải về 2.14 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương