MỤc lục nội dung Trang



tải về 103.07 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu19.09.2016
Kích103.07 Kb.
#32293

Cuộc thi NCKH cấp Quốc gia dành cho Học sinh Trung học NH 2013-2014

Đơn vị dự thi: Sở Giáo dục và Đào tạo Long An

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------




MỤC LỤC

Nội dung Trang
MỤC LỤC 1
LỜI CẢM ƠN 2
TÓM TẮT NỘI DUNG DỰ ÁN 3
GIỚI THIỆU VÀ TỔNG QUAN VỀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 4
GIẢ THUYẾT KHOA HỌC VÀ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 7
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11

SỐ LIỆU/ KẾT QUẢ 14


PHÂN TÍCH SỐ LIỆU/ KẾT QUẢ / THẢO LUẬN 15
KẾT LUẬN 18
TÀI LIỆU THAM KHẢO

19

MỘT SỐ HÌNH ẢNH PHỤ LỤC



Em xin chân thành cảm ơn đến Ban Tổ Chức cuộc thi NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KỸ THUẬT dành cho học sinh cấp trung học phổ thông, Ban Giám Hiệu Trường Trung Học Phổ Thông chuyên Long An và giáo viên hướng dẫn đã tận tình giúp đỡ để em có thể thực hiện ý tưởng của mình.


Trong thời gian vừa qua, được sự quan tâm, hướng dẫn của Ban Giám Hiệu, Quý Thầy Cô của Trường Trung Học Phổ Thông Chuyên Long An, cùng với sự hướng dẫn của cô Nguyễn Thị Hồng Vỹ là giáo viên môn Công Nghệ của nhà trường, bản thân em đã cố gắng tìm tòi và nghiên cứu được một loại chế phẩm trừ sâu sinh học được sản xuất từ những loại nguyên liệu đơn giản có nguồn gốc thực vật, chế phẩm có tác dụng phòng trừ sâu hại trên cây trồng.

Em cũng xin chân thành cảm ơn các tác giả của các đầu sách, tài liệu cũng như các địa chỉ trang web mà em đã sử dụng làm tư liệu tham khảo.


Xin chân thành cám ơn! ồng vdfvbfdfdfhhhhhjjjjjjjjjhjhjhjjhjhj

TÓM TẮT NỘI DUNG DỰ ÁN

Con người đang rất cần rau xanh an toàn vì vấn đề rau xanh không an toàn ngày càng tăng gây ra nhiều trường hợp ngộ độc thực phẩm. Vấn đề ô nhiễm môi trường và tác hại của việc lạm dụng thuốc trừ sâu hóa học đang nóng lên từng ngày, do đó việc bảo vệ môi trường sống đã và đang được đề cập rất nhiều trong dư luận của xã hội cũng như trong chương trình học của các bậc học phổ thông. Bên cạnh đó, thực hiện giáo dục toàn diện và đổi mới trong giáo dục và đào tạo, Nhà trường tăng cường giáo dục học sinh phát huy tính tích cực, sáng tạo trong hoạt động học tập và đặc biệt là ý thức nghiên cứu khoa học. Việc thực hiện đề tài giúp em giải đáp thắc mắc của bản thân là có thể tham gia nghiên cứu khoa học được hay không? Có thể tạo ra loại thuốc trừ sâu không gây tác hại cho môi trường và giúp tạo ra sản phẩm rau sạch an toàn cho người sử dụng được hay không? Có thể nghiên cứu để sản xuất ra chế phẩm trừ sâu sinh học từ thảo dược hay thực vật và yếu tố khác được hay không? Nếu đề tài nghiên cứu thành công thì sản phẩm là“ Chế phẩm trừ sâu sinh học_thảo dược Nigagib” sẽ được sử dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp. Góp phần sản xuất rau xanh an toàn; hạn chế tình trạng ngộ độc thực phẩm do sử dụng thuốc trừ sâu hóa học trong sản xuất trồng trọt; bảo vệ môi trường, không gây mất cân bằng sinh thái; giảm chi phí trong sản xuất trồng trọt giúp tăng lợi nhuận cho nông dân, hạ giá thành rau xanh trên thị trường. Công việc chính đã thực hiện: Tìm nguyên liệu, điều chế các nguyên liệu, pha trộn các loại dung dịch nguyên liệu với tỉ lệ khác nhau, điều chỉnh pH thích hợp, thử nghiệm trên một số loại cây trồng. Viết báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học.

Kết quả thu được là chế phẩm trừ sâu sinh học_ thảo dược Nigagib có khả năng phòng chống sâu hại trên rau màu và cây trồng khác rất tốt, giá thành rẻ, công nghệ sản xuất đơn giản, khả năng ảnh hưởng đến sức khoẻ người sử dụng và môi trường là rất thấp.

GIỚI THIỆU VÀ TỔNG QUAN VỀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.

Trong ăn uống hàng ngày, rau tươi là loại thực phẩm không thể thiếu được vì vai trò vô cùng quan trọng của chúng. Tuy lượng protid và lipid trong rau tươi không đáng kể, nhưng chúng cung cấp cho cơ thể các muối khoáng, các vitamin,… Ngoài ra trong rau tươi còn có loại đường tan trong nước và chất cellulose.

Rau tươi có khả năng gây thèm ăn và ảnh hưởng tới tuyến tiêu hoá, làm tăng rõ rệt sự tiết dịch của dạ dày, men trong rau tươi có ảnh hưởng tốt tới quá trình tiêu hoá nên bữa ăn có rau tươi tạo điều kiện thuận lợi cho sự tiêu hoá và hấp thu các thành phần dinh dưỡng khác. Nói chung, rau tươi có vai trò quan trọng trong dinh dưỡng; bữa ăn hàng ngày của chúng ta không thể thiếu rau. Điều quan trọng là phải đảm bảo rau sạch, không có vi khuẩn gây bệnh và các hoá chất độc nguy hiểm.

Trong thời gian qua, cùng với sự phát triển của kinh tế nông nghiệp, bên cạnh sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng, các quá trình thâm canh tăng năng suất . . . việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) để phòng trừ sâu bệnh hại, giúp tăng nhanh năng suất đã và vẫn đang có chiều hướng ngày càng tăng. Thuốc BVTV, hầu hết là các chất hóa học tổng hợp, các loại thuốc này có ưu điểm là diệt sâu bệnh, cỏ dại nhanh, sử dụng lại đơn giản, nên được nông dân ưa thích.

Mọi loại thuốc BVTV đều có tính độc cao. Lượng thuốc nếu sử dụng đúng và thời gian cách ly tốt sẽ phân hủy triệt để trên sản phẩm, nhưng nếu lượng thuốc sử dụng quá nhiều thì dư lượng thuốc sẽ đi vào trong thân cây, quả, hoặc dính bám chặt trên lá, quả. Người và động vật ăn phải các loại nông sản này có thể bị ngộ độc tức thời đến chết, hoặc nhiễm độc nhẹ, từ từ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ.

2. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

Việc nghiên cứu nhằm tìm kiếm các hoạt chất từ thiên nhiên để làm chế phẩm cho lĩnh vực bảo vệ thực vật, bảo đảm năng suất cây trồng mà không gây độc hại cho môi trường, gia súc và sức khỏe con người, trong đó có thuốc trừ sâu thảo mộc, tức là sử dụng các chất độc sẵn có trong cây cỏ thiên nhiên để trừ diệt các loại dịch hại do côn trùng. Ở Việt Nam, có nhiều loại cây chứa chất độc đối với sâu bệnh hại cây, đến nay chưa phát hiện hết và chưa được khai thác triệt để. Một số cây đã được sử dụng trong sản xuất nông nghiệp như: cây bả đậu (Croton tiglium), cây sắn nước (Pachyrhizus erosus), cây duốc cá (Milletia ichthyochtona), dây thuốc cá (Derris elliptlica) . . . Một số chế phẩm đã được Phòng Sinh dược và Hóa bảo vệ thực vật (Viện Hóa học, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) thử nghiệm hiệu lực trừ sâu trong phòng thí nghiệm, trong lồng lưới và ngoài vườn cho kết  quả rất tốt, đạt hiệu lực trừ sâu hơn 60%. Thuốc thảo mộc có những ưu điểm cơ bản như: Có hiệu lực trừ sâu bệnh cao, chọn lọc, các chất độc là các hợp chất thiên nhiên cho nên dễ bị phân hủy sau khi sử dụng, không để lại dư lượng ở trong đất và trong nông sản, ít gây độc hại cho người và môi trường.

Đề tài “NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT CHẾ PHẨM TRỪ SÂU SINH HỌC – THẢO DƯỢC NIGAGIB” được hình thành nhằm tạo ra một sản phẩm trừ sâu bệnh hại từ sự kết hợp một số thảo mộc trừ sâu bệnh với một hàm lượng cực nhỏ các chất kích thích sinh trưởng. Sản phẩm này được kỳ vọng là sẽ đáp ứng được phần nào đó sự thân thiện với mội trường, góp phần nâng cao sức khỏe người dân và giảm thiểu bớt tình hình ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật trên đồng ruộng nói chung.

3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:

Để hình thành sản phẩm “TRỪ SÂU SINH HỌC _THẢO DƯỢC NIGAGIB”, đề tài cần mục tiêu sau: Chế tạo một loại chế phẩm bảo vệ phòng trừ sâu hại từ thảo dược tự nhiên đề thay thế các loại thuốc trừ sâu hóa học.



4. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU:

Đề tài “NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT CHẾ PHẨM TRỪ SÂU SINH HỌC – THẢO DƯỢC NIGAGIB” được thực hiện trong thời gian ngắn, điều kiện thiết bị phân tích chưa đầy đủ, kinh phí thực hiện có hạn nên đề tài chỉ giới hạn trong việc nghiên cứu một số vấn đề sau:

- Chiết suất hoạt chất từ 4 loại thảo mộc

- Khảo nghiệm hoạt lực trên 2 loại rau màu chính là cải ngọt, rau muống.

- Điều kiện thổ nhưỡng thí nghiệm là khoảng đất nhỏ ở vườn nhà.

Một số vấn đề chưa thể thực hiện trong đề tài này là:

- Xác định chính xác hàm lượng các hoạt chất chính trong dung dịch nigagib.

- Khảo nghiệm trên nhiều loại cây trồng khác

- Khảo nghiệm trên nhiều loại đất

- Đánh giá mức độ tác động khi phun kèm các loại phân khác.



5. NỘI DUNG TÓM TẮT:

Nội dung tóm tắt khi thực hiện đề tài “NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT CHẾ PHẨM TRỪ SÂU SINH HỌC – THẢO DƯỢC NIGAGIB” như sau:

- Lược khảo tài liệu

- Chuẩn bị điều kiện thực hiện đề tài

- Chế tạo sản phẩm và hoàn chỉnh quy trình công nghệ

- Bố trí thí nghiệm

- Khảo nghiệm hiệu lực của chế phẩm Nigagib

- Xây dựng báo cáo tổng kết.

- Thí nghiệm trên cây rau muống và cây cải ngọt

- Các nguyên liệu hoàn toàn là thảo mộc tự nhiên.



GIẢ THUYẾT KHOA HỌC, CƠ SỞ LÝ LUẬN

VÀ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU


  1. Tổng quan về thảo dược :

1.1. Thuốc rê

Cây thuốc lá hoang dại đã có cách đây khoảng 4.000 năm, trùng với văn minh của người da đỏ vùng Trung và Nam Mỹ. Lịch sử chính thức của việc sản xuất thuốc lá được đánh dấu vào ngày 12/10/1492 do chuyến thám hiểm tìm ra châu Mỹ của Christopher Columbus, ông đã phát hiện thấy người bản xứ ở quần đảo Antil vừa nhảy múa, vừa hút một loại lá cuộn tròn gọi là Tabaccos.

Hàng ngàn năm trước Công nguyên, người da đỏ đã trồng thuốc lá trên vùng đất mênh mông ở Nam Mỹ, Trung Mỹ, quần đảo Antil và một số nơi khác

Ngành kỹ thuật trồng trọt, công nghệ sinh học đã phát triển rất nhanh chóng để sản xuất đa dạng các loại nguyên liệu thuốc lá đáp ứng cho công nghiệp chế biến, nhu cầu thị hiếu đa dạng về thuốc điếu và đặc biệt để xuất khẩu.

Trong cây thuốc lá nó có mùi hôi đặc trưng và có nhựa kết dính chính vì thế rất thích hợp cho việc nghiên cứu tạo ra một loại thuốc trừ sâu để phòng ngừa sâu hại trên cây trồng (rau màu ).

Thuốc rê bản chất là thuốc lá. Sau khi tuyển chọn được những lá thuốc ngã sang màu hơi vàng, sau đó bó chúng lại và ủ trong 3 ngày thì lá thuốc đã hoàn toàn ngã sang màu vàng. Tiếp tục mang đi thái sợi và cuối cùng phơi khô ta được thuốc rê.



1.2. Cây Tỏi:

Tỏi có tác dụng đáng kể lên hệ miễn dịch; tăng hoạt tính các thực bào lymphô cyte nhất là với thực bào CD4 giúp cơ thể bảo vệ màng tế bào chống tổn thương nhiễm sắc thể ADN; kháng virus; phòng chống nhiễm trùng.

Trong tép tỏi tươi, các hợp chất sulfur là quan trọng nhất, có tỷ lệ cao nhất trong các loại rau quả (3,2%) khi tép tỏi còn nguyên: alliin (một hợp chất sulfur), Allicin (công thức hóa học : C6H10OS2) và men allinase có lượng tương đương nhau. Mỗi thứ ở trong một ngăn riêng biệt.

Khi giã nát củ tỏi - Một phản ứng cực mạnh, tức thì giữa alliin và allinase sản sinh ra allicin - Allicin là một chất không bền, khi tiếp xúc với không khí sẽ được chuyển hóa thành diallyl disulfide, vinydithiin, afoene, là những chất có tác dụng dược lý đã kể trên -(allicin là chất gây mùi tỏi tươi khi băm thái). Bằng phương pháp sắc ký lỏng cao áp người ta đã xác định được hàm lượng allicin trong tép tỏi tươi sau khi giã nát một phút đã đạt 63%. Nhưng sau 30 phút tiếp xúc với không khí chỉ còn 39% (vì đã chuyển hóa thành các chất nói trên). Trong môi trường hơi kiềm (pH = 8) phản ứng triệt để nhất. Trong môi trường hơi acid (pH = 5) phản ứng chậm 50 lần. Tỏi tươi nguyên tép và tỏi đã làm chín không có mùi và không có tác dụng dược lý nêu trên.



1.3. Tảo biển

Tảo biển có khoảng 25 ngàn loài, được chia thành nhiều hệ như tảo xanh, tảo lục, tảo lam, tảo đỏ và tảo nâu... Tảo không có hoa, còn thân, rễ của chúng là các mô thẩm thấu, chứa trên 80% nước khoáng từ biển.

Các yếu tố tạo nên tảo gồm 75% là chất hữu cơ (lipid, protid, glucid, vitamin) và 25% là khoáng chất, các nguyên tố vi lượng như iốt, magiê, moliden, fluo, kali... nên rất có giá trị trong các lĩnh vực làm đẹp, sức khỏe, dinh dưỡng... Ngoài ra, trong tảo còn chứa một lượng không nhỏ các chất kích thích sinh trưởng tự nhiên như nhóm auxin, cytokynin, gibberellin …

Những cây rau khi phun tảo biển phải phát triển từ 3 – 4 tuần mới có sự khác biệt về hình thái. Khi phun tảo biển, cây trồng sẽ có thân cao, lá nhạt màu so với những cây bình thường. Kết quả này phù hợp hoàn toàn với các quan sát của người dân cũng như mô tả về chức năng của gibberellin (GA) đã được nghiên cứu rộng rãi trên thế giới vì giberellin là một loại hormone thực vật có tác dụng kích thích sinh trưởng, kéo dài thân và lá, làm tăng sinh khối của cây trồng, làm tăng nhanh sự sinh trưởng dinh dưỡng. GA kích thích sự nảy mầm của hạt và củ, có tác dụng đặc trưng là phá tình trạng ngủ nghỉ của hạt giống .

Thực tế cách sử dụng tảo biển hữu hiệu nhất là hòa tan hoàn toàn tảo biển trong bình dung dịch và phun trực tiếp lên lá. Việc phun tảo biển không thể thay thế việc cung cấp chất dinh dưỡng (bón phân) hay bảo vệ khỏi sâu hại (trừ sâu). Thông thường nên phun tảo biển trước khi thu hoạch độ 4-5 ngày để rau phát triển hoàn toàn cũng như loại bỏ các tồn dư có hại với người sử dụng. Trong khi đó, người sử dụng các rau quả có bón tảo biển chỉ cần rửa sạch và gọt vỏ thì hoàn toàn có thể an tâm.



1.4. Ớt

Ớt có nguồn gốc từ châu Mỹ; ngày nay nó được trồng khắp nơi trên thế giới và được sử dụng làm gia vị, rau, và thuốc. Ớt đã là một phần trong ẩm thực của loài người ít nhất là 7500 năm trước Công nguyên và có lẽ sớm hơn. Có những bằng chứng khảo cổ ở các khu vực ở tây nam Ecuador cho thấy ớt đã được thuần hóa hơn 6000 năm về trước, và là một trong những loại cây trồng đầu tiên ở châu Mỹ.

Cây ớt trồng trong chậu có thể làm một loại cây cảnh vì quả ớt có nhiều màu sắc: trắng, đỏ, vàng, cam, xanh, tím…tùy theo giống cây. Quả ớt dùng làm gia vị, thực phẩm vì chứa nhiều Vitamin A, Vitamin C gấp 5-10 hai loại sinh tố này có trong cà chuacà rốt. Chất cay trong quả ớt gọi là Capsaicin (C18H27NO3) có công dụng trị bệnh được dùng nhiều trong y học. Ngâm rượu xức ngoài da trị nhức mỏi, sưng trặc gân. Ớt bột trị được chứng say sóng. Ớt bột trộn với quế và đường trị bệnh mê sảng. Các bệnh đau bụng, đau răng, nhức đầu, sưng cổ họng, tê thấp, thần kinh cũng được điều trị bằng ớt. Lá ớt giã nhỏ đắp vào vết thương bị rắn cắn hay các vết lở ngứa ngoài da. Rễ ớt, nhất là ớt hiểm, sắc uống để trị bệnh sốt rét.Capsaicin là một chất được lấy ra từ ớt, chính chất này tạo ra vị cay khi ăn ớt.Capsaicin hòa tan trong cồn và mỡ, không hòa tan trong nước. Vì thế trong trường hợp ăn bị cay quá, dùng nước chỉ giảm được độ cay phần nào, những thức ăn có sữa sẽ giúp ta nhiều hơn.




Capsaicin
2. Một số sâu hại thường gặp trên rau màu

- Các loại sâu ăn lá như : Sâu tơ (Plutella xylostella), sâu xanh bướm trắng (Pieris rapae ), sâu đục nõn (Hellula undalis ), sâu xám cắn cây con (Agrotis ipsilon), sâu khoang (Spodoptera litura), sâu ăn tạp (Spodoptera litura Fabricius), rầy mềm (Brevicoryne brassicae Linnaeus), sâu đo (Chrysodeixis eriosoma (Doubleday) Walker)…

- Các loại côn trùng cắn phá hại như Bọ nhảy (Phyllotetra striolata), Cào cào xanh (Oxya chinensis Thunberg), Bọ dưa (Aulacophora similis Oliver), bọ xít nâu (Cyclopelta obscura Le Peletier et Serville)…

3. Mục đích nghiên cứu


SP Ni. Trừ sâu bện h cho câytro6ng2 , rau xanh, an toàn cho thực phầm, han chế ô nhiễm MT, …. Hạ giá thành sản phẩm,
Khoảng ½ trang

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Chuẩn bị

- Nguyên liệu: Tảo biển, Tỏi, Thuốc rê, Ớt, cồn, HNO3 , KOH, hạt giống các loại rau như cải ngọt, rau muống.

- Dụng cụ: Cân, dao, cối, chày, thướt, máy ảnh, dụng cụ làm đất trồng.

- Dụng cụ chiết suất hóa chất: cốc thuỷ tinh có chia độ, đũa thuỷ tinh, bình thuỷ tinh, bông gòn, giấy lọc, giấy đo pH,

- Tập vở ghi chép.

2. Phương pháp tiến hành dự án

- Tham khảo tài liệu.

- Xin ý kiến của Ban Giám Hiệu Nhà trường, Giáo viên và người hướng dẫn.

- Tra cứu thông tin trên internet.

- Điều chế dung dịch mẹ các loại nguyên liệu.

- Sản xuất chế phẩm Nigagib từ các loại dung dịch nguyên liệu.

- Thử nghiệm trên một số loại cây trồng.

- Thu thập kết quả.

- Viết báo cáo dự án nghiên cứu.

3. Bố trí thí nghiệm thực tế

Thí nghiệm được thực hiện trên 2 đối tượng rau màu là cải ngọt, rau muống. Loại thuốc trừ sâu được sử dụng là Vineem 1500 EC : phun theo khuyến cáo. Thuốc Nigagib phun 20ml/5lit.

Thí nghiệm được bố trí gồm ba nghiệm thức với ba lần lặp lại:

+ Nghiệm thức 1: Nigagib

+ Nghiệm thức 2: Vineem 1500EC

+ Nghiệm thức 3: Đối chứng



Rau muống Cải ngọt



1

2

3




1

2

3

Lần 1 Lần 1





4

5

6




4

5

6

Lần 2 Lần 2

7

8

9




7

8

9

Lần 3 Lần 3

Mỗi nghiệm thức là một ô diện tích 1m2 được đánh số như hình vẽ:

* Chú thích :

. 1, 4, 7 : nghiệm thức đối chứng ( không phun xịt )

. 2, 5, 8 : xử lí vineem 1500 EC

. 3, 6, 9 : xử lí Nigagib




Quy trình thực hiện nghiên cứu


Lọc dung dịch nguyên liệu



Xử lí nguyên liệu

Chuẩn bị nguyên liệu




Phối trộn dung dịch



Trung hòa dung dịch mẹ

Chế phẩm Nigagib




Nghiệm thức đối chứng



Nghiệm thức 2

Nghiệm thức 1


SỐ LIỆU/ KẾT QUẢ

* Điều chế dung dịch mẹ các loại nguyên liệu:


    • Dùng 100g thuốc rê rồi ngâm chung 1 lít dung dịch HNO3 1M

    • Dùng 100g tảo biển rồi ngâm chung với 1 lít dung dịch HNO3 1M

    • Dùng 100g tỏi rồi ngâm chung với 1 lít cồn 960

    • Dùng 100g ớt rồi ngâm chung với 1 lít cồn 960


* Lọc dung dịch mẹ của các loại nguyên liệu:
- Dịch chiết thuốc rê : 1000ml

- Dịch chiết tỏi : 1000ml

- Dịch chiết tảo : 1000ml

- Dịch chiết Ớt : 1000ml


* Pha chế Nigagib từ các loại dung dịch nguyên liệu theo tỉ lệ :

- 100ml dung dịch thuốc rê

- 200ml dung dịch tỏi

- 100ml dung dịch tảo

- 100ml dung dịch ớt

Pha trộn bốn loại dung dịch nêu trên thu được 500ml chế phẩm Nigagib, điều chỉnh pH của chế phẩm.

* Thử nghiệm trên một số loại rau xanh

Dùng 20ml chế phẩm Nigagib có tỉ lệ các dịch như trên pha loãng với 5 lít nước sạch để tiến hành phun thí nghiệm trên hai đối tượng là cải ngọt và rau muống.


PHÂN TÍCH – THẢO LUẬN - KẾT QUẢ
1. Thí nghiệm thực tế:

1.1. Rau muống

1.1.1. Rau muống 10 ngày sau khi gieo trồng

* Nhận xét:

- Chiều cao cây và chiều dài lá có sự khác biệt ý nghĩa giữa Nigagib với hai nghiệm thức còn lại. Hay nói cách khác, chiều cao cây rau muống ở 10 ngày tuổi tại nghiệm thức Nigagib phát triển tốt hơn nghiệm thức đối chứng nhưng không hơn Vineem.

- Chiều rộng lá của nghiệm thức Nigagib có sự khác biệt ý nghĩa tốt hơn so với 2 nghiệm thức còn lại.

- Số lá và cây bị sâu hại tấn công có sự khác biệt ý nghĩa giữa Nigagib cho kết quả tốt hơn nghĩa là số cây trong lô của Nigagib bị sâu hại tấn công ít hơn so với 2 nghiệm thức còn lại.

Như vậy 10 ngày sau khi trồng, lô của Nigaigb cho kết quả về chiều cao cây, chiều dài lá không hơn Vineem, chiều rộng lá là tốt nhất hơn các nghiệm thức còn lại. Số lượng sâu hại trong lô của Nigagib là thấp nhất.

1.1.2 Rau muống 20 ngày sau khi gieo trồng

* Nhận xét:

- Chiều cao cây không có sự khác biệt ý nghĩa giữa Nigagib so với Vineem mà có ý nghĩa cao hơn so với nghiệm thức còn lại.

- Chiều rộng lá và số sâu hại có sự biệt ý nghĩa giữa Nigagib (thấp hơn) so với Vineem và không có sự khác biệt giữa Nigagib với nghiệm thức còn lại.

- Chiều dài lá có sự khác biệt Nigagib thấp hơn Vineem và không có sự khác biệt ý nghĩa so với nghiệm thức còn lại.

- Số lá và cây bị sâu hại tấn công không có sự khác biệt ý nghĩa giữa Nigagib so với Vineem và có sự khác biệt thấp hơn so với đối chứng.

Như vậy 20 ngày sau khi trồng, lô của Nigagib cho kết quả tốt hơn các nghiệm thức chiều cao cây, số cây và lá bị sâu hại tấn công ít. Khả năng phòng chống sâu rầy khá tốt.



1.1.3 Rau muống 25 ngày sau khi trồng

* Nhận xét:

- Chiều cao cây, chiều rộng lá và chiều dài lá có sự khác biệt ý nghĩa giữa Nigagib (cao hơn) so 2 nghiệm thức còn lại.

- Số lượng sâu hại không có sự biệt ý nghĩa giữa Nigagib và Vineem và có sự khác biệt (thấp hơn) so với nghiệm thức còn lại.

- Số cây và lá bị sâu hại tấn công có sự khác biệt rất ý nghĩa giữa Nigagib (thấp hơn) so 2 nghiệm thức còn lại.

Như vậy 25 ngày sau khi trồng, lô của Nigagib cho kết quả tốt hơn ở các chỉ tiêu so với các nghiệm thức còn lại trên cây rau muống, nhất là khả năng phòng trừ sâu rầy.

1.2 Cải ngọt

1.2.1 Cải ngọt 10 ngày sau khi trồng

* Nhận xét:

- Chiều cao cây có sự khác biệt ý nghĩa giữa Nigagib (tốt hơn) so với 2 nghiệm thức còn lại.

- Chiều rộng lá, chiều dài lá và số lượng sâu hại không có sự khác biệt ý nghĩa giữa Nigagib và Vineem mà có sự khác biệt giữa Nigagib và Vineem với nghiệm thức còn lại (tốt hơn).

- Số cây và lá bị sâu hại tấn công không có sự khác biệt giữa các nghiệm thức.

Như vậy 10 ngày sau khi trồng lô của Nigagib cho kết quả cao hơn các nghiệm thức còn lại.

1.2.2 Cải ngọt 20 ngày sau khi trồng

* Nhận xét:

- Chiều cao cây, chiều rộng lá và chiều dài lá có sự khác biệt ý nghĩa giữa Nigagib và 2 nghiệm thức còn lại.

- Số lượng sâu hại và số cây và lá bị sâu hại tấn công không có có sự khác biệt ý nghĩa giữa Nigagib và Vineem, khác biệt có ý nghĩa (thấp hơn) so với đối chứng.

Như vậy 20 ngày sau khi trồng, nghiệm thức Nigagib cho kết quả tăng trưởng như nhau nhưng số lượng sâu, số lá và cây bị sâu tấn công thấp hơn các nghiệm thức khác, lô của Nigagib phòng chống sâu hại tốt hơn so với 2 nghiệm thức Vineem và đối chứng.



1.2.3 Cải ngọt 25 ngày sau khi trồng

* Nhận xét:

- Chiều cao cây và chiều dài lá có sự khác biệt ý nghĩa giữa Nigagib, Vineem (tốt hơn) so với đối chứng

- Chiều rộng lá và số lượng sâu hại có sự khác biệt ý nghĩa giữa Nigagib với 2 nghiệm thức còn lại.

- Số lá và cây bị sâu hại tấn công có sự khác biệt ý nghĩa giữa Nigagib và Vineem (tốt hơn) so với đối chứng (nhiều cây bị sâu hại hơn)

Như vậy 25 ngày sau khi trồng Nigagib cho kết quả cao hơn ở chiều cao cây, chiều rộng lá, chiều dài lá, số lượng sâu hại bị nặng hơn so với 2 nghiệm thức còn lại, số cây và lá bị sâu hại tấn công ít so với 2 nghiệm thức còn lại.
2. Đánh giá hiệu lực của sản phẩm

- Sau một thời gian thực hiện sử dụng chế phẩm Nigagib trong việc phòng trừ sâu hại và kích thích tăng trưởng và phát triển của cây rau màu tôi nhận thấy rằng chế phẩm có tác dụng rộng trong việc phòng trừ sâu hại. Bên cạnh đó dù chế phẩm có tác dụng tốt trong phòng trừ sâu hại mặt dù vẫn còn xuất hiện sâu hại nhưng tỷ lệ sâu hại tấn công trên cây thấp hơn rất nhiều so với các chế phẩm ở các nghiệm thức còn lại .

- Đặc tính của chế phẩm này chỉ phòng ngừa sâu hại và kích thích tăng trưởng của cây rau màu, nên trong việc phòng trừ bệnh hại thì có thể sẽ chưa đạt hiệu quả cao. Vì thế, với chế phẩm này, ta có thể kết hợp với các loại thuốc trừ bệnh có nguồn gốc sinh học để phòng trừ dịch hại có hiệu quả hơn và tốt hơn .

- Cần lưu ý là chế phẩm không có tiêu diệt sâu hại trực tiếp mà đây chỉ là một loại chế phẩm mang tính xua đuổi các loài côn trùng gây hại cho cây trồng . Chính vì vậy chế phẩm này không có ảnh hưởng đến sức khoẻ con người, không gây ô nhiễm môi trường, không có lưu tồn trong sản phẩm. Từ đó chúng ta nên khuyến cáo người dân có thể áp dụng chế phẩm này để đảm bảo sức khoẻ cho mình và cho cộng đồng.



3. Phân tích hiệu quả Kinh tế - Kỹ thuật- Môi trường:

Để làm rõ tính ưu việt của sản phẩm nigagib, tôi tiến hành so sánh một vài chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật, môi trường giữa chế phẩm nigagib và các chế phẩm tham gia thí nghiệm nêu trên và đã có một số kết quả như sau:

- Giá thành chế tạo và sử dụng rất rẻ.

- Mọi người dân đều có thể làm được

- Thời gian bảo quản khá dài

- Khả năng gây độc cho người sử dụng, người tiêu dùng, môi trường và thiên địch là rất thấp.


KẾT LUẬN
 

Qua thực nghiệm tại vườn nhà, tôi đi đến kết luận như sau:

1. Chế phẩm nigagib cho kết quả tốt trong việc tăng khả năng sử dụng chất dinh dưỡng từ môi trường đất trồng, thúc đẩy tốt quá trình sinh trưởng của cây rau màu thí nghiệm

2. Khả năng phòng chống sâu rầy hại rau màu rất tốt, không thua kém sản phẩm sinh học khác trên thị trường.

3. Giá thành sử dụng thấp, công nghệ chế tạo đơn giản, người dân có thể tự chế tạo để dùng;

4. Khả năng ảnh hưởng đến sức khoẻ người sử dụng, người tiêu dùng, ảnh hưởng đế môi trường đất, nước và thiên địch rất thấp.



NGƯỜI THỰC HIỆN

Đặng Đức Trọng

Tháng 01 năm 2014



TÀI LIỆU THAM KHẢO

 


[1] Nguyễn Văn Dàn,2009. Hỏi đáp về phòng trừ dịch hại cây trồng Quyển 2: cây rau màu

[2] Tra cứu thông tin trên internet. Các trang web sử dụng là ykhoa.net, wikipedia .

[3] Trung tâm UNESCO phổ biến kiến thức văn hóa, 2006. Hướng dẫn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn và hiệu, nhà xuất bản văn hóa_dân tộc.

[4] Trung tâm UNESCO phổ biến kiến thức văn hóa, 2006. Hướng dẫn sử dụng bón phân cân đối và hợp lý cho cây trồng, nhà xuất bản văn hóa_dân tộc.

[5] Nguyễn Văn Bộ, 2004. Bón phân cân đối và hợp lý cho cây trồng, nhà xuất bản nông nghiệp.

[6] Nguyễn Mười, 2000. Thổ nhưỡng học, nhà xuất bản nông nghiệp.

[7] Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2000. Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép hạn chế và cấm sử dụng ở việt Nam, nhà xuất bản Hà Nội.

[8] Đỗ Ánh, 2003. Độ phì nhiêu của đất và dinh dưỡng cây trồng, nhà xuất bản Hà Nội.

[9] Nguyễn Đình Mạnh, 2000. Hóa chất dùng trong nông nghiệp và ô nhiễm môi trường, nhà xuất bản Hà Nội.

[10] Hà Thị Thanh Bình, 2002. Trồng trọt đại cương, nhà xuất bản Hà Nội.

[11] Nguyễn Viết Tùng, 2006. Giáo trình côn trùng học đại cương, nhà xuất bản nông nghiệp.

[12] ThS. Trần Thanh Tâm, 2007. Đánh giá hiệu quả kinh tế của Gibberellin tự nhiên trên rau màu, trường Cao Đẳng KT-KT Kiên Giang, trang 5-7.




--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Nghiên cứu sản xuất chế phẩm trừ sâu Sinh học _Thảo dược Nigagib Đặng Đức Trọng

Trang

Каталог: data
data -> HƯỚng dẫn càI ĐẶt và SỬ DỤng phần mềm tạo bài giảng e-learning
data -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
data -> Qcvn 81: 2014/bgtvt
data -> Trung taâm tin hoïC Ñhsp ñEÀ thi hoïc phaàn access
data -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
data -> Công ty cổ phần Xây dựng Điện vneco3
data -> Nghiên cứu một số đặc điểm
data -> NHỮng đÓng góp mới của luậN Án tiến sĩ CẤP ĐẠi học huế Họ và tên ncs : Nguyễn Văn Tuấn
data -> Mẫu 01/hc-sn-dn (Ban hành kèm theo Thông tư số 83/2007/tt-btc ngày 16/7/2007 của Bộ Tài chính) TỜ khai hiện trạng sử DỤng nhà, ĐẤt thuộc sở HỮu nhà NƯỚc và ĐỀ xuất phưƠng án xử LÝ

tải về 103.07 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương