Lời mở ĐẦU 2 MỞ ĐẦu về phức chấT 3



tải về 327.33 Kb.
trang1/11
Chuyển đổi dữ liệu27.02.2022
Kích327.33 Kb.
#50667
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11
HÓA-DƯỢC
HNO3 VÀ MUỐI NO3-, Giáo án chủ nhiệm, Lớp 10, Tiết 12, Bài 7

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 2

1.MỞ ĐẦU VỀ PHỨC CHẤT 3

1.1.Những khái niệm cơ bản: 3

1.2.Phân loại các phức chất 4

2.ỨNG DỤNG CỦA PHỨC CHẤT 7

2.1.Ứng dụng trong việc trị bệnh lao 9

2.2.Ứng dụng trong việc điều trị ung thư 10

2.2.1.Cis-Diamminedichloroplatinum(II) (cis-[Pt(Cl)2(NH3)2], cisplatin, hay cis-DDP) 10

2.2.2.Carboplatin 10

2.2.3.Oxaliplatin 11

2.2.4.Nedaplatin 12

2.2.5.Chlorophyll 13

2.3.Điều trị bệnh viêm khớp 13

2.4.Giải độc kim loại nặng 14

2.4.1. Tủa xanh Berlin 14

2.4.2. Dimercaprol 15

2.4.3. Natri calci edetat 16

2.4.4. Penicilamin hydrochlorid 16

2.5.Ứng dụng trong việc điều trị bệnh thiếu máu 17

KẾT LUẬN 19

TÀI LIỆU THAM KHẢO 20

LỜI MỞ ĐẦU


Từ ngày xưa, con người đã trải qua các trận dịch bệnh nhưng khi đó ngành y học còn lạc hậu nên dịch bệnh lúc bấy giờ đối với con người là một nỗi kinh hoàng. Thuốc là một sản phẩm cần thiết, có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người. Hiện nay, theo xu hướng chung của thế giới hiện đại, việc sử dụng thuốc và thực phẩm chức năng có nguồn gốc tự nhiên đã và đang rất được mọi người trên thế giới quan tâm, đặc biệt là người Việt Nam. Hóa dược ra đời là ngành khoa học dựa trên nền tảng là hóa học để từ đó nghiên cứu các vấn đề của các ngành khoa học sinh học, y học và dược học. Đây là một ngành khoa học thể hiện sự kết hợp giữa hóa hữu cơ và sinh hóa, hóa tin học, dược lý, sinh học phân tử, các phức chất… Thành tựu nghiên cứu khoa học thường được áp dụng trong y học, trước tiên để điều chế dược phẩm, chế tạo các phụ tùng thay thế các cơ quan nội tạng, chữa bệnh ung thư, làm đẹp… Lợi ích của dược học mang lại khá cao nên được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm chú trọng, tạo điều kiện phát triển về thiết bị kĩ thuật và nguồn nhân lực. Điều này chẳng có gì lạ vì nhiệm vụ của nó là chăm sóc cho sự sống của chính con người. Ngoài ra, việc nghiên cứu các ứng dụng của hóa dược giúp ta tiếp cận với khoa học - kĩ thuật của thời hiện đại mà còn nâng cao trình độ hiểu biết của chúng ta về nó. Với các lý do trên, chúng em chọn đề tài tiểu luận là ứng dụng phức chất trong hóa dược. Việc chọn đề tài này nhằm bổ sung thêm kiến thức khoa học và những ứng dụng thực tiễn của phức chất trong hóa dược. Đồng thời, giúp ích cho việc học tập và công việc của chúng em sau này.

  1. MỞ ĐẦU VỀ PHỨC CHẤT

    1. Những khái niệm cơ bản:

Từ giáo trình hoá học vô cơ chúng ta đã biết rằng khi các nguyên tố hoá học riêng biệt kết hợp với nhau thì tạo thành các hợp chất đơn giản, hay các hợp chất bậc nhất, ví dụ các oxit (Na2O, CuO,...), các halogenua (NaCl, CuCl2,...). Những hợp chất đơn giản lại có thể kết hợp với nhau tạo thành hợp chất bậc cao, hay hợp chất phân tử, ví dụ K2HgI4 (HgI2.2KI); Ag(NH3)2Cl (AgCl.2NH3); K4Fe(CN)6 [Fe(CN)2. 4KCN]... Gọi chúng là các hợp chất phân tử để nhấn mạnh rằng ở đây không phải là các nguyên tử hay các gốc, mà là các phân tử kết hợp với nhau. Cấu tạo của chúng không được giải thích thoả đáng trong khuôn khổ của thuyết hóa trị cổ điển. Có một vấn đề đặt ra là trong số các hợp chất phân tử thì hợp chất nào được gọi là hợp chất phức (phức chất).

Theo A. Werner, tác giả của thuyết phối trí thì phức chất là hợp chất phân tử nào bền trong dung dịch nước, không phân huỷ hoặc chỉ phân huỷ rất ít ra các hợp phần tạo thành hợp chất đó. Trong lịch sử phát triển của hoá học phức chất đã có nhiều định nghĩa về phức chất của các tác giả khác nhau. Tác giả của các định nghĩa này thường thiên về việc nhấn mạnh tính chất này hay tính chất khác của phức chất, đôi khi dựa trên dấu hiệu về thành phần hoặc về bản chất của lực tạo phức.

Sở dĩ chưa có được định nghĩa thật thoả đáng về khái niệm phức chất vì trong nhiều trường hợp không có ranh giới rõ rệt giữa hợp chất đơn giản và phức chất. Một hợp chất, tuỳ thuộc vào điều kiện nhiệt động, khi thì được coi là hợp chất đơn giản, khi thì lại được coi là phức chất. Chẳng hạn, ở trạng thái hơi natri clorua gồm các đơn phân tử NaCl (hợp chất nhị tố đơn giản), nhưng ở trạng thái tinh thể, thì như phép phân tích cấu trúc bằng tia X đã chỉ rõ, nó là phức chất cao phân tử (NaCl)n, trong đó mỗi ion Na+ được phối trí một cách đối xứng kiểu bát diện bởi 6 ion Cl, và mỗi ion Cl được phối trí tương tự bởi 6 ion Na+.

Để ít nhiều có thể phân rõ ranh giới tồn tại của phức chất có thể đưa ra định nghĩa sau đây của A. Grinbe:



Phức chất là những hợp chất phân tử xác định, khi kết hợp các hợp phần của chúng lại thì tạo thành các ion phức tạp tích điện dương hay âm, có khả năng tồn tại ở dạng tinh thể cũng như ở trong dung dịch. Trong trường hợp riêng, điện tích của ion phức tạp đó có thể bằng không.

Lấy ví dụ hợp chất tetrapyriđincupro (II) nitrat [CuPy4](NO3)2. Có thể coi hợp chất này là sản phẩm kết hợp giữa Cu(NO3)2 và pyriđin (Py). Tính chất của phức chất tạo thành khác biệt với tính chất của các chất đầu. Phức chất trên có khả năng tồn tại ở dạng tinh thể và trong dung dịch.

Định nghĩa này tất nhiên cũng chưa thật hoàn hảo vì bao gồm cả các oxit acid kiểu H2SO4 và các muối sunfat. Điều này không phải là nhược điểm, vì về một số mặt có thể coi các hợp chất này là phức chất.

Cho đến gần đây người ta vẫn còn bàn luận về khái niệm phức chất. Theo K. B. Iaximirxki thì “phức chất là những hợp chất tạo được các nhóm riêng biệt từ các nguyên tử, ion hoặc phân tử với những đặc trưng: a) có mặt sự phối trí, b) không phân ly hoàn toàn trong dung dịch (hoặc trong chân không), c) có thành phần phức tạp (số phối trí và số hoá trị không trùng nhau)”. Trong ba dấu hiệu này tác giả nhấn mạnh sự phối trí, nghĩa là sự phân bố hình học các nguyên tử hoặc các nhóm nguyên tử quanh nguyên tử của một nguyên tố khác.

Do có mặt sự phối trí trong phân tử nên hiện nay người ta còn gọi phức chất là hợp chất phối trí. Tuy nhiên, khái niệm “phức chất” rộng hơn khái niệm “hợp chất phối trí”. Phức chất còn bao gồm cả những hợp chất phân tử trong đó không thể chỉ rõ được tâm phối trí và cả những hợp chất xâm nhập.

Khi tạo thành phức chất các hợp chất đơn giản không thể kết hợp với nhau một cách tuỳ tiện mà phải tuân theo những quy luật nhất định. Các quy luật dùng làm cơ sở cho việc điều chế phức chất, cũng như các quy luật điều khiển quá trình hình thành chúng sẽ được nghiên cứu trong môn hoá học phức chất.



    1. Phân loại các phức chất

Có nhiều cách khác nhau để phân loại các phức chất.

+ Dựa vào loại hợp chất người ta phân biệt:

Acid phức: H2[SiF6], H[AuCl4], H2[PtCl6].

Bazơ phức: [Ag(NH3)2]OH, [Co En3](OH)3.

Muối phức: K2[HgI4], [Cr(H2O)6]Cl3.



+ Dựa vào dấu điện tích của ion phức:

Phức chất cation: [Co(NH3)6]Cl3, [Zn(NH3)4]Cl2

Phức chất anion: Li[AlH4]

Phức chất trung hoà: [Pt(NH3)2Cl2], [Co(NH3)3Cl3], [Fe(CO)5]

Các phức chất trung hoà không có cầu ngoại. Phức tạp hơn là các trường hợp phức chất gồm cation phức và anion phức, ví dụ [Co(NH3)6][Fe(CN)6]. Thuộc loại cation phức còn có các phức chất oni, trong đó đóng vai trò của chất tạo phức là các nguyên tử phân cực âm của các nguyên tố âm điện mạnh (N, O, F, Cl,...), còn các nguyên tử hiđro phân cực dương là các phối tử. Ví dụ NH4+ (amoni), OH3+ (oxoni), FH2+ (floroni), ClH2+ (cloroni).

+ Dựa theo bản chất của phối tử người ta phân biệt:

Phức chất aquơ, phối tử là nước H2O: [Co(H2O)6]SO4, [Cu(H2O)4](NO3)2.

Phức chất amoniacat hay amminat, phối tử là NH3: [Ag(NH3)2]Cl, [Co(NH3)6]Cl3, [Cu(NH3)4]SO4.

Phức chất acid, phối tử là gốc của các acid khác nhau: K4[Fe(CN)6], K2[HgI4], K2[PtCl6].

Phức chất hiđroxo, phối tử là các nhóm OH: K3[Al(OH)6].

Phức chất hiđrua, phối tử là ion hiđrua: Li[AlH4].

Phức chất cơ kim, phối tử là các gốc hữu cơ: Na[Zn(C2H5)3], Li3[Zn(C6H5)3].

Phức chất π, phối tử là các phân tử chưa bão hoà như etilen, propilen, butilen, stiren, axetilen, allylamin, rượu allylic, xyclohexen, xyclopentadienyl, cacbon oxit, nitơ oxit v.v... Ví dụ K[PtCl3(C2H4)].H2O, [Fe(C5H5)2] (ferroxen), [Cr(C6H6)2], [Ni(CO)4], K2[Fe(CN)5NO],... Trong các phức chất nêu trên các phối tử liên kết với nguyên tử kim loại nhờ các eletron π của các phân tử chưa bão hoà.

Dựa vào cấu trúc vỏ electron, đôi khi người ta chia các phối tử ra làm hai loại như sau khi tham gia tạo phức với kim loại:


  • Phối tử có một hoặc nhiều hơn cặp electron tự do. Loại này lại được chia ra:

  • Phối tử không có obitan trống để nhận các electron từ kim loại, ví dụ H2O, NH3, F, H, CH3.

  • Phối tử có các obitan trống hoặc các obitan có thể sử dụng để tạo các liên kết p và nhận các electron từ kim loại, ví dụ PR3, I, CN, NO2.

  • Phối tử có các electron p có thể điền vào các obitan trống của kim loại, ví dụ OH, NH2, Cl, I.

  • Phối tử không có cặp electron tự do, nhưng có những electron có khả năng tạo các liên kết p, ví dụ etilen, ion xiclopentađienyl, benzen. Chúng có khả năng tạo thành các phức chất p như được trình bày ở trên.

+ Dựa theo cấu trúc của cầu nội phức

Theo số nhân tạo thành phức chất người ta phân biệt phức chất đơn nhânphức chất nhiều nhân. Ví dụ phức chất hai nhân [(NH3)5Cr–OH–Cr(NH3)5]Cl5, trong đó hai ion crom (chất tạo phức) liên kết với nhau qua cầu nối OH. Đóng vai trò nhóm cầu nối là những tiểu phân có cặp electron tự do: F, Cl, O2–, S2–, SO42–, NH2–, NH2v.v... Phức chất nhiều nhân chứa nhóm cầu nối OH được gọi là phức chất ol. Về mặt cấu trúc, nhóm cầu nối OH khác với nhóm hiđroxyl trong phức chất một nhân. Số phối trí của oxi trong cầu nối ol bằng ba, còn trong nhóm OH của phức chất một nhân bằng hai.

Dựa theo sự không có hay có các vòng trong thành phần của phức chất người ta phân biệt phức chất đơn giản (phối tử chiếm một chỗ phối trí) và phức chất vòng (đã nói ở phần trên). Hợp chất nội phức là một dạng của phức chất vòng, trong đó cùng một phối tử liên kết với chất tạo phức bằng liên kết cặp electron và bằng liên kết cho - nhận, ví dụ natri trioxalatoferrat (III), bis-(etilenđiamin) đồng (II) đã nêu ở trên.



Hợp chất quá phức (siêu phức): trong các hợp chất này số các phối tử vượt quá s.p.t. của chất tạo phức. Ví dụ hợp chất CuSO4.5H2O (I). Đối với Cu(II) s.p.t. bằng 4 nên trong cầu nội chỉ có 4 phân tử nước được phối trí. Phân tử nước thứ năm đóng vai trò cầu nối, kết hợp với phức chất nhờ liên kết hiđro (liên kết ở cầu ngoại phức): [Cu(H2O)4]SO4.H2O. Đóng vai trò các phối tử dư không chỉ có các phân tử nước, mà còn có các phân tử amoniac, amin, acid, muối, v.v… Ví dụ, các phức chất [SnPy2I4].3Py, [CrPy3Cl3].2C2H5CN, trans-[CoEn2Cl2]Cl.HCl.2H2O,

[Pt(NH3)2(C6H5NH2)2]SO4.C6H5NH2, Cu[PtCl6].18NH3 v.v…



Poliacid đồng thể và dị thể: Poliacid là những phức chất oxo nhiều nhân chứa cầu nối oxi. Nếu acid chứa nhân của cùng một nguyên tố thì đó là poliacid đồng thể, ví dụ: H2[–O– SiO2…SiO2–O–]H2 (acid polimetasilixic).

Trong poliacid dị thể nguyên tử oxi cầu nối kết hợp các nguyên tử của các nguyên tố khác nhau, ví dụ: H3[O3P–O–MoO3]: acid photphomolipđic. Trong poliacid dị thể có sự kết hợp các gốc acid của các nguyên tố kim loại và phi kim.

Về hình thức, có thể coi các poliacid đồng thể và dị thể là sản phẩm kết hợp các phân tử acid với anhiđrit của nó hoặc với anhiđrit của một acid khác. Hai ví dụ nêu trên được coi là H4SiO4.SiO2 và H3PO4.MoO3. Các acid đicromic H2CrO4.CrO3 (H2Cr2O7) và acid tricromic H2CrO4.Cr2O3 (H2Cr3O7) thuộc loại các poliacid đồng thể. Các poliacid đồng và dị thể và các muối của chúng được sử dụng nhiều trong hoá học phân tích.


  1. ỨNG DỤNG CỦA PHỨC CHẤT

Y học hiện đại người ta dùng các loại thuốc chữa chứa những hoạt chất có khả năng tạo phức với kim loại. Những kim loại cần bổ sung thường được đưa vào cơ thể dưới dạng phức chất với các phối tử không gây độc cho cơ thể mà còn có tác dụng bổ ích như các amino acid, protein, vitamin, đường, … Không những bổ sung những chất cần thiết cho cơ thể mà nhiều phức chất còn có tác dụng chữa bệnh nữa như phức cis-diclorodiammin Platin (II) (hay platinol) có khả năng ức chế các tế bào ung thư như tinh hoàn, buồng trứng, bàng quang và các khối u ở đầu và cổ, phức chất thiosemicacbazonat kim loại có hoạt tính sinh học cao, có khả năng ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư, … Phức chất có ý nghĩa hết sức to lớn đối với hoạt động sống của sinh vật. Trong thành phần máu của con người và động vật có hemoglobin, trong đó hemo là một phức chất rất phức tạp của sắt, clorophin là chất màu xanh (diệp lục của thực vật) có cấu tạo tương tự hemo, nguyên tử trung tâm là Mg, vitamin B12 là một phức chất của coban, insulin là phức chất của kẽm dùng để chữa bệnh tiểu đường, …

Các phức hợp kim loại tự nhiên bao gồm một nguyên tử kim loại trung tâm hoặc ion (đặc biệt là các kim loại chuyển tiếp 3D) có liên quan đến rất nhiều cơ chế sinh học trong đó quang hợp, vận chuyển oxy trong máu, phối hợp một số quá trình trao đổi chất, trạng thái bệnh lý, phản ứng enzyme, v.v., mặc dù các ion kim loại chỉ chiếm 3% thành phần cơ thể. Nhiều phân tử sinh học (acid amin, peptide, acid cacboxylic, v.v.) có thể tạo thành các phức hợp kim loại với các độ ổn định khác nhau có tầm quan trọng y sinh. Một số loại thuốc có tác dụng điều trị nhất định (ví dụ: kháng khuẩn, lợi tiểu, thuốc chống trầm cảm) do sự phức tạp của ion kim loại (Cu2+, Zn2+, Fe2+, Mg2+, v.v.) cần thiết cho một quá trình sinh hóa nhất định. Phức hợp kim loại và các sản phẩm có chứa oligoelements được sử dụng rộng rãi trong điều trị do tính chất dược động học, tăng cường khả dụng sinh học và giảm độc tính của một số ion kim loại .

Các khía cạnh chính liên quan đến sự hình thành các phức hợp giữa các dược chất và các phối tử khác nhau được hỗ trợ bởi một số quan sát. Theo vai trò sinh học, sinh lý và sinh lý bệnh lý của các ion kim loại và phối tử có tác dụng dược lý, các ion kim loại có tầm quan trọng lớn trong việc thực hiện các chức năng quan trọng của các sinh vật sống hoạt động như phức hợp hoặc chelates và cũng trong các phương pháp phân tích và kiểm soát các chất thuốc bằng cách hình thành các phức hợp có thể được phát hiện bằng kỹ thuật quang phổ. Việc sử dụng phối tử, tác nhân chelating hoặc phức hợp trong y học và sinh học liên quan đến một số mục đích như thuốc giải độc trong ngộ độc với các ion kim loại hoặc acid hydrocyanic hoặc xyanua; giới thiệu trong các sinh vật sống của một số ion kim loại thiết yếu được phát hiện là thiếu; tước đi vi khuẩn, virus hoặc hệ thống enzyme vi khuẩn của các vi chất dinh dưỡng cần thiết cho công việc của họ; hoặc cung cấp kim loại độc hại cho các tác nhân gây bệnh.

Nhiều phức hợp phối hợp đã được sử dụng trong y học có chứa kim loại như bạch kim (cisplatin là thuốc hóa trị liệu chống ung thư), vàng (như auranofin được sử dụng cho viêm khớp dạng thấp), neti và rheni (như dược phẩm phóng xạ được sử dụng trong hình ảnh và xạ trị), rutheni (như thuốc chống ung thư), gadolinium, coban, lithium, bismuth, sắt, canxi, lantan, gallium, thiếc, asen, rhodi, đồng, kẽm, nhôm, luteti, vanadi, mangan, v.v... Chỉ có một số lượng giảm phức hợp Co(III) có thể được đề cập là có đặc tính sinh hóa: vitamin B12, một phức hợp organometallic tự nhiên của Co(III) với glyoxime. Các ví dụ quan trọng khác là một loạt các phức hợp Co(III) có chứa phối tử N và O-donor dựa trên cơ sở Schiff chelating (imidazole, methylimidazole) với hiệu quả trong điều trị viêm giác mạc herpetic biểu mô (mục tiêu phân tử được cho là protease virus có chứa histidine), viêm giác mạc adenovirus keratoconjunctivtiv và loại virus suy giảm miễn dịch ở người loại 1. [Co(NH3)6] Cl3 có tác dụng kháng vi-rút mạnh (chống lại vi-rút Sindbis). Một số nghiên cứu cũng báo cáo hoạt động kháng khuẩn của phức hợp Co(II) và Co(III) chống lại Bacillus subtilis, Enterobacter aeruginosa, Escherichia coli, Staphylococcus aureus, v.v...



    1. Ứng dụng trong việc trị bệnh lao


tải về 327.33 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương