ĐẠI ĐẠo tam kỳ phổ ĐỘ NĂm thứ 67 ngọc hoàng thưỢng đẾ BỬu cáo thiện ngộ



tải về 279.08 Kb.
trang1/3
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích279.08 Kb.
#26970
  1   2   3


ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ

NĂM THỨ 67




NGỌC HOÀNG THƯỢNG ĐẾ

BỬU CÁO


THIỆN NGỘ

LỜI DẪN NHẬP

KINH KỆ là một hình thức của Tôn giáo, của tín ngưỡng nên việc tụng đọc những lời vàng ngọc ấy có tác động đến tâm-giới khó lường. Có thể không đòi hỏi người tụng kinh phải tường hãn các lý mầu nhiệm nơi những âm thanh được phát ra mà trong lúc phát ra những âm thanh ấy với lòng tín thành sẽ tạo được sự giao cảm thiêng liêng qua những linh ứng. Hơn nữa, việc tụng kinh còn biểu hiện lòng tín sợ quyền năng THƯỢNG ĐẾ và các Đấng Thiêng Liêng hằng tại mà giữ mình trong sạch thánh-hoá phàm thân.

Ở một phương diện khác, với một bài kinh có chữ, có câu, ta có thể tìm phăng phần nào trong muôn một cái lý mầu nhiệm ẩn vi.

Tuy nhiên, là một tín đồ CAO ĐÀI, những biến động của tư tưởng phải được bắt nguồn nơi kinh kệ, Thánh Ngôn. Quá trình tìm hiểu chẳng qua là quá trình trau dồi trí giác.

Mong rằng, phần tìm hiểu này có chút ý nghĩa hầu góp vào sự nhận thức chung.

Lập-Thu, Nhâm Tuất (1982)





Thiện Ngộ

LỜI GIỚI THIỆU

NGỌC HOÀNG THƯỢNG ĐẾ Bửu Cáo” là lời cáo do Đức Quan Thánh Đế Quân và Phù Hựu Đế Quân (Lữ Tổ Đại Tiên) giáng bút ở Trung Quốc vào đời Vua Quang Tự, ngày mùng 01 tháng 09 năm Tân Mão nhằm ngày thứ bảy 03/10/1891. (Vĩnh Mạng Kinh)

Bài Bửu Cáo này được truyền đến Việt Nam và khi Đạo CAO ĐÀI xuất hiện, trở thành một trong các bài kinh nhật tụng của tín đồ CAO ĐÀI.

Nhận thấy đó là một bài kinh căn bản, là một tín đồ ta không thể không đặt vấn đề tìm hiểu.

Sau đây lần lượt là bài ghi âm quốc ngữ và bài thích nghĩa được trình bày dưới hình thức có đánh số thứ tự ở mỗi câu.

Toàn bài gồm 12 câu, mỗi câu gồm hai vế ứng đối nhau được trình bày làm hai hàng chỉ trừ câu cuối.



Thiện Ngộ

NGỌC HOÀNG THƯỢNG ĐẾ BỬU CÁO

  1. Đại La Thiên Đế

Thái Cực Thánh Hoàng

  1. Hóa dục quần sanh

Thống ngự vạn vật

  1. Diệu diệu Huỳnh Kim Khuyết

Nguy nguy Bạch Ngọc Kinh

  1. Nhược thiệt nhược hư, bất ngôn nhi mặc tuyên đại hoá

Thị không thị sắc, vô vi nhi dịch sử quần linh

  1. Thời thừa Lục Long, du hành bất tức

Khí phân Tứ Tượng, Oát triền vô biên

  1. Càn kiện cao minh, vạn loại thiện ác tất kiến

Huyền phạm quảng đại, nhứt toán họa phước lập phân

  1. Thượng chưởng Tam Thập Lục Thiên, Tam Thiên Thế Giới

Hạ ốc Thất Thập Nhị Địa, Tứ Đại Bộ Châu

  1. Tiên-Thiên Hậu-Thiên Tịnh Dục Đại Từ Phụ

Cổ ngưỡng kim ngưỡng, Phổ Tế Tổng Pháp Tông

  1. Nãi Nhật, Nguyệt, Tinh Thần Chi Quân

Vi Thánh Thần Tiên Phật chi chủ

  1. Trạm tịch chơn đạo

Khôi mịch tôn nghiêm

  1. Biến hoá vô cùng, lũ truyền bửu kinh dĩ giác thế

Linh oai mạc trắc, thường thi Thần giáo dĩ lợi sanh

  1. Hồng oai Hồng từ, vô cực vô thượng

Đại Thánh đại nguyện, đại tạo, đại bi.

HUYỀN KHUNG CAO THƯỢNG ĐẾ NGỌC HOÀNG,

(tích phước hựu tội) ĐẠI THIÊN TÔN.

* * *


NGỌC HOÀNG THƯỢNG ĐẾ BỬU CÁO

(Thích nghĩa)

  1. Vị Đại La Thiên Đế

Ngôi Thái Cực Thánh Hoàng

  1. Hóa dục quần sanh

Gồm hay cùng muôn vật

  1. Điện Khuyết vàng ròng rỡ rỡ

Kinh Đô ngọc trắng làu làu

  1. Dường thiệt, dường hư, chẳng nói mà thầm ra đại hoá; ấy không ấy sắc, không làm mà sai cắt quần linh.

  2. Thời thừa Lục Long trải đi chẳng nghỉ

Khí phân Tứ Tượng xoay trở không cùng

  1. Ngôi Càn kiện Cao minh, lành với dữ muôn loài điều rõ đồ huyền phạm rộng lớn, họa hay phước một số chia rành.

  2. Trên chưởng quản ba mươi sáu Trời, ba ngàn Thế Giới dưới cầm quyền bảy mươi hai đất, bốn Đại Bộ Châu.

  3. Gồm cả Tiên-Thiên góp cả Hậu-Thiên, gọi là Tịnh Dục Đại Từ Phụ; xưa chiêm ngưỡng nay chiêm ngưỡng, kêu rằng Phổ Tế Tổng Pháp Tông.

  4. Làm vua các Nhật, Nguyệt, Tinh, Thần

Làm chúa các Thánh, Thần, Tiên, Phật

  1. Chơn đạo cao xa

Tôn nghiêm rộng lớn

  1. Biến hoá không cùng, hằng xuống Bửu Kinh giác thế oai linh chi xiết, thường đem Thần giáo lợi sanh.

  2. Hồng oai Hồng từ, vô cực vô thượng

Đại Thánh đại nguyện, đại tạo, đại bi.

HUYỀN KHUNG CAO THƯỢNG ĐẾ NGỌC HOÀNG,(tích phước hựu tội) ĐẠI THIÊN TÔN.



TÌM HIỂU BÀI KINH

Đọc bài kinh thích nghĩa ta có thể hiểu qua dù ít hay nhiều, ở hình thức khi để ý nhận xét, ta thấy rõ với mỗi câu gồm có 2 vế đối đãi nhau, chỉ riêng câu cuối (câu thứ 12) được trình bày làm hai hàng như sau :

- HỒNG oai HỒNG từ, cực Thượng

- ĐẠI Thánh ĐẠI nguyện, ĐẠI tạo, ĐẠI bi.

- HUYỀN KHUNG CAO THƯỢNG ĐẾ NGỌC HOÀNG, (tích phước hựu tội) ĐẠI THIÊN TÔN

Hàng thứ nhất có hai chữ “HỒNG” và hai chữ “VÔ” còn biểu hiện sự đối đãi như là hai vế của một câu, đến hàng thứ hai, hai chữ “HỒNG” và hai chữ “VÔ” được kết hợp thống nhất bằng bốn chữ “ĐẠI” rồi kết thúc cả bài kinh ở hàng thứ ba 10 chữ là Tôn danh của Vị Đại La, ngôi Thái Cực thường được viết tắt là: NGỌC HOÀNG THƯỢNG ĐẾ.

Đi vào nội dung ta gặp phải những danh từ xuất xứ từ ở kinh dịch như: Thái Cực, Lục Long, Tứ Tượng… mà ta phải biết qua những ý niệm ấy, khái quát như sau:

Bắt đầu từ khí Hư Vô xuất sanh ra Thái Cực

Thái cực mới sinh ra Lưỡng Nghi là: ÂM NGHI và DƯƠNG NGHI

Lưỡng Nghi Phân ra Tứ Tượng là: Thái Dương, Thiếu Âm, Thiếu Dương và Thái Âm

Tứ Tượng mới phân ra Bát Quái có tên là: CÀN, ĐOÀI, LY, CHẤN , TỐN, KHẢM, CẤN, KHÔN.

Phục Hy đã dùng gạch liền gọi là Hào Dương , gạch đứt là Hào Âm . Ông kết hợp mỗi 3 gạch (ba hào) với nhau để tạo thành Bát Quái. (2x2x2=8) rồi sắp trên một vòng tròn với phương vị như sau, được gọi là Phục Hy Bát Quái phương vị.



Đặt vào giữa “Phục Hy” Bát Quái phương vị, một vòng tròn làm Thái Cực, có đường phân ra Âm Dương, rồi trong phần Dương có điểm Âm, trong phần Âm có điểm Dương, cho đủ 4 Tượng. Ta có :

BÁT QUÁI Toàn Đồ”

Ta có thể hình dung quá trình ấy như sau :



Khi đã có 8 quái, Phục Hy mới dùng phép ghép quái, nghĩa là mỗi quái sẽ ghép với chính nó và bảy quái kia tạo thành 8 quái kép. Như vậy với 8 quái sẽ có tất cả là 64 quái kép.

Thí dụ: Quái kép gồm hai quái CÀN ghép lại được đặt tên là Bát Thuần Càn, có 6 Hào Dương, tượng về thể Trời, tính cương kiện.





  • 6 Hào Dương của Bát Thuần Càn, trong phần soán truyện của Đức Khổng Tử gọi là Lục Long, nghĩa là 6 con rồng để hình dung sự biến hoá bất trắc của TRỜI.

  • Bây giờ ta cũng có thể đi vào câu:

Thời thừa Lục Long du hành bất tức

Khí phân Tứ Tượng oát triền vô biên.”

Hình ảnh Lục Long và Tứ Tượng được xây dựng trên 2 diễn trình khác nhau từ một khởi thủy.


Phân


2. Nghi 4. Tượng 8. Quái


Hóa
1

3. Thanh 6. Long 9. Trùng

Ta thấy rõ hai diễn trình của một vũ trụ. Điều này buộc ta phải tìm hiểu sự kết hợp giữa thời và khí, giữa không gian và thời gian. Sự kết hợp đó không có chi khác hơn là sự kết hợp hai con số cuối của 2 diễn trình trên là số 8 và số 9 .

Đức Hộ Pháp PHẠM CÔNG TẮC có ghi lại sự kết hợp đó trong “Tam Thập Lục Thiên ký bút” bằng một câu sau đây mà ta sẽ lấy nó làm tiền đề cho những tìm hiểu.

BÁT QUÁI ĐỒ XOAY ĐỦ CHÍN VÒNG”

Chính hai con số 8 và 9 đã trở nên 2 Đài trong Thánh Thể gồm 4 Đài của Đức CHÍ TÔN “Bát Quái Đài, Cửu Trùng Đài, Hiệp Thiên Đài và Thông Thiên Đài”.

Với tiên đề trên, ta đi tìm nguyên lai của bốn số:

36 3000 72 4 trong câu:

Thượng chưởng Tam Thập Lục Thiên, Tam Thiên Thế Giới Hạ Ốc Thất Thập Nhị Địa , Tứ Đại Bộ Châu”

Nhận thấy ngay rằng, với “Bát Quái Toàn Đồ” có 4 tượng ở trong và 8 quái ở ngoài khi xoay đủ 9 vòng thì sự xuất hiện giản đơn là:

4 tượng x 9 vòng = 36 Thiên

8 Quái x 9 vòng = 72 Địa

Vì Tượng Nghĩa là chưa có hình nên số kết quả được gọi là 36 Thiên, ngược lại quái là hình đã biểu hiện nên số kết quả được gọi là 72 Địa.

Ở thời điểm Bát Quái Đồ xoay đủ 9 vòng là ở hiện tại, ta còn phải lưu tâm đến hai thời điểm :

- Một là vừa đủ 8 vòng, thuộc quá khứ.

- Hai là vừa đủ 10 vòng, thuộc tương lai.

Trước hết, lúc vừa đủ 8 vòng thì Bát Quái trở nên : 8 quái x 8 vòng = 64 hiện tượng được ghi bằng 64 quái kép. Trong 64 quái kép ấy có 8 quái kép có tâm đối xứng được gọi là 8 Trùng quái.



Bát Thuần Càn Bát Thuần Khôn Bát Thuần Ly Bát Thuần Khảm






Trung Phu

(Phong Trạch

Trung Phu)



Di

(Sơn Lôi Di)



Đại Quá

(Trạch Phong

Đại Quá)

Tiểu Quá

(Lôi Sơn


Tiểu Quá)


  • 8 trùng quái tạo nên sự biến hoá. 8 trùng quái gồm 48 hào, 48 hào này được coi như được tự do và tác động trở lại trên 64 quái kép ở vòng thứ 9 như là 64 quái kép được xoay 48 vòng tạo thành một số lượng hữu hình:

  • 64 quái kép x 48 vòng = 3072 số lượng hữu hình.

Trong số lượng hữu hình bao gồm kết quả của 8 quái đơn đã trình bày ở trên là 72 Địa. Như vậy chỉ còn lại 3000 số lượng hữu hình.

3000 số lượng hữu hình này được gọi là 3000 Thế giới phải được chứa trong 36 Thiên.

Tiếp đến lúc sẽ đủ 10 vòng thì 4 Tượng sẽ trở nên :

4 Tượng x 10 vòng = 40 số lượng vô hình.

Trong số lượng vô hình này sẽ bao gồm kết quả ở hiện tại là 36 Thiên. Như vậy còn 4 số lượng vô hình phải hàm tàng với 72 Địa và được gọi là 4 Đại Bộ Châu.

***


Có thấy được sự xuất hiện của 8 Trùng quái mới thấy được sự tồn tại của 3000 Thế giới và 4 Đại Bộ Châu cùng với 36 Thiên và 72 Địa mới hiểu được ý nghĩa ngay ở tên gọi của 2 Đài:

BÁT QUÁI ĐÀI và CỬU TRÙNG ĐÀI.

Bây giờ theo đúng nguyên tắc luận lý, ta phải liệt kê ra tất cả các tên gọi , 36 tên cho 36 Thiên , 72 tên cho 72 Địa , 3000 tên cho 3000 Thế giới và 4 tên cho 4 Đại Bộ Châu .

Tổng cộng có : 3112 tên

Chẳng hạn như: Địa thứ 72, Địa thứ 71… Địa thứ 68, Địa thứ 67… và Địa thứ 1.

Thiên thứ 1, Thiên thứ 2 , … Thiên thứ 8 , Thiên thứ 9 … và Thiên thứ 36 .

Đại Bộ Châu Thứ 4, Đại Bộ Châu Thứ 3, Đại Bộ Châu Thứ 2, Đại Bộ Châu Thứ 1.

Thế giới thứ 1, Thế giới thứ 2, … và Thế giới thứ 3000 (có thể xem lại các tên ấy trong bảng Phong Thần).

Nhưng ta phải lưu ý và xét lại sự đối ứng của câu kinh :

- Thượng Chưởng 36 Thiên, 3 Thiên (ngàn) Thế Giới.

- Hạ ốc 72 Địa, 4 Đại (lớn) Bộ Châu.

Ta thấy rằng chữ THIÊN (ngàn) ứng với ĐẠI (lớn) sự đối ứng ấy hàm chứa ý nghĩa là :

- Bá (trăm) ứng với TRUNG

- THẬP (mười) ứng với TIỂU (nhỏ).

Cho nên, nếu có 4 tên cho 4 Đại Bộ Châu thì theo sự đối ứng chỉ cần 3 tên cho 3000 Thế Giới thay vì 3000 tên. Phép đặt tên như vậy thì mỗi tên là tập hợp một số Thế Giới nào đó.

Sau đây là các tên đã đặt :


  • Nam Thiện Bộ Châu (Diêm Phù Đề)

  • Đông Thắng Thần Châu (Phất Bà Đề)

  • Bắc Cu Lư Châu (Uất Đan Việt)

và Tây Ngưu Hoá Châu (Cù Và Ni)

  • Đại Thiên Thế Giới

  • Trung Thiên Thế Giới

  • Tiểu Thiên Thế Giới

Ta lưu ý chữ “Thiên” theo sau các chữ “Đại”, “Trung”, “Tiểu” có nghĩa là “TRỜI”.

Ta cũng nên lưu ý rằng việc đặt tên 4 Đại Bộ Châu xuất xứ từ giáo lý nhà Phật ở Ấn Độ. Đại khái :

Có một ngọn núi là núi Tu Di, bốn phía núi ấy chia làm 4 Châu Thiên hạ (Bốn Châu dưới Trời)


  • Phía Bắc là Châu Uất Đan Việt (Bắc Cu Lư Châu)

  • Nam Thiện Bộ Châu (Diêm Phù Đề)

  • Đông Thắng Thần Châu (Phất Bà Đề)

  • Phía Đông là Châu Phất Bà Đề (Đông Thắng Thần Châu)

Đến đây ta hãy đọc một đoạn Thánh ngôn được trích trong Thánh Ngôn Hiệp Tuyển : ngày rằm tháng 11 năm Bính Dần ( ngày Chúa nhật 19.12.1926 )

NGỌC HOÀNG THƯỢNG ĐẾ VIẾT CAO ĐÀI”



Giáo Đạo Nam Phương

Các con nghe :

Một sự các con chưa hề biết đến đặng hiểu ĐẠO là quí trọng dường nào, lo tu tâm dưỡng tánh.

Các con đã sanh ra tại Thế này, chịu khổ não tại Thế này, rồi chết cũng tại Thế này.THẦY hỏi:

Các con chết rồi các con như thế nào ? Các con đi về đâu ? Chẳng một đứa hiểu đặng cơ mầu nhiệm ấy.

THẦY DẠY : Cả kiếp luân hồi thay đổi từ trong vật chất mà ra Thảo mộc, từ Thảo mộc đến Thú cầm. Loài người phải chịu chuyển kiếp ngàn ngàn muôn muôn lần mới đến địa vị nhân phẩm.

Nhân phẩm nơi Thế này còn chia ra phẩm giá mỗi hạng. Đứng bậc Đế Vương nơi quả Địa Cầu này, chưa đặng vào bực chót của Địa Cầu 67. Trong Địa Cầu 67 nhân loại cũng phân ra đẳng cấp dường ấy. Cái quí trọng của quả Địa Cầu càng tăng thêm hoài cho đến đệ nhất Cầu. Tam Thiên Thế giới, qua khỏi Tam Thiên Thế giới đến Tứ Đại Bộ Châu, qua Tứ Đại Bộ Châu mới đặng vào Tam Thập Lục Thiên, vào Tam Thập Lục Thiên rồi phải chuyển kiếp tu hành nữa mới đặng lên đến Bạch Ngọc Kinh, là nơi Đạo Phật gọi là Niết Bàn vậy”.

Như trên Thầy đã dạy cho chúng ta biết rằng, sự tiến hoá khởi đi từ nơi vật chất, nên phải trải hết cái VÒNG HỮU HÌNH gồm 72 Địa và 3000 Thế giới rồi mới bước sang VÒNG VÔ HÌNH gồm 4 Đại bộ Châu và 36 Thiên. Ấy vậy còn phải chuyển kiếp tu hành lần nữa mới đến Bạch Ngọc Kinh (Niết Bàn).

Ta hình dung cơ tiến hoá bằng một đường xoắn ốc gồm hai vòng HỮU và VÔ nối tiếp nhau từ biên khu đi vào tâm điểm và cùng sự phân chia Thượng, Hạ theo câu kinh, ta biểu diễn bằng hình vẽ:

Đường ranh phân ra Thượng, Hạ là ranh phân Trời, Đất, Trời ở trên, Đất ở dưới, từ chỗ đứng của con người, ta sẽ tìm hiểu từng phần.

- PHẦN HẠ : Gồm 72 Địa và 4 Đại Bộ Châu, một hữu hình, một vô hình hợp thành.

Ta lấy 72 Địa chia cho 4 Đại Bộ Châu, mỗi Bộ châu sẽ liên kết với 18 Địa (72 : 4 = 18 ).

4 Đại Bộ Châu ấy dẫn xuất từ 4 Tượng mà có nên có sự giả tưởng hợp nhất ở Trung ương. Ấy là Tứ đại giả hợp.

Sự giả hợp ấy biểu lộ thành sự kết hợp của 4 Địa hữu hình làm một ở giữa, ấy là TỨ ĐỊA KẾT HÌNH thành một nhân bên trong và 68 Địa còn lại bao ở ngoài làm thành một Địa cầu hay Địa Hoàn là quả đất tròn của chúng ta, cho nên đọc Thánh ngôn ta thấy THẦY gọi Địa cầu chúng ta là Địa cầu 68, số 68 có ý nghĩa như thế, nó chỉ sự hình thành của Quả Đất trong không gian.

Về mặt hữu hình có 72 Địa mà tóm lại chỉ có một Địa Cầu còn mặt vô hình có 4 ĐẠI BỘ CHÂU, nhưng cũng chỉ một BỘ CHÂU thôi. Ấy là Nam Thiện Bộ Châu, nếu không như vậy thì tại sao không gọi là Bắc Cu Bộ Châu, Đông Thắng Bộ Châu, Tây Ngưu Bộ Châu và Nam Thiện Bộ Châu cho đủ 4 Bộ Châu mà gọi khác là Lư Châu, Thần Châu, Hoá Châu. Đều được thấy rõ qua những câu sau đây trong bài kinh “Xưng tụng công đức Thần, Thánh, Tiên , Phật :

Lòng sở vọng lâm râm tụng niệm



Xin giải nàn Nam Thiện Bộ Châu

Chúng sanh cảm đức cao sâu

Rèn lòng sửa nết lo âu làm lành”

Nam Thiện Bộ Châu (Châu Diêm Phù Đề) hay còn gọi là cõi Diêm Phù là cõi phần Hồn của chúng sanh, chịu phải tai nạn, đày đọa, cảm thấy khổ sở não phiền.

72 ĐỊA – 4 ĐẠI BỘ CHÂU

(Tứ đại giả hợp, Tứ địa kết hình)

ĐỊA CẦU 68

Một thắc mắc được đặt ra là lý do nào cái Bộ Châu DUY NHẤT ấy lại là DIÊM PHÙ ĐỀ, ở phía Nam Núi TU DI.

Để hiểu được lý do ấy ta phải xét lại cái ý niệm về bốn phương: Đông Tây Nam Bắc mà ý niệm này là ý niệm về bốn phía Phải – Trái – Trước – Sau của ta được liên kết, đồng thời với việc quan sát những Thiên Thể trên bầu Trời.

Chúng ta nhận biết rằng: Trong lúc toàn bộ bầu Trời Tinh Tú chuyển quay dần, sao này lặn, sao kia mọc thì chỉ riêng có một vì sao gần như đứng yên. Vì sao ấy được đặc biệt đặt tên là sao BẮC CỰC. Khi hướng về nó, Phía trước là phương Bắc, phía sau ta đặt tên là phương Nam, bên phải ta đặt tên Đông và bên trái ta được đặt tên là Tây.

Rồi lại nhận thấy rằng: Ngoại trừ sao Bắc Cực làm gốc ở phương Bắc. Mặt Trời xuất hiện khởi đầu của một ngày mọc ở phương Đông. Mặt Trăng xuất hiện khởi đầu một tháng sóc ở phương Tây.

Ba Thiên Đế: Mặt Trời, Mặt Trăng và Tinh Tú (Nhật, Nguyệt, Tinh) được ta liên kết với ba phương rồi chỉ còn phương Nam nó phải được liên kết với Quả Đất của chúng ta đang ở, điều đó có ý nghĩa là Nam Thiện Bộ Châu (cõi Diêm Phù) thuộc về vô hình mà Địa cầu 68 (Quả đất) thuộc về hữu hình, một VÔ, một HỮU liên kết với nhau làm thành phần HẠ.

Ta có thể biểu tượng 4 Châu thành hình sau:



Những suy nghĩ:

Sự phân chia 72 Địa cho 4 Đại Bộ Châu để mỗi Đại Bộ Châu có 18 Địa làm ta liên tưởng đến bộ CHUỖI 18 HỘT và ý nghĩa việc luyện Châu trong tứ thời.

Sự sắp xếp 72 Địa trong sự hình thành Địa Cầu tạo nên 10 tầng:


  • 1 tầng ngoài cùng gồm 4 Địa

  • 8 tầng giữa, mỗi tầng 8 Địa và tầng trong cùng gồm 4 Địa

10 tầng này cho ta ý niệm về 10 tầng ĐỊA NGỤC hay 10 ĐIỆN kinh cầu siêu có câu:

“………………


Chốn Dạ đài Thập Điện Từ Vương

Thấy hình khổ lòng thương thảm thiết.”

Với 18 Địa, của mỗi Đại Bộ Châu, 2 Địa: trong và ngoài cùng nối nhau làm thành một đoạn thẳng phân chia 16 Địa còn lại làm 2 bên, mỗi bên có 8 Địa. Điều này cho ta ý nghĩa của 2 chén nước ÂM – DƯƠNG.

Tại sao phải được rót 8 phân trong việc cúng kiếng hay ý nghĩa 8 lượng chơn Âm và 8 lượng chơn Dương của một Cân Đại Dược trong công phu tu luyện:

Hống diên HAI TÁM hoà nên một



Rồng Cọp đem về tại Huyệt Tinh”

* * *


PHẦN THƯỢNG

Gồm 36 Thiên và 3000 Thế giới, một vô hình và một hữu hình hợp thành.

Ta lấy 36 Thiên phân ra làm 3 cho 3000 Thế giới ta được 12 Thiên cho 1000 Thế giới, rồi tìm cách ổn định 1000 Thế giới trong 12 Thiên như sau :

900 Thế giới cho 9 Thiên, mỗi Thiên có 100 Thế giới, 100 Thế giới cho 3 Thiên còn lại, mỗi Thiên được 30 Thế giới và sẽ còn lại 10 Thế giới chưa ổn định trong 12 Thiên.

3000 Thế giới hữu hình này là sự biểu hiện của 3 Thanh : THƯỢNG, THÁI, NGỌC. Được diệu hoá từ một khí (nhất khí diệu hoá Tam Thanh) nên phải thống nhất. Sự thống nhất này khai mở 36 Thiên thành 12 tầng gọi là “THẬP NHỊ KHAI THIÊN”

Trong 12 tầng này, 9 tầng ngoài (ứng với 9 Thiên, mỗi Thiên có 100 Thế giới) gọi là CỬU THIÊN KHAI HOÁ.

10 Thế giới chưa định trong 12 Thiên, được đặc trưng bằng 10 Thiên Can là: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quí, được nắm giữ bởi 10 vị thánh.

12 Thiên chưa ổn định với 10 Thế giới được đặc trưng bằng 12 Địa chi là : Tý, Sửu, Dần, Mẹo, Thìn, Tỵ , Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi và được nắm giữ bởi 12 vị Thần.

Với 10 Thế giới chưa ổn định trên, nếu đem chia ra định vị thêm vào 9 Thiên ngoài, ta được 1 Thế giới cho mỗi Thiên và còn dư 1 Thế giới. Thế giới dư này định vị luôn ở Thiên thứ 9. Sau khi định vị được như vậy thì 10 vị Thánh nắm giữ 10 Thiên Can đặc trưng của 10 Thế giới được lập thành 9 vị TIÊN NƯƠNG và 1 vị PHẬT MẪU.

Với 10 Thế giới chưa ổn định trên, nếu đem chia ra định vị thêm vào 3 Thiên trong, ta được 3,3 Thế giới cho mỗi Thiên. (10 : 3 = 3,3…) chính số 3,3 này làm thước tấc bề kính của quả CÀN KHÔN mà THẦY dạy phải tạo lập.

Sau đây là tên 12 tầng, thứ tự từ ngoài vào trong hay từ thấp lên cao dựa theo các bài kinh Cửu Cửu, Tiểu Tường, Đại Tường và Di Lặc.

1. Vườn Ngạn Uyển

2. Vườn Đào Tây Vương Mẫu

3. Thanh Thiên

4. Huỳnh Thiên

5. Xích Thiên

6. Kim Thiên

7. Hạo Nhiên Thiên

8. Phi Tưởng Thiên

9. Tạo Hoá Thiên

10. Hư vô Thiên

11. Hỗn Ngươn Thiên

12. Thượng Thiên Hỗn Ngươn

Ta thấy 1 tầng đều được đặt tên là 2 cái vườn : Vườn NGẠN UYỂN là vườn hoa, Vườn Đào TÂY VƯƠNG MẪU là vườn quả. Tầng thứ 12 được gọi là THƯỢNG THIÊN HỖN NGƯƠN. Nghĩa là để chỉ tầng ở trên tầng HỖN NGƯƠN THIÊN mà thôi, không có một đặc trưng riêng cho các tầng khác.

Như vậy, trong 12 tầng này chỉ có 9 tầng được gọi là 9 cõi Trời hay CỬU THIÊN, gồm từ Thanh Thiên đến Hỗn Ngươn Thiên.

Danh từ “CỬU THIÊN” này ta thường gặp chẳng hạn ở câu mở đầu Chú Thông Minh:

CỬU THIÊN đại lang

Thân Phi Bạch Y …”

Hay trong phần Hương Chú của Kinh Cảm Ứng có câu :

. . . . . . . . . .

Kim Thần Quan cáo



Kinh đạt Cửu Thiên”

. . . . . . . . . .

Được dịch ra :



“Ngày nay đệ tử khẩn nguyền

Chín từng Trời Đất thông truyền chứng tri…

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

36 THIÊN, 3000 THẾ GIỚI

(Nhất Khí diệu hoá Tam Thanh)

Thập Nhị Khai Thiên




tải về 279.08 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
  1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương