ĐẠI ĐẠo tam kỳ phổ ĐỘ NĂm thứ 67 ngọc hoàng thưỢng đẾ BỬu cáo thiện ngộ



tải về 279.08 Kb.
trang2/3
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích279.08 Kb.
#26970
1   2   3

ĐẠI THIÊN THẾ GIỚI

Bây giờ ta qua một vấn đề khác, như ta đã biết vì có 4 tên cho 4 Đại Bộ Châu ở phần HẠ nên theo sự đối ứng chỉ có 3 tên cho 3000 Thế giới ở phần THƯỢNG là:

Tiểu Thiên Thế giới, Trung Thiên Thế giới và Đại Thiên Thế giới. Mặt khác sự đối ứng còn hàm chứa ý nghĩa về số lượng:

THIÊN (Ngàn) ứng với Đại (Lớn)

BÁ (Trăm) ứng với Trung

THẬP (mười) ứng với Tiểu (Nhỏ)

Từ đó ta thấy rằng:


  • Tập hợp 30 Thế giới chưa ổn định được gọi là Tiểu Thiên Thế giới

  • Tập hợp số Thế giới mà ta đã ổn định ở 3 tầng trong và cả số thế giới chưa ổn định là 300 Thế giới được gọi là TRUNG THIÊN THẾ GIỚI.

  • Tập hợp tất cả 3000 Thế Giới được gọi là ĐẠI THIÊN THẾ GIỚI.

Trong bài Tiên Giáo Bửu Cáo có câu:

Đạo pháp ba la



Cửu Hoàng Tỷ Tổ

ĐẠI THIÊN THẾ GIỚI

Dương tụng từ ân”

…………………..

Nói Đại Thiên Thế Giới, là có đủ 3000 Thế Giới trong đó vậy. Tóm lại ta nên lưu ý:


  • 3000 Thế Giới nhưng tóm lại chỉ có 1 ĐẠI THIÊN THẾ GIỚI.

  • 36 Thiên nhưng khai mở và đặc trưng chỉ có 9 Thiên.

NHỮNG SUY NGHĨ

Ở phần HẠ ta có một liên tưởng đến một BỘ CHUỖI 18 hột với sự phân chia 72 Địa cho 4 Đại Bộ Châu, ở phần này ta cũng có một liên tưởng một BỘ CHUỖI 108 HỘT với sự NHÂN 36 Thiên cho 3 Thiên Thế giới.



  • Sự hợp nhất của 3 Thiên Thế giới được biểu lộ ở 3 ly đựng rượu được đặt trên một cái dĩa và 3 phân rượu được chước cho mỗi ly khi hành lễ.

  • Vườn Ngạn Uyển và Vườn Đào Tây Vương Mẫu là hai cõi hồng trần và trung giới mà nhân loại lên xuống, được thể hiện qua bình hoa và dĩa quả trên Thiên Bàn tượng trưng cho luật NHƠN QUẢ.

  • Tầng thứ 12, ở trên tầng Hỗn Ngươn Thiên không có đặc trưng riêng, cho nên coi như hàm chứa 9 Thiên, 10 Địa và 2 vườn.

  • Đến đây ta đúc kết 2 phần THƯỢNG và HẠ vào một bảng gọi tên là:

“LUẬT NHÂN QUẢ với THIÊN ĐƯỜNG và ĐỊA NGỤC theo ĐẠO CAO ĐÀI”

Được bảo chứng bằng mấy câu trong: “Long Hoa Thượng Hội Thiên Địa Chơn Kinh” như vậy:

Nguyên Thủy Đại Thiên Tôn, tán viết:

Nguyên do nhất điểm thọ Càn Khôn



Vạn cổ anh linh vạn cổ tồn

CỬU THIÊN uy chấn ngô danh dự

THẬP ĐỊA Thanh truyền kinh mỵ hồn”

* * *


LUẬT NHÂN QUẢ VỚI THIÊN ĐƯỜNG,

ĐỊA NGỤC THEO ĐẠO CAO ĐÀI


THƯỢNG THIÊN HỖN NGƯƠN


CỬU THIÊN





9. HỔN NGƯƠN THIÊN

8. HƯ VÔ THIÊN

7. TẠO HÓA THIÊN

6. PHI TƯỞNG THIÊN (Bạch Ngọc Kinh hay Niết Bàn)

5. HẠO NHIÊN THIÊN

4. KIM THIÊN

3. XÍCH THIÊN

2. HUỲNH THIÊN

1. THANH THIÊN








VƯỜN ĐÀO TÂY VƯƠNG MẪU

VƯỜN NGẠN UYỂN



(Luật Nhân Quả)

1

(TẦN QUẢN VƯƠNG)

2

3

4



5

6

7



8

9


10 TẦNG ĐẤT DO 10 VỊ VƯƠNG CAI QUẢN GỌI LÀ THẬP ĐIỆN MINH VƯƠNG HAY THẬP ĐIỆN TỪ VƯƠNG

(SỞ GIANG VƯƠNG)

(TỒNG ĐẾ VƯƠNG)

(NGƯ QUAN VƯƠNG)

(DIÊM LA VƯƠNG)

(BIẾN THÀNH VƯƠNG)

(THÁI SƠN VƯƠNG)

(BÌNH CHÁNH VƯƠNG)

(ĐÔ THỊ VƯƠNG)



THẬP ĐỊA


10

(CHUYỂN LUÂN VƯỜNG)

GHI CHÚ: “THẬP ĐIỆN MINH VƯƠNG ĐƯỢC TRÍCH TRONG “NGỌC HOÀNG CỐT TỦY KINH”.



CÂU THỨ BẢY ĐÃ TÌM HIỂU VỚI HAI PHẦN THƯỢNG VÀ HẠ TIẾP ĐÂY LÀ CÂU THỨ 8

“Tiên Thiên Hậu Thiên Tịnh Dục ĐẠI TỪ PHỤ

Cổ Ngưỡng Kim Ngưỡng Phổ Tế Tổng Pháp Tông”

Điểm then chốt của câu là tìm hiểu 2 phần TIÊN THIÊN và HẬU THIÊN, mà ta sẽ tìm hiểu qua Tiên Thiên Bát Quái và Hậu Thiên Bát Quái.

Tiên Thiên Bát Quái là Bát Quái nguyên thuỷ của PHỤC HY với phương vị ta đã biết, 8 quái được chia làm 2 phần: DƯƠNG và ÂM.


  • Phần Dương gồm 4 Quái có HÀO TRONG CÙNG LÀ HÀO DƯƠNG: Càn, Đoài, Ly, Chấn.

  • Phần âm gồm 4 Quái, có HÀO TRONG CÙNG LÀ HÀO ÂM: Khôn, Cấn, Khảm, Tốn.

Càn và Khôn là 2 Quái thuần tính (Càn thuần DƯƠNG, Khôn thuần ÂM) ở phương vị Nam Bắc trục Càn, Khôn coi là trục gốc.

Về sau, Văn Vương, diễn lại 8 Quái và sắp đặt theo 1 phương vị khác, được gọi là VĂN-VƯƠNG Bát Quái phương vị, còn được gọi là Hậu-Thiên Bát Quái như sau:



Sự chuyển được dịch phương vị các Bát Quái theo Văn-Vương có ý nghĩa và lý do như thế nào?

Để có thể hiểu được, ta sẽ bắt đầu với Bát Quái PHỤC HY và từng bước lập thành Bát Quái của Văn-Vương.

Đầu tiên Văn-Vương nhận thấy trục Nam Bắc của Bát Quái Phục Hy là Càn và Khôn, là 2 Quái thuần tính chỉ nói lên ĐẠO ÂM DƯƠNG TIÊU TRƯỞNG, là thể của Dịch, chưa nói được lý ÂM DƯƠNG TƯƠNG ĐỐI là dụng của Dịch. Cho nên mới quay Bát Quái Phục Hy, theo chiều thuận một góc vuông (quay theo chiều kim đồng hồ) để trục Ly, Khảm, thế vị Trục Càn, Khôn biểu lộ được ÂM DƯƠNG TƯƠNG ĐỐI TÍNH, và khi quay như vậy thì hai phần ÂM và DƯƠNG (Âm nghi và Dương nghi) cũng phải biến tính và định phái.

Phần Dương được biến tính là phái Nữ và được định bởi Quái Ly, nghĩa là phái Nữ gồm các Âm quái mà Âm lấy chuẩn ở quái Ly gồm một hào Âm và hai hào Dương: Âm quái đa Dương.

Phần Âm được biến tính là phái Nam và được định bởi quái Khảm, nghĩa là quái Nam gồm các Dương quái mà Dương quái lấy chuẩn ở quái Khảm gồm một hào Dương và 2 hào Âm: DƯƠNG QUÁI ĐA ÂM.

Như vậy ta có:

4 Âm quái là Tốn, Khôn, Ly, Đoài

4 Dương quái là Càn, Khảm, Cấn, Chấn.



PHỤC HY BÁT QUÁI PHƯƠNG VỊ

Sau cùng là sự lắp đặt các Âm quái về với Phái Nữ, các Dương quái về với Phái Nam để được ổn định như sau:

Khởi từ CÀN là Dương quái phải tìm về phần của Nam Phái theo chiều thuận CÀN gặp Tốn là Âm quái lại ở bên phần của Nam, Càn sẽ mời Tốn ra đi và an vị ở đó.

Tốn về phần của mình cũng đi theo chiều thuận gặp Chấn là Dương quái, CHẤN phải ra đi để TỐN an vị (TỐN đắc vị ở CHẤN), cũng tương tự theo chiều thuận, CHẤN về phần của Nam và đắc vị ở KHÔN, vì KHÔN là Âm quái. Sau khi nhường chỗ cho CHẤN, lẽ ra KHÔN phải ổn định nơi vị trí của CÀN lúc khởi đầu, nhưng vị trí ấy Đoài đã thuận theo đắc vị, nên chung cuộc KHÔN đã ổn định nơi ĐOÀI đã bỏ trống./.





VĂN-VƯƠNG BÁT QUÁI PHƯƠNG VỊ

Như thế, ta đã lập thành Bát Quái VĂN-VƯƠNG từ Bát Quái của PHỤC HY và cũng nên biết thêm những tên gọi mới của 8 quái mà Văn-Vương diễn đặt:

- CÀN : Phụ - KHÔN : Mẫu

- KHẢM : Trung Nam - LY : Trung Nữ

- CẤN : Thiếu Nam - ĐOÀI : Thiếu Nữ

- CHẤN : Trưởng Nam - TỐN : Trưởng Nữ.

(Trưởng là vì Hào thiếu số ở dưới, còn Trung là vì ở giữa và Thiếu là vì ở trên. Đấy là phép đặt tên của Văn-Vương).

Những suy nghĩ :

Hai phần Tiên-Thiên và Hậu-Thiên được bày ra trong việc thiết lập Thiên Bàn thờ THƯỢNG ĐẾ của ĐẠO CAO ĐÀI .

Thiên Bàn gồm hai cái bàn, một cái gọi là Bàn Tiên-Thiên, và một cái thấp hơn kê sau gọi là Bàn Hậu-Thiên.

Văn-Vương diễn đạt 8 quái ra 8 con người trong một gia đình gồm: Cha, mẹ và con cái, có 3 trai, 3 gái. Điều đó làm ta không khỏi không nhớ đến GIA ĐÌNH DUY NHẤT CỦA LOÀI NGƯỜI, được ơn tồn tại trên chiếc tàu bằng cây do Ghô Phe sau cơn lụt đó là gia đình của Nô Ê cũng gồm 2 vợ chồng , 3 trai là SEM, CHAM, GIA PHẾT, và 3 nàng dâu, được ghi lại trong sách thứ nhất của Môi Se (Sáng thế ký).

Hữu duyên thay cho sự tồn tại gia đình 8 người do Văn-Vương diễn đạt sau nạn LỬA (đốt sách) bởi Tần Thủy Hoàng cũng như huyền diệu thay cho sự tồn tại gia đình Nô Ê sau nạn (lụt) của ĐỨC CHÚA TRỜI.

* * *


Câu thứ chín

“- Nãi NHẬT, NGUYỆT, TINH, THẦN chi quân

Vi THÁNH, THẦN, TIÊN, PHẬT chi chủ”

Ta lưu ý chữ Thần ở hàng trên có nghĩa là 12 khoảng không, được chia trên bầu Trời.

Mặt trời, Mặt Trăng, Tinh Tú thì ta thấy được còn Thần thì chỗ nào cũng có mà chẳng thấy được. Tại làm sao ?

Như vậy Thần ở đâu ? Ở ngay nơi con mắt như lời Thánh Ngôn Thầy dạy :

Con hiểu : Thần cư tại nhãn ,bố trí cho chư đạo hữu con hiểu rõ nguồn cội Tiên, Phật do yếu nhiệm là tại đó. Thầy khuyên con mỗi phen nói Đạo hằng nhớ đến danh Thầy.”

(Trích Thánh Ngôn đàn ngày 25.02.1926)

Ta thấy rằng: Câu này có quan hệ đến sự thờ phượng của ĐẠO CAO ĐÀI.

Câu thứ 12 (câu cuối) ở hàng thứ ba có 10 chữ:



- HUYỀN KHUNG CAO THƯỢNG ĐẾ NGỌC HOÀNG ĐẠI THIÊN TÔN.

Cũng được Đức Ngô Minh Chiêu vị đệ tử đầu tiên của Đức CAO ĐÀI TIÊN ÔNG BỒ TÁT MA HA TÁT. Viết nguyên tự chữ Hán để thờ trên bài vị: THẬP TỰ TAM THANH.

Nhớ lại, ta đã bắt đầu phần tìm hiểu với TIÊN ĐỀ KHỞI ĐỘNG. “Bát Quái Đồ xoay đủ 9 vòng” của Đức Hộ Pháp PHẠM CÔNG TẮC, đến đây gặp THẬP TỰ TAM THANH của Đức Ngô Minh Chiêu là dấu ngưng nghỉ ĐỂ YÊN TỊNH, nên ta cũng tạm kết thúc ở đây vậy.

Quá Đông Tam Nhật .

* * *


Trước kia, khi chúng ta tìm hiểu đến câu :

Nãi nhựt nguyệt tinh thần chi quân

Vi Thánh Thần Tiên Phật chi chủ”

Thì ta cũng biết sơ qua là Ngài làm vua cả mặt Trăng, mặt Trời, các vì sao và mười hai khoảng không trên bầu Trời, Ngài làm chúa các Thần, Thánh, Tiên Phật: tôi muốn lưu ý và nhắc lại quý bạn là chữ “Thần” ở vế trên là “Thần vô phương như dịch vô thể”. Vì lẽ con người trong quá trình tìm biết vũ trụ, các bậc tiên giác chia bầu trời mênh mông kia làm thành 12 khoảng, (Thập nhị khai Thiên) bên Tây Phương họ gọi là 12 Zodiaques, được phân chia quanh đường đi của mặt trời khi quả đất của chúng ta đi hết vòng quỹ đạo là một năm. Đông Phương chúng ta lại theo phép “Kiến dụng Hoàng cực” mà Kiến Tý, Kiến Sửu, Kiến Dần, Kiến Tuất, Kiến Hợi.





Vòng Hoàng Cực

Từ năm Bộ Đẩu quanh vòng Hoàng Cực là Bắc Đẩu, Nam Đẩu, Đông Đẩu, Tây Đẩu và Trung Đẩu mở rộng đến Nam Tào trấn định Càn Khôn bằng 28 vì sao gọi là Nhị Thập Bát Tú. Đấy là bầu Trời sao cố định, trên nền sao cố định ấy mới quan sát mặt Trời, mặt Trăng và các vì sao di chuyển (hành tinh) rồi phân biệt đường đi của các sao, mặt trời, mặt trăng, … chẳng hạn như Hoàng Đạo là đường đi của mặt Trời, Hắc Đạo hay Bạch Đạo là đường đi của mặt Trăng.

Hệ thống mặt trời chúng ta (Thái Dương hệ) không những chỉ có ngũ hành tinh là Kim, Mộc, Thuỷ, Hỏa và Thổ Tinh mà còn có Thiên Vương Tinh, Hải Vương Tinh, Diêm Vương Tinh, vv. (các Sao Chổi). Nhưng Nhựt Nguyệt và Ngũ Hành Tinh cũng đủ làm đại biểu hội thông trong mối tương quan thống nhất Nhơn Sự, Địa Lý và Thiên Văn rồi vậy. Cho nên ta thường gặp trong giáo lý các tôn giáo đông hay Tây cũng như vậy, trong không gian cũng như trong thời gian. Nào là bảy bước của Đức Thế Tôn hay là 7 ngày sáng thế trong Kinh Cựu Ước, chép về sự sáng ra thế gian của Đức Chúa Trời. Tôi nhớ mang máng là:


  • Ngày thứ nhứt Chúa phân ra sự sáng và sự tối

  • Ngày thứ hai Chúa tạo ra bầu trời và các vì sao

Đến ngày thứ sáu Chúa tạo ra con người và muôn vật xong.

Ngày thứ bảy Chúa nghỉ làm việc. Ở chỗ này ta có thể hiểu:

Sáng thế ngày thứ nhất là sự nhận biết đầu tiên về ngày và đêm, đánh dấu cho sự nhận biết này nhờ mặt trăng nên gọi là ngày mặt trăng: Lundi (Pháp), Monday (Anh) còn giữ căn ngữ (La lune; moon: mặt trăng). Ấy là ngày thứ hai, tinh kỳ nhất.

Sáng thế ngày thứ hai là dành cho sao Hoả gọi là ngày sao Hoả: Mardi (Pháp) còn giữ căn ngữ (Mars: Sao Hoả). Ấy là ngày thứ 3, tinh kỳ nhì.

Sáng thế ngày thứ 3 được dành cho sao Thủy, gọi là ngày Thủy : Mercredi (Pháp) còn giữ căn ngữ (Mercure : Sao Thủy). Ấy là ngày thứ 4, tinh kỳ ba.

Sáng thế ngày thứ tư dành cho sao Mộc, gọi là ngày sao Mộc: Jeudi (Pháp) còn giữ căn ngữ (Jupiter: Sao Mộc). Ấy là ngày thứ năm, tinh kỳ bốn.

Sáng thế ngày thứ năm dành cho sao Kim, gọi là ngày sao Kim: Vendredi (Pháp) còn giữ căn ngữ (Venus: Sao Kim). Ấy là ngày thứ sáu, tinh kỳ năm.

Sáng thế ngày thứ sáu dành cho sao Thổ, gọi là ngày sao Thổ, gọi là ngày sao Thổ: Saturday (Anh) còn giữ căn ngữ (Saturne: Sao Thổ). Ấy là ngày thứ bảy, tinh kỳ sáu.

Ta lưu ý trong ngày này Chúa tạo ra con người đầu tiên bằng đất giống như hình thể của Ngài; ngày thứ tiếp theo Chúa nghỉ, dành cho mặt trời gọi là ngày Chúa Nhựt, ngày của Chúa sáng tạo vậy ! Sunday (Anh) còn giữ căn ngữ (Sun: mặt trời). Ấy là tinh kỳ nhựt.

Đông phương, 7 ngày được mở rộng ra khắp bốn phía Càn Khôn; có thể nói “Sáng Thế Ký” theo Đông phương là 28 ngày, mỗi ngày được dành cho một vì sao cai quản, ấy là Nhị Thập Bát Tú, bầu Trời của các Tinh Quân khi so sánh Đông Tây vẫn đồng nhịp Nhựt Nguyệt Ngũ Hành.

Phía Đông, chòm Thanh Long gồm :

1 – Giác Mộc Giao

2 – Can Kim Long

3 – Đê Thổ Lạc

4 – Phòng Nhựt Thố

5 – Tâm Nguyệt Hồ

6 – Vĩ Hỏa Hổ

7 – Cơ Thủy Báo

Phía Bắc, chòm Huyền Vũ gồm :

8 – Đẩu Mộc Giải

9 – Ngưu Kim Ngưu

10 – Nữ Thổ Bức

11 – Hư Nhựt Thử

12 – Nguy Nguyệt Yến

13 – Thất Hỏa Trư

14 – Bích Thủy Du

Phía Tây, chòm Bạch Hổ gồm:

15 – Khuê Mộc Lang

16 – Lâu Kim Cẩu

17 – Vị Thổ Trĩ

18 – Mão Nhựt Kê

19 – Tất Nguyệt Ô

20 – Chuỷ Hỏa Hầu

21 – Sâm Thủy Viên

Phía nam, chòm Châu Tước gồm:

22 – Tỉnh Mộc Hàn (Lại)

23 – Quỷ Kim Dương

24 – Liểu Thổ Chương

25 – Tinh Nhựt Mã

26 – Trương Nguyệt Lộc

27 – Dực Hỏa Xà

28 – Chẩn Thủy Dẫn

Cho nên Đông Phương noí: Hôm nay là ngày sao Đẩu (Mộc Giải), ta biết ngay là ngày sao Mộc, Tây Phương Lang Sa (Pháp) là Jeudi, Anh Mỹ biến thể là Thursday tức là ngày thứ năm đấy, tuy khác nhau về chữ viết, thể âm nhưng vẫn đồng nhận kỳ Mộc Tinh (Jupiter).

Đồng nhận vì đồng kiến, đồng thấy 7 thể của con người, 7 linh của Chúa ban cho, 7 báu của cõi A Di Đà và cũng đồng tình hỷ nộ ai lạc, lúc giận bỏ khi vui yêu.

Tóm lại, có thể coi Âm Dương ngũ hành như là một học thuyết căn bản làm nền tảng quán thông từ nhân sinh đến vũ trụ nhằm mở rộng bản ngã nhỏ nhoi của con người đầy đau khổ và khát vọng tiến gần đến sự hiệp nhứt an lạc hoà đồng trong vạn vật, trở về nguồn cội Cha Trời kinh qua quá trình học hỏi tu dưỡng thể nghiệm bằng thân xác, bằng trí óc do tự bổn nguyện tâm linh của mình vậy.

Âm Dương ngũ hành luôn động dụng, từ mọi sinh hoạt ngoài thế tục đến những nghi thức của tín ngưỡng tôn giáo. Có điều là mỗi chúng ta có qui kiến được nguyên lý này trong cung cách cầu nguyện lễ bái của chúng ta hay không mà thôi.

Thầy cũng đã dạy :

“Hai tay chắp lại là sao ?

Tả là Nhựt, hữu là Nguyệt vị chi Âm Dương

Âm Dương hiệp nhứt phát khởi Càn Khôn

Ấy là ĐẠO các con khá biết, …”

Vậy chúng ta biết như thế nào ?

Chắp tay lại là Âm Dương hiệp nhứt, tự thể đã đủ ngũ hành, mười ngón tay là 10 con số tiền định trong bản Hà-Đồ trên kia vậy, tạm bỏ qua về những yếu tố lịch sử, quan trọng là ta phải hiểu và nhận ra bản Hà-Đồ hiện thực đang ở trong ta, đó là diệu lý thuộc về Vô Vi Tiên-Thiên.

Khi Trời Đất đã an ngôi, nguyên lý vi diệu kinh phải thể nghiệm trong kiếp làm người thế thiên hành hoá. Đồng luận điểm Trần Tiên Sinh có câu:



“Đất nứt ra ta Trời chuyển động

Ta thay trời mở đất mênh mông”

Nhưng cũng chính vì ta thay Trời mở rộng mặt đất nên phải chịu bao điều nhân duyên trói buộc, hoàn cảnh éo le khắc nghiệt ! Hoặc giả nhiều khi mất phương hướng với bao cám dỗ dẫy đầy mà quên bổn nguyện !

Vì lẽ ấy cho nên Lạc-Thơ được xem là bức tâm thơ của Mẹ Diêu Trì nhắc chừng, muốn dìu bước những đứa con lạc lối nơi trần gian biết nẻo trở về nguồn cội.

Bát Quái Hậu-Thiên khác nào là lò tạo hoá với chất liệu ngũ hành tổ hợp phân đẳng tiến hoá từ vô cơ đến hữu cơ, từ kim thạch hồn đến rong rêu cây cỏ thảo mộc hồn, rồi thú cầm hồn, nhơn hồn. Đã làm con người hồi tưởng lại con bò, con nai, con chó, con mèo, … biết bao khổ sở ! Thoát kiếp mà làm người được tự do thong thả không còn phải lẫn trốn trên núi rừng hang động ở thành phố văn minh có điện nước đầy đủ rồi đâm ra quên phẩm vị cao trọng mà mình đoạt được, nên Kich Sách có câu:



“Dễ gì lộn kiếp đặng làm người

Sanh đặng làm người, chớ dễ duôi

Lành dữ hai đường vừa ý chọn”

Phải để mình tùy ý chọn vì không có gì quý hơn độc lập tự do mà, ưng lành thì chọn lành, muốn dữ thì làm dữ, tự liệu lấy để còn Thần, Thánh, Tiên, Phật nữa chứ. Nói vậy không phải là ta chưa là Thần, Thánh, Tiên, Phật biết đâu trong chúng ta có nhiều bạn đã là Thần, Thánh, Tiên, Phật rồi, hằng hà sa số Phật kia mà! Hoặc đang là, mà mới là sơ sơ vì chưa giống lắm: anh thì mất mão thiếu khăn, anh thì không có thẻ bài, anh thì cầm hai ba bộ chuỗi.. thôi thì coi như chúng ta kẻ ít người nhiều điều là Thánh, là Thần cũng được, thông qua được chưa các bạn?

À, mà không được phải phân phái phân chi rồi định phẩm định cấp chứ. Vấn đề này phức tạp lắm phải mã hoá rồi dùng máy vi tính mới được vì dễ lộn lắm.

Các bậc Tiên Giác đã để lại không biết bao nhiêu sách vở, kinh nghiệm, nhân cách siêu phàm cho chúng ta nhưng cũng có thể chúng ta không tìm thấy giá trị cụ thể nào vì không hợp với chỗ cầu học của chúng ta chăng?! Hay chúng ta còn mù mờ chưa biết phải bắt đầu từ chỗ nào để tìm lại di sản Tổ Tiên Hiền Thánh.

Đồ-Thơ bao bản còn treo đó

Cảm cảnh nhân gian bụi phủi mờ

Canh điểm sang canh Hồn tịch mịch

Nữa vừa như tỉnh nữa còn mơ …”

Thôi anh em chúng ta ai dậy trước chuẩn bị vào học. Trước hết là chữ Đồ, là phải đồ lại từng nét để thuộc các chữ cái đã học. Có mười chữ cái là mười con số nguyên đầu tiên, xác lập sự hiện hữu tồn tại và tánh đức Ngũ Hành trong Trời Đất như sau :

“Thiên nhứt sanh Thủy, Địa lục thành Thủy”

“Địa nhị sanh Hỏa, Thiên thất thành Hỏa”

“Thiên tam sanh Mộc, Địa bát thành Mộc”

“Địa tứ sanh Kim, Thiên Cửu thành Kim”

“Thiên ngũ sanh Thổ, Địa thập thành Thổ”

“Thủy nhuận hạ “là nước chảy xuống

“Hỏa viêm thượng “là lửa bốc lên.

“Thổ giá sắc” là đất để trồng trọt, gieo cấy, cắt gặt mễ cốc mà dùng; Mộc, Kim thì có thể bào gọt chế biến tinh luyện gia công uốn sửa làm kiểng. Làm vòng đeo tay xuất khẩu ra ngoài đổi lấy tiền, … tuỳ ý.





HÀ ĐỒ

Phải định tâm mới được, vì Ngũ Hành mà! Hành là đi, đi lung tung mới khổ. Nên phải tập ngồi thiền để quán xét lại mình rõ ràng vì hể động một cái là :

Hào ly xao dợn linh quang đâu còn”

Nghĩa là linh quang ấy rớt xuống bể trần khổ, nhưng cái động ấy có thể vì nguyện lực, cũng có khi là đồng tình cảm xúc với tha nhân hoặc nhân phi nhân ai biết được mà phải lìa chỗ an nghỉ nơi Tịnh Độ để vào cõi Ta Bà. Sự thể này biểu thị ra là Hà-Đồ đã đánh mất số 10 vòng hộ pháp, Thập Địa Bồ Tát làm chúng sanh vậy.

Bồ Tát ma chỉ mường tượng được ngôi Hoàng Cực của hàng ngũ địa, năm mươi món ấm ma chưa ổn định làm sao mà tự tại, chiếu kiến ngũ ấm giai không? còn có mà có nhiều hơn : tăng lên gấp mười !

Ráng, ráng lên… để có một thời công phu nào đó, chiếu kiến lên thấy giai không ngũ uẩn mới làm được tự tại Bồ Tát độ được hết thảy mọi sự khổ, giờ thì Đài Chiếu Giám cảnh minh chưa nhẹ bước, có thể vì còn chút ít tội tình nên phải học Pháp Đại Thừa Chiếu Minh Vô Vi Tam Thanh để tu để biết hàn nhiệt giao thông, Âm Dương thăng giáng, trụ vững tinh thần chế khắc Hoả Kim, thuần dưỡng Thần Khí, tự bảo vệ Chơn Dương mà an thổ, rồi lại gặp Mẹ, rồi lại thấy Cha!





LẠC THƠ

Rõ được Thiên Địa Quỷ Thần, không còn lầm lộn tôn ma làm Thánh chê Tiên khinh người, từ đó là sơ cơ tiến lên hàng nhơn vị Bồ Tát, mới biết giựt mình:

“Lỗi tại tôi, lỗi tại tôi…

Lỗi tại chúng tôi…

Lạy Cha chúng con ở trên Trời xin Cha ban cho chúng con lương thực đủ dùng hàng ngày và tha nợ cho chúng con cũng như chúng con tha nợ cho kẻ khác…”

Muốn Chúa nhận lời mình nguyện, tha thứ cho mình, Chúa cũng buộc mình tha nợ cho kẻ khác, nghĩa là trong anh em phải thương nhau, bỏ qua cho nhau, phát tâm gần gũi Chúa, xa lánh quỷ ma. Đó là Bồ Tát làm việc Thánh vậy. Vì Thánh Đức rất trang nghiêm, nên các Ngài có làm bài thơ để lại rằng :



“Tứ Hải Tam sơn hữu Bát Tiên

Cửu Long, Ngũ Hổ Nhứt Tề Thiên

Nhị Quân Thất tướng phò Lục Quốc

Thập Ngũ Lạc-Thơ vị chi huyền”

Xuống biển cỡi Rồng, lên non cỡi Cọp, điều quân khiển tướng gồm thâu lục quốc như Tần Thủy Hoàng cũng nhờ học được ba câu đầu, còn câu cuối thì chịu thua nên tức mình mới đốt sach, ai học thì sợ họ thuộc hơn mình bắt tội họ đem chôn, giờ còn để tiếng “phần thơ, khanh sĩ”:

Về sau chỉ có ba câu :

“Bốn biển ba non có tám ông

Chín Rồng bầy cọp một con Không

Mẹ Cha chưa đáp ân sinh dưỡng

Tình dục đa mang chịu rối lòng !”

Ngũ hổ giờ thành bầy cọp, một con Không là Tề Thiên đã đi tu rồi, Pháp danh là Tôn Ngộ Không. Hai đấng sanh thành chưa báo đáp được mà thất tình lục dục nhiều thì lộn xộn, năm con cọp biến thành bầy ở giữa mặc tình xâu xé! mất đi lẽ Đạo diệu huyền. Ấy là lôi đình Bạch Hổ nhập cung trung: đại kỵ !

Cho nên tam cương phải rõ, ngũ thường phải thông. Vợ chồng gây mối nhân luân thế đạo, những cầu mong nối dòng đúc phụng sanh lân. Nhưng cũng có khi trả vay nghiệt ngã !

Biết bao nhiêu sách kinh dạy bày để mỗi người tự biết rõ bổn phận, trách nhiệm của mình từ vợ chồng trong gia đình sinh ra con cái, đến xã hội quan hệ hàng ngày bao mối buộc ràng xử sao cho thoả tình mãn ý.

Chưa nói đến ông bà trên trước. Thật khó lắm thay! Sở cầu của con người, ở đâu cũng vậy là không ngoài ba chữ Phước, Lộc và Thọ. Một gia tộc còn đầy đủ ba đời ông bà khoẻ mạnh, con cháu sum vầy, dâu hiền, rễ thảo thành đạt chức quan là điều hạnh phúc lớn lao ai mà không mong ước!

Chính vì niềm hạnh phúc lớn lao trong lòng của mỗi con người chúng ta khát khao ấy biến thành sự hy sinh cũng rất to lớn là từ bỏ chỗ đứng riêng của chính mình thành ra mất “Độc lập” để tìm tự do hạnh phước. Nhưng âm dương bất trắc, phước hoạ khó lường, mình đã biết là không có gì quý hơn độc lập tự do mà nay có ý muốn hy sinh độc lập để tìm hạnh phúc với người mình yêu, coi chừng vì tự do mà mình mất cả độc lập để cuối cùng chỉ là bất hạnh!

Không phải là không có lý do chánh đáng mà các cụ ta ngày xưa xem tuổi tác coi ngày giờ khi chọn vợ gả chồng cho con cái...

Tình yêu bắt đầu từ đôi mắt



Ngày mai bắt đầu bằng hôm nay…”

Chúng ta phải cẩn thận như thế này :

Vâng! Tình yêu bắt đầu từ đôi mắt, nhưng ngày mai bắt đầu bằng chín ngày đã qua … phải không quý bạn?

Sự hiểu biết về cung, mạng ngũ hành cũng góp phần quan trọng trong sự bảo toàn hạnh phúc nhơn đạo vậy :

Vì rằng :

“Xem qua xét lại cổ kim

Một bầu trời đất thanh liêm chín mười…”

Trái đất vẫn phải theo định luật xuân, hạ, thu, đông, con người phải chịu sanh trưởng thâu tàng. Lấy trung bình hạ thọ được 60 tuổi, sao Thổ quay 2 vòng quỹ đạo xung quanh mặt trời mà an thân lập mạng. Gọi là :

Mạng do ngã lập, phước tự kỷ cầu” cho nên cổ đức có nói:

Tam thập niên tiền khán mạng, tam thập niên hậu khán thân”

Bát điều mục của Nho Tông có nói : cách vật, trí tri, thành ý, chánh tâm.v.v…

Cách vật trí tri là lãnh vực khoa học phân tách sự vật tìm biết đến nơi đến chốn, đã rõ lẽ rồi, sau đó ý nghĩ mới thành thật được. Ý được thành thì mới tiến lên làm sao cho tâm được chánh đáng. Cho nên ta thấy nhiều nơi công đường, nhiều nhà khoa học thường có những cuộc hội họp để góp ý, tham luận, trình bày những ý của họ, họ là những nhà chuyên môn khoa bảng, học vị rất cao, tài trí vô cùng mà còn phải e dè, cần phải nhiều người hội ý mới thành được. Gặp nhau họ trình bày ý kiến của họ, ai có ý nào khác gọi là phản kiến thì họ chịu khó lắng nghe, hay thì học hỏi, dỡ thì họ bảo vệ bằng lý luận chứng minh, nếu mọi người nghe thỏa đáng thì ý đó được thành vậy.

Ý thành đâu phải dễ, biết bao nhiêu công phu, công trình kiểm chứng thực nghiệm. Thấy người đẹp nết na mình ưa, mình muốn. Đó là mình mới để ý cô ta thôi, cho đến khi ý thành nghĩa là mình cưới được cô ta làm vợ , thật đâu phải là đơn giản phải không quý bạn ?

Cho nên từ lúc để ý đến khi thành ý, trong quá trình diễn biến có lực lượng ngũ hành tham gia trong đó !

Vấn đề chánh tâm được đặt ra, chánh tâm như thế nào ? Vì:

“Lẽ chánh tự nhiên có lẽ tà

Chánh tà hai lẽ đoán sao ra”

Ở chỗ này phải có một thí dụ :

Mình nghe nói: “Thượng Đế là tình yêu và lẽ hằng sống”, mà Thượng Đế là ngôi độc nhứt Chí Tôn: “Nhứt Thần phi tướng trị kỳ tâm”, cũng như câu Thầy dạy: “Thần cư tại nhãn” mới tự vẽ một con mắt không có tướng nam, tướng nữ, không có tướng Ấn Độ, Trung Hoa, Do Thái, Việt Nam gì cả mà thờ Ngài tức là “Nam Phương Giáo Chủ Cao Đài Tiên Ong Đại Bồ Tát Ma Ha Tát”. Tuy hữu hình nhưng phi tướng, hữu hình thì hơi giống con mắt của mình, nhưng phi thướng là không phải tướng của Ông Tiên nào mà mình biết như Hớn Chung Ly, Lý Thiết Quả chẳng hạn, mà cũng giống con mắt của ai ai, của người mình yêu biết chừng! Sớm hôm tư tưởng nguyện cầu, tụng đọc cho Ngài nghe, lễ bái cho Ngài thấy, chắc rồi cũng có lúc Ngài hiện ra làm phép lạ cho mình thỏa mãn sở cầu, có thể lắm chứ!

Cổ văn ta có truyện “Bích Câu Kỳ Ngộ” kể về việc gặp gỡ lạ lùng giữa kẻ tiên người tục nhân lễ hội nơi chùa. Chỉ một bóng dáng thoáng qua mà mang lấy trong lòng nỗi niềm mơ ước, rồi mơ ước kia thành hình, rồi từ bóng dáng trong tranh kia nhảy ra làm thực mà quét nhà. Thổi cơm.v.v..

Huống chi Tiên Ông ở trên “Đài Cao” mà mình là đệ tử tín thành, chắc Ngài cũng cảm ứng thương xót, cho mình một lần biết mặt phải không quý bạn ? Xin phép được hỏi quý bạn trẻ, có bạn nào biết mặt Đức Cao Đài Tiên Ông chưa? Ông Cha chung chúng ta đấy! mà nếu bạn nào có duyên may gặp biết mặt được Ngài thì Ngài thêm buồn phiền không nhận cha con, thầy trò gì đâu, vì chúng ta đã không vâng lời Ngài dạy, vì cuộc đời chúng ta đã lỗi Đạo cùng Ngài, các bạn hãy nghe :

Linh Tiêu chuyển máy linh tái tạo,



Hiệp tam-thanh lập Đạo dìu đời;

Hoá thân vì trẻ đến nơi,

Dựng phong-vân hội lập đời Thuần Nghiêu.

Sợ con dại lầm yêu mến quỷ,

Xuống ẩn thân liệu chỉ đường đi;

Biết con vì thế lỗi nghì,

Thương con dấu dạng trong kỳ tuyển Tiên.

Kìa Bạch Ngọc chia quyền chuyển thế,

Sai Phật Tiên phổ tế hồng trần;

Dây Thiêng Liêng buộc xa gần,

Ao tơi nón lá ta bà khắp trong.

Chỉ dạy trẻ mà không gần trẻ,

Phướn siêu sanh hai lẽ định phân;

Thuyền linh giục rước nhiều lần,

Mong con trong đặng một lần chầu Tiên.

Con biết mặt thêm phần não dạ,

Nên tránh con làm lạ cùng con;

Khuyên nhìn nước hãy xem non,

Ấy là tin nhạn con còn gặp Cha”.

Vì biết chúng ta vốn trong phần xác mà lỗi Đạo với Ông Cha Trời, nên Ngài không nhận mình nhưng vẫn thương mình, Ông muốn tự mình chuộc lại tội lỗi của mình khi gặp mặt ổng mới vui phải không quý bạn ?

Từ hư thành thực là tướng pháp tuỳ duyên, từ thực về hư là tâm pháp Vô Vi Tam Thanh rọi sáng ba thừa chín phẩm.

Cho nên phải học phải tu để biết, để tránh điều lầm lỗi gọi là: “Tánh mạng song tu, phước huệ đồng trì”. Cho dù ở huyền quan đang khai khiếu hay ở phước huệ đang đồng trí thì vẫn cũng là :

Mạng do ngã lập, phước tự kỷ cầu”

Ấy là do ta, tự ta cầu lấy, tự ta lập lấy mà ta rồi người ai ai cũng vậy. Kinh rằng :

Thập Thiên can bao hàm vạn tượng,

Tùng Địa chi hoá trưởng Càn Khôn;

Trùng hoàn phục vị Thiên Môn,

Ngươn linh hóa chúng quỷ hồn nhứt thăng.

Vô siêu đoạ quả căn hữu pháp,

Vô khổ hình nhơn kiếp lưu oan;

Vô địa ngục, vô quỷ quan,

Chí Tôn đại xá nhứt tràng quy nguyên …”

Khi vòng tuần hoàn trùng trở lại vị trí cửa Trời thì các ngươn linh được hoá thành chúng sanh, các quỷ hồn cũng thăng, không có siêu đoạ quả căn, không còn khổ hình oan trái kiếp người, không dó địa ngục cửa quỷ nữa Chí Tôn đại xá tội để quy nguyên tất cả. Nên muốn không siêu đọa thì phải theo cái pháp của Chí Tôn trong đại xá này vậy.



Thập Thiên Can là : Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý.

Thập nhị Địa Chi là: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.

Kể từ lần đầu chỗ Thiên Địa gặp nhau là Giáp Tý (Can đầu tiên của Trời kết hợp với Chi đầu tiên của Đất, tính đến lần cuối Thiên cùng Địa Can Chi là Quý Hợi giáp trở lại chỗ cũ gọi là một chu kỳ hoa Giáp, chia làm 6 Giáp như 6 cánh hoa :

Giáp Tý, Ất Sửu, Bính Dần, Đinh Mão, Mậu Thìn, Kỷ Tỵ, Canh Ngọ, Tân Mùi, Nhâm Thân, Quý Dậu.

Giáp Tuất, Ất Hợi, Bính Tý, Đinh Sửu, Mậu Dần, Kỷ Mão, Canh Thìn, Tân Tỵ, Nhâm Ngọ, Quý Mùi.

Giáp Thân, Ất Dậu, Bính Tuất, Đinh Hợi, Mậu Tý, Kỷ Sửu, Canh Dần, Tân Mão, Nhâm Thìn, Quý Tỵ.

Giáp Ngọ, Ất Mùi, Bính Thân, Đinh Dậu, Mậu Tuất, Kỷ Hợi, Canh Tý, Tân Sửu, Nhâm Dần, Quý Mão.

Giáp Thìn, Ất Tỵ, Bính Ngọ, Đinh Mùi, Mậu Thân, Kỷ Dậu, Canh Tuất, Tân Hợi, Nhâm Tý, Quý Sửu.

Giáp Dần, Ất Mão, Bính Thìn, Đinh Tỵ, Mậu Ngọ, Kỷ Mùi, Canh Thân, Tân Dậu, Nhâm Tuất, Quý Hợi.

Có thể đem áp dụng chu kỳ này trong việc gọi tên năm, tháng, ngày, giờ.

Áp dụng cho năm ta được 60 năm, gọi là một ngươn.

Áp dụng cho tháng ta được 60 tháng hay là năm năm kế hoạch.

Con người là một điểm gặp gỡ của Trời Đất qua Cha Mẹ ta mà chào đời trong một năm nào đó, nên lấy năm đó làm tuổi của mình, nên ta thường nghe nói tuổi Ất Hợi, tuổi Bính Tý, . v.v…



Còn mạng thì thế nào, do đâu mà có ?

Mạng do vận mà có, vận đây là muốn nói đến chu kỳ chuyển động của năm vì sao Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ quanh mặt trời tạo ảnh hưởng đến chúng ta, cho nên trước khi lập mạng nên biết sơ qua về vòng Trường Sanh gồm 12 sao mô tả, 12 trạng thái từ lúc phôi thai, được nuôi dưỡng trưởng thành rồi suy yếu, v.v…

Trường sinh, Mộc dục, Quan đái, Lâm quan, Đế vượng,

Suy, Bệnh, Tử, Mộ, Tuyệt, Thai và Dưỡng.

Nhưng ta chỉ để ý đến 3 sao mô tả ba trạng thái thể hiện mạnh mẽ của khí ngũ hành là:

Trường sanh, Đế Vượng và Mộ

Đế Vượng

Lâm quan Suy

Quan đái Bệnh

Mộc dục Tử

Trường sanh Mộ

Dưỡng Tuyệt

Thai

Đem áp dụng cho một chu kỳ 30 năm (tương đương với chu kỳ sao Thổ, gọi là một thế hệ) theo lời dặn :



“Khí kim sanh xuất từ cung khôn lên phương Nam làm Hoả, qua bên Đông làm Mộc, xuống phương Bắc làm Thuỷ, rồi hoá Thổ về trung ương”.

Ta biểu diễn như sau:




tải về 279.08 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương